Thời sự y học số 411 – BS Nguyễn Văn Thịnh

1/ HÉMOCHROMATOSE : MỘT CHẨN ĐOÁN THƯỜNG QUÁ MUỘN.

– Một tuần lễ thông tin và nhạy cảm hóa căn bệnh do sắt này (hémochromatose) đã xảy ra từ 1/6-6/6/2015 ở Pháp.
– 4 grammes : Đó là lượng sắt trung bình mà cơ thể chứa trong đó 70% nằm trong hémoglobine của những hồng cầu.
– Dưới tác dụng của trích máu, 1/3 thoái biến, 1/3 ổn định, nhưng 1/3 tiếp tục tiến triển.
GS Pascal Richette
Rhumatologue, CHU Lariboisière, Paris

FER. Đó là một chẩn đoán mà các thầy thuốc không nghĩ đến đủ. Bởi vì các triệu chứng của căn bệnh có thể có nhiều nguyên nhân khác, và bởi vì bệnh vẫn còn chưa được biết rõ. Tuy vậy, những người bị hémochromatose rất có lợi khi được chẩn đoán sớm căn bệnh, chịu trách nhiệm một tăng gánh sắt của cơ thể với những hậu quả tiềm năng nghiêm trọng. Trong hơn 95% các trường hợp, hémochromatose di truyền cổ điển, hay loại 1, là do một sự biến dị của gène HFE, trên nhiễm sắc thể 6, gây một thiếu hụt hepcidine, “hormone de fer” thật sự, do đó tích tụ có hại của sắt trong các mô. Xuất hiện cách nay 4000 năm ở những người Celte, bệnh chỉ ảnh hưởng những người thuộc giống châu Âu.
Những triệu chứng đầu tiên của hémochromatose xuất hiện thường nhất sau 40 tuổi. Căn bệnh được biểu hiện trước hết bằng một sự mệt mỏi dai dẳng và bị đau mãn tính ở những khớp khác nhau, trong đó thường là những khớp của các ngón tay : đó là dấu hiệu poignée de main douloureuse (cái bắt tay đau). ” Đó có thể là hư khớp (arthrose), thường ở các bàn tay và các cổ chân, nhưng cũng nhiều ở đầu gối và các khớp háng ; đó có thể là chondrocalcinose (những tinh thể lắng đọng trong các khớp), nhất là các bàn tay và những đầu gối ; đó có thể là loãng xương (ostéoporose) “, GS Pascal Richette, rhumatologue (CHU Lariboisière, Paris) đã xác nhận như vậy.
” Phải hơn 5 năm để những triệu chứng đầu tiên này được quy cho nguyên nhân thật sự của chúng, hémochromatose “, GS Pierre Brissot, thầy thuốc chuyên về gan (CHU Rennes), chuyên gia về bệnh hémochromatose, đã lấy làm tiếc như vậy. ” Thế mà chẩn đoán này càng muộn thì nguy cơ càng gia tăng gây những thương tổn của gan, tụy tạng, hiếm hơn của tim, có thể tiềm năng ảnh hưởng tiên lượng sinh tồn, mặc dầu những thể nặng hiếm hơn so với trước đây. ” Không được điều trị sự tăng gánh sắt (surcharge en fer) gây, nhất là, một sự xơ hóa từ từ của gan, lót đường cho xơ gan và ung thư.
Tại sao nhất là những cơ quan này ? Sắt hấp thụ hay tái chế được vận chuyển trong cơ thể bởi một protéine, transferrine, cho đến tận tủy xương, ở đây những hồng cầu mới được sản xuất. ” Hémochromatose, đó làm hạ hepcidine, gia tăng sự hấp thụ của sắt đến độ những khả năng của tranferrine bị vượt quá và một phần của sắt vẫn nằm trong các mô “, vị thầy thuốc đã xác nhận như vậy. Chính sắt không liên kết này gây tổn hại những cơ quan này theo thời gian.
Tuy nhiên còn phải chẩn đoán căn bệnh. Ngoài triệu chứng mệt và đau khớp, vài dấu hiệu phải lôi kéo sự chú ý của thầy thuốc, như một sự tăng cao không có lý do của các men gan, những transaminase, hay một bệnh đái đường không giải thích được. Hémochromatose đôi khi được khám phá một cách tình cờ : sự mệt nhọc làm nghi ngờ một thiếu máu, nhưng bilan máu trái lại cho thấy một nồng độ ferritine rất cao, phản ánh tình trạng tăng gánh sắt của các mô. Nồng độ máu của protéine tích trữ sắt này có thể bùng nổ trong trường hợp hémochromatose. Một khi đã loại bỏ những nguyên nhân khác của sự gia tăng nồng độ ferritine (hội chứng chuyển hóa, viêm, rượu, viêm gan…), nếu ferritine và sắt huyết tương vẫn cao, một trắc nghiệm di truyền, không gây đau, được thực hiện để tìm kiếm sự biến dị.
” Vậy hôm nay chẩn đoán này không còn đòi hỏi động tác xâm nhập nữa. Để định lượng sự tăng gánh sắt, ngoài ferrtitine, một thăm dò, IRM-fer, có thể được thực hiện : một logiciel tự do từ nay cho phép đặt tương quan một cách rất chính xác signal của IRM với lượng sắt hiện diện trong gan”, BS Brissot đã chỉ rõ như vậy.
Một khi chẩn đoán hémochromatose được xác lập, điều trị là đơn giản. ” Điều trị dựa trên trích máu từng thời kỳ, có tính hiệu quả đáng chú ý. Lúc ban đầu, những trích máu này xảy ra hàng tháng để làm giảm càng nhanh sự tăng gánh sắt. Điều trị duy trì sau đó có thể hơi cách quãng, nhưng vẫn phải đều đặn. ” Vài thương tổn của bệnh có thể đảo ngược một phần : sự xơ hóa (fibrose) của gan nếu sự xơ hóa này chưa đạt đến giai đoạn xơ gan, bệnh đái đường chừng nào không phải đái đường phụ thuộc insulin, đôi khi những thương tổn tim…Còn về những biến chứng khớp, ” dưới tác dụng của trích máu, 1/3 thoái biến, 1/3 ổn định, nhưng 1/3 tiếp tục tiến triển”, GS Richette đã xác nhận như vậy. Một điều tra phat hiện cũng phải được đề nghị cho những người thân trong gia đình.
Nhưng nếu điều trị bị gián đoạn, hémochromatose và những biến chứng của nó sẽ tái tục. Thế mà, càng ngày càng nhiều bệnh nhân phải đương đầu với những khó khăn để tiếp tục được thực hiện những trích máu này trong các khoa bệnh viện và những trung tâm của Etablissement français du sang. Vậy tương lai thuộc về một điều trị sẽ tác động lên nguyên nhân của hémochromatose, chứ không chỉ lên tăng gánh sắt chỉ là triệu chứng. Đó là tất cả thách thức của những nghiên cứu hiện nay : tìm cách bắt chước hepcidine hay kích thích sự sản xuất nó.
(LE FIGARO 1/6/2015)

2/ ” CÁC THẦY THUỐC KHÔNG BIẾT CĂN BỆNH NÀY “
Ở tuổi 54, Eric chỉ của mới bắt đầu được điều trị vì chứng hémochromatose, vì lẽ ông chỉ biết được chẩn đoán từ 6 tháng nay. Và diễn biến tốt, mặc dầu ông vẫn còn đau ở các đầu gối.
Đã 15 năm nay mà những đầu gối này làm ông đau nhức. ” Nhưng bởi vì tôi ở trong tình trạng tăng thể trọng, nên tất cả những thầy thuốc mà tôi khám đều nói với tôi rằng tôi phải làm gầy đi để không còn bị đau nữa “, người dân Lyon này đã kể lại như vậy. ” Trong tất cả những năm tháng này, tôi có 5 hay 6 thầy thuốc điều trị, một vài lớn tuổi, những người khác trẻ hơn, tất cả đều kê đơn cho tôi đủ loại xét nghiệm, nhưng chẳng bao giờ có ai yêu cầu một định lượng ferritine. Vì tôi vẫn luôn luôn đau như thế và vì tôi không thể làm gầy ốm đi, nên cuối cùng tôi quyết định xin mổ để đặt vòng dạ dày (anneau gastrique). Chính thầy thuốc ngoại khoa đã yêu cầu một loạt những xét nghiệm, trong đó lần đầu tiên một định lượng ferritine được đòi hỏi. Khi ông ta thấy rằng nồng độ của ferritine là cao hơn 1300 microgramme/ml, ông tức khắc nói với tôi rằng có một mối ưu tư và rằng tôi phải nhanh chóng đi khám một thầy thuốc chuyên khoa bởi vì ông ta nghĩ tôi bị hémochromatose.”
” ĐỊNH LƯỢNG FERRITINE RẤT LÀ ĐƠN GIẢN…”
” Thầy thuốc chuyên khoa tức thì đã bảo tôi lấy hẹn ở bệnh viện để bắt đầu những buổi trích máu (saignées) và đã kê đơn cho tôi những xét nghiệm phụ như một thăm dò tim, một ostéodensitométrie…Ông cũng đã giải thích cho tôi rằng tôi phải bảo với các con và anh em tôi để được điều tra phát hiện”, Eric đã tâm sự như vậy, luôn luôn hốt hoảng vì đã phải cần nhiều thời gian để đặt một tên cho căn bệnh của mình…Và do sự không biết rõ ràng của các thầy thuốc mà ông đã đi khám bệnh. ” Những hậu quả của căn bệnh này có thể là bi thảm, còn sự định lượng ferritine thì rất là đơn giản…Tôi không hiểu tại sao sự định lượng này không được cho thực hiện một cách hệ thống.”
Hôm nay mỗi tuần Eric sẽ đi trích máu ở khoa chuyên môn của bệnh viện Bourgoin-Jallieu. Nồng độ ferritine của ông đã xuống trở lại khoảng 600 mcg/ml, điều này vẫn còn trên mức bình thường. ” Một trong những y tá của trung tâm lúc đầu đã nói với tôi rằng người ta đã có thể nghĩ tôi bị hémochromatose chỉ cần nhìn sắc da màu đồng (teint cuivré), điển hình của căn bệnh..Mới đây tôi lại gặp cô ta và theo cô, tôi đã thay đổi màu sắc. Đó là dấu hiệu tốt…”
(LE FIGARO 1/6/2015)

3/ HÉMOCHROMATOSE : NGUY CƠ THIẾU TRÍCH MÁU ĐIỀU TRỊ
” Có một nguy cơ khan hiếm máu “, người ta lập lại với chúng tôi một cách đều đặn như vậy để kích thích chúng tôi hiến máu. Và thế là rất tốt. Nhưng cũng dường như rằng người ta cũng đang tiến về một tình trạng khan hiếm trích máu, thật là khó khăn biết bao để tìm trong vài vùng của đất nước những khoa chuyên thực hiện động tác điều trị cần thiết này trong trường hợp hémochromatose.
” Đã từng có 11 centre de saignées ở Paris năm 2001, hôm nay chỉ còn 2 ở bệnh viện Tenon và ở EES của Saint-Antoine. Khả năng tiếp cận những trung tâm trích máu trở nên có vấn đề trong nhiều vùng và bi thảm ở Paris. Những bệnh viện và Etablissement français du sang giải ước động tác này chỉ vì những lý do tài chánh, trong khi đó là một động tác sinh tử đối với tất cả những bệnh nhân bị hémochromatose !”, GS Pierre Brissot đã nổi giận như vậy.
CÁC THẦY THUỐC VÀ BỆNH NHÂN RUNG CHUÔNG BÁO ĐỘNG.
Như BS Françoise Courtois cựu giám đốc của một site transfusionnel của AP-HP, đã giải thích điều đó, ” trước 2000, những trung tâm được trang bị tốt và chuyên môn hóa này cũng đảm bảo những trích máu điều trị và tất cả diễn biến tốt “. Khi đó có 19 trung tâm cho Paris. ” Sau khi thành lập EFS năm 2000, vài bệnh viện đã đóng site transfusionnel và EFS đã giữ ít hoạt động điều trị. Một cuộc điều tra ở các bệnh nhân đã cho thấy ngay thời kỳ này rằng họ đã có những khó khăn để được lấy máu. Từ đó, vì muốn tiết kiệm, 90% những site transfusionnel của Paris đã ngừng hoạt động trích máu này. Các khoa bệnh viện không muốn hoạt động trở lại bởi vì động tác này, thù lao kém, đòi hỏi những phương tiện về nhân viên và phòng ốc”.
Tuy vậy, theo vị thầy thuốc, hôm nay phụ trách châu Âu những hiệp hội bệnh nhân, khoảng 20.000 bệnh nhân bị hémochromatose phụ thuộc những trích máu này ở Pháp. Trước sự thiếu hụt này, những trung tâm hiếm hoi còn mở cửa bị quá tải bởi những yêu cầu. Vài y tá thực hiện động tác này. ” Nhưng đó không phải là điều rất mong muốn, bởi vì động tác trích máu đòi hỏi một khung cảnh y khoa nghiêm túc.
Đứng trước điều bắt đầu giống như một vụ tai tiến về y tế, các thầy thuốc và bệnh nhân rung chuông báo động : ” Chúng tôi đã đưa ra Cơ quan y tế khu vực, Bộ y tế, AP-HP, Bảo hiểm xã hội…”, BS Courtois đã giải thích như vậy. ” Một cuộc họp được dự kiến vào tháng sáu 2015. Nhưng tình hình hiện nay không được như vậy !”
(LE FIGARO 1/6/2015)

4/ TA CÓ THỂ TRÁNH NHỮNG BỆNH MÃN TÍNH CỦA GAN ?

Professeur Victor De Lédinghen
Sécrétaire générale de l’AFEF
Unité d’hépatologie et de transplantation hépatique
CHU de Bordeaux

Từ 20 năm nay ở Pháp, tiên lượng của ung thư vú đã trở nên rất tốt trong khi tiên lượng của ung thư gan tiên phát đã không tiến triển : những tỷ lệ sống sót luôn luôn chỉ là 10% lúc năm năm. Số những trường hợp mới của ung thư gan không ngừng gia tăng với gần 10.000 trường hợp mỗi năm. Tuy vậy, ung thư gan là một ung thư có thể được phòng ngừa vì lẽ nó xuất hiện trong hơn 80% những trường hợp ở những người có một bệnh gan mãn tính. Các thầy thuốc chuyên khoa gan của Pháp, sẽ họp ở Bordeaux từ 28 tháng 9 đến 1 tháng 10 nhân kỷ niệm 40 năm thành lập Société française d’hépatologie đều nhất trí : đã đến lúc phải hành động để phòng ngừa những bệnh mãn tính của gan và cải thiện công tác phát hiện sớm ở những người có nguy cơ. 3 nguyên nhân chính của những bệnh gan mãn tính là viêm gan siêu vi trùng, hội chứng chuyển hóa (tăng thể trọng, béo phì, đái đường, dyslipidémie) và sự tiêu thụ rượu quá mức.
Từ 3 năm nay, bệnh viêm gan mãn tính C có thể được chữa lành một cách dễ dàng nhờ những thuốc mới, rất có hiệu quả và được dung nạp tốt. Vậy một sự giảm từ từ tầm quan trọng của căn bệnh này có thể được dự kiến trong thời gian trung hạn. Trái lại, với hơn 300.000 người bị nhiễm, số những bệnh nhân bị viêm gan mãn tính siêu vi B không ngừng gia tăng, mặc dầu có một vaccin hiệu quả và không nguy hiểm. Vào tháng ba vừa rồi, sau 17 năm thẩm cứu, công lý đã ra phán quyết miễn tố trong điều tra về vaccin chống viêm gan B khi kết luận không có “mối liên hệ nhân quả chắc chắn” giữa sự tiêm chủng này và sự xuất hiện của những bệnh lý thoái hóa-thần kinh.
BƯỚC MỖI NGÀY.
Bây giờ một chính sách tiêm chủng thật sự phải được thiết đặt ở Pháp ở những trẻ em để đạt được sự triệt trừ căn bệnh này, như điều đó đã có thể với bệnh đậu mùa và bệnh uốn ván. Ở Đài Loan, thí dụ, từ những năm 1990, sự tiêm chủng hệ thống những trẻ em đã cho phép một sự giảm ngoạn mục số những trường hợp ung thư gan trong đất nước này, mặc dầu bị hoành hoành bởi căn bệnh này vào cuối những năm 1970. Dầu đó là viêm gan B hay viêm gan C, vẫn còn có nhiều người không biết rằng họ mang một virus như vậy. Điều thiết yếu là phải tăng cường công tác điều tra phát hiện, nhất là ở những người có nguy cơ như những di dân hay những người sử dụng chất ma túy.
Một số ngày càng tăng những bệnh gan mãn tính và ung thư gan là do hội chứng chuyển hóa (syndrome métabolique), mà tỷ lệ luu hành gia tăng một cách đều đặn ở Pháp : tăng thể trọng, bệnh đái đường, chứng béo phì, cao huyết áp, dyslipidémie là những nguyên nhân chính. Tuy vậy, sự phòng ngừa hội chứng chuyển hóa là đơn giản với những lợi ích không chỉ trên gan, mà còn trên tim, các khớp hay nguy cơ ung thư. Hoạt động vật lý phải là một ưu tiên từ 7 đến 77 tuổi. Chỉ cần bước mỗi ngày, dùng cầu thang thay vì escalator, đi chợ không dùng xe hơi. Những phương tiện phòng ngừa này là đơn giản, ít tốn kém và hiệu quả. Những thông điệp và những hành động để hạn chế sự tiêu thụ đường phải được gia tăng nhất là ở các thiếu niên nhưng cũng ở bố mẹ để họ giáo dục con cái theo một chế độ cân bằng ngay từ lứa tuổi còn rất nhỏ. Những biện pháp dễ thiết đặt : dành soda cho những ngày lễ hội, hạn chế kem, hủy bỏ kẹo khỏi những sac à dos của các trẻ em, làm trở thành trò chơi sự tiêu thụ trái cây và rau xanh ở trường học…Thế mà lợi ích của những biện pháp này là chúng không tốn kém đối với ngân sách quốc gia. Cũng vậy đối với người lớn : chúng ta chờ đợi gì để giúp các xí nghiệp đặt dưới quyền sử dụng của công nhân viên những salle de sport và tạo điều kiện cho những cuộc gặp gỡ với một diététicienne trong y khoa lao động ở những người có nguy cơ ?Trong đất nước của chúng ta cũng như trong nhiều nước khác ở châu Âu, sự tiêu thụ rượu là một tai họa thật sự. Hơn 4 triệu người Pháp là những người tiêu thụ thái quá và “binge drinking” (beuverie express) càng ngày càng phát triển, ở các thiếu niên và những người trưởng thành trẻ tuổi. Gần 50.000 người chết mỗi năm do một nguyên nhân liên quan trực tiếp hay gián tiếp với rượu : những tai nạn đường xá, những ung thư TMH, xơ gan và những ung thư gan. Vị trí của rượu ở Pháp là quan trọng do khía cạnh xã giao nhưng cũng bất hạnh thay vì những lợi ích kinh tế, tài chánh và chính trị rất quan trọng. Đã đến lúc cần thiết đặt một chính sách có trách nhiệm để phòng ngừa những căn bệnh có liên quan với rượu : ấn định 0g/l nồng độ alcool lúc lái xe như vài nước châu Ẩu đã làm, tăng cường những chiến dịch thông tin trong trường học, thiết đặt một cách hệ thống sự phát hiện sớm của sự tiêu thụ quá mức rượu trong y khoa học đường và y khoa lao động…Ai, trong số những ứng viên tổng thống tương lai sẽ dám đề nghị một chính sách thật sự trách nhiệm đối với rượu ?
Có thể phòng ngừa những bệnh mãn tính của gan bằng những biện pháp đơn giản cần thiết đặt : có một đời sống vệ sinh quân bình cũng đủ, điều này không tương phản với sự kiện đánh giá những phong phú của gastonomie française. Nguyên tắc cơ bản này không phải là mới vì lẽ, ở thế kỷ thứ VI trước thiên chúa giáng sinh, Pythagore đã viết bằng những câu thơ vàng : ” Đừng coi thường sức khỏe của bạn : hãy cho thân thể bạn, nhưng với sự tiết độ, cái ăn, cái uống, thể dục. Biện pháp mà tôi đề nghị là biện pháp mà bạn không thể sử dụng mà không làm hại bạn.”
(LE FIGARO 20/9/2016)

5/ DẤU MÌNH TRONG MÁU, VIRUS CỦA VIÊM GAN C SAU CÙNG ĐÃ “ĐƯỢC CHỤP ẢNH”
VIROLOGIE. Được nhận diện ngay năm 1989 trong máu, virus của viêm gan C chỉ vừa được quan sát bởi một kíp của Inserm, được hỗ trờ bởi những kỹ sư và kỹ thuật viên của plateforme de microscopie électronique của đại học Tours.
Virus bé nhỏ này, cũng như tất cả những virus của viêm gan, gây nhiễm một cách đặc hiệu những tế bào gan và tiêu hủy chúng. Để lan tràn, virus len vào trong những particule de lipides được gọi là VLDL, khi chúng được tiết vào trong máu bởi những tế bào gan. ” Chúng tôi đã phát hiện một con ngựa thành Troie thật sự “, Eric Piver, thầy thuốc và tác giả đầu tiên của công trình nghiên cứu được công bố trong tạp chí Gut, đã tóm tắt như vậy. Chiến lược này, cho phép ông tránh sự cảnh giác của hệ miễn dịch, đã hoàn toàn huyền thoại hóa những nhà khoa học, nhất là những nhà khoa học của Viện Rockfeller ở Nữu Ước. Những nhà khoa học này đang tìm cách phân lập những particule đồng nhất và cứng, điển hình của phần lớn virus.
Thường nhất, các virus được nhận diện bởi các kháng thể được chế tạo bởi cơ thể để chống lại chúng hay một cách trực tiếp bởi kính hiển vi điện tử, như đó là trường hợp đối với virus của viêm gan B năm 1967 và của viêm gan A năm 1977. Trái lại, virus của viêm gan C, được phát hiện, ngay từ nguyên thủy, bởi sự hiện diện trong máu của vật liệu di truyền của nó, trong thời gian lâu vẫn không thể tiếp cận được bởi các nhà nghiên cứu, bởi vì không thể cấy nó trong phòng thí nghiệm (in vitro).
Giai đoạn này mặc dầu đã được vượt qua vào năm 2005, tuy vậy đã không làm dễ sự phân lập của những particule virale trong môi trường cấy. Các tế bào gan bị nhiễm bởi virus sản xuất những particule lipidique, đôi khi bao gồm những protéine virale nhưng không phải phần còn lại của virus. Chính điều đó làm brouiller les pistes.
Chìa khóa của sự thành công là sự hiệu chính bởi nhà nghiên cứu Jean-Christophe Meunier một kỹ thuật phân lập những particule viro-lipidique này một cách trực tiếp trong môi trường cấy. ” Chúng tôi đã sử dụng một kháng thể nhận biết virus trong trạng thái tự nhiên của nó, nghĩa là được đưa vào trong những particule de lipide hiện diện trong máu hay môi trường cấy”, nhà nghiên cứu đã xác nhận như vậy. Với kháng thể này, những particule đã có thể được gắn trên grille d’observation của các kính hiển vi điện tử.
180 TRIỆU NGƯỜI BỊ NHIỄMĐược phóng đại gần 600.000 lần, các particule đã cho thấy trong lòng chúng virus với một phần trung tâm chứa vật liệu di truyền và một vỏ protéine được phủ bởi lipide. Những particules viro-lipidique này có một hình dáng thay đổi giữa chúng với nhau và cũng giữa các bệnh nhân, điều này giải thích tại sao trong quá khứ khó purifier hãy nhận diện chúng.
Từ nay các nhà nghiên cứu có thể khảo sát một cách chính xác hơn những protéine virale xuất hiện trên một cánh của các particule viro-lipidique. ” Đó cũng là những đích tiềm năng để hiệu chính những vaccin”, Jean-Christophe Meunier đã xác nhận như vậy. Điều đó xảy ra đúng lúc, bởi vì đơn vị Inserm, được điều khiển boi GS Philippe Roingeard, cũng thực hiện những nghiên cứu theo chiều hướng này. Đơn vị này ở tại đại học y khoa Tours, ở đây, năm 1976, Philippe Maupas và équipe đã khám phá vaccin đầu tiên chống lại viêm gan B. Trong quá khứ tất cả những cố gắng làm vaccin đều thất bại, bởi vì virus rất thay đổi và sử dụng nhiều phương tiện để thoát khỏi hệ miễn dịch.
Khoảng 100 triệu người trên thế giới bị nhiễm virus của viêm gan C, trong đó hơn 90% không biết mình bị nhiễm. Những loại thuốc mới, những thuốc chống virus có tác dụng trực tiếp, phong bế chu kỳ tăng sinh của virus trong những tế bào gan và cho phép chữa lành phần lớn những bệnh nhân, nhưng phí tổn của chúng và sự theo dõi những người bệnh được điều trị vẫn còn là những trở ngại cho sự sử dụng chúng ở quy mô lớn. Một vaccin sẽ là một giải pháp dễ tiếp cận hơn và dài lâu hơn để triệt trừ căn bệnh, nguồn gốc của nhiều ung thư gan và đã là nguyên nhân đầu tiên gây tử vong ở Hoa Kỳ.
(LE FIGARO 26/10/2016)

6/ GIẢI NOBEL Y HỌC : NGƯỜI NHẬT OHSUMI.
Ông đã làm sáng tỏ cơ chế autophagie, cho phép các tế bào tái chế những yếu tố không được mong muốn.
CELLULE. Một thế kỷ rưởi sau khi tu sĩ Gregor Mendel đã kiên nhẫn cho lai giống những hạt đậu nhỏ để đặt nhưng cơ chế căn bản đưa di truyền vào thế kỷ XIX, lại đến lượt đi vào lịch sử một người gây dựng tỉ mỉ khác của di truyền học, Yoshinori Ohsumi, 71 tuổi.Giáo sư của Viện kỹ thuật học Tokyo, ông vừa được trao giải Nobel y học và sinh lý học năm 2016 vì đã khám phá cơ chế của autophagie, sau những thao tác tài tình và dài lâu trên nấm men và ở đại học Tokyo. ” Đó là một tin tuyệt vời bởi vì ông đã cách mạng hóa một phần của sinh học tế bào khi đặt những cơ sở của autophagie “, BS Franck Lafont, giám đốc nghiên cứu của CNRS (Centre d’infection et d’immunité de Lille) đã giải thích như vậy.
Autophagie chủ yếu là một cơ chế tái sinh (mécanisme de recyclage), hiện diện tự nhiên trong mỗi tế bào. Có thể nói đó là một sự đóng gói (empaquetage), trong những “sacs-poubelles”, được gọi là autophagosome, của tất cả những phần tử mà tế bào phải hủy hoại. Sau đó chúng được thu thập rồi bị phá hủy bởi những enzyme hay được tái chế nhờ những éboueur (người hốt rác) trong tế bào, những lysosome, mà sự khám phá đã mang lại giải Nobel cho người Bỉ Christian để Duve năm 1974.
Ý tưởng thiên tài của GS Ohsumi là tước đi khỏi những lysosome những enzymes, như những người bảo dưỡng (agent d’entretien) bị lấy đi những sản phẩm lau chùi (produit de nettoyage), để thấy xuất hiện một sự tích tụ của “những mảnh vỡ tế bào” được đóng gói trong những lysosome. Để kích thích quá trình tái sinh bằng autophagie, GS Ohsumi đã làm đói những tế bào. Sau đó là giai đoạn nhận diện những gène cần thiết cho sự diễn biến tốt của autophagie. Lúc làm thí nghiệm trên nhiều nấm men biến dị (levure mutante), Yoshinori Ohsumi đã nhận diện 15 gène chủ yếu và những protéine điều hòa của chúng.
” TRẢI QUA HÀNG GIỜ ĐỂ NHÌN”
Ông kể lại điều đó trong tạp chí của Viện kỹ thuật học của Tokyo : ” Tất cả những khám phá của tôi đã bắt đầu bằng quan sát trên kính hiển vi, (…) tôi đã trải qua hàng giờ để nhìn trên kính hiển vi những cử động trong những vacuole. ” Một hướng nghiên cứu mà ông đã cố ý lựa chọn bởi vì không có ai khác khảo sát nó “.
Hôm nay có một tạp chí hoàn toàn dành cho autophagie ! ” Và trong vài ngày nữa, toàn thể các autophagiste châu Âu sẽ hội họp ở Varsovie “, BS Lafont, một trong những nhà tiền phong đã tâm sự như vậy. Bởi vì từ nay ta biết rằng “nhiều rối loạn sinh lý là do autophagie”, ông nói thêm như vậy. Từ sự loại bỏ virus hay vi khuẩn, đến sự phát triển của phôi thai, qua tính miễn dịch bẩm sinh hay những bệnh như bệnh đái đường loại 2, bệnh Parkinson hay ung thư.
Những nghiên cứu mạnh mẽ đang được tiến hành để phát triển những thuốc nhắm vào cơ chế, nhưng khám phá cơ bản đúng là đã được thực hiện ở Tokyo vào đầu những năm 1990. Bởi Yoshinori Ohsumi.
(LE FIGARO 4/10/2016)

7/ PHUƠNG PHÁP SNOEZELEN GIÚP CHO NHỮNG NGƯỜI GIÀ.
BS Natacha Noel hành nghề trong khoa lão khoa của Clinique André Renard (Herstal, Liège, Belgique), ở đây bà thực hành phương pháp Snoezelen này.
Hỏi : Snoezelen là một phương pháp kích thích giác quan (stimulation sensorielle) càng ngày càng được công nhận. Nhưng nguyên tắc cơ bản là gì ?
Natacha Noel : Dành cho những bệnh nhân bị nhiều phế tật, phương pháp dựa trên sự đánh thức bệnh nhân với thế giới bên ngoài bằng kích thích 4 trong năm giác quan, để cho phép bệnh nhân ý thức về cơ thể của mình và mang lại nhiều thực chất hơn cho hiện thực. Đó là một phương pháp không ra chỉ thị (démarche non directive), trong đó người theo kèm phải thích ứng với đáp ứng của bệnh nhân.
Hỏi : Phương pháp này được áp dụng như thế nào trong một trung tâm điều trị ?
Natacha Noel : Trong những năm 90, các khoa lão khoa đã quan tâm đen sự sử dụng nó. Ở đó phương pháp đã gặp phải một sự hâm mộ chắc chắn bởi vì nó có mang lại một đáp ứng không dùng thuốc (une réponse non médicamenteuse) và cho phép một sự theo kèm thích nghi với bệnh nhân yếu ớt hay mất định hướng. Mục đích của nó là xây dựng một môi trường tạo thú vui và giải trí bằng những kích thích giác quan. Đó là một outil médiateur (công cụ trung gian) của một quan hệ nhân tính hóa (relation humanisante), căn cứ trên những ý niệm ” chăm lo ” con người. Phương pháp này gây thích thú ở những người hoạt động nghề nghiệp trong những khu vực y khoa-xã hội và y tế. Quan niệm Snoezelen là một bộ phận của những phương pháp không dùng thuốc được công nhận. Văn liệu khoa học nêu lên một lợi ích trên bình diện hành vi trong thời gian ngắn hạn kể từ lúc không gian được sử dụng một cách có ý thức, bởi nhân viên được đào tạo và có một thời gian đặc thù để sử dụng nó.
Hỏi : Phương pháp cho những lợi ích nào ?
Natacha Noel : Trong khoa lão khoa của chúng tôi, chúng tôi đã đề nghị hai công thức snoezelen khác nhau : một gian phòng giải trí (pièce de détente) đã được thành lập với matériel de stimulation, cột nước, máy chiếu ảnh, bầu khuếch tán tinh dầu (diffuseur d’huiles essentielles), âm nhạc, kích thích xúc giác bằng những massage và sử dụng mền được làm nặng (couverture alourdie) và gối dựa có kết cấu thay đổi… Tất cả các bệnh nhân không thể đi vào trong không gian này vì khả năng di động, vì quá yếu ớt hay vì những lý do y khoa. Do đó, một chariot snoezelen đã được thành lập, cho phép mang đến bệnh nhân phương pháp snoezelen trong phòng của mình. Một buổi diễn ra với một người đi kèm (kine, ergo, psychologue hay y tá) trực thuộc khoa lão khoa. Những lợi ích được chứng thực trong khoa liên quan những bệnh nhân lú lẫn hay sa sút trí tuệ với một sự giảm lo âu và tính hung dữ, cũng như một sự hợp tác tốt hơn trong điều trị. Về những người săn sóc bệnh nhân, ta cũng chứng thực một sự cải thiện khả năng diễn đạt, một săn sóc tập trung hơn vào người bệnh, một sự tìm kiếm những giải pháp thay thế cho contention physique hay médicamenteuse.
Hỏi : Những lợi ích này có được kiểm chứng trong trường hợp những bệnh lý nặng hơn, như bệnh Alzheimer ?
Natacha Noel : Những bệnh nhân nhận được loại điều trị này rất là thay đổi. Có thể đó là những bệnh nhân sa sút trí tuệ (dément) hay lú lẫn, trong mục đích cải thiện mối liên hệ và giúp thực hiện những săn sóc cơ bản. Vài bệnh nhân lo âu cũng rút được những lợi ích từ những buổi snoezelen này. Những buổi này cũng có thể được đề nghị cho những bệnh nhân đang được điều trị chữa tạm (soins palliatifs). Snoezelen đề nghị một không gian ngoài thời gian bệnh viện và cho phép làm chủ trở lại thân thể của mình, thường bị đánh mất tính người (déshumanisé) do những điều trị và sự nhập viện.
Hỏi : Phương pháp có được trang trải bởi bảo hiểm xã hội ?
Natacha Noel : Đó là một công cụ được đặt dưới quyền sử dụng của những người điều trị trong khung cảnh nhập viện. Nó không đòi hỏi một supplément nào và do đó không có can thiệp của bảo hiểm xã hội. Cơ sở bệnh viện đầu tư vào một không gian và dụng cụ thích ứng để đáp ứng yêu cầu của kíp lão khoa và như thế cải thiện sự thoải mái của bệnh nhân.
(PARIS MATCH 22/9-28/9/2016)

8/ SỰ CHẾT CỦA CÁC NEURONE. KẺ HÀNH QUYẾT BỊ NHẬN DIỆN
Các tai biến mạch máu não, các chấn thương sọ, những bệnh thoái hóa thần kinh, trong đó bệnh Alzheimer, gây sự chết non của những tế bào thần kinh (neurones). Số lượng mất mát càng quan trọng, những di chứng thần kinh càng lan rộng. Cơ chế hóa học dẫn đến sự chết này luôn luôn như nhau, nhưng quá trình cuối cùng làm cho sự hành quyết tế bào không thể đảo ngược vẫn cần phải được khám phá. Một kíp những nhà nghiên cứu của đại học Johns Hopkins, ở Baltimore, được điều khiển bởi các giáo sư Tedd và Valina Dawson, đã phát hiện điều đó. Một protéine, hiện diện trong những ty lạp thể (mitochondries) bị tống xuất khỏi chúng để vận chuyển một protéine khác, “sát nhân” (protéine assassine), được gọi là MIF, đến tận trong nhân của các neurone để giết chúng. Nhưng các nhà nghiên cứu cũng đã có thể khám phá những thuốc phong bế tác dụng có hại của MIF và đảm bảo sự sống còn của các neurone, mang lại hy vọng về những điều trị trong tương lai đối với nhiều bệnh của não bộ.
(PARIS MATCH 20/10-26/10/2016)

9/ CHẾT ĐỘT NGỘT Ở NGƯỜI LỚN : NHỮNG PHUƠNG PHÁP PHÒNG NGỪA MỚI.
BS Eloi Marijon, thầy thuốc chuyên khoa tim thuốc bệnh viện châu Âu Georges-Pompidou (Paris) mô tả những thiết bị cải tiến cho phép cứu những mạng người.
Hỏi : Khi nào một người trưởng thành là nạn nhân của chết đột ngột, điều gì đã xảy ra.
BS Eloi Marijon. Một rối loạn nhịp tim đã đột ngột ngăn cản tim làm tròn chức năng bơm của nó. Không còn có áp lực động mạch nữa để tưới các cơ quan. Những cơ quan này do thiếu oxygène đã bị ngất. Ở Pháp ta ước tính 40.000 trường hợp ngừng tim mỗi năm, trong đó 7% nạn nhân sống sót.
Hỏi : Những triệu chứng nào có thể báo động ?
BS Eloi Marijon. Một bệnh nhân trên hai sẽ phát triển một ngừng tím có những dấu hiệu đặc trưng : đau ngực, khó thở, mất tri giác. Về mặt khoa học người ta đã chứng minh từ tháng giêng năm 2016 rằng một bệnh nhân gọi Samu ngay những triệu chứng đầu tiên có 6 lần cơ may nhiều hơn sống sót.
Hỏi : Trong trường hợp sống sót, những nguy cơ di chứng là gì ?
BS Eloi Marijon. Những di chứng thần kinh là nghiêm trọng ở khoảng 20% những bệnh nhân vì não bộ đã không được tưới trong suốt thời gian ngừng tim (rối loạn cảm giác-vận động, rối loạn ngôn ngữ…), có thể được thêm vào những di chứng tâm lý quan trọng.
Hỏi : Phải chăng có những người phải được đặc biệt cảnh giác ?
BS Eloi Marijon. Vâng, đó là những người bị một bệnh tim, nhất là bệnh động mạch vành (85% những trường hợp), bệnh cơ tim, những bất thường điện của tim. Vấn đề là ở chỗ một trường hợp trên hai chết đột ngột xảy ra ở những người lớn đã không biết là mình bị bệnh tim. Ở những người biết điều đó, những lời khuyên duy nhất mà ta có thể cho là có một vệ sinh đời sống tốt, theo dõi tốt những khuyến nghị của thầy thuốc chuyên khoa tim của mình.
Hỏi : Cho đến nay, ta có những thiết bị cổ điển nào để phòng ngừa chết đột ngột ?
BS Eloi Marijon. Từ 20 năm qua, ta đề nghị cho những bệnh nhân có nguy cơ rất cao (như những bệnh nhân suy tim) cấy một máy khử rung (défibrillateur) được đặt ở ngực, dưới xương đòn, nối với bên trong của tim qua đường tĩnh mạch với một sonde. Thiết bị này, có khả năng tái lập nhịp tim bình thường trong trường hợp ngừng tim, đã chứng tỏ tính hiệu quả của nó nhưng cũng những hạn chế của nó : nhiễm trùng, vỡ sonde.
Hỏi : Những thiết bị mới nào cho phép phòng ngừa những ngừng tim này ?
BS Eloi Marijon.
1. Mới nhất và hiệu năng nhất là gilet défibrillant (Live Vest).
2. Một loại máy khử rung mới, boitier mà ta đặt dưới da ở nách trái. Để tránh nguy cơ nhiễm trùng và cơ học, sonde không được đưa vào trong tim. Khử rung không còn được thực hiện bên trong tim nữa mà từ xa.
3. Một máy ghi những biến cố (enregistreur d’événements) dưới da, chỉ có một chức năng ghi. 3 thiết bị này được nối với một mạng cho phép chuyển trực tiếp những thông tin đến thầy thuốc chuyên khoa tim.
Hỏi : Gilet khử rung hoạt động như thế nào ?
BS Eloi Marijon. Trong khi những défibrillateur implantable được dành cho những bệnh nhân có nguy cơ cao trong một thời gian thường trực, gilet défibrillateur chỉ được đề nghị cho những bệnh nhân có một nguy cơ quan trọng chết đột ngột. Thiết bị này, phát xuất từ kỹ thuật cao, cho phép theo dõi tim liên tục. Thiết bị có dạng một soutien-gorge với những dây đeo lớn bao gồm những điện cực, một ceinture được trang bị bởi một patch défibrillateur và một micro-ordinateur. Trong trường hợp rối loạn nhịp, gilet phát ra những vibration rồi một alarme sonore. Nếu bệnh nhân không đáp ứng lúc ấn trên một bouton, thiết bị phát ra một sốc điện có thể được lặp lại 5 lần. Gilet phát ra một message vocal để yêu cầu gọi cấp cứu và tiến hành càng nhanh càng tốt một xoa bóp tim. Sau khi mất tri giác, bệnh nhân mất 10% cơ may sống sót mỗi phút !
Hỏi : Ở đâu ta có thể có gilet défibrillateur này ?
BS Eloi Marijon. Nó được kê đơn bởi thầy thuốc chuyên khoa tim để thuê một tháng và để vài chỉ định.
Hỏi : Ông hãy mô tả cho chúng tôi hệ thống ghi những biến cố dưới da này ?
BS Eloi Marijon. Những chiếc gậy nhỏ (batonnet) được trang bị một hệ thống vi tính nhỏ xíu được đưa vào dưới da. Chúng ghi và nhận diện tất cả những bất thường của nhịp tim để xác định những bệnh nhân có nguy cơ chết đột ngột và cho phép thầy thuốc chuyên khoa tim xem có cần dự kiến đặt một máy khử rung không.
(PARIS MATCH 29/9-5/10/2016)

10/ SAU TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO : NGUY CƠ BỊ TRẦM CẢM
Một công trình nghiên cứu Đan Mạch đã so sánh những dữ kiện của 135.417 bệnh nhân đã là nạn nhân của một tai biến mạch máu não giữa 2001 và 2011 với 145.499 người chứng. Nguy cơ bị trầm cảm là 8 lần cao hơn ở những nạn nhân tai biến mạch máu não so với dân thường. 25% bệnh nhân bị trầm cảm trong 3 tháng đầu sau tai biến mạch máu não.
(PARIS MATCH 29/9-5/10/2016)

BS NGUYỄN VĂN THỊNH
(30/10/2016)

Bài này đã được đăng trong Chuyên đề Y Khoa, Thời sự y học. Đánh dấu đường dẫn tĩnh.

2 Responses to Thời sự y học số 411 – BS Nguyễn Văn Thịnh

  1. Pingback: Thời sự y học số 498 – BS Nguyễn Văn Thịnh | Tiếng sông Hương

  2. Pingback: Thời sự y học số 613 – BS Nguyễn Văn Thịnh | Tiếng sông Hương

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s