Cấp cứu tim mạch số 102 – BS Nguyễn Văn Thịnh

ĐỪNG LẦM LẪN RUNG NHĨ VỚI TIM NHỊP NHANH NHĨ NHIỀU Ổ
(DO NOT CONFUSE ATRIAL FIBRILLATION WITH MULTIFOCAL ATRIAL TACHYCARDIA)

Eric J. Hemminger, MD
Division of Cardiology
Harbor-UCLA Medical Center
Torrance, California

Rung nhĩ (AF : atrial fibrillation) và tim nhịp nhanh nhĩ nhiều ổ (MFAT : multifocal atrial tachycardia) là những loạn nhịp thường gặp ở khoa cấp cứu. Cả hai là những nhịp trên thất có đặc điểm không đều và cả hai có thể có những triệu chứng thông thường như hồi hộp và ngất. Ở những bệnh nhân nhạy cảm với bệnh tim có trước, cả nhịp này hay nhịp kia có thể gây đau thắt ngực hay suy tim, thường thứ phát một tần số thất nhanh, không được kiểm soát, khiến các tâm thất không đủ thời gian đổ đầy trong một một thời kỳ trương tâm bị rút ngắn. Hai thực thể này khác nhau rõ rệt trong căn nguyên của chúng, trong đáp ứng với những thuốc chống loạn nhịp và chuyển nhịp, và trong sự cần thiết điều trị chống đông trong thời gian dài hạn. Dưới đây là những khác nhau giữa hai loạn nhịp.Rung nhĩ là loạn nhịp thông thường nhất được gặp trong thực hành lâm sàng, và tỷ lệ của nó gia tăng khi dân số già đi. Hoạt động rung hỗn loạn (chaotic fibrillatory activity) của tâm nhĩ và do đó mất “atrial kick”, thường được khởi phát ở những ổ lạc chỗ (ectopic foci) phát xuất từ những tĩnh mạch phổi. Sự lớn ra của tâm nhĩ cũng như những tình trạng bệnh như tăng năng tuyến giáp góp phần vào sự sinh loạn nhịp (dysrythmogenicity) của tâm nhĩ. Hơn nữa, sự hiện diện của rung nhĩ có một liên kết độc lập với tỷ lệ tử vong và suy tim, cũng như một nguy cơ được biết gây nên những biến cố huyết khối nghẽn mạch do tình trạng ứ trệ của dòng máu đặc biệt trong left atrial appendage.
Rung nhĩ có thể được nhận biết như là ” nhịp không đều một cách không đều ” (irregularly irregular rhythm), với những sóng rung nhĩ liên kết. Những sóng rung nhĩ có thể thô, mảnh, hay không thấy được và thường được nhìn thấy rõ nhất ở chuyển đạo V1 bởi vì sự kế cận của chuyển đạo này với tâm nhĩ. Đặc điểm của những sóng rung nhĩ, phân biệt chúng với những biến cố nhĩ có tổ chức hơn, là tần số của chúng. Những biến cố điện tâm đồ nhĩ xảy ra một cách không đều với tần số > 375 đập mỗi phút (một deflection mỗi 160 ms hay 4 ô nhỏ ECG) là đặc trưng cho rung nhĩ.Tim nhịp nhanh nhĩ nhiều ổ (MFAT), như rung nhĩ, luôn luôn không đều nhưng ít có khuynh hướng đáp ứng thất nhanh. Khi tần số đáp ứng thất chậm hơn, nó được gọi một cách đúng đắn hơn là nhịp nhĩ nhiều ổ (multifocal atrial rythm). Tim nhịp nhanh nhĩ nhiều ổ đáp ứng tồi với các thuốc chống loạn nhịp và sốc điện. Nó thường được thấy nhất ở những bệnh nhân bị bệnh phổi, và điều trị nói chung là điều trị bệnh nguyên.
Tim nhịp nhanh nhĩ nhiều ổ thường bị lầm là rung nhĩ ở khoa cấp cứu bởi vì cả hai đều là những tim nhịp nhanh trên thất không đều một cách không đều, và rung nhĩ thường xảy ra hơn nhiều. Tim nhịp nhanh nhĩ nhiều ổ được đặc trưng bởi nhiều ổ nhĩ tự trị (automatic atrial foci), cạnh tranh với hay hủy bỏ hoàn toàn nút xoang như là một nơi tạo nhịp. Theo định nghĩa, những ổ nhĩ nhiều ổ (multifocal atrial foci) này dẫn đến ba hay nhiều hình thái khác nhau của sóng P, với những tần số khác nhau trong một chuyển đạo duy nhất. Do hoạt động nhĩ nhiều dạng (multiform atrial activity), những khoảng PP, PR, và RR thay đổi. Tần số thất trong tim nhịp nhanh nhĩ nhiều ổ nói chung nằm giữa 100 và 150 đập mỗi phút.

Reference : Avoiding common errors in the emergency department

BS NGUYỄN VĂN THỊNH
(16/12/2016)

Bài này đã được đăng trong Cấp cứu tim mạch, Chuyên đề Y Khoa. Đánh dấu đường dẫn tĩnh.

3 Responses to Cấp cứu tim mạch số 102 – BS Nguyễn Văn Thịnh

  1. Pingback: Cấp cứu tim mạch số 105 – BS Nguyễn Văn Thịnh | Tiếng sông Hương

  2. Pingback: Cấp cứu tim mạch số 119 – BS Nguyễn Văn Thịnh | Tiếng sông Hương

  3. Pingback: Cấp cứu tim mạch số 120 – BS Nguyễn Văn Thịnh | Tiếng sông Hương

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s