Cấp cứu tim mạch số 82 – BS Nguyễn Văn Thịnh

HỘI CHỨNG ĐỘNG MẠCH VÀNH CẤP TÍNH
(ACUTE CORONARY SYNDROME)

Adam J.Rosh, MD
Assistant Professor
Department of Emergency Medicine
Wayne State University School of Medicine
Detroit, MI

TEST 2

Một người đàn bà 61 tuổi với một tiền sử đái đường và cao huyết áp được con gái mang đến khoa cấp cứu. Bệnh nhân phát biểu rằng khoảng cách nay 12 giờ bà ta khó thở và sau đó ghi nhận một cảm giác như kiến bò ở giữa ngực và trở nên vã mồ hôi. Một điện tâm đồ phát hiện đoạn ST chênh xuống trong những chuyển đạo II, III, và aVF. Anh nghĩ rằng bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim không có đoạn ST chênh lên.
Những chỉ dấu tim nào sau đây bắt đầu gia tăng trong vòng 3 đến 6 giờ từ khi khởi đầu đau ngực, đạt cao điểm lúc 12 đến 24 giờ, và trở lại đường căn bản trong 7 đến 10 ngày ?
a. Myoglobin
b. Creatinine kinase (CK)
c. Creatinine kinase-MB (CK-MB)
d. Troponin I
e. LDH
Câu trả lời đúng là d
Các chất chỉ dấu tim được sử dụng để xác nhận hay loại trừ sự chết của những tế bào cơ tim, và được xem như là gold standard để chẩn đoán nhồi máu cơ tim. Mặc dâu có nhiều chất chỉ dấu hiện được sử dụng; nhưng những chỉ dấu nhạy cảm và đặc hiệu nhất là troponin I và T. Một sự gia tăng những nồng độ này, như được thấy trong hình, có giá trị chẩn đoán nhồi máu cơ tim. Những nồng độ Troponin gia tăng trong 3 đến 6 giờ từ khi khởi phát đau ngực, đạt cao điểm vào lúc 12 đến 24 giờ, và vẫn tăng cao trong 7 đến 10 ngày.
(a) Myoglobin được tìm thấy ở cả cơ xương và cơ tim, được phóng thích vào trong máu khi có chết tế bào cơ. Nó có khuynh hướng tăng lên trong vòng 1 đến 2 giờ sau thương tổn, đạt đỉnh cao trong 4 đến 6 giờ, và trở lại đường cơ bản trong 24 giờ.
(b) CK là một enzyme được tìm thấy ở cơ xương và tim. Sau nhồi máu cơ tim cấp tính, những gia tăng nồng độ CK có thể được phát hiện trong vòng 3 đến 8 giờ với một cao điểm lúc 12 đến 24 giờ sau thương tổn, và bình thường hóa trong vòng 3 đến 4 ngày.
(c) CK-MB là một isoenzyme được tìm thấy ở cơ tim nhưng được phóng thích trong giòng máu khi tế bào chết. CK-MB gia tăng 4-6 giờ sau nhồi máu cơ tm cấp tính, đạt cao điểm vào lúc 36 giờ, và trở lại bình thường trong vòng 3 đến 4 ngày.
(e) LDH là một men tim được tìm thấy ở cơ và gia tăng 12 giờ sau nhồi máu cơ tim cấp tính, đạt cao điểm lúc 24 đến 48 giờ, và trở lại bình thường từ ngày thứ 10 đến 14.

Reference : Emergency Medicine. PreTest

BS NGUYỄN VĂN THỊNH
(15/6/2016)

Bài này đã được đăng trong Cấp cứu tim mạch, Chuyên đề Y Khoa. Đánh dấu đường dẫn tĩnh.

1 Response to Cấp cứu tim mạch số 82 – BS Nguyễn Văn Thịnh

  1. Pingback: Cấp cứu tim mạch số 123 – BS Nguyễn Văn Thịnh | Tiếng sông Hương

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s