MARSEILLAISE
Marseillaise là bài quốc ca của Pháp. Bài hát này được sáng tác bởi sĩ quan công binh Pháp tên là Claude-Joseph Rouget de Lisle.
– 20/4/1792: Rouget de Lisle lúc đó là đại úy sĩ quan đồn trú ở Strasbourg vào lúc Pháp tuyên chiến với Áo rồi sau đó với Phổ. Ông thuộc Tiểu Đoàn Những Đứa Con Của Tổ Quốc.
– 25/4/1792,Thị Trưởng của thành phố Strasbourg Frederic de Dietrich tổ chức một buổi lễ hội yêu nước trong đó có Rouget de Lisle tham dự. Ông vừa là thi sĩ vừa là nghệ sĩ không chuyên đàn violon.Ở địa phương ông đã nổi tiếng với các bài hát ca ngợi tự do.Trong buổi dạ hội, ông và bà Dietrich cũng như các tướng lãnh Binh Đoàn Sông Rhin yêu cầu ông thực hiện một bài quân ca để cổ vũ tinh thần binh lính.Sau đó đại úy Rouget de Lisle trở về nhà ở đường La Mésange. Đêm đó ông sáng tác Bài Chiến Ca Cho Quân Đoàn Sông Rhin.Ông viết 6 đoạn (couplets) và sáng tác nhạc trên chiếc đàn violon của ông. Ngày hôm sau, Rouget de Lisle đi gặp ông thị trưởng lúc đó đang ở trong vườn và trao cho ông bản nhạc mà ông đã sáng tác. Sau khi Rouget de Lisle ra về, Dietrich liền đánh bản nhạc này trên chiếc đàn clavecin của ông và đánh giá là bài hát của Rouget de Lisle thật tuyệt vời. Do đó ông triệu tập các tướng lãnh và bạn bè đã hiện diện đêm hôm trước và đề nghị họ đến để thưởng thức bài hát do Rouget de Lisle vừa sáng tác.Thế là Bài Chiến Ca đã được Rouget de Lisle hát lần đầu tiên ở phòng khách của ông Thị trưởng, với sự đệm đàn clavecin bởi bà Dietrich. Rồi thì bài hát được phổ biến lan tràn trong các buổi hội họp của các sĩ quan đồn trú. Ngày 29/4/1792, Bài Chiến Ca được trình diễn công khai ở Strasbourg bởi ban nhạc Vệ Binh Quốc Gia trước sự hiện diện của 8 tiểu đoàn. Sau đó bài hát được hát ở Lyon, Montpellier và cả nước Pháp. Bài Le Chant de Guerre Pour L’Armée du Rhin được phổ biến lan rộng đến tận miền Nam nước Pháp và được hát ở Marseille ngày 22/6/1792 bởi bác sĩ Mireur.Thật vậy viên y sĩ trẻ tuổi này đến từ Montpellier để gia nhập tiểu đoàn các nghĩa quân marseillais.Vào lúc yến tiệc, mọi người được yêu cầu cho nghe bài hát của mình. Bác sĩ Mineur liền leo lên bàn và bắt đầu cất cao tiếng hát bài ca ngợi Quân đoàn Sông Rhin. Một lần nữa bài hát được tiếp đón một cách hồ hởi. Ngày hôm sau báo chí marseillais đăng tải lời và nhạc của bài hát.Trong lúc lên đường tiến về Paris, các nghĩa quân marseillais cùng tiểu đoàn Montpellier đã hát liên tục bài hát này.
Trên đường hành quân qua các phố phường làng mạc, các nghĩa quân tiếp tục cất cao tiếng hát và số người tình nguyện gia nhập đoàn quân ngày càng lớn dần lên. Cuối cùng tiểu đoàn các nghĩa quân marseillais tiến vào Paris và tham gia vào cuộc nổi dậy ở Palais des Tuileries ngày 10/8/1792, vừa cất cao tiếng hát bài chiến ca cách mạng này.Từ đó bài hát được đặt tên là Marseillaise.
La Marseillaise
Les Révolutionnaires
Aux armes, citoyens
Formez vos bataillons
Marchons, marchons!
Qu’un sang impur
Abreuve nos sillons!
Allons enfants de la Patrie
Le jour de gloire est arrivé!
Contre nous de la tyrannie
L’étendard sanglant est levé
L’étendard sanglant est levé
Entendez-vous dans les campagnes
Mugir ces féroces soldats?
Ils viennent jusque dans vos bras
Égorger vos fils, vos compagnes!
Aux armes, citoyens
Formez vos bataillons
Marchons, marchons!
Qu’un sang impur
Abreuve nos sillons!
Nous entrerons dans la carrière
Quand nos aînés n’y seront plus,
Nous y trouverons leur poussière
Et la trace de leurs vertus
Et la trace de leurs vertus
Bien moins jaloux de leur survivre
Que de partager leur cercueil
Nous aurons le sublime orgueil
De les venger ou de les suivre
Aux armes, citoyens
MARSEILLE : TERRE D’ASILE
Marseille từ bất cứ lúc nào trong lịch sử thành lập và phát triển, đã là đất tị nạn và thu nhận (Terre d’asile et d’assimilation).Thật vậy, trước hết thành phố có tên là Massalia khi những người Hy lạp từ Phocée đổ bộ vào đây. Rồi sau đó vào năm 48 trước thiên chúa giáng sinh thành phố đổi tên là Massilia sau khi rơi vào tay Đế Quốc La Mã của César.Tiếp theo sao đó là lãnh địa của Wisigoth rồi Ostrogoth.
Lần lượt đổ bộ vào đây trước hết là dân Hy Lạp, sau đó là các di dân, nạn nhân đến từ Latin, Do Thái, Arménie,Ý, Corse, Tây Ban Nha và sau hết là Maghrébin (bao gồm dân đến từ Tunisie, Algérie và Maroc),Vietnamien, Cambodgien, Africain…Vào năm 1822, dân Hy lạp đổ xô tới đây sau đợt thảm sát ở Chios bởi Thổ Nhĩ Kỳ. Các dân tị nạn sau đó đã trở nên thợ giày, thợ may, dân chài cá, thương gia…
Vào cuối thế kỷ XIX đến lượt dán Ý ồ ạt đổ vào sau khi bị khánh kiệt bởi cuộc khủng hoảng nông nghiệp.
Cuộc diệt chủng ở Arménie năm 1915 rồi sau đó cuộc chiến tranh giành độc lập của người Thổ năm 1922 đã kéo vào Marseille hàng ngàn người Arménien và Hy lạp. Henri Verneuil (1920-2002), nhà điện ảnh nổi tiếng thế giới, là con của một dân nhập cư người Arménie. Ông sinh ra ở Thổ Nhĩ Kỳ nhưng trải qua thời thơ ấu ở Marseille.
Từ năm 1925 một làn sóng nhập cư khác đưa những người Ý chống fascite tới định cư ở đây.Yves Montand (1921-1991), diễn viên điện ảnh đồng thời là ca sĩ nổi tiếng, sinh ở Toscane (Ý). Gia đình của ông định cư ở Marseille và ông đã trải qua thời thơ ấu ở thành phố cảng này. Ông buộc phải làm việc trong một xưởng làm xà phòng lúc 11 tuổi, rồi làm phu bến tàu. Có thời ông thất nghiệp không có việc làm. Nhưng rồi ông dần dần nổi danh.Trước hết ông là nghệ sĩ nhạc thính phòng (music-hall) trong các khu phố bắc Marseille. Rồi năm 1939 ông trình diễn ở L’Alcazar. Chính ở đây bắt đầu sự nghiệp sáng chói của ông. Cưới Simone Signoret năm 1949, ông là diễn viên điện ảnh trong gần 50 bộ phim. Năm 1960 ông quay phim cùng với Marilyn Monroe. Là nghệ sĩ có tư tưởng tả khuynh và rất dấn thân tranh đấu, nhưng ông đã xa lánh Liên Xô khi hồng quân đã can thiệp vào Hung Gia Lợi và Tiệp Khắc. Cho đến cuối đời, ông không ngừng tranh đấu cho Quyền Con Người, kề vai sát cánh bên cạnh Tổ Chức Ân Xá Quốc tế. Việc nhập cư người Maghrebin đã có từ lâu. Đầu thế kỷ XX, dân Bắc Phi nhất là Algérien được đưa vào hàng loạt để làm việc trong các nhà máy dầu,nhà máy đường và các nhà máy chế biến kim loại. Họ sống chủ yếu trong khu phố La Porte d’Aix.
ĐẠI LINH
(Review 27/12/2016)