Thời sự y học số 417 – BS Nguyễn Văn Thịnh

1/ BỆNH PARKINSON : NHỮNG TÁC DỤNG RẤT CÓ LỢI CỦA KHIÊU VŨ
Hoạt động vật lý này tác động lên nhiều triệu chứng mà ta không biết tại sao.
NEURODEGENERESCENCE. ” Khiêu vũ cổ điển (la danse classique) đã cho tôi, mà không thể cưỡng lại được, sự thèm muốn cử động trở lại, sự thèm muốn cử động hơn nữa nhưng cũng cho phương tiện để đạt được điều đó. ” Tony, 67 tuổi, một trong những người tham dự đầu tiên vào atelier “Danse for Parkinson”, được thiết đặt bởi Ecole nationale de ballet của Canada, ở Toronto, đã buông xuôi hoàn toàn khi những triệu chứng vận động của căn bệnh đã trở nên hoàn toàn không thể tránh được. Từ nay ông đã có thể lấy lại tất cả những hoạt động trước đây của ông : ” Tôi ít hiệu quả hơn nhưng tôi thấy thích thú trở lại và, nhất là tôi đã tìm lại lòng kiên nhẫn của sự cố gắng.”
Mặc dầu những công trình nghiên cứu chưa giải thích được tại sao khiêu vũ dường như có lợi cho những bệnh nhân bị bệnh Parkinson, lời chứng bệnh nhân này cho thấy điều quan tâm trước tiên của bệnh nhân : động cơ để exercice physique, cần thiết cho sự thoải mái và chất lượng sống. Thế mà sự thành công của chương trình ” Danse for Parkinson”, phát sinh ở Hoa Kỳ và từ nay hiện diện trong 40 tiểu bang Hoa Kỳ và trong 13 nước khác của thế giới, trong đó có Pháp, chứng minh rằng, đôi khi, khoa học chỉ đến sau cuộc chiến để giải thích sự thành công của một phương pháp điều trị đã được sử dụng.
Thật vậy chỉ có ít công trình nghiên cứu dành cho những hiệu quả của khiêu vũ ở những bệnh nhân bị bệnh Parkinson. Năm 2015, phân tích méta đầu tiên của 15 công trình nghiên cứu, được công bố về chủ đề này; đã chứng minh rằng khiêu vũ có nhiều ưu điểm so với những dạng exercice physique cổ điển (kinésithérapie, phục hồi cơ năng, gymnastqiue…), được đề nghị cho những bệnh nhân. Ngoài ra, sự thực hành đều đặn một hoạt động vật lý là một trong những cột trụ quyết định để xử trí những bệnh nhân vì lẽ sự thực hành này chiếm đến 30% những démarche thérapeutique được sử dụng trong bệnh Parkinson.
Chưa có điều trị của chính căn bệnh. Những điều trị hiện nay cho phép kiểm soát những triệu chứng nhưng không có tác dụng lên nguyên nhân. ” Quan niệm sinh lý của căn bệnh đã bị đảo lộn trong 15 năm qua. Sự hiệu chính những điều trị mới bắt đầu cho những hiệu quả với càng ngày càng có nhiều những thử nghiệm lâm sàng sơ bộ được bắt đầu “, GS Wassilios Meissner, thầy thuốc chuyên khoa thần kinh thuộc Centre Expert Parkinson của CHU de Bordeaux đã nhấn mạnh như vậy.Thật vậy, bệnh Parkinson, gây bệnh cho 1% những người trên 65 tuổi, được đặc trưng chủ yếu bởi một sự thoái hóa của các neurone dopaminergique của chất đen (locus niger) và bởi sự tích tụ trong não của một protéine bị hỏng : alpha-synucléine. Những triệu chứng đầu tiên, chủ yếu vận động, xuất hiện khi 50 đến 70% những neurone này bị thương tổn : chậm chạp (lenteur) và khó kiểm soát những cử động của mình (akinésie), sự cứng cơ (tăng trương lực) làm biến đổi chủ yếu tư thế và run đối với 2/3 những bệnh nhân.
Những triệu chứng không vận động khác, càng ngày càng được thăm dò, và được điều trị, cũng được biểu hiện : những rối loạn giấc ngủ, của sự cân bằng, bón, đau nhưng cũng những rối loạn nhận thức và chứng trầm cảm, từ lâu không được biết đến. ” Sự điều trị đã tiến triển nhiều từ khi ngày càng rõ rệt rằng những triệu chứng khác này, đôi khi không tương quan với những circuits dopaminergiques, có những hậu quả quan trọng lên sự thoải mái và chất lượng sống của các bệnh nhân”, GS Meissner đã nhắc lại như vậy. Khiêu vũ dường như mang lại (mặc dầu những kết quả con sơ bộ) một sự cải thiện chất lượng sống, không chỉ là cải thiện những triệu chứng vận động. Sự cải thiện bước, và sự phòng ngừa té ngã, là một trong những hiệu quả được xác nhận nhất của khiêu vũ, đặc biệt là tango. ” Tango là một điệu nhảy phức tạp, bao gồm, hơn những điệu nhảy múa khác, nhiều bước chân ra sau và qua bên”, BS Valérie Fraix, thầy thuốc chuyên khoa thần kinh thuộc CHU de Grenoble, đã chỉ rõ như vậy.
Bệnh nhân học quản lý những mất cân bằng, tăng nhanh tốc độ di chuyển nhưng cũng dự đoán những cử động của họ cũng như những chướng ngại tiềm tàng (những bàn chân của partenaire hay những cặp nhảy khác). Nhảy múa mang lại lòng tự tin bằng cách cho phép đo lường những thành công của mình so với những chorégraphie hay những liên kết của các bước chân (enchainemnts de pas) phải theo trong những atelier nhưng cũng ở bên ngoài. ” Tôi đã tìm lại thú vui đi dạo với vợ tôi, bởi vì tôi kiểm soát tốt hơn bước đi “, một bệnh nhân khác đã nhấn mạnh như vậy.Sau cùng, nhảy múa là một hoạt động gây phấn khởi, ngăn ngừa sự buồn chán và làm dễ những quan hệ xã hội, điều này cho phép chống lại sự trầm cảm và góp phần vào sự chuyên cần. BS Gammon Earhart, thầy thuốc chuyên khoa thần kinh ở Washington, đã nhận xét rằng một nửa những bệnh nhân tham gia một atelier danse đã tiếp tục nhảy sau 5 tuần học tập trong khi những bệnh nhân thực hành thể dục cổ điển hơn tất cả đều bỏ cuộc.
(LE FIGARO 12/12/2016)
Đọc thêm : Thời sự y học số 383

2/ PARKINSON : TANGO, THƯỜNG HIỆU QUẢ NHẤT.” Bước căn bản (pas de base) của tango là một sự đi chậm lai (marche ralentie), trong đó ta học đặt điểm tựa (point d’appui) của mình trên một bàn chân để cho phép bàn chân kia di chuyển, cho phép trước hết cắm chặt với ngón cái và đứng vững trước khi chấp nhận trọng lượng của cơ thể ngã về một phía.” Chính như thế mà GS Gammon Earhart, thầy thuốc chuyên khoa thần kinh của Trường Y thuộc đại học Washington, đã mô tả điệu nhảy này trong công trình nghiên cứu và phân tích mới đây của ông về những tác dụng của nhảy múa đối với những bệnh nhân bị bệnh Parkinson.
Theo ông, những bệnh nhân khi đó phải tập trung vào một hoạt động tương tự một sự đi bình thường, điều này là một trong những cột trụ của những khuyến nghị quốc tế đối với exercice physique áp dụng cho bệnh Parkinson : thiết đặt những chiến lược nhận thức (statégie cognitive) của cử động để cải thiện những di chuyển. Nhảy múa, được thực hiện theo nhịp và theo nhạc, cũng đáp ứng hoàn toàn mot yêu cầu khác : đề nghị những point d’ancrage, nhất là thính giác và thị giác để cải thiện bước đi. Nó làm dễ sự cân bằng bằng cách làm cho bệnh nhân xét đến những biến cố bất ngờ : đẫy một cặp nhảy khác, tránh những bàn chân của partenenaire hãy theo một chuyển động bất ngờ của người cầm đầu.
MOBILITE ARTICULAIRE
Kíp của Patricia McKinley, chuyên gia về phục hồi chức năng ở đại học McGill de Montréal, kíp đầu tiên khảo sát những hiệu quả của tango lên bệnh Parkinson, đã có thể đo một sự gia tăng 4 điểm của những tiêu chuẩn cân bằng trên échelle de Berg, tốt hơn những danse de couple khác hay tốt hơn tai-chi. Sau cùng, và mặc dầu đó không phải là mục đích đầu tiên của những atelier này, tango như những loại nhảy múa khác, làm dễ cử động khớp và tăng lực cơ, và kèm theo ngay cả (một kết quả được chứng minh ở những người già không bị bệnh Parkinson), một sự cải thiện của sức khỏe tim-mạch.
” Một hoạt động vật lý không giảm sút, đặt cơ thể trong tình trạng hiếu khí, dường như làm dễ sự thoái hóa chuyển hóa của protéine alpha-synucléine “, GS Wassilot Meissner, thầy thuốc chuyên khoa thần kinh ở Centre Expert Parkinson de Bordeaux đã thêm vào như vậy, điều này có thể tác động lên những triệu chứng không vận động của căn bệnh.
Đặc điểm đặc thù khác của tango, những bước đồng thời ra sau và qua bên. GS Earhart chứng thực rằng những té ngã, thường nhất gây nên bởi những xê dịch như vậy ở loại bệnh nhân này, đã giảm một nửa sau năm tuần thực hành tango hai lần mỗi tuần. Sau cùng, tango gồm nhiều đợt nghỉ (pauses) và tái khởi động (redémarrage), mà những người bị bệnh Parkinson thường bị khi cơ thể ” đứng im” và tango mang lại những chiến lược để làm quen ” khởi động lại chiếc máy”.
(LE FIGARO 12/12/2016)

3/ Ở PHÁP TÌM THẤY NHỮNG ATELIERS DE DANSE FOR PARKINSON Ở ĐÂU VÀ NHƯ THẾ NÀO ?
Những ATELIERS ” Danse for Parkinson” ra đời năm 2001 ở Nữu Ước do một sự cộng tác giữa Mark Morris Dance Group và Brooklyn Parkinson Group. Kinh nghiệm ban đầu của họ đã đưa đến công trình nghiên cứu đầu tiên trong lãnh vực này, đã nhanh chóng gây sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, những physiothérapeute và những thầy thuốc.
Sau 15 năm hiện hữu, từ nay các ateliers đã phân nhánh cho đến Pháp, ở đây kíp của danseur Clint Lutes, say mê điều trị bằng cử động, tổ chức từ hơn một năm nay những buổi gặp gỡ và những atelier ” Danse pour Parkinson” ở Paris, ở Grenoble và ở Bourgoin-Jallieu. ” Danse for Parkinson” dựa trên những kỹ thuật khiêu vũ hiện đại gồm một phần lớn sự biểu hiện cá nhân và sự tùy ứng.
” NHỮNG HIỆU QUẢ DƯƠNG TÍNH LÊN STRESS VÀ CHẤT LƯỢNG SỐNG”
” Đó không phải là thực hành một danse codifiée như tango nhưng các bệnh nhân báo cáo những hiệu quả dương tính lên sự lo âu, sự căng thẳng (stress) và chất lượng sống”, BS Valérie Fraix, thầy thuốc chuyên khoa thần kinh ở CHU de Grenoble đã nhấn mạnh như vậy. Ông lấy làm tiếc rằng những công trình nghiên cứu, quan tâm đặc biệt đến những tiêu chuẩn này, đã chưa được thực hiện. Bà gợi lên một cách hệ thống khiêu vũ với các bệnh nhân của mình khi bà nhắc lại cho họ lợi ích thiết đặt một hoạt động vật lý để cải thiện sự quản lý những triệu chứng.
Dịch vụ của nó lên quan với nhiều hiệp hội đề nghị những hoạt động nhảy múa hay những loại thể dục khác. ” Tối thiểu chúng tôi gởi những bệnh nhân đến những trung tâm hay những kinésithérapeute thực hiện phục hồi chức năng thích ứng với bệnh Parkinson.”Nhiều atelier de danse-thérapeute đã ra đời ở những nơi khác trong nước Pháp trong suốt những năm qua và để nghị những buổi thích ứng một cách đặc thù với những bệnh nhân bị bệnh Parkinson, đôi khi công tác với những khóa chuyên môn bệnh viện. Mathilde Secret, đã làm việc với kíp tiền phong trong lãnh vực này ở bệnh viện Bellan, đề nghị nhung atelier de danse-thérapie với nhóm “Au rythme du corps” ở Paris.
(LE FIGARO 12/12/2016)

4/ BỆNH PARKINSON KHÔNG PHẢI LÀ MỘT BỆNH CỦA NGƯỜI GIÀNEUROLOGIE. ” Đau tái diễn ở vai, một sự khó khăn nào đó khi viết, những đợt mệt mỏi…Tôi hằng gắn những dấu hiệu không quan trọng này cho sự thực hành cật lực của môn bóng chuyền, cho những journées chargées.” Ở tuổi 50, Philippe, thầy thuốc, sẽ cần đến 2 năm để thiết lập chẩn đoán cho căn bệnh Parkinson của mình. Đối với Isabelle, căn bệnh được biểu hiệu vào lúc 48 tuổi : ” Tôi đau về phia phải và khi tôi bước tôi không ngừng bị vướng chân vào tapis.” Sự thông báo bệnh lý của Isabelle là một tsunami thật sự. ” Đối với tôi, đó là một căn bệnh của những người già run rẩy “, vị thầy thuốc 50 tuổi đã kể lại như vậy.
Đối với đa số trong chúng ta, người bị bệnh Parkinson là một ông già run run. Sai lầm ! Tuổi trung bình của chẩn đoán là 58, như hiệp hội France Parkinson đã nhắc lại điều đó nhân ngày thế giới dành cho căn bệnh. Trên 25.000 trường hợp mới được thống kê mỗi năm, nhiều bệnh nhân vẫn còn hoạt động.Bệnh Parkinson, liên kết với sự phá hủy của những neurone dopaminergique, là một bệnh của cử động. Thật vậy sự biến mất của dopamine gây một sự mất của những động tác tự động, do đó một sự chậm của những cử động, một sự vụng về của các động tác. Đó thường là những dấu hiệu đầu tiên có thể thấy, nhất là ở những người trẻ “. Bệnh nhân cần thời gian để cài khuy áo, trở nên vụng về khi đánh răng, không còn đu đưa một trong những cánh tay khi bước…”, GS Philippe Damier, thầy thuốc chuyên khoa thần kinh của CHU de Nantes đã giải thích như vậy.
Khi những triệu chứng lâm sàng đầu tiên xuất hiện, căn bệnh, đã hiện điện từ nhiều năm, đã phá hủy 50 đến 70% những neurone. ” Một khi căn bệnh đã phát ra, ta không thể chữa lành nó”, BS Fabienne Ory-Magne, thầy thuốc chuyên khoa thần kinh thuộc CHU de Toulouse, đã xác nhận như vậy. Những người bệnh, nhất là khi họ còn trẻ, khi đó phải học sống với ” người đồng hành không được mong muốn ” này, như Isabelle đã gọi như vậy.
Bởi vì, trong những năm đầu, mặc dầu điều trị cho phép điều chỉnh những rối loạn vận động, nhưng triệu chứng mệt, đau, mất ngủ hay lo âu là một phần của đời sống hàng ngày của bệnh nhân. Những khó chịu, đối với 7 bệnh nhân trên 10, gây nên những biến đổi quan trọng của hoạt động nghề nghiệp của họ, theo một thăm dò bởi France Parkinson năm 2013.
Vấn đề chính là tính chất không thể tiên đoán được của những triệu chứng, nhất là sự mệt mỏi. Trong vài trường hợp, điều này buộc một sự uyển chuyển trong giờ giấc làm việc”, GS Philippe Damier đã xác nhận như vậy. ” Là chef de produit, tôi đã đi từ 50.000 đến 70.000 km mỗi năm. Chỉ một hành trình bằng xe hơi giữa vùng phía Tây và Paris, tôi phải cần một thời gian để hồi phục khá dài “, Pascal, hiện đang tìm việc, đã kể lại như vậy. Isabelle hôm nay làm việc bán thời gian. ” Nếu tôi làm việc toàn thời gian, tôi không còn năng lượng nữa để làm chuyện khác.” Philippe đã tiếp tục hành nghề như một thầy thuốc toàn thời gian trong 5 năm. ” Nhưng tôi làm việc theo cabinet de groupe. Tôi đã cho các đồng nghiệp gardes, tổ chức lấy hẹn, đã bỏ đi khám bệnh tại gia “, vị thầy thuốc đã giải thích như vậy. Ông cũng đã bỏ tranh đua bóng chuyền, nhưng vẫn giữ một hoạt động thể thao đều đặn. ” Cách nay 10 năm, các thầy thuốc thần kinh không nói với chúng tôi về lợi ích của hoạt động vật lý. Nhưng tôi vẫn kiên trì vì ưa thích “, ông đã kể lại như vậy.
Ông ta đã làm đúng. Bởi vì từ đó, phục hồi chức năng và hoạt động vật lý đã chuyển qua hàng đầu trong điều trị bệnh Parkinson. Vài người không do dự nói về một cuộc cách mạng điều trị mới. ” Một hoạt động dai sức (activité d’endurance) được thực hiện 45 phút mỗi ngày sẽ làm chậm tiến triển của căn bệnh. Ở những bệnh nhân này, những dấu hiệu của căn bệnh ít nghiêm trọng hơn và chất lượng sống tốt hơn “, BS Fabienne Ory-Magne đã định rõ như vậy.
Không phải tất cả những bệnh nhân đều có khả năng hay muốn tự bó buộc vào kỷ luật này, nhưng theo các chuyên gia, tầm quan trọng là tìm ra một hoạt động làm vui thích và thực hành càng thường xuyên càng tốt. Marche nordique đặc biệt được khuyến nghị. Tai-chi hay tango cũng vậy. Tất cả những hoạt động này sẽ giúp gìn giữ sự cân bằng và làm dễ sự điều hợp những cử động. ” Chúng buộc bệnh nhân phải thực hiện những cử động. Không nên quên rằng bệnh Parkinson, được đặc trưng bởi tính chất nghèo nàn của những cử động, sẽ hạn chế những raideurs và tình trạng tăng trương lực “, GS Luc Defèbvre, thuộc CHU de Lille, đã nhấn mạnh như vậy.
(LE FIGARO 11/4/2015)

5/ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA KÍCH THÍCH VÙNG SÂU NÃO.
Được hiệu chính bởi một kíp Grenoble, kích thích não vùng sâu (stimulation cérébrale profonde) được đề nghị cho vài bệnh nhân khi những điều trị thuốc không cho phép kiểm soát những triệu chứng vận động.Là bệnh thoái hóa thần kinh thường gặp thứ hai sau bệnh Alzheimer, bệnh Parkinson là một bệnh lý thoái hóa của não bộ, gây thương tổn chủ yếu những neurone dopaminergique hiện diện trong chất đen (substance noire) của não. Những điều trị hiện nay nhằm bù sự thiếu dopamine trong não, điều này sẽ gây nên những rối loạn vận động, như sự chậm chạp và khó cử động, run và cứng.
Vào lúc đầu của căn bệnh, các thuốc cho phép các bệnh nhân sống không triệu chứng hay gần như thế. Đó là thời kỳ của “tuần trăng mật”. Rồi sau vài năm, những biến chứng được biểu hiện dưới dạng nhưng cử động không tự ý và sự dao động giữa những thời kỳ cải thiện và tái phát những triệu chứng vận động trong ngày. Vài bệnh nhân có thể đặc biệt bị phế tật bởi những cử động không tự ý này hay những “dyskinésie”. Khi đó có thể đề nghị với họ sự kích thích vùng sâu não bộ.
DẠNG DOPAMINERGIQUE THUẦN TÚY.
Đó là cấy những điện cực rất mảnh trong một vùng sâu của não, noyau subthalamique, để phát ra những xung động điện để điều chỉnh một cách trực tiếp những hậu quả não của sự thiếu dopamine. Những điện cực này được nối với một boitier de stimulation được cố định dưới da trong vùng ngực hay bụng. Ở những bệnh nhân thường rất phế tật này, những kết quả là ngoạn mục : 50 đến 70% bệnh nhân được cải thiện, và sau can thiệp, 1/4 những bệnh nhân không dùng thuốc nữa.
Những dẫu cho có tính chất cách mạng như thế nào đi nữa, kỹ thuật này chỉ dành cho 5 đến 10% những bệnh nhân có dạng dopaminergique thuần túy. Thật vậy, trong bệnh Parkinson, những neurone khác với những neurone của chất đen có thể bị phá hủy, điều này giải thích sự hiện hữu của những triệu chứng không phải vận động. Ở những bệnh nhân có những vấn đề về trí nhớ hay thăng bằng, sự kích thích vùng sâu của não có thể tỏ ra âm tính hơn là dương tính.
(LE FIGARO 11/4/2015)

6/ HƯỚNG MỚI ĐỐI VỚI XƠ CỨNG RẢI RÁC
Tiêm lặp lại một peptide đã làm thoái triển những triệu chứng của các bệnh ở chuột.Một phương cách mới để phong bế tiến triển của bệnh xơ cứng rải rác (SEP : sclérose en plaques). Căn bệnh tự miễn dịch này, tấn công vào những neurone của não bộ và tủy sống, đã được khám phá bởi những nhà nghiên cứu của đại học Munster ở Đức. Hiện giờ, thí nghiệm đã được thực hiện ở chuột nhưng có vẻ vô cùng hứa hẹn. Sự tiêm một peptide (phân tử được tạo thành bởi những acide aminé) tổng hợp (NDP-MSH), được lập lại mỗi hai ngày, đã hủy bỏ ở những động vật gặm nhấm những triệu chứng ở hai modèle của căn bệnh xơ cứng rải rác. NDP-MSH là một biến thể vững hơn và mạnh hơn của một hormone nhỏ (alpha-MSH), được biết bởi tác dụng bảo vệ của nó lên các neurone và bởi những tính chất kháng viêm của nó. Chụp hình ảnh não của các con chuột đã phát hiện rằng não của chúng đã trở nên ít bị thâm nhiễm hơn nhiều bởi những tế bào viêm được vận chuyển bởi máu.
Như thế NDP-MSH hội đủ hai tác dụng được nhắm đến bởi những điều trị mới đây nhất chống lại bệnh xơ cứng rải rác : giảm sự kích hoạt của những tế bào miễn dịch và hạn chế sự đi vào não của chúng. Lại còn đáng khích lệ hơn, sản phẩm này đã được sử dụng như là thuốc (afamélanoide) trong nhiều nước châu Âu. Chỉ định hiện nay của nó là điều trị một dạng tăng nhạy cảm với ánh nắng, bởi vì nó cũng kích thích những mélanocyte chịu trách nhiệm sự sắc tố hóa của da.
CHẲNG BAO LÂU NHỮNG THỬ NGHIỆM LÂM SÀNG Ở NGƯỜI
Vậy có thể bắt đầu một cách nhanh chóng những thử nghiệm lâm sàng của NDP-MSH ở người để đánh giá độc tính trong thời gian dài hạn của nó và những liều lượng có thể áp dụng để điều trị bệnh xơ cứng rải rác. Các nhà nghiên cứu không có ý định dừng lại ở đó. ” Chúng tôi đang trắc nghiệm xem những bệnh lý viêm-thần kinh (pathologie neuro-inflammatoire) khác, như bệnh Alzheimer, cũng có thể đáp ứng với nhiều tác dụng của NDP-MSH hay không “, Karin Loser, người phụ trách những công trình nghiên cứu này, đã nói rõ như vậy.
(SCIENCES ET AVENIR 12/2016)
Đọc thêm : Thời sự y học số 322

7/ NHỮNG DI CHỨNG CỦA VIÊM TĨNH MẠCH : MỘT ĐIỀU TRỊ CẢI TIẾN
GS Marc Sapoval, trưởng khoa quang tuyến can thiệp mạch máu và ung thư của Bệnh viện châu Âu Georges-Pompidou, giải thích tác dụng của một kỹ thuật để điều trị những biến chứng của huyết khối tĩnh mạch sâu.
Hỏi : Những đặc điểm của những viêm tĩnh mạch xảy ra ở những tĩnh mạch sâu ?
GS Marc Sapoval : Trong những trường hợp này, những tĩnh mạch của một cẳng chân hay của khung chậu bị một cục máu đông (thrombus) làm tắc. Có hai dạng : những viêm tĩnh mạch cấp tính và những viêm tĩnh mạch mãn tính (hội chứng sau huyết khối : syndrome post-thrombotique). Bệnh tĩnh mạch này có thể xuất hiện bắt đầu khoảng 18 tuổi. Trong những trường hợp viêm tĩnh mạch mãn tính, cục máu đông chịu trách nhiệm huyết khối được loại bỏ bởi điều trị, nhưng bệnh để lại những thương tổn nghiêm trọng, gây trở ngại ít hay nhiều tuần hoàn trong tĩnh mạch.
Hỏi : Những nguy cơ của những viêm tĩnh mạch này ?
GS Marc Sapoval : 1. Trong thể cấp tính (phlébite aigue), cục máu đông gây tắc tĩnh mạch có nguy cơ tách rời ra và di chuyển vào trong động mạch phổi, gây nên một nghẽn tắc động mạch phổi (embolie pulmonaire). Đó là biến chứng đáng sợ nhất vì lẽ nó có thể gây tử vong. 2. Những người bị viêm tĩnh mạch mãn tính (phlébite chronique) bị những biến chứng làm biến đổi nhiều chất lượng sống của họ : một cẳng chân vẫn bị sưng vì phù nề, đau, loét giãn tĩnh mạch (ulcère variqueux)…Những hậu quả ngăn cản họ chơi thể thao, buộc họ thường phải ngồi, mặc quần áo rộng…Nguy hiểm là sự tái phát của một viêm tĩnh mạch mãn tính.
Hỏi : Trong trường hợp sưng một cẳng chân, làm sao đảm bảo chẩn đoán ?
GS Marc Sapoval : Trước hết bằng khám lâm sàng của một thầy thuốc chuyên khoa. Sự đánh giá đau cho phép xác định mức độ nghiêm trọng của thương tổn tĩnh mạch. Sau đó, écho-doppler cho phép thấy mức tắc nghẽn nếu đó là một cục máu đông gây tắc tĩnh mạch. Không nên lẫn lộn những triệu chứng của một hội chứng sau huyết khối (syndrome post-thrombotique) với những triệu chứng, thí dụ, của ” những cẳng chân nặng” (les jambes lourdes) do vài trường hợp bất túc tĩnh mạch (insuffisance veineuse).
Hỏi : Cho đến nay, ta điều trị những huyết khối này như thế nào ?
GS Marc Sapoval : Những viêm tĩnh mạch cấp tính được điều trị bởi sử dụng hàng ngày thuốc kháng đông và mang bas de contention tạo điều kiện cho hồi lưu tĩnh mạch. Đối với những viêm tĩnh mạch mãn tính, xử trí chỉ bao gồm kê đơn mang bas de contention, dầu những tĩnh mạch bị thương tổn là gì.
Hỏi : Những xử trí này có đủ hiệu quả không ?
GS Marc Sapoval : Đối với những viêm tĩnh mạch cấp tính được điều trị tốt, những thuyên tắc hiếm xảy ra : 50 đến 80% những bệnh nhân được chữa lành. Những viêm tĩnh mạch mãn tính chỉ được cải thiện trong 20 đến 30% những trường hợp.
Hỏi : Trong trường hợp thất bại, ta có phương sách nào ?
GS Marc Sapoval : Không có giải pháp. Bệnh nhân tiếp tục chịu chất lượng xấu của cuộc sống và được theo dõi.
Hỏi : Ông đã hiệu chính điều trị nào đối với những biến chứng này của viêm tĩnh mạch sâu ?
GS Marc Sapoval : Đó là một kỹ thuật quang tuyến can thiệp (radiologie interventionnelle) nhằm khai tắc tĩnh mạch bằng cách đưa vào một stent qua một cathéter. Bằng cách giữ huyết quản mở, ressort này cho phép luồng máu lưu thông một cách bình thường. Can thiệp, dưới gây mê tổng quát, khoảng 1 giờ, cần hai đêm nhập viện. Nhiên hậu ta dự kiến thực hiện nó ở ngoại trú
Hỏi : Ta giữ stent trong bao lâu ?
GS Marc Sapoval : Vì stent được cấu tạo bằng kim loại biocompatible, ta có thể giữ nó suốt đời. Trong trường hợp cần thiết, có thể đặt nhiều stent.
Hỏi : Phải chăng một công trình nghiên cứu đã chứng minh tính hiệu quả của điều trị bằng kỹ thuật quang tuyến can thiệp này ?
GS Marc Sapoval : Nhiều công trình nghiên cứu đã xác nhận điều đó. Những kết quả, được công bố trong những tạp chí khoa học, như “Seminars in Vascular Surgery”, “Radiology”, đã chứng minh tỷ lệ thành công 92%. Công trình nghiên cứu mới nhất, được công bố trong ” Best Management Options for Chronic Iliac Vein Stenosis and Occlusion”, cho thấy rằng điều trị này giảm đau từ 86 đến 94%, giảm phù từ 86 đến 89% và loét giãn tĩnh mạch (ulcère variqueux) từ 50 đến 89%. Hơn một nửa những người được điều trị đã ngừng mang những tất áp lực (bas de contention). Một sự thuyên giảm đáng kể chứng gãi, ngăn cản sự tắm và tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Kỹ thuật hiệu quả này gây ít triệu chứng và thay đổi hoàn toàn cuộc sống của bệnh nhân. Vài phụ nữ sau khi được chữa lành đã quyết định có con.
Hỏi : Hôm nay, ở đâu các bệnh nhân có thể nhận được loại điều trị này ?
GS Marc Sapoval : Trong trung tâm quang tuyến của chúng tôi ở Bệnh viện châu Âu Georges-Pompidou, CHU de Grenoble et de Marseille.
(PARIS MATCH 17/11-23/11/2016)

8/ THUỐC LÁ : NHỮNG BẤT THƯỜNG DI TRUYỀN ĐƯỢC ĐỊNH LƯỢNG.
Nghiện thuốc lá là nguồn gốc của 17 loại ung thư. Những nhà nghiên cứu của Wellcome Trust Sanger Institute (Londres) và của Los Alamos National Laboratory (Nouveau-Mexique) đã cộng tác để nghiên cứu di truyền học của 5000 ung thư xuất phát từ những người hút thuốc và không hút thuốc. Sự so sánh profil génétique của những ung thư liên kết với thuốc lá với profil génétique của những ung thư do một nguyên nhân khác đã cho phép định lượng số lượng trung bình những bất thường di truyền chỉ gây nên bởi điếu thuốc trong những cơ quan khác nhau. Một gói thuốc lá được hút mỗi ngày gây 150 biến dị mới mỗi năm trong ADN của mỗi tế bào của phổi, 97 trong mỗi tế bào của thanh quản, 39 trong mỗi tế bào của hầu…
(PARIS MATCH 17/11-23/11/2016)

9/ PHÌNH ĐỘNG MẠCH CHỦ BỤNG : ÍT TỬ VONG HƠN
GS Jean-Luc Magne, chủ tịch của Hiệp hội ngoại khoa huyết quản và nội huyết quản nói tiếng Pháp, báo cáo những tiến bộ được trình bày nhân hội nghị mới đây của Société de chirurgie vasculaire et endovasculaire.
Hỏi : Một phình động mạch chủ bụng xuất hiện như thế nào ?
GS Jean-Luc Magne : Đó là một sự giãn của một đoạn của động mạch chủ bụng. Sự giãn này làm yếu thành động mạch chủ bụng mà nguy cơ chính là vỡ gây xuất huyết nội.Hỏi : Có những người dễ bị hơn những người khác ?
GS Jean-Luc Magne : Đó là những người trên 65 tuổi, mang những yếu tố nguy cơ tim mạch : chứng nghiện thuốc lá, tăng cholestérol huyết, cao huyết áp. Ở Pháp, sau 60 tuổi, ta thống kê khoảng 4 đến 8% ở đàn ông và 1 đến 3% ở phụ nữ. Bất hạnh thay không có những dấu hiệu báo động bởi vì đó là một kẻ giết người thầm lặng.
Hỏi : Trong trường hợp vỡ phình động mạch chủ bụng và xuất huyết nội, ta còn có thể can thiệp không ?
GS Jean-Luc Magne : Đôi khi ta có thể mổ cấp cứu nhưng tỷ lệ tử vong vẫn cao : 80% những bệnh nhân chết trước khi nhập viện hay trong thời kỳ chu mổ. Do đó, tầm quan trọng chủ yếu của phát hiện những người có nguy cơ để có thể mổ lạnh (opérer à froid).
Hỏi : Đối với những can thiệp được thực hiện lạnh này, hôm nay ta có những điều trị nào ?
GS Jean-Luc Magne : Có hai loại điều trị mà những tiến bộ đã cho phép một sự xử trí tốt hơn và một sự giảm tỷ lệ tử vong : điều trị ngoại khoa và một kỹ thuật ít xâm nhập hơn, can thiệp bằng đường nội mạch máu.
Hỏi : Protocole ngoại khoa là gì và tiến bộ mới nhất đã đến đâu ?
GS Jean-Luc Magne : Sau khi mở bụng, thầy thuốc ngoại khoa thay thế đoạn động mạch chủ bị giãn bằng một prothèse synthétique. Những chiến dịch phát hiện, mặc dầu còn không đủ, đã cho phép chẩn đoán sớm hơn sự phát triển của một phình động mạch. Ngoại khoa mở (chirurgie ouverte) này cần nhập viện ICU 24 giờ, mà chất lượng đã trở nên cực kỳ hiệu năng !
Hỏi : Ở những bệnh nhân được mổ đúng lúc này, những hiệu quả là gì ?
GS Jean-Luc Magne : Hôm nay, với sự cải thiện của những kỹ thuật ngoại khoa, những kết quả là tốt và được duy trì với thời gian. Tỷ lệ tử vong không đáng kể so với tỷ lệ những phẫu thuật được thực hiện cấp cứu. Tỷ lệ này khoảng 3%.
Hỏi : Ông hay mô tả cho chúng tôi kỹ thuật ít xâm nhập hơn này bằng đường nội mạch máu (voie endovasculaire).
GS Jean-Luc Magne : Không phải mở bụng nữa. Một endoprothèse được đặt trong một ống bằng plastique (introducteur) mà thầy thuốc ngoại khoa đưa vào qua động mạch đùi đến tận bên trong phình mạch. Endoprothèse hủy áp lực lên các thành của động mạch chủ bị giãn và ngăn cản không cho bọc bị vỡ. Nhập viện 4 ngày thay vì 7 đến 10 ngày với ngoại khoa mở. Hôm nay phẫu thuật viên nhìn được tốt hơn nhờ một kỹ thuật chụp hình ảnh được gọi là navigation với một công cụ vi tính, GPS thật sự, cho phép một sự chính xác lớn hơn của những động tác. Tiến bộ khác : những prothèse được trang bị những branches spécifiques để có thể mổ những phình mạch lan đến những động mạch thận và tiêu hóa.
Hỏi : Thế thì tại sao ta vẫn tiếp tục thực hiện à froid những cuộc mổ của ngoại khoa mở ?
GS Jean-Luc Magne : Bởi vì không phải tất cả các bệnh nhân đều là ứng viên của kỹ thuật nội mạch máu. Sự lựa chọn tùy thuộc vào vài tiêu chuẩn cơ thể học của phình mạch. Những can thiệp ít xâm nhập này (bằng đường nội mạch máu) cho phép mổ một số lượng bệnh nhân lớn hơn, nhất là những bệnh nhân quá già để có thể chịu được một phẫu thuật mở bụng. Tiến bộ khác : kỹ thuật này mới đây đã nhận những endoprothèse khác được trang bị bởi những introducteur còn mềm mại hơn.
Hỏi : Ta có được những kết quả nào với kỹ thuật này ?
GS Jean-Luc Magne : Những kết quả đều là tốt nhưng sự theo dõi là điều nhất thiết. Các bệnh nhân phải được kiểm soát mỗi năm bằng chụp cắt lớp vi tính hay siêu âm. Nếu một bất thường xuất hiện, nó có thể được điều trị lại, thường bằng đường nội mạch máu.
Hỏi : Tóm tắt, những tiến bộ nào cho phép một điều trị tốt hơn ?
GS Jean-Luc Magne : 1. Một điều tra phát hiện tốt hơn (mặc dầu vẫn còn không đủ). 2. Nhiều bệnh nhân già hơn có thể mổ được. 3. Hiệu chính những prothèse mới. 4. Kỹ thuật chụp hình ảnh bằng navigation. 5. Sau ngoại khoa mở, điều trị tốt hơn ở khoa hồi sức tăng cường.
(PARIS MATCH 28/7-3/8/2016)
Đọc thêm : Cấp cứu tim mạch số 74

10/ Ở ÚC SIDA TRÊN ĐƯỜNG BỊ DẬP TẮT
Chính sách chống bệnh HIV ở Úc đã mang lại kết quả : virus bệnh sida hầu như hoàn toàn đã biến mất khỏi lục địa. Tất cả những người bệnh được điều trị bằng những phương tiện hiện đại nhất. Sự thành công này, dự kiến sự trừ tiệt vào năm 2020, được quốc tế công nhận.
(PARIS MATCH 28/7-3/8/2016)

BS NGUYỄN VĂN THỊNH
(29/12/2016)

Bài này đã được đăng trong Chuyên đề Y Khoa, Thời sự y học. Đánh dấu đường dẫn tĩnh.

6 Responses to Thời sự y học số 417 – BS Nguyễn Văn Thịnh

  1. Pingback: Thời sự y học số 418 – BS Nguyễn Văn Thịnh | Tiếng sông Hương

  2. Pingback: Thời sự y học số 474 – BS Nguyễn Văn Thịnh | Tiếng sông Hương

  3. Pingback: Thời sự y học số 530 – BS Nguyễn Văn Thịnh | Tiếng sông Hương

  4. Pingback: Thời sự y học số 603 – BS Nguyễn Văn Thịnh | Tiếng sông Hương

  5. Pingback: Thời sự y học số 609 – BS Nguyễn Văn Thịnh | Tiếng sông Hương

  6. Pingback: Thời sự y học số 613 – BS Nguyễn Văn Thịnh | Tiếng sông Hương

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s