1/ UNG THƯ : CHẶN ĐƯỜNG TIẾN ĐẾN DI CĂN TỐT HƠN
Trong tương lai, công trình nghiên cứu về ung thư phải mở ra những hướng điều trị mới.ONCOLOGIE. Chín trường hợp trên mười, những trường hợp tử vong là do sự phát triển của những di căn từ những tế bào ung thư từ khối u nguyên phát, đã xâm nhập những cơ quan khác. Mặc dầu tỷ lệ sống sót do ung thư được cải thiện dưới tác dựng phối hợp của sự phát hiện, chẩn đoán sớm hơn và của những tiến bộ điều trị, tỷ lệ này vẫn còn được liên kết với cơ quan bị ung thư, loại ung thư, và liên quan nhiều với khả năng ung thư phát tán.
” Tính hiệu quả đứng trước một ung thư chủ yếu tùy thuộc vào khả năng phá hủy sớm u nguyên phát. Vậy trước hết đó là ngoại khoa, bằng cách lấy đi khối u để cho phép chữa lành ung thư “, GS Alain Puissieux (CRCL-Unicancer Lyon) đã nhắc lại như vậy. ” Với sự khám phá một di căn, ngay cả đơn độc, ta đi vào trong một dimension khác của bệnh, trong trường hợp này ta không còn có thể loại bỏ nó bằng một động tác tại chỗ, bởi vì những tế bào ung thư đã lưu thông trong cơ thể. Lúc đó sẽ phải sử dụng những thuốc có tác dụng lên toàn cơ thể. Vậy giết tất cả những tế bào ung thư sẽ rất là khó, do đó khó nói là chữa lành, mặc dầu đôi khi ta phong bế được căn bệnh như trong vài ung thư di căn của tinh hoàn “. Nguy cơ di căn này khác nhau từ ung thư này đến ung thư khác, thậm chí đối với cùng một ung thư tùy theo loại ung thư, như trong ung thư vú. Chúng được tạo thành trong những cơ quan được ưa thích, thí dụ gan, phổi, xương và não đối với ung thư vú.
Một ung thư nhỏ một cm gồm một tỷ tế bào và mỗi tế bào mang vài biến dị chịu trách nhiệm quá trình ung thư hay những biến dị mắc phải trong quá trình này. Vậy khối u nguyên phát không đồng nhất, được tạo bởi những sous-groupe gồm những tế bào hơi khác nhau, sẽ cón tiến triển dưới tác dụng của điều trị. Vài tế bào của khối u đi vào trong máu, trong đó chỉ một phần vô cùng nhỏ có thể phát khỏi một di căn. Thật vậy sự tạo thành những di căn là một quá trình rất ít hiệu quả, phức tạp và nguy hiểm : tế bào của ung thư nguyên phát phải tách khỏi mô gốc của nó, biến hóa để vượt qua thành của mạch máu, đi vào trong mạch máu rồi chống lại tuần hoàn máu, ra khỏi mạch máu, đến cơ quan đích và tăng sinh ở đó, tất cả trong một môi trường không bình thường, thù địch.
Như GS Daniel Birnbaum (Inserm UMR 1068-CRCM Marseille) nhấn mạnh, ” chỉ những tế bào ung thư “được tối ưu hóa”, còn đề kháng nhiều hơn, hung dữ, có năng lực thích nghi và đổi mới đặc biệt mới đạt được điều đó”. Trong sự có được, bởi vài tế bào ung thư, năng lực di tản và đi tạo thành những di căn, một reprogrammation épigénétique thật sự của toàn génome dường như can thiệp, đánh thức những năng lực gần như phôi thai. ” Cũng hơi giống như hình ảnh của chuyển hóa nhộng thành bướm, GS Puisieux đã giải thích như vậy. Cả hai có cùng gène, nhưng được điều hòa một cách hoàn toàn khác nhau để giải thích những năng lực hoàn toàn khác nhau.” Nhiều phân tử, hiện đang còn được nghiên cứu, dường như có khả năng phong bế quá trình này.
Nhưng ta không thể nói trước những tế bào u ung thư lưu thông trong máu (CTC : cellules tumorales circulantes) nào sẽ thật sự sinh ra những di căn, cũng như ở những bệnh nhân nào. ” Khi thực hiện bilan ban đầu của một ung thư vú, ta tìm kiếm những CTC. Về mặt thống kê, những bệnh nhân có một ung thư nguyên phát càng lớn, họ càng có nhiều CTC và họ càng có nguy cơ tạo nhưng di căn. Nhưng điều đó không có gì là tự động “, GS Fabrice André, thầy thuốc chuyên về ung thư (IGR Ville-Juif) đã giải thích như vậy. Do đó tầm quan trọng của chẩn đoán sớm.
Ngoài ra khối u có thể sinh ra hai loại di căn. ” Vài di căn được phát hiện sớm hay đôi khi hiện diện ngay chẩn đoán (10-15% các ung thư), những di căn khác chỉ xuất hiện những năm sau, bắt đầu từ CTC đã lan đến những cơ quan khác trước khi khối u nguyên thủy được cắt bỏ.” Nhưng di căn đầu thường ác tính hơn những di căn thứ phát. Những di căn này “mise sous cloche” bởi hệ miễn dịch, có thể đi vào trong tình trạng yên ngủ dưới dạng những vi di căn (micrométastases) nằm trong một cái “hốc” (niche) của cơ quan đích (organe cible), trong nhiều tháng, nhiều năm, thậm chí không bao giờ thức dậy. Những cái hốc di căn (niche métastatique) này là do một đối thoại phân tử phức tạp và rất sớm giữa những tế bào ung thư này và môi trường của chúng. Điều biến (moduler) sự yên ngủ này là một phương pháp điều trị khác.
Sự nghiên cứu những biến dị của ADN của những tế bào của khối u nguyên thủy hay một cách trực tiếp của những di căn, khi chúng hiện diện vào lúc chẩn đoán, hướng định điều trị ban đầu. Càng ngày người ta cũng bắt đầu nghiên cứu những biến dị trong ADN khối u được phóng thích trong máu bởi những tế bào ung thư, thí dụ khi chúng chết. Sự theo dõi ADN tumoral circulant sau điều trị khối u ban đầu, và sự theo dõi vài biến dị mà nó biểu hiện, đã có thể thực hiện, có thể làm dễ sự phát hiện những di căn sớm hơn nhiều so với những công cụ hiện nay.
(LE FIGARO 21/11/2016)
2/ UNG THƯ DI CĂN : NHỮNG TRIỄN VỌNG ĐIỀU TRỊ MỚI
Một trong nhiều hướng thăm dò trong phòng thí nghiệm liên quan đến cơ chế chuyển tiếp (mécanisme de transition), cho phép tế bào ung thư thay đổi tính chất để thoát ra khỏi mô ban đầu của nó, để đi vào tuần hoàn rồi ra khỏi mạch máu để tạo thành một di căn. ” Nhiều phòng thí nghiệm, trong đó có phòng thí nghiệm của chúng tôi, đang nghiên cứu về những chất ức chế của cơ chế này. Bây giờ chúng tôi có nhiều chất có khả năng phong bế cơ chế này, đang được thử nghiệm ở động vật, và nhiên hậu những chất này sẽ được trắc nghiệm, phối hợp với những liệu pháp nhắm đích “, GS Puisieux đã giải thích như vậy.
Một hướng nghiên cứu tích cực khác liên quan đến miễn dịch liệu pháp (immunothérapie), được phát triển mạnh từ 5-6 năm nay. ” Ta hiểu tốt hơn đối thoại giữa tế bào ung thư và hệ miễn dịch diễn ra như thế nào, cũng như những mưu mẹođược hiệu chính bởi những tế bào ung thư để thoát khỏi điều đó, bằng cách ức chế những tương tác giữa những tế bào cảm thụ và ligand cho phép đáp ứng này của chúng “. Sự ức chế này, gia tăng đối với những tế bào di căn, đến lượt có thể bị ức chế bởi những kháng thể, như thế phục hồi sự nhận biết miễn dịch (reconnaissance immunitaire). ” Ta có một thí dụ tốt ở mélanome métastatique, trong đó chiến lược này đã cho phép có được những kết quả ngoạn mục và lâu dài ở 25% những bệnh nhân đáp ứng (malade répondeur).”
Trong ung thư vú, khối u được điều trị theo những đặc điểm của nó và sự thuộc vào một trong ba nhóm : nhóm phụ thuộc kích thích tố (hormonodépendante), nhóm biểu hiện thụ thể HER2 hay nhóm ba âm tính (triple négatif). Những ung thư vú có những thụ thể kích thích tố (récepteur hormonal) ít tạo di căn, thường 10 đến 15 năm sau nhưng khá đề kháng. Những ung thư vú biển hiện thụ thể HER2 ít gây di căn hơn nhiều. Những ung thư vú ba âm tính (triple négatif), nghiêm trọng nhất, tạo những di căn sớm hơn, trong 5 năm.
THÀNH CÔNG CỦA MIỄN DỊCH LIỆU PHÁP
” Những điều trị hiện nay tìm cách hoặc là giết tế bào ung thư, hoặc kích hoạt hệ miễn dịch để hủy diệt nó, hoặc ngăn cản sự sống còn của tế bào ung thư bằng cách phong bế những oncogène bằng những liệu pháp nhắm đích, GS Fabrice André đã giải thích như vậy. Với sự hiện diện của những di căn, điều trị dựa trên profil génomique của những di căn này, khá gần với profil của khối u ban đầu trong trường hợp di căn tức thời. Những di căn xuất hiện sau nhiều năm cho thấy nhiều đề kháng hơn với điều trị. Nhưng chính tế bào ung thư bị nhắm đến, chu không đặc thù quá trình di căn, quá phức tạp, do nhiều yếu tố.” Do đó sự thành công của miễn dịch liệu pháp vì thoát khỏi tính chất phức tạp này. ” Điều trị ung thư vú gây nên một sự tan xương (fonte ossseuse) mà chống lại nó ta kê đơn những thuốc biphosphonates hay dénozumab, nhằm ngăn cản sự phá hủy của matrice osseuse. Thế mà như thế, dường như, ta phong bế những kích thích có tác dụng kích hoạt các di căn, có lẽ ngăn cản chúng tạo cho mình một chỗ trong xương đủ để phát triển.”
(LE FIGARO 21/11/2016)
3/ TRƯỜNG HỢP ĐẶC BIỆT CỦA NHỮNG DI CĂN XƯƠNG
Đó là những di căn được biệt nhất, và đôi khi bởi chúng mà ta phát hiện ung thư. Những di căn của các ung thư vú, ung thư thận, ung thư tiền liệt tuyến, ung thư phổi thường thích định vị ở xương, và có trường hợp ta tìm thấy một di căn xương ngay cả trước khi nhận diện khối u nguyên phát.
Ngoại trừ những ung thư tiền liệt tuyến, mà nhưng di căn chỉ nằm trong xương, những di căn xương trong phần lớn các ung thư liên kết với những di căn tạng. Trung bình một bệnh nhân chỉ có những di căn xương có một thời gian sống còn dài hơn, bởi vì, sự phát triển của chúng chậm hơn, cho phép một sự kiểm soát tốt hơn với điều trị. Thật vậy, sự tiến triển của các di căn xương được thực hiện thành hai thì : trước hết không đau, sau đó chúng là nguồn gốc của những gãy xương và những đau đớn dữ dội.
” Sự phát hiện sớm những khối u xương này chủ yếu dựa trên những kỹ thuật chụp hình ảnh như scintigraphie và PET-scan, sử dụng những chỉ dấu chuyển hóa (marqueur métabolique), cho phép thấy ngay cả những khối u nhỏ nhất”, GS Philippe Clézardin (Inserm U1033 Lyon) đã giải thích như vậy. Cũng có thể phát hiện nguy cơ gãy xương ở thượng nguồn hơn. ” Xương ở trong tình trạng điều biến (modelage) thường trực để duy trì những tính chất cơ học của nó. Những tế bào khối u tiết những yếu tố làm gia tốc sự điều biến này và là nguồn gốc của sự phá hủy xương. Trước khi xuất hiện những gãy xương, ta có thể định lượng trong máu những sản phẩm thoái hóa (produit de dégradation) của xương như những mảnh collagène. ” Trong những ung thư tiền liệt tuyến, sự gia tăng nồng độ PSA trong máu sau một điều trị đầu tiên thường là dấu hiệu tái phát và khiến phải tìm kiếm một di căn xương.
Khi đó ta có thể điều trị bệnh nhân trên thượng nguồn, BS chuyên khoa đã xác nhận như vậy. ” Những chất ức chế sự tan xương (résorption osseuse), biphosphonate và denosumab, mang lại một lợi ích về chất lượng sống và về sự mất xương. Ở những người đàn bà được điều trị vì ung thư vú, sự mất xương này là 7 lần cao hơn sự mất xương gây nên bởi chứng loãng xương. Những ảnh hưởng của những điều trị này lên sự tiến triển của chính bệnh di căn xương còn cần phải tranh luận.
(LE FIGARO 21/11/2016)
4/ TA CÓ THỂ PHÁT HIỆN BỆNH PARKINSON SỚM HƠN…TRONG MẮT
Những dấu hiệu báo trước của một bệnh thoái hóa thần kinh xuất hiện trước hết trong võng mạc : đó là điều được phát hiện bởi một công trình nghiên cứu do Maria Francesca Cordeiro, ở Imperial College London thực hiện. 20
ngày sau khi đã tiêm vào những con chuột một chất gây bệnh Parkinson, nhà nghiên cứu và kíp đã chứng thực sự chết của nhiều tế bào thần kinh của võng mạc, cũng như một sự phù nề của vài lớp võng mạc. Phải đợi thêm 14 ngày nữa để những thương tổn não xuất hiện trong chất đen (substance noire), đặc điểm của bệnh Parkinson. Ở người, những triệu chứng (run, khó tập trung…) xuất hiện khi hơn 70% những neurone “dopaminergique” bị phá hủy, hoặc là quá muộn để có thể ngăn cản sự tiến triển của bệnh. Vậy nếu những kết quả này được xác nhận ở người, chỉ cần khám võng mạc có thể cho phép chẩn đoán một bệnh Parkinson trước khi nó được biểu hiện. Thách thức khác đối với nghiên cứu : bắt đầu những điều trị thí nghiệm sớm hơn, để đo tính hiệu quả en temps réel và một cách không xâm nhập.
(SCIENCE & VIE 12/2016)
5/ CANNEBERGE KHÔNG TÁC DỤNG LÊN NHIỄM TRÙNG ĐƯỜNG TIỂUPHARMACOLOGIE. Canneberge chia rẽ giới khoa học từ hơn một thế kỷ nay về những tính năng dùng làm thuốc của nó chống lại những nhiễm trùng đường tiểu. Nhưng một công trình nghiên cứu mới, được công bố trong tạp chí JAMA cuối tháng mười 2016 chứng nhận rằng quả mọng (baie) này, cũng được biết dưới tên tiếng Anh Cranberry, không có một hiệu năng có lợi nào. Trên phương diện phòng ngừa cũng như điều trị. Công trình nghiên cứu đã được thực hiện trên 185 bà già (tuổi trung bình 86) ở trong những maison médicalisée (trong đó những nhiễm trùng đường tiểu thường xảy ra). Những lão bà này đã nhận hoặc là một viên cannneberge, hoặc một placebo, trong một năm. Và theo những kết quả, canneberge không những không có những tính chất toan hóa (qualité acidifiante) (do đó kháng vi khuẩn) trên nước tiểu mà ta hằng gán cho nó, mà nó cũng không có năng lực “chống dính” (capacité antiadhésive) trên thành của bàng quang đối với những vi khuẩn gây viêm bàng quang. Công trình nghiên cứu không ở quy mô lớn nhưng những kết quả dường như dứt khoát.
(SCIENCES ET AVENIR 12/2016)
6/ ADENOME DE LA PROTATE : EMBOLISATION ĐẾN PHÁP
François Desgrandchamps, truởng khoa tiết niệu thuộc bệnh viện Saint-Louis, Paris, trình bày những ưu điểm của kỹ thuật embolisation, không có tác dụng phụ lên tình dục.
Hỏi . Ông định nghĩa như thế nào một phì đại lành tính tuyến tiền liệt (adénome de la prostate) ?
GS François Desgrandchamps : Đó là một tuyến tiền liệt quá to lớn không tiến triển thành một u ung thư. Tuyến tiền liệt lớn lên một cách bình thường từ tuổi 50 và chỉ 20% những người đàn ông khổ vì nó.
Hỏi : Từ những triệu chứng nào phải đi khám bệnh ?
GS François Desgrandchamps : Khi ta bị buộc phải đứng dậy nhiều lần trong đêm để đi tiểu. Khi sự buồn tiểu xảy ra thường xuyên và thôi thúc và khi ta khó cầm hoặc trái lại khi ta chờ đợi trước khi sự tiểu tiện xuất hiện.
Hỏi : Mặc dầu chúng khong thoái hóa thành ung thư, những nguy cơ của những adénome này là gì ?
GS François Desgrandchamps : Chúng có thể gây nên nhiễm trùng đường tiểu, xuất huyết, sỏi trong bàng quang. Biến chứng nghiêm trọng nhất là một blocage một phần hay hoàn toàn, ngăn cản đi tiểu và cần những động tác ngoại khoa cấp cứu.
Hỏi : Những điều trị là gì ?
GS François Desgrandchamps : Lúc đầu, điều trị thuốc : những sản phẩm chủ yếu gồm có những extrait de plante, những alpha-bloquant (Tamsulosine) để mở ống niệu đạo (canal de l’urètre) tốt hơn và những chất ức chế của 5-alpharéductase (Finastéride) để làm giảm kích thước của tuyến tiền liệt. Nếu điều trị thuốc không hiệu quả, giải pháp khi đó là phẫu thuật. Ta để tiền liệt tuyến tại chỗ nhưng ta mở rộng ống dẫn nước tiểu. Có nhiều kỹ thuật. Khi tiền liệt tuyến không quá lớn, ta sử dụng đường nội soi qua dương vật với một laser hay dòng điện. Khi tiền liệt tuyến quá lớn, ta thực hiện một đường xẻ trên xương mu. Thay thế cho phẫu thuật, có một kỹ thuật mới được sử dụng ở Pháp : embolisation.
Hỏi : Embolisation được thực hiện như thế nào ?
GS François Desgrandchamps : Đó là một kỹ thuật quang tuyến can thiệp nhằm làm tắt các động mạch nuôi dưỡng tiền liệt tuyến. Bị lấy mất máu, tuyến tiền liệt giảm thể tích.
Hỏi : Ông hãy mô tả cho chúng tôi protocole của một buổi điều trị với embolisation
GS François Desgrandchamps : Thầy thuốc X quang đưa một cathéter vào trong động mạch đùi ở vùng bẹn và dẫn đến tận tuyến giáp. Sau đó thầy thuốc chích những viên bi nhỏ bằng một chất trơ, đường kính dưới vài micron. Những viên bi bé nhỏ này sẽ bít những huyết quản của tuyến tiền liệt. Can thiệp với gây tê tại chỗ và hoàn toàn không đau, kéo dài khoảng 1 giờ.
Hỏi : Những kết quả của tất cả những điều trị này ?
GS François Desgrandchamps : Với điều trị thuốc, được sử dụng ở một giai đoạn sớm, ta có được một sự cải thiện đủ 9 trường hợp trên 10, nhưng với những tác dụng phụ : những alpha-bloquant có thể gây hạ huyết áp, và những chất ức chế 5-alpharéductase, những tác dụng có hại lên dục tính. Những can thiệp ngoại khoa cho phép chữa lành 9 trường hợp trên 10, nhưng gây những rối loạn sinh dục, nhất là một sự phóng tinh ngược dòng khi giao hợp, điều này tạo một vấn đề về sinh sản. Với embolisation, tỷ lệ thành công là khoảng 80%. Kỹ thuật này không gây nên một tác dụng có hại nào lên dục tính, không có biến chứng cũng như những di chứng. Vậy khả năng sinh sản được bảo tồn.
Hỏi : Có những chống chỉ định đối với embolisation ?
GS François Desgrandchamps : Vâng. Trong 5% các trường hợp, embolisation không thể xét đến bởi vì những động mạch quá canxi hóa để ta có thể đưa cathéter vào hay quá ngoằn nghèo để có thể đưa đến tiền liệt tuyến.
Hỏi : Công trình nghiên cứu nào đã chứng minh những ưu điểm của kỹ thuật mới này ?
GS François Desgrandchamps : Một công trình nghiên cứu vừa được công bố trong một tạp chí uy tín, “Journal of Vascular and Interventional Radiology”, trên hơn 600 bệnh nhân được điều trị trong trung tâm tiền phong của phương pháp embolisation ở Lisbonne. Công trình này xác nhận rằng trong 80% các trường hợp, các bệnh nhân lấy là thỏa mãn. Hiệu quả có thể tức thời hay xảy ra trong 2 đến 3 tuần. Với điều trị này, tiền liệt tuyến giảm trung bình 15%, điều này đủ để cải thiện sự đi qua của nước tiểu. Trong công trình nghiên cứu này, ở một nhóm những bệnh nhân đáng ra phải được mổ vì một blocage complet, 95% đã có thể tiểu bình thường sau embolisation
Hỏi : Trong trường hợp thất bại embolisation, ta nhờ đến gì ?
GS François Desgrandchamps : Ta sẽ luôn luôn có thể thực hiện một điều trị ngoại khoa và sẽ chảy máu ít hơn nhờ kỹ thuật embolisation đã được thực hiện trước đó.
(PARIS MATCH 27/10-2/11/2016)
7/ TRÊN LỤC ĐỊA CHÂU MỸ, SỰ TIÊM CHỦNG ĐÃ THANH TOÁN BỆNH SỞI
Sau bệnh đậu mùa năm 1971, bệnh bại liệt năm 1994 và rubéole năm 2015, bệnh sởi là bệnh nhiễm trùng thứ tư đã bị loại bỏ khỏi châu Mỹ nhờ tiêm chủng. Không còn một trường hợp sởi nào đã phát ra ở lục địa châu Mỹ kể từ một trận dịch nguồn gốc địa phương ở Venezuela năm 2002. Tuy nhiên, căn bệnh rất gây lây nhiễm này (một người có thể làm lây nhiễm 18 người khác), do paramyxovirus, đã không được trừ tiệt ở quy mô thế giới và do đó luôn luôn có thể được nhập cảng (khoảng 5000 trường hợp giữa 2003 và 2014), vì vậy tầm quan trọng của việc tiếp tục tiêm chủng. Vào năm 2015, gần 250.000 người đã mắc phải bệnh sởi trên thế giới
(SCIENCE & VIE 12/2016)
8/ NHIỀU UNG THƯ VÚ HƠN Ở NHỮNG PHỤ NỮ DƯỚI 50 TUỔI.
Mặc dầu tần số toàn bộ của ung thư vú giảm, nhưng nó lại gia tăng một cách quan trọng trong lứa tuổi này.
EPIDEMIOLOGIE. Theo Viện ung thư quốc gia (INCa : Institut national du cancer), mặc dầu tỷ lệ toàn bộ mắc phải ung thư vú giảm từ năm 2005, nhưng tỷ lệ này lại gia tăng một cách quan trọng ở những phụ nữ 30-39 tuổi và những phụ nữ 40-49 tuổi. Vì quần thể này không bị liên hệ bởi dépistage organisé, nên sự gia tăng này không phải do một sự chú ý gia tăng của y tế. Catherine Hill, trưởng khoa sinh học thống kê và dịch tễ học thuộc Viện Gustave-Roussy (Villejuif, Val-de-Marne) thấy ở đó một “bí mật dịch tễ học”. Đối với Bernard Asselain, nguyên trưởng khoa dịch tễ học của Viện Curie (Paris), sự giải thích có thể là ở sự xuất hiện sớm của những kinh nguyệt đầu tiên và sự lùi lại của tuổi thai nghén đầu tiên : ” Giữa những kinh nguyệt đầu tiên và thai nghén đầu tiên, xảy ra sự ngấm mạnh của oestrogène. Thời kỳ này kéo dài làm gia tăng nguy cơ ung thư. Nhưng trong đại đa số những trường hợp, sự xuất hiện một ung thư là do nhiều yếu tố.
(SCIENCES ET AVENIR 12/2016)
9/”ALZHEIMER : HƯỚNG NHIỄM TRÙNG ĐƯỢC ĐỊNH RÕ”
Nhân ngày thế giới chống bệnh Alzheimer 21/9/2016, Ronald Melki, chuyên gia các bệnh thoái hóa thần kinh trở lại nguồn gốc chung của những bệnh lý này.
Hỏi : Mới đây người ta đã khám phá rằng những protéine infectieuse là nguồn gốc của những bệnh thoái hóa thần kinh như những protéine infectieuse của bệnh Parkinson và Alzheimer. Có phải điều này đúng cho tất cả những chứng sa sút trí tuệ ?
Ronal Melki : Chính xác. Sự kết tụ (agrégation) của những protéine trong những neurone của não khiến chúng bị déconnexion rồi chết, hiện tượng chung cho tất cả những bệnh thoái hóa thần kinh. Như thế, sự kết tụ của protéine tau gây nên những “taupathies”, những bệnh Alzheimer hay bệnh Pick ; sự kết tụ của alpha-synucléine chịu trách nhiệm synucléopathies, trong số đó có bệnh Parkinson hay démence à corps de Lewy ; sự kết tụ của huntingtine có liên quan trong bệnh Huntington. Tùy theo loại protéine bị kết tụ, một trong những bệnh lý này sẽ được phát khởi.
Hỏi : Những protéine này có gây nhiễm không, có phải lo ngại một sự truyền bệnh, nhất là khi truyền máu ?
Ronal Melki : Những kết tụ (agrégat) của những protéine này đúng là gây nhiễm. Nhưng chúng lan tràn từ tế bào này đến tế bào khác : vậy ta không bị nguy cơ gì hết khi bắt tay hay hôn một bệnh nhân. Ngược lại có thể có một nguy cơ khi truyền máu hay hiến cơ quan. Những protéine kết tụ có thể lưu hànhở những người trong thời kỳ tiềm phục, những người này làm lan tràn bệnh mà họ không hay biết. Đúng là có một thủ thuật làm bất hoạt những protéine trong những mẫu nghiệm được sử dụng trong phòng thí nghiệm mà chúng tôi đã công bố. Nhưng thủ thuật này không thể áp dụng đối với máu bởi vì quá xâm nhập hay hủy hoại.
Hỏi : Phải chăng ông đã báo động giới hữu trách y tế để cho sự an toàn được cải thiện ?
Ronal Melki : Chúng tôi đã có những buổi thảo luận không chính thức với lãnh đạo của chúng tôi. Hôm nay, những mẫu nghiệm máu được đánh giá là nguy hiểm được loại bỏ nhờ nhiều biện pháp lọc (những bảng câu hỏi, phản ứng huyết thanh,…). Cũng phải làm như vậy đối với những người hiến có những giai đoạn đầu tiên của sa sút trí tuệ. Ngoài ra phải thiết đặt một trắc nghiệm máu (như đã được thực hiện đối với VIH) nhằm cho phép đảm bảo rằng những hiến máu là không nguy hiểm bằng cách phát hiện sự hiện diện của những biomarqueur. Một trắc nghiệm như thế chưa được hiệu chính.
Hỏi : Một công trình nghiên cứu mới đây, được tiến hành trên 1,2 triệu bệnh nhân được truyền máu trong 20 năm, kết luận không có sự truyền của bệnh sa sút trí tuệ.
Ronal Melki : Công trình nghiên cứu này của Thụy Điển là quan trọng nhưng không đảm bảo một sự vắng mặt hoàn toàn nguy cơ. Tuy nhiên phải tương đối hóa những nguy cơ. Sự nhờ đến một truyền máu là do một tình huống nghiêm trọng. Ngoài ra, những bệnh thoái hóa thần kinh, liên kết với sự lão hóa, tiến triển rất chậm. Vậy, mặc dầu vài trường hợp sa sút trí tuệ xuất hiện sau nhiều thập niên, bệnh nhân, nhờ truyền máu, sẽ sống lâu trước khi phát triển một bệnh lý. Vậy nguy cơ mà ta có với một truyền máu không thể so với lợi ích của nó.
Hỏi : Tại sao những protéine nhiễm trùng này lại kết tụ như thế ?
Ronal Melki : Một khi được tổng hợp, những protéine nhiễm trùng dao động giữa nhiều hình dáng theo 3 chiều không gian (configuration en 3D), vài protéine hoạt động, những protéine khác thì không. Những protéine “chaperon” khi đó giúp chúng tìm thấy một hình dạng tốt. Khi những protéine chaperon này không làm đúng đắn công việc của chúng, những phần protéine không gập lại tốt, không hoạt động ; chúng có khuynh hướng chồng lên nhau.
Hỏi : Tại sao những protéine chaperon không hoạt động đúng đắn ?
Ronal Melki : Khi một protéine có hình dạng xấu, những “chaperon” giam giữ nó và cho nó một cơ mày thứ hai gập lại một cách đúng đắn. Nhưng chúng nhanh chóng bị tràn ngập nếu quá nhiều protéine bị hỏng ! Kết quả : càng ngày càng có nhiều protéine không gập lại đứng đắn và kết tụ và, bởi vì những kết tụ cũng kết nối những chaperon, nên những protéine này càng ngày càng ít hiện diện với thời gian. Căn bệnh phát triển.
Hỏi : Ông đã khám phá như thế nào vài protéine có tính chất gây nhiễm ?
Ronal Melki : Trước đây chúng ta hằng nghĩ rằng chỉ có một protéine infectieuse, prion (PrP), nguồn gốc của bệnh Creutzfeldt-Jacob và encéphalite spongioforme bovine (” maladie de la vache folle”). Một prion là một protéine kết tụ, lan tràn và khuếch đại. Thế mà những điều trị thí nghiệm đã phát hiện một hiện tượng hoàn toàn bất ngờ : những neurone phôi thai đã được ghép trong não của những bệnh nhân bị bệnh Parkinson, trong mục đích bù sự mất neurone dopaminergique đặc trưng của bệnh này. Khi những não này được xem xét lúc những bệnh nhân chết năm 2008, hơn một thập niên về sau, chúng tôi đã chứng thực rằng những mẫu ghép đến lượt bị xâm chiếm bởi những kết tụ của những protéine alpha-synucléine liên quan trọng bệnh Parkinson. Thế mà theo lý thuyết những protéine ” không lan tràn” ! Từ đó trực giác của chúng tôi : phải chăng những kết tụ này có tính chất gây nhiễm như PrP ? Phòng thí nghiệm của chúng tôi, cộng tác với đại học Standford (Hoa Kỳ) và Lund (Thụy Điển), sau đó đã cho thấy, ở chuột và trong canh cấy tế bào, rằng những kết tụ alpha-synucléine và huntingtine đúng là có tính chất lan tràn từ tế bào này qua tế bào kia và khuếch đại ! Từ đó, những nhà nghiên cứu khác đã chứng minh điều đó đối với protéine tau (Alzheimer)
CHỐNG LẠI NHỮNG PROTEINE INFECTIEUSE NÀY NHƯ THẾ NÀO ?
Mặc dầu những kết tụ protéine đi từ tế bào này qua tế bào khác, chúng ta có thể hy vọng rằng chúng bị “để lộ ” từng lúc và trở nên một đích điều trị. Làm chậm sự làn tràn và sự khuếch đại của chúng có nghĩa là làm chậm sự tiến triển của bệnh lý. Chúng ta cũng hy vọng tác động trước khi những triệu chứng xuất hiện, bằng cách phát hiện trong máu hay dịch não tủy chữ ký của một dạng protéine bệnh lý nhờ những chất chỉ dấu sinh học. Chúng ta nghiên cứu để tổng hợp chúng. Chúng cũng có thể được sử dụng để vô hiệu hóa những kết tụ trong não.
(SCIENCES ET AVENIR 9/2016)
10/ VIÊM TAI NHI ĐỒNG : MỘT GEL KHÁNG SINH
Viêm tai giữa rất thường gặp ở trẻ em. Nguoc gốc là vi khuẩn và thường biện minh cho điều trị kháng sinh mà thời gian cho thuốc 10 ngày có thể tạo điều kiện những đề kháng và có thể gây độc. Các nhà nghiên cứu Hoa Kỳ của đại học Boston đã hiệu chính một gel kháng sinh với chất cơ bản là ciprofloxacine, có thể đặt tại chỗ trên màng nhĩ qua ống tai ngoài và có khả năng khuếch tán chậm sản phẩm xuyên qua ống tai ngoài về phía tai giữa. Những thử nghiệm ở động vật đã tỏ ra có sức thuyết phục với tính hiệu quả 100% và sau một lần đặt duy nhất. Không có vết thuốc nào đã được phát hiện trong máu, gợi ý rằng sản phẩm chỉ tác dụng tại chỗ. Giới hữu trách Hoa Kỳ (FDA) đã chấp thuận thành phần của gel, như thế mở cửa cho những thử nghiệm lâm sàng ở trẻ em
(PARIS MATCH 13/10-19/10/2016)
BS NGUYỄN VĂN THỊNH
(5/12/2016)
Pingback: Thời sự y học số 502 – BS Nguyễn Văn Thịnh | Tiếng sông Hương
Pingback: Thời sự y học số 507 – BS Nguyễn Văn Thịnh | Tiếng sông Hương
Pingback: Thời sự y học số 517 – BS Nguyễn Văn Thịnh | Tiếng sông Hương
Pingback: Thời sự y học số 592 – BS Nguyễn Văn Thịnh | Tiếng sông Hương
Pingback: Thời sự y học số 603 – BS Nguyễn Văn Thịnh | Tiếng sông Hương
Pingback: Thời sự y học số 609 – BS Nguyễn Văn Thịnh | Tiếng sông Hương