1/ MÙA HÈ, NGHỈ NGƠI : ẢNH HƯỞNG NÀO LÊN SỨC KHOẺ ?
Ta không thể nghiên cứu những tác dụng của những kỳ nghỉ hè mà không hỏi đến những điều kiện lao động.SANTE PUBLIQUE. Những kỳ nghỉ hè có tốt cho sức khỏe hay không ? Câu trả lời dường như hiển nhiên. Vả lại sự giữ gìn sức khỏe từng nằm trong số những mục tiêu của việc thiết lập những kỳ nghỉ ăn lương (congés payés) vào năm 1936. Vài công trình nghiên cứu dài hạn như những công trình về quần thể lớn của Framingham, được theo dõi từ năm 1948, cho thấy một sự gia tăng nguy cơ những tai biến tim mạch ở những người ít nghỉ phép. ” Nhưng những công trình nghiên cứu này cũng chỉ rằng những người đi nghỉ đều đặn có khuynh hướng có một lối sống nhìn toàn bộ lành mạnh hơn “, nhà nghiên cứu Phần Lan Jessica de Bloom đã nhấn mạnh như vậy. Và những người đi nghỉ không thật sự đại diện cho population générale : ở Pháp, chỉ 40% những hộ có lợi tức thấp, nhưng 68% của classe moyenne supérieure và 86% những người có lợi tức cao đã đi nghỉ vào năm 2014, theo một điều tra của Crédoc. Và 40% những người Pháp đã không đi đâu cả. Do đó có một sự so sánh sai lệch giữa những người đi và những người khác.
” Vài bệnh lý mãn tính như chàm (eczéma), những dị ứng, hen phế quản, giảm bớt hay biến mất trong thời kỳ nghỉ “, GS Yves Roquelaure, médecin du travail (CHU Angers) đã nhắc lại như vậy. Nhưng phải chăng điều đó là chỉ do tác dụng của nghỉ hè, hay cũng do sự ngừng tiếp xúc nghề nghiệp với những yếu tố khởi phát ?
Có lẽ chính mối liên hệ giữa sức khỏe tâm thần (santé psychique), sự thoải mái (bien-être) và nghỉ hè là rõ rệt nhất. Theo điều tra của Crédoc, 74% những người tự đánh giá, nhìn toàn bộ, là hạnh phúc, đã đi nghỉ phép trong năm, so với chỉ 38% những người không đi nghỉ. Những kỳ nghỉ làm giảm nguy cơ bị trầm cảm, nhiều công trình nghiên cứu đã xác nhận như vậy. Một trong những công trình nghiên cứu này, được thực hiện ở Thụy Điển vào năm 2013, đã cho thấy một sự giảm doanh thu những thuốc chống trầm cảm với sự gia tăng, vào tháng bảy, số lượng những người làm việc ăn lương đi nghỉ hè. Nhưng lại nữa, có thể có những biais, vì tình trạng rực ánh mặt trời mùa hè làm gia tăng sự sản xuất của một chất dẫn truyền thần kinh có tác dụng chống trầm cảm, sérotonine.
Để làm giảm những biais này, nhiều nhà nghiên cứu như Jessica de Bloom đã đánh giá tình trạng của những người được khảo sát ngay trước, trong và đúng sau khi đi nghỉ hè. Kết quả : những kỳ nghỉ này đúng là làm giảm sự mỏi mệt bị tích lũy, những kêu ca về sức khỏe và cải thiện cảm giác thoải mái. Nhưng hiệu quả này vẫn vừa phải và bị mất đi trong hai đến bốn tuần sau khi làm việc trở lại.
Sau cùng có nhiều dữ kiện về tác dụng lâu dài của làm việc hàng ngày hay hàng tuần lên sức khỏe hơn là tác dụng của nghỉ ngơi. ” Gánh nặng vật lý của công việc càng cao, ta càng thấy nhiều hơn những hội chứng chuyển hóa, bệnh đái đường, cao huyết áp. Vài công trình nghiên cứu cũ cũng đã cho thấy rằng, nhất là trong nghành luyện kim, làm việc trên 40 giờ mỗi tuần có một ảnh hưởng lên sức khỏe. Do đó sự cần thiết của một sự tạm nghỉ hàng tuần (pause hebdomadaire) “, GS Roquelaure đã giải thích như vậy “. Đánh giá thời gian tối ưu của những kỳ nghỉ hằng năm là khó hơn, bởi vì những tình huống là rất khác nhau đối với mỗi nước. Những người Mỹ không lấy hơn 15 ngày nghỉ mỗi năm nhưng thường hơn là lấy những weekend kéo dài.” Tuy nhiên vài nghề nghiệp bị một thời gian làm việc quá mức, như những nội trú của các bệnh viện. Mới đây, trên lý thuyết thời gian làm việc này được giới hạn 48 giờ mỗi tuần ở Pháp…và 80 giờ ở Hoa Kỳ !
Ngoài thời gian làm việc, chính cường độ lao động càng ngày càng có ảnh hưởng lên sức khỏe. ” Ở Pháp, sự chuyển qua 35 giờ được kèm theo một sự tăng cường, một sự gia tăng năng suất, với một gánh công việc thường vượt quá điều có thể thực hiện được trong 35 giờ”, GS Jean-Franois Gehanno, thầy thuốc lao động (CHU Rouen) đã phân tích như vậy. ” Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy rằng gánh công việc quá mức, stress tạo những yếu tố nguy cơ tim mạch.” Stress trong việc làm làm gia tăng nguy cơ nhồi máu cũng như chứng béo phì bụng. Theo một công trình nghiên cứu Phần Lan, sự giảm những điều kiện làm việc (charge de travail, stress, travail posté…) cho phép giảm 10% nguy cơ nhồi máu cơ tim và 18% nguy cơ tử vong do tai biến mạch máu não. ” Sự gia tăng cường độ lao động cũng làm gia tăng nguy cơ trầm cảm và burn-out “, người thầy thuốc nhấn mạnh như vậy. Để gìn giữ sức khỏe tâm thần, những coupure, những thời kỳ nghỉ ngơi là cần thiết để có thể décrocher về phương diện vật lý và tâm thần. Những phương thức có thể thay đổi từ lục địa này đến lục địa khác và từ văn hóa này đến văn hóa khác. Ở châu Âu, tháng nghỉ hàng năm là quy tắc. Nhưng đối với GS Roquelaure, ” chỉ thấy trong công việc một sự gò bó sẽ là đơn giản hóa, thậm chí nguy hiểu. Việc làm cũng là một ressource cho phép tái xây dựng. Một công việc càng thích thú, càng làm tăng giá trị, cho phép học hỏi, thì nó càng có tính chất bảo vệ. Vậy chính sự cần bằng giữa thời gian lao động và thời gian giải trí cần phải giữ gìn.
(LE FIGARO 4/7/2016)
2/ MỘT SỰ NGỪNG NGHỈ CẦN THIẾT ĐỂ KHÔNG BỊ KIỆT SỨC.
” Ta có thể không được khỏe bởi vì ta không đi nghỉ hè. Nhưng ta cũng có thể không đi nghỉ hè bởi vì ta không được khỏe. Tại sao vài người không đi nghỉ mặc dầu họ có quyền ? Stress, những gò bó của công việc, sự lo sợ cho việc làm cũng là một phần của những giải thích “, GS Gehanno đã đánh giá như vậy. Chính sự cân bằng giữa cuộc sống nghề nghiệp, gia đình và đời sống nghề nghiệp là quan trọng, và những kỳ nghỉ hè là một phương tiện để duy trì điều đó.
Thế mà, sự phân chia giữa thời gian làm việc và thời gian giải trí, nghỉ ngơi, càng ngày càng có khuynh hướng mờ nhạt đi. ” Từ lâu, sự (gián đoạn coupure) này giữa thời gian nghề nghiệp và cá nhân, sự đình chỉ công việc để bồi sức, để giải trí, đã được xem là cần thiết. Những thay đổi hiện nay, với sự xuất hiện của những công cụ như điện thoại cầm tay (cho phép một công việc di động) tạo một tình trạng nhiều lỗ hổng (porosité) mới giữa hai khoảng thời gian này, những dạng thời gian di động hơn khi đời sống ăn nhịp với tính khác biệt của công việc trong thời gian và không gian “, nhà xã hội học Patrick Cingolant (đại học Paris Diderot) đã nhấn mạnh như vậy.
Trong những cơ chế dẫn đến burn-out, tình trạng nhiều lỗ hổng này giữ một vị trí trung tâm. Đối với GS Roquelaure, ” trong những hoạt động rất độc lập, tác động của nó không luôn luôn rõ ràng. Nhưng đối với cán bộ thương mãi, chịu một áp lực của cấp trên, luôn luôn làm việc, nhận và gởi thư từ không ngừng, ngay cả weekend, không thể gián đoạn giữa công việc và nghỉ ngơi, điều này có thể rất là tai hại. Trong y học lao động, đôi khi chúng ta làm những khuyến nghị như : ” Hãy cúp điện thoại, hãy cắt email, hãy cắt tất cả và hãy đi nghỉ hè trong vài ngày !”
LES MUTATIONS DU TRAVAIL
Cùng điều chứng thực đối với Jean-Claude-Delgenès, từ cabinet d’expertise Technologia : ” Ngày nay do những thuyên chuyển của công việc và của những kỹ thuật mới, chúng ta đi làm việc, những công việc cũng đến ồ at với chúng ta. Với télétravail, việc định lượng trách nhiệm công việc (charge de travail), điều hòa nó, trở nên rất khó và càng lúc càng được biểu hiện bởi tình trạng kiệt sức nghề nghiệp (épuisement professionnel).” Theo một điều tra của cabinet, chỉ 23% các cán bộ “déconnecter” lúc nghỉ hè. ” Vào năm 2003, Insee đã xác lập rằng 33% cán bộ báo cáo công việc ở nhà họ vào buổi chiều. Chúng tôi đã đặt lại cho họ câu hỏi vào năm 2013, tỷ lệ bây giờ là 50%…” Do đó ý tưởng được đưa ra về quyền “déconnexion”. ” Nhưng phải dua điều đó vào trong những hợp đồng công tác (accord d’entreprise) “, ông đã đánh giá như vậy.
Vì không tôn trong sự luân phiên công việc-nghỉ ngơi, một dạng kiệt sức (épuisement) xuất hiện và cuối cùng là một dạng désengagement. Như GS Roquelaure nhấn mạnh, ” nhu cầu gián đoạn công tác (coupure) này, nghĩ đến chuyện khác, đó cũng là nhu cầu tái tạo một nặng lực sinh tồn (énergie vitale), một énergie psychique. Bằng không, việc huy động những năng lực, personalité, những cảm xúc của mình trong công việc nhanh chóng làm kiệt sức “.
(LE FIGARO 4/7/2016)
3/ LỢI DỤNG NGHỈ HÈ ĐỂ TÌM LẠI MỘT GIẤC NGỦ TỐT HƠN.
Thời kỳ nghỉ hè có thể là lúc thuận lợi để cố tìm lại một giấc ngủ tốt hơn. ” Trong phần còn lại của năm, khung cảnh của việc làm gò bó công việc này theo hai cách : bằng cách làm mất ngủ vì lẽ 1/3 những người từ 18 đến 35 tuổi và 15-20% những người trưởng thành lớn tuổi hơn ngủ dưới 6 giờ mỗi đêm trong tuần. Thế mà nguy cơ béo phì, đái đường, các bệnh tim mạch, tai nạn, gia tăng dưới ngưỡng này. Và do sự chênh lệch của đồng hồ sinh học, làm xáo trộn giấc ngủ, nhưng làm rối loạn những kích thích tố khác nhau mà sự tiết được điều chỉnh theo đồng hồ sinh học này “, GS Damien Léger, chuyên gia về giấc ngủ (Hôtel-Dieu, Paris), đã giải thích như vậy. ” Những kỳ nghỉ hè cho phép phục hồi một thời gian ngủ thật sự. Tuần nghỉ hè đầu tiên, ta trải qua nhiều thời gian để ngủ. Vậy chủ yếu từ tuần lễ thứ hai mà ta tìm lại một nhịp ngủ tự nhiên, và sự điều chỉnh lại đồng hồ sinh học lại còn cải thiện sự hồi phục này.”
Đó cũng là một thời kỳ tốt để cố giảm hay ngừng những thuốc ngủ. ” Tuần đầu thì đừng có làm gì hết, vì đó là tuần để lấy lại sức, nếu không sẽ bị nguy cơ không còn có thể ngủ được nữa. Nhưng một khi nhịp ngủ tự nhiên đã trở lại, có thể giảm từ từ những thuốc ngủ. Tốt nhất là giảm sự tiêu thụ 10-15% mỗi tuần, không nhiều hơn. Thí dụ nếu anh thường dùng một viên vào mỗi tối, thì bây giờ chỉ dùng 6 viên trong tuần, với chỉ nửa viên vào hai buổi tốt mà anh cảm thấy thư giãn, rồi tuần tiếp theo, chỉ dùng 5 viên…
” Cũng có thể lợi dụng nghỉ hè để học ngủ trưa, GS Léger đã gợi ý như vậy. Chúng tôi đã thực hiện những công trình nghiên cứu trên những nhóm người mạnh khỏe nhưng bị mất ngủ. Sự mất ngủ này kèm theo một sự gia tăng của những yếu tố viêm và của những rối loạn miễn dịch, cũng như một sự nhạy cảm gia tăng với sự đau đớn. Chúng tôi đã cho thấy rằng một giấc ngủ trưa 20 phút cũng đủ để hủy bỏ nhưng rối loạn này.”
(LE FIGARO 4/7/2016)
4/ GIẤC NGỦ CẦN THIẾT ĐỂ GHI NHỚ.
Các nhà nghiên cứu kích thích những trao đổi giữa hai vùng của não ở chuột để có được kết quả này. Một première.COGNITION.Các nhà khoa học hằng biết rằng giấc ngủ tạo điều kiện cho quá trình ghi nhớ trong thời gian dài hạn (mémorisation à long terme), nhưng, lần đầu tiên, các nhà nghiên cứu của CNRS, thuộc Inserm và Collège de France đã mang lại bằng cớ rằng sự ghi nhớ này có liên quan một sự trao đổi giữa hai vùng của não : hippocampe và vỏ não. Bằng cách kích thích điện những trao đổi này trong 3 phút, họ đã thành công làm cho các con chuột ngủ nhớ vị trí của các đồ vật ngày hôm sau. Thật vậy, những sự kích thích này gây nên một sự điều hợp giữa những sóng của hippocampe và sóng của vỏ não tương ứng với giai đoạn giấc ngủ chậm (sommeil lent). Bây giờ mục tiêu của các nhà khoa học là muốn hiểu tốt hơn những trao đổi thông tin này được thực hiện như thế nào khi nhiều ký ức được ghi nhớ. Như thế để hiểu rõ hơn nhưng cơ chế của sự ghi nhớ dài hạn ở người.
(SCIENCES ET VIE 7/2016)
5/ NHỮNG TẾ BÀO GỐC GIÚP NÃO PHỤC HỒI MỘT TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO ?
7 bệnh nhân trên 18 có một sự cải thiện đáng kể chức năng vận động.NEUROLOGIE. Cải thiện sự phục hồi chức năng của những người nạn nhân của một tai biến mạch máu não bằng cách ghép những tế bào gốc trong não : đó là điều mà một kíp của đại học Stanford (Hoa Kỳ) đã thành công thực hiện. 18 bệnh nhân bị những rối loạn vận động, nhưng không thật sự hy vọng cải thiện, đã được đề nghị một cuộc giải phẫu táo bạo : mở hộp sọ để tiêm ngay vào não, trên những vùng bị thương tổn, một cocktail gồm những tế bào gốc. 7 trong số những bệnh nhân này đã có được một sự cải thiện đáng kể của chức năng vận động. Một bệnh nhân 71 tuổi ngay cả đã có thể đứng dậy từ chiếc ghế của mình. ” Những kết quả này rất đáng phấn khởi và đã được đưa ra bởi một équipe được biết là đúng đắn. Mặc dầu số lượng nhỏ những người tham gia khiến phải thận trọng, nhưng chiến lược là tốt “, Olivier Detante, thầy thuốc chuyên khoa thần kinh thuộc CHU de Grenoble, đã xác nhận như vậy. Từ năm 2017, ông sẽ điều khiển một thử nghiệm châu Âu trên 400 bệnh nhân, để đánh giá tốt hơn tính hiệu quả của những tế bào gốc trong quá trình tái sinh của những mô não.
(SCIENCES ET VIE 7/2016)
6/ TA CÓ THỂ DỰ KIẾN NHỮNG TRẬN DỊCH SẮP ĐẾN ?
Samuel Alizon
Docteur ès Sciences
Biologiste de l’évolution
Chercheur CNRS
Montpellier, France.
Zika, dengue, chikungunya, nhưng cũng sida, cúm, sốt rét, lao và nhiều bệnh khác, những nhiễm trùng virus, vi khuẩn hay những vi trùng khác, những ổ nhiễm trùng, những trận dịch hay đại dịch, phản ánh sự tiến triển đồng thời sinh học và di truyền của các vi trùng, của con người, của những nhu cầu và lối sống của họ. Những bệnh nhiễm trùng mới xuất hiện như thế nào ? Ta có thể tiên đoán và điều biến tiến triển của chúng được không ? Những nhà sinh học của sự tiến hóa như Samuel Alizon mang lại viên đá độc đáo của họ (vi trùng học và vi toán học) cho tòa nhà của những kiến thức cơ bản và những apports médicaux, để dự kiến và phản ứng tốt hơn.
Hỏi : Há không phải chúng ta được điều biến bởi các vi trùng của chúng ta cũng như chúng ta điều biến chúng ?
Samuel Alizon : Không một chút nghi ngờ. Chính vì thế mà điều quan trọng là phải hiểu những quan hệ mà chúng ta đã thiết lập và chúng ta tiếp tục thiết lập với các ký sinh trùng của chúng ta. Thí dụ những vi khuẩn phát triển những đề kháng với các kháng sinh là biểu hiện. Về mặt tiến triển phải ghi nhớ rằng nói chung những ký sinh trùng tiến hóa nhanh hơn nhiều so với các động vật. Và như thế nhanh hơn chúng ta. Từ khi xuất hiện con người hiện đại, đã có khoảng 7500 thế hệ con người. Ở các virus và vi khuẩn, thời gian sinh sản ngắn hơn một cách không tưởng tượng được. Còn về sự đề kháng với các kháng sinh, nó đã có trước khi ta chế tạo những loại thuốc này. Đó là một phương tiện phòng vệ của các vi khuẩn chống lại những đồng loại và ký sinh trùng khác.
Hỏi : Phải chăng ta tiến về tai họa được báo trước là không còn có thể chống lại những nhiễm trùng vi khuẩn ?
Samuel Alizon : Theo đà hiện nay, vâng. Những kháng sinh mỗi ngày càng hiếm. Và những nơi mà những vấn đề đề kháng hiển nhiên nhất, thì đó là những nước ít có phương tiện nhất nhất. Tuy vậy, Sir Alexander Fleming, vào lúc đọc diễn văn nhận giải Nobel, năm 1945, vì đã khám phá Pénicillin, đã cảnh cáo mạnh mẽ về những đề kháng.
Hỏi : Có những ánh sáng hy vọng không ?
Samuel Alizon : Có. Trước hết nhờ sự thay đổi hiện nay của những não trạng về sự sử dụng các kháng sinh. Sau đó nhờ những nghiên cứu đang được tiến hành và những phương tiện khác chống lại những nhiễm trùng vi khuẩn, dầu đó là những bactériophage trong vài trường hợp hay sự truyền microbiote qua phân trong những trường hợp khác. Ngược lại, sinh học của sự tiến hóa cho chúng ta thấy rằng vài hướng nghiên cứu dường như risqué hơn, như hướng của những peptide antimicrobien.
Hỏi : Có thể tiên đoán những đại dịch sắp đến không ?
Samuel Alizon : Đó cũng hơi giống với những trận động đất, nhưng lại còn phức tạp hơn. Điều đó vẫn khó. Nhưng ta có thể thử điều biến tiến triển của chúng. Chính ở đó mà toán học can thiệp vào. Và chủ yếu để thử hợp lý hóa những đáp ứng của y tế công cộng. Bởi vì những đáp ứng này có thể làm phát khởi những phản ứng tiến hóa làm trở ngại và gia trọng từ các ký sinh trùng. Vì lẽ rằng sự ngẫu nhiên có thể can dự vào. Nhưng không chỉ có vậy. Nếu ta chỉ xét đến những yếu tố này, dĩ nhiên điều đó không đủ để chống lại một cách hiệu quả những nhiễm trùng này. Hai thí dụ.
Sự bộc phát của chikungunya ở La Réunion cuối năm 2005. Cơn bộc phát này thật ra là do sự trổi dậy của một souche virale có khả năng được vận chuyển bởi một vecteur muỗi mới (Aedes albopictus hay moustique tigre). Và cơn bộc phát cuối năm 2005-2006 càng bất ngờ, thì cơn bộc phát được loan báo năm 2007 càng không xảy ra, có lẽ những người dân đã được miễn dịch.
Thí dụ thứ hai, trận dịch Ebola ở Tây Phi năm 2014. Trong khi các chuyên gia cho rằng cơn bộc phát đã được kềm chế đầu tháng năm 2014, thì nó lại trở lại một cách dữ dội. Thật vậy họ căn cứ trên những trận dịch Ebola trước…..Mối ưu tư là chúng đã xảy ra ở Trung Phi chứ không phải Tây Phi. Trong trường hợp ấy, những yếu tố khác với sinh học bị đánh giá thấp : chính trị, với sự thách thức của quần chúng đối với nhà cầm quyền sau những năm nội chiến ; hay y tế với chỉ 250 thầy thuốc cho 4 triệu dân ở Liberia.
Hỏi : Còn về Zika ?
Samuel Alizon : Zika thuộc về họ của những arbovirus (chữ này phát xuất từ sự rút ngắn của arthropod-borne virus), mà ta biết có hàng chục (thậm chí hàng trăm) loài (thí dụ chikungunya). Vài loài rất độc lực đối với người, những loài khác thì không. Hiện nay Zika nằm trong số những loại ít độc lực nhất. Nhưng ta chưa biết là Zika đôi khi chỉ “dữ” do chu kỳ phức tạp của nó (nó cũng gây nhiễm muỗi mang nó) hay do nó chưa thích nghi với con người. Bởi vì mặc dầu Zika được biết từ những năm 1950, nhưng nó chưa bao giờ gây dịch với quy mô như hiện nay và đối với mỗi trận dịch nhỏ mới, nó đã phải ” réinventer la roue” để thích nghi trở lại với con người.
(LE FIGARO 22/2/2016)
7/ MỘT HY VỌNG MỚI CHO UNG THƯ BÀNG QUANG.
Nhờ miễn dịch liệu pháp, thời gian sống sót của các bệnh nhân được gấp lên 3 lần.Đó là một ung thư chịu trách nhiệm 3000 trường hợp tử vong mỗi năm ở Pháp và đối với ung thư này, không một tiến bộ điều trị nào đã được thực hiện từ hơn 30 năm qua. Vì vậy, nhân hội nghị Asco, hội nghị y khoa thế giới lớn nhất dành cho ung thư, họp vào tháng sau ở Chicago (Hoa Kỳ), các chuyên gia ung thư học da thỏa mãn khi được loan báo những kết quả đáng phấn khởi có được nhờ miễn dịch liệu pháp. Phương pháp này, thuận buồm xuôi gió từ vài năm nay, nhằm kich thich hệ miễn dịch để tấn công tốt hơn vào khối u ung thư, chủ yếu do thuốc lá. Ở đây, nhờ một kháng thể được gọi là anti-PDL1, atezolizumab (Tecentriq; laboratoires Roche).
GIẢI PHÁP THAY THẾ MỘT PHẪU THUẬT CẮT XẺO NẶNG NỀ
Những dữ kiện này làm đảo lộn sâu xa những điều trị của những thể nặng, được gọi là thâm nhập (formes infiltrantes), của loại ung thư này (75%). Cho đến nay, tiên lượng đối với những bệnh nhân rất là u tối với dưới 7 tháng sống còn một khi chẩn đoán được xác lập. Thế mà, thử nghiệm, được thực hiện bởi Arjun Vasant Balar, thầy thuốc chuyên khoa ung thư ở Nữu Ước (Hoa Kỳ), trên hơn 100 bệnh nhân, đã cho thấy rằng atezolizumab đã nhân gấp ba thời gian sống sót, như thế chuyển thời gian sống sót lên 23 tháng. Ngoài ra, vài bệnh nhân vẫn còn sống và tiếp tục sử dụng điều trị mỗi ngày như những bệnh nhân bị cao huyết áp hay bệnh đái đường… Có thể mở ra một hướng mới trong điều trị, bị bế tắc từ nhiều năm. Thật vậy, các nhà điều trị không có lựa chọn nào khác là đề nghị một phẫu thuật nặng nề và cắt xẻo (lấy đi toàn bộ bàng quang và đặt một bọc nước tiểu ngoài bụng suốt đời) và nhờ đến hóa trị dựa trên cisplatine, không phải không có những tác dụng phụ (nguy cơ điếc và thương tổn thận).
Hiện nay, miễn dịch liệu pháp mới này được dành cho những bệnh nhân không thể nhận cisplatine vì yếu thận, lớn tuổi hay yếu ớt. Sắp đến đây, một thử nghiệm phải được bắt đầu để xác định xem atezolizumab có thể làm tốt hơn cisplatine hay không. Nếu quả đúng là như vậy, sau cùng đó sẽ là cánh cửa mở ra cho một điều trị hiệu quả hơn, ít độc hơn và dành cho tất cả các bệnh nhân.
(SCIENCES ET AVENIR 7/2016)
8/ DENGUE, ZIKA… LÀM SAO CHỐNG LẠI SỰ ĐỀ KHÁNG CỦA MUỖI ĐỐI VỚI NHỮNG THUỐC DIỆT CÔN TRÙNG ?
Vincent Corbel
Chercheur
Institut de recherche pour le développement
Montpellier
Jean-Philippe David
Laboratoire Leca
CNRS; Grenoble
Dengue, Zika, chikungunya : tất cả những virus này thuộc nhóm những arbovirus. Được truyền bởi những arthropode hút máu (muỗi), những virus nguồn gốc châu Phi này mới xuất hiện từ vài năm nay trong nhiều vùng của thế giới (Thái bình dương, Ấn độ dương, châu Mỹ la tinh…)
Sốt, đau khớp, đau đầu, những dấu hiệu ở da là những triệu chứng thường gặp nhất. Những biến chứng thần kinh cũng có thể xuất hiện. Sự truyền những arbovirus này bởi các con muỗi thuộc giống Aedes biểu hiện một mối đe dọa ngày càng gia tăng đối với sức khỏe thế giới và đối với sự phát triển của các nước phía Nam.
Gần 100 triệu trường hợp lâm sàng của dengue được báo cáo mỗi năm bởi OMS. Còn virus Zika, xuất hiện trong Thái bình dương năm 2013, từ nay nó hiện diện trong hơn 30 nước của châu Mỹ latin và trong Caraibes (trong đó vài lãnh thổ hải ngoại của Pháp). Với hơn 1,5 triệu người hiện nay bị căn bệnh này, hôm nay trận dịch được OMS xem như ” một cấp cứu y tế công cộng quy mô thế giới “, cũng như đối với Ebola.
Tuần nay, nhân phiên họp của đại hội đồng, giám đốc của OMS, Margaret Chan, đã tuyên bố rằng sự lan tràn của virus Zika là “kết quả của việc bỏ kiểm soát muỗi” bởi các chính quyền từ những năm 1970 và đã kêu gọi các quốc gia hội viên hãy huy động hơn nữa để đối phó với toàn dịch.
Mặc đầu không có vaccin và điều trị, sự chống lại muỗi bằng cách sử dụng các thuốc trừ sâu hóa học vẫn là vũ khí ưu tiên. Bất hạnh thay, sự sử dụng mạnh mẽ và lập lại của cùng những thuốc trừ sâu (nhất là những pyréthrinoides và những organophosphates) từ hơn 40 năm nay đã dẫn đến sự chọn lọc và sự lan tràn của các đề kháng trên quy mô toàn thế giới. Sự quản lý những đề kháng này trở nên có vấn đề bởi vì rất ít những thuốc trừ sâu mới được phát triển cho y tế công cộng. Thật vậy, gần như toàn bộ những thuốc trừ sâu được sử dụng chống lại muỗi phát xuất từ thị trường nông nghiệp, vì không có đầu tư của các công ty nông hóa trong một thị trường y tế công cộng được đánh giá là quá hẹp và ít hiệu năng.
UNE LUTTE ALTERNATIVE.
Sự đề kháng với các thuốc trừ sâu được OMS xem như là một trở ngại chính để kiểm soát những bệnh do muỗi truyền. Có thể rằng sự đề kháng góp phần cho sự tái xuất hiện những arbovirus, vì không thể duy trì một sự kiểm soát hiệu quả các quần thể muỗi.
Được hỗ trợ từ tháng ba năm 2015 bởi OMS, trong khung ảcnh của chương trình nghiên cứu và dào tạo về những bệnh nhiệt đới và của khoa những bệnh nhiệt đới bị quên lãng, réseau WIN lần đầu tiên tập hợp 15 cơ quan quốc tế được công nhận trong nghiên cứu về những vecteur (ở châu Mỹ latin, ở Hoa Kỳ, ở châu Âu, ở Đông nam á, trong tây Thái bình dương và đông Địa Trung hải) để chống lại những đề kháng với những thuốc trừ sâu trên quy mô toàn thế giới. IRD, CNRS và Viện Pasteur của Guyane được huy động mạnh mẽ ở Pháp.
Consortium international này có nhiều mục tiêu : nhận diện những vùng và những nước trong đó sự đề kháng đối với các thuốc trừ sâu có thể khiến phải xét lại việc kiểm soát muỗi truyền bệnh và cung cấp cho OMS và các nước hội viên những khuyến nghị để cải thiện sự quản lý những đề kháng và tạo điều kiện cho sự phát triển những phương pháp kiểm soát thay thế.
Trong khung cảnh này, các nhà nghiên cứu triển khai những hoạt động của mình theo 3 trục : trục đầu tiên là lập bản đồ thế giới về những mức độ và cơ chế đề kháng với những thuốc trừ sâu ở những muỗi mang bệnh arbovirose. Các nhà nghiên cứu cũng sẽ có mục tiêu là đề nghị những công cụ phân tử (outil moléculaire) đơn giản và đáng tin cậy nhằm phát hiện sự đề kháng để cải thiện sự theo dõi và quản lý trong những quần thể tự nhiên.
Trục thứ hai quan tâm đến sự thông hiểu những nguyên nhân phát khởi và lan tràn của tính đề kháng đối với các thuốc trừ sâu. Các nhà nghiên cứu đặc biệt khảo sát như thế nào mà những sử dụng thuốc trừ sâu khác nhau (y tế cộng đồng, gia đình và nông nghiệp) góp phần vào sự chọn lọc những đề kháng này.
(LE FIGARO 30/5/2016)
9/ ZIKA : VIỆN PASTEUR ĐỊNH LƯỢNG NGUY CƠ MICROCEPHALIE
Tam cá nguyệt đầu tiên của thai nghén dường như là thời kỳ nguy kịch nhất trong trường hợp nhiễm trùng bởi virus.EPIDEMIE. Vào năm 2015, một bài báo của Nature liệt kê những nhiễm trùng có thể có những hậu quả thần kinh. ” Khi đó Zika ngay cả đã không được đề cập đến “, Laura Rodriguez nhà dịch tễ ở London school of Hygiene & Tropical Medicine đã nêu lên như vậy. Khoảng 5 tháng sau những ghi nhận đầu tiên về một sự gia tăng không bình thường của số những trường hợp microcéphalie ở Brésil, những bằng cớ tích lũy về tính chất thủ phạm của virus từ nay hoành hành trong khoảng 40 nước của lục địa châu Mỹ. ” Hiếm khi các nhà khoa học đã dấn thân với một tính cách khẩn cấp như thế và với một cơ sở kiến thức hạn chế như vậy ”
Mục tiêu của công trình nghiên cứu mới này, được công bố bởi một kíp của Viện Pasteur (Paris) và của những trung tâm bệnh viện của Tahiti, Necker và Trousseau : lần đầu tiên định số nguy cơ microcéphalie ở một thai nhi mà người mẹ đã bị nhiễm bởi Zika trong khi mang thai. Lúc tái phân tích những dữ kiện phát xuất từ trận d ị ch xảy ra ở Polynésie française năm 2013-2014, ” chúng tôi đã tính rằng một phụ nữ bị nhiễm bởi Zika trong khi thai nghén có một nguy cơ 1 trên 100 sinh ra một đứa trẻ có đầu nhỏ “, Simon Cauchemez, tác giả đầu tiên và người phụ trách phòng thí nghiệm Modélisation mathématique des maladies infectieuses của viện Pasteur đã tóm tắt như vậy. Bình thường, ngoài dịch Zika, tỷ lệ bị microcéphalie (có thể là do những nhiễm trùng khác hay những yếu tố môi trường) là 2 trên 10.000 lần sinh ; 50 lần ít hơn
” MỘT HỆ THỐNG THEO DÕI THAI NGHÉN TỐT”
” Một nguy cơ 1% , điều đó dường như ít”, Simon Cauchemez đã thừa nhận như vậy, đặc biệt khi so sánh với những nhiễm trùng khác, như rubéole, cũng có thể gây những biến chứng nặng ở ít nhất 40% nhưng em bé bị tiếp xúc trong thời kỳ thai nghén. ” Nưhng áp dụng vào một số lượng quan trọng phụ nữ có thai, nhiên hậu điều đó là nhiều.” Ở Polynésie française 66% dân chúng đã bị nhiễm. Và những vùng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh hiện nầy rất đông đúc dân cư.
Để định lượng nguy cơ, kíp đã thống kê toàn bộ những trường hợp microcéphalie xảy ra ở Polynésie française giữa tháng chín 2013 và tháng bảy 2015. ” Ưu điểm lớn, so với trận dịch hiện nay, là trận dịch đã chấm dứt, vậy những dữ kiện được củng cố và rằng ở đó một hệ thống theo dõi thai nghén rất tốt.” Trnê 8 trường hợp microcéphalie, 7, hoặc gần 90% xảy ra trong 4 tháng sau khi chấm dứt trận dịch. ” Đó là một signal fort”, vượt quá sự tình cờ đơn thuần, nhà nghiên cứu đã giải thích như vậy.
Sau khi đã trình bày nhiều giả thuyết và phát triển những modélisation mathématique về thời điểm có thể xảy ra nhiễm virus Zika, một lây nhiễm vào tam cá nguyện đầu của thai nghén là điều giải thích tốt nhất những microcéphalie được quan sát. Một đề nghị ” khả dĩ về mặt sinh học”, Laura Rodriguez đã ghi nhận và phù hợp với những quan sát được thực hiện bởi những kíp khác.
Mặc dầu một số lượng rất nhỏ những trường hợp microcéphalie được phân tích, ” công trình nghiên cứu dường như đi đúng đường”, Gregory Nuel, thuộc Đại học Pierre-et-Marie-Curie (Paris) đã đánh giá như vậy.
Ngoài ra, nhiều câu hỏi vẫn chưa có câu trả lời, Simon Cauchemez đã nói như vậy. ” Nhất là về vai trò của những triệu chứng của nhiễm virus Zika. Ta biết rằng một phần lớn những người bị nhiễm Zika không có một triệu chứng nào : nguy cơ bị microcéphalie ở thai nhi có thay đổi tùy theo người mẹ có triệu chứng hay không ? “. Những yếu tố khác , như một nhiễm bệnh dengue trước đây cũng có thể là nguyên nhân. Chẳng bao lâu nữa sẽ có những kết quả từ Brésil và Colombie”, Laura Rodriguez đã hứa như vậy. Khoa học tiến bước.
(LE FIGARO 15/3/2016)
10/ BỆNH PHẾ QUẢN-PHỔI TẮC NGHẼN MÃN TÍNH : SỰ ĐIỀU TRỊ TÂM LÝ LÀ CẦN THIẾT.Bệnh viêm phế quản phổi tắc nghẽn mãn tính (BPCO) là một viêm mãn tính của các phế quản, ở Pháp, xảy ra cho khoảng 7% những người trên 40 tuổi. Nếu có những nghề có nguy cơ (métier à risque) do sự hiện diện của vài chất gây ô nhiễm (polluant) (xây dựng, hầm mỏ, dệt hay nông nghiệp…), thủ phạm chính là thuốc lá. Vậy sự điều trị dựa trên ngừng thuốc lá với sự sử dụng những thuốc giãn phế quản và sự thực hiện một phục hồi chức năng hô hấp. Nhưng không nên hạ thấp điều trị những bệnh lý liên kết với bệnh phế quản phổi tắc nghẽn mãn tính, trong đó những rối loạn tâm thần, thường không được biết và không được điều trị. Theo một công trình nghiên cứu Hoa Kỳ, được thực hiện trong 10 năm giữa 2001 và 2011 ở 135.000 người tuổi trên 66, bị BPCO, nguy cơ tái nhập viện trong tháng sau khi xuất viện, là quan trọng hơn trong trường hợp rối loạn lo âu (+43%), trầm cảm (34%), tiêu thụ rượu quá mức (30%), tiêu thụ những chất bất hợp pháp (29%), hay loạn thần (18%).
(SCIENCES & AVENIR 7/2016)
BS NGUYỄN VĂN THỊNH
(8/8/2016)