PERON VA EVITA
Peron được bầu làm tổng thống nước cộng hòa Argentine năm 1946 và bắt đầu thực hiện những cải cách xã hội bằng cách quốc hữu hóa những xí nghiệp trước đây nằm trong tay tư bản nước ngoài.Vào thời kỳ đó không một nhà chính trị nào dám đi xa như thế vì những thế lực cực kỳ bảo thủ đang ngự trị ở đây. Peron đã xây trường học, nhà xã hội, bệnh viện vì vậy được những người nghèo khổ ủng hộ triệt để. Nhưng để đạt những thành quả như vậy không thể quên Evita, người vợ đầu tiên của Peron.Evita sinh ở Los Toldos, cách Buenos Aires 250 km. Bà là con ngoài giá thú của một người đàn ông đã có vợ và mẹ là một người thợ may.Vì vậy từ thuở bé, bà đã mang trong lòng mối thù hận sự quyền quý cao sang và thói đạo đức giả. Được nuôi nấng dạy dỗ trong một gia đinh không biết xa hoa là gì, bà đã biết sử dụng sắc đẹp và vẻ đẹp quyến rũ của mình để đến sống ở Buenos Aires. Tại đây bà nổi lên rất nhanh chóng dưới tên Eva Duarte. Bà được biết đến qua các buổi truyền thanh trong đó bà tố cáo một cách hăng say sự bất công xã hội và sự khốn cùng của người dân. Sau đó bà trở thành tài tử điện ảnh (hạng nhì).
Vào lúc xảy ra trận động đất ở San Juan, Evita lần đầu tiên gặp Peron, một viên sĩ quan trẻ tuổi đầy tham vọng và trở thành vợ của ông sau đó. Thế rồi, do lòng say mê và niềm hứng khởi, bà từ bỏ nghề tài tử để cống hiến hết mình cho sự nghiệp bảo vệ người nghèo.Về phương diện chính trị bà đã hỗ trợ Peron đắc lực, thời gian đó ông trở thành bộ trưởng, và đã thúc đẩy ông thực hiện những cải cách xã hội (mang tính chất cách mạng vào thời kỳ đó). Sau khi Peron được bầu làm tổng thống của nước cộng hòa Argentine, Peron và Evita đẩy nhanh những cải cách xã hội bằng cách sử dụng tiền nợ được cấp trong thời hậu chiến và tiền quyên góp một cách độc đoán lên các chủ xí nghiệp giàu có trong công việc xây dựng trường học, bệnh viện, các trung tâm nghỉ ngơi, định mức lương tối thiểu, giảm thời gian làm việc, tăng cường vai trò các công đoàn. Evita đã thành công trong việc trao quyền bầu cử cho phụ nữ Argentine trước cả De Gaule đối với phụ nữ Pháp.
Evita được mệnh danh là Madone des descamisados (les sans-chemises) và đã trở nên rất gần gủi với người dân argentin qua lời tuyên bố sau đây : “Bạo lực trong tay nhân dân không phải là bạo lực mà là công lý ! ” Người ta thấy bà xuất hiện trong các nhà máy, bệnh viện, khu phố bình dân, đọc diễn vẫn ca ngợi tổng thống Peron. Bà trở thành nữ thánh đối với dân nghèo.Trong cuộc bầu cử năm 1951, bà ra ứng cử phó tổng thống nhưng bị quân đội dùng quyền phủ quyết. Đó là thất bại đầu tiên và duy nhất của bà.
Nhưng rồi Evita bị bệnh ung thư máu và giã từ cuộc đời năm 1952 ở lứa tuổi 30 trước sự thương tiếc khôn nguôi của người dân Á căn đình (Argentin).
Evita được khóc than thương tiếc không những ở đất nước Argentine mà còn vượt đại dương đến trong từng hộ của những người dân nước Pháp, bởi vì bà không những được yêu thương như một huyền thoại mà còn như một thành viên thân thiết của gia đình. Mặc dầu qua đời đã trên 50 năm nhưng Evita vẫn còn để lại một dấu ấn sâu đậm trong lòng người dân Á căn đình.
Mới đây Alan Parker đã phỏng theo cốt chuyện về cuộc đời của bà để thực hiện thành phim, với Madonna trong vai chính. Điều này đã gây vài phản đối lúc quay phim bởi vì người dân Argentin không thể nhìn vào sự kiện nầy với đôi mắt thiện cảm trước sự việc một ” junkette ” américaine khoác áo nữ thánh của Evita.
Mặc dầu có những tư tưởng cách mạng, chế độ Peron không chấp nhận tranh đấu và tự do báo chí và nhất là có thiện cảm với nazis. Và nhất là ông không che dấu thiện cảm của ông đối với Đức quốc xã mà ông đã có thời gian làm cố vấn quân sự ở Berlin trong những năm 1930. Argentine chỉ tham chiến chống Đức vào ngày 6 tháng 5 năm 1945 và Peron đã cấp phát 10.000 thẻ căn cước cho một nhóm người Đức thua trận muốn định cư ở Argentine. Mengele, y sĩ của các trại tập trung nazis, người có trách nhiệm về cái chết của hơn 300.000 người Do thái, đã sống an nhàn ở Argentine. Tổng cộng có đến 60.000 người tị nạn nazis ở Argentine. Sau đó Peron bị lật đổ và sống lưu đày ở Espagne năm 1955, và đã để lại cho đất nước ông một tình trạng kinh tế thảm hại.
Nhưng rồi sau gần 20 năm của một đời sống chính trị hỗn loạn với các chính phủ quân nhân và lập hiến kế tiếp nhau, áp lực nhân dân đã lật đổ chế độ độc tài quân sự được dựng lên vào tháng 3 năm 1973 và đã kêu gọi sự trở về vị đại tá độc đoán có tinh thần cải cách xã hội cùng với người vợ đầy huyền thoại Evita. Năm 1973 Peron lại đắc cử và trở thành tổng thống, trở lại Argentine cầm quyền, nhưng Evita đâu còn nữa bên ông để làm sống dậy những ước mơ. Bộ máy cầm quyền péroniste bắt đầu tan rã trong bạo lực dưới tác dụng của những cuộc thanh toán lẫn nhau.
Một năm sau Péron qua đời, để lại chính quyền cho người vợ thứ ba là Isabelle. Vốn là một vũ nữ chuyên nghiệp. Isabelle chỉ là một cái bóng mờ so với Evita trong việc điều hành đất nước. Nhiều phong trào cách mạng nảy sinh và biện minh việc dùng bạo lực để áp đặt luật lệ riêng của mình. Đất nước rơi vào một hỗn loạn và khủng hoảng kinh tế bên bờ nội chiến. Một hội đồng quân nhân dưới sự lãnh đạo của tướng Videla đã lật đổ Isabelle năm 1976. Mở đầu một thời kỳ đen tối nhất trong lịch sử của Argentine, thời kỳ của một cuộc chiến bẩn thỉu với 7 năm dưới chế độ khủng bố (1976-1983).
Quân đội dùng mọi phương tiện để đè bẹp các phong trào cách mạng và đạt được mục đích với cái giá của một cuộc chiến vô cùng tàn bạo và cái chết của nhiều người vô tội. Cuộc đàn áp nhanh chóng nhằm vào những thành phần chống đối chế độ. Những phần tử khuynh đảo bị bắt giữ một cách độc đoán, bị tra tấn và trong số đó đã có hàng ngàn người bị ” biến mất ” một cách bí mật. Vì vậy mới có cái tên là desaparecidos (disparus).
NGHĨA ĐỊA RECOLETA
Mộ của bà Evita nằm phía trái của nghĩa địa và rất là khó tìm. Evita được chôn trong phần mộ của gia đình bà (les Duartes), chứ không phải trong mộ chồng (Peron).Thi hài của bà phải chịu nhiều dặm nẻo sơn khê trắc trở trước khi được mang về trở lại ở Argentine năm 1976, sau khi được ướp xác và trưng bày một thời gian lâu ở Tổng Công Đoàn Công Nhân. Khi chồng bà bị lật đổ năm 1955, quan tài của bà được gởi qua Ý và được chôn cất dưới một tên giả. Rồi thi hài bà được dời qua Espagne và được đặt trong một tư dinh. Năm 1973, khi Peron trở lại nắm chính quyền và được bầu làm tổng thống, khi đó ông có khả năng mang thi hài của Evita về trở lại Argentine nhưng lại bị bà vợ thứ ba là Isabelle chống đối.Nhưng dưới áp lực của nhân dân thi hài lại được đưa trở về khi Peron mất.. Năm 1976 là cuộc du hành lần cuối của thi hài bà và người đàn bà hiếu động ngay cả khi qua đời này, sau cùng đã tìm thấy lại nơi an nghỉ cuối cùng trong phần mộ gia đình bà. Amen !!
DON’T CRY FOR ME ARGENTINA
ĐẠI LINH
(Review 27/12/2016)