Thời sự y học số 382 – BS Nguyễn Văn Thịnh

1/ MỘT HY VỌNG CHỐNG BỆNH ZONA
Một vaccin mới cho phép trong 97% các trường hợp gây miễn dịch chống virus gây đau dữ dội ở da này.
Lần đầu tiên, một vaccin chống bệnh zona tỏ ra rất có hiệu quả. Vaccin đã được hiệu chính bởi xí nghiệp dược phẩm Anh GSK và những kết quả của các thử nghiệm vừa được công bố trong tạp chí The New England Journal of Medicine. Công trình nghiên cứu đã được tiến hành ở những người trên 50 tuổi trong 18 nước khác nhau. Được chế tạo từ một protéine duy nhất của virus nguồn gốc của căn bệnh và từ một chất bổ trợ mới có tác dụng hoạt hóa một compartiment đặc hiệu của hệ miễn dịch, vaccin HZ/su đã bảo vệ 97% những người được tiêm chủng chống lại zona. Ngoài ra, không một tác dụng phụ đặc biệt nào đã được liên kết sau một thời gian theo dõi trung bình 3 năm.
Bệnh zona được gây nên bởi cùng virus của bệnh thủy đậu : virus zona-varicelle (VZV) thuộc họ các Herpesviridae, hiền tính ở trẻ em. Nhưng khi nó tỉnh dậy vào tuổi trưởng thành, đôi khi dưới tác dụng của một stress, virus gây một zona trên da, nguồn của những đau cấp tính tại chỗ. Những triệu chứng đau này thường biến mất sau vài tuần với một điều trị chống virus, nhưng trong khoảng 20% các trường hợp, chúng vẫn tồn tại và khó điều trị với những thuốc giảm đau thông thường. Ngoài ra, những biến chứng đôi khi có thể xảy ra, nhất là khi zona chạm vào mắt.
Cho mãi đến nay, chỉ một vaccin được chế tạo bởi một giống gốc giảm độc lực của virus de la varicelle được cho phép ở Pháp. Tuy nhiên năm vừa qua sự sử dụng nó trong y khoa được đánh giá là tồi bởi Bộ y tế vì tính hiệu quả của nó bị giảm ở những người già trong khi nguy cơ mắc phải bệnh zona gia tăng nhiều với tuổi già. Vaccin mới cũng có thể được sử dụng ở những người bị suy giảm miễn dịch, như những người bị bệnh đái đường và những bệnh nhân bị vài loại ung thư, có nguy cơ phát bệnh zona hơn.
(SCIENCES ET AVENIR 6/2015)

2/ ZONA : MỘT VACCIN MỚI CÓ HIỆU QUẢ.
GS Alain Serrie, trưởng service de médecine de la douleur ở bệnh viện Lariboisière, chủ tịch của Douleurs sans frontières, tác giả của “Vaincre là douleur”, trình bày những lợi ích của bước tiến này.
Hỏi : Ta mắc phải bệnh zona như thế nào ?
GS Alain Serrie : Những người, phát bệnh virus này, trước đây đã từng bị bệnh thủy đậu và đã giữ virus trong các hạch cột sống. Trong một tình trạng suy giảm miễn dịch, những virus này, được tái kích hoạt. Trên 90% những người mang virus bệnh thủy đậu, 10 đến 20% sẽ phát triển một bệnh zona.
Hỏi : Những triệu chứng của bệnh là gì ?
GS Alain Serrie : Một zona được biểu hiện bằng những nổi ban da. Những triệu chứng đầu tiên xuất hiện 48 giờ trước khi những ban da xuất hiện là những picotement, những cảm giác kiến bò, những cảm giác rát, phóng điện. Rồi những mụn nước (vésicule) đầy dịch được tạo nên thành từng chùm dưới da, ở trán, những đường biên của mắt và ngực. Những thương tổn da này gây ngứa và những cơn đau nhói. Sau đó những mụn nước khô đi và được thay thế bởi những vảy. Có hai tiến triển. 1. Thể cấp tính, trong đó các mụn nước xuất hiện trong từ hai hay ba ngày đến hai tháng. 2. Thể mãn tính (18% những bệnh nhân), trong đó triệu chứng đau sẽ kéo dài nhiều năm.
Hỏi : Triệu chứng đau của zona phải chăng rất là handicapant ?
GS Alain Serrie : Trong những trường hợp nghiêm trọng, souffrance neuropathique biến đổi chất lượng sống. Khi những thương tổn ở trên ngực, chỉ cần quần áo chạm nhẹ cũng đủ phát sinh phóng điện. Ngay cả sau khi những thương tổn da biến mất, những triệu chứng đau đau (névralgie) vẫn có thể tồn tại.
Hỏi : Phải chăng người ta đã xác định những yếu tố phát khởi ?
GS Alain Serrie : Chúng chịu trách nhiệm một sự hạ cua tính miễn dịch : một sự mệt mỏi, hóa học trị liệu, đái đường…
Hỏi : Ta điều trị bệnh virus này như thế nào ?
GS Alain Serrie : Trong ba ngày đầu sau khi xuất hiện các mụn nước, ta kê đơn những thuốc chống virus bằng đường miệng, liên kết với những thuốc giảm đau cổ điển. Với điều trị đầu tiên này, ta có được một sự giảm đau trong khoảng 50% các trường hợp. Nếu sau ba tuần, các thuốc tỏ ra không có hiệu quả, phải chuyển qua những loại thuốc khác : các thuốc chống trầm cảm và các thuốc chống động kinh với liều thấp, nhưng không phải là không gây bất tiện (ngủ gà, ảnh hưởng lên trí nhớ…). Ta cũng có thể đề nghị những patch anesthésique local (mà ta đặt 12 giờ trên 24). Điều trị khác mới hơn : patch de capsoicine, nhưng cần được đặt ở bệnh viện, điều này buộc phải xê dịch.
Hỏi : Ta có được những kết quả nào với điều trị này ?
GS Alain Serrie : Nó có hiệu quả ở một bệnh nhân trên hai. Vài bệnh nhân sau cùng có thể chịu được khi mang quần áo và ngừng dùng thuốc giảm đau.
Hỏi : Ông hãy nói cho chúng tôi về những vaccin mới nhằm phòng ngừa sự xuất hiện của zona.
GS Alain Serrie : Vaccin đầu tiên được cấu tạo bởi một virus được làm giảm độc lực. Vaccin này được thầy thuốc tiêm dưới da ; nó làm giảm nguy cơ xuất hiện bệnh ở một bệnh nhân trên hai. Tác dụng của nó không chỉ để phòng ngừa : 60% những người bị zona không còn cảm thấy đau hay những triệu chứng đau này được giảm rất nhiều. Một vaccin mới sẽ hai lần hiệu quả hơn, nhưng vaccin này chưa được so sánh với vaccin hiện có.
Hỏi : Sự tiêm chủng này có gây nên những tác dụng phụ ?
GS Alain Serrie : Chúng chỉ xảy ra tạm thời : các ban nổi lên ở chỗ tiêm, đôi khi đau đầu. Tỷ suất hiệu quả-dung nạp rất tốt.
Hỏi : Công trình nghiên cứu nào cho thấy những kết quả tốt của tiêm chủng này ?
GS Alain Serrie : Công trình nghiên cứu, được công bố trong tạp chí ” New England Journal of Medicine “, đã được thực hiện trên 38.500 người trưởng thành trên 50 tuổi và được phân bố trong 18 nước. Những kết quả đã cho thấy một sự giảm 51% những nguy cơ xuất hiện zona và gần 67% các triệu chứng đau. Một công trình nghiên cứu khác mới đây được thực hiện ở 15.400 bệnh nhân hơn 50 tuổi với một vaccin thứ hai đang được khảo sát (giai đoạn 3) ngăn cản sự xuất hiện của zona trong 97% các trường hợp.
Hỏi : Những người nào cần khuyến nghị tiêm chủng ?
GS Alain Serrie : Cho tất cả những người trên 65 tuổi. Ở lứa tuổi này ta không còn nhớ là ta đã bị bệnh thủy đậu hay không. Không nên sợ bị tiêm chủng, những đau đớn của bệnh zona rất ghê gớm và làm hỏng biết bao nhiêu cuộc sống ! Trong lãnh vực đau, chưa từng có tiến bộ nào quan trọng như thế từ 30 năm qua.
(LE FIGARO 9/7-15/7/2015)

3/ NGƯỜI GIÀ VÀ THUỐC : NHỮNG BIỆN PHÁP MỚI ĐỂ SỬ DỤNG CHÚNG.
GS Gilbert Deray, pharmacologue, trưởng khoa néphrologie của bệnh viện La Pitié- Salpêtrière, bình luận những kết quả của một công trình nghiên cứu lớn về những nguy cơ tương tác thuốc và đề nghị những chiến lược cải tiến.
Hỏi : Sau 65 tuổi, những thuốc nào được kê đơn nhiều nhất ?
GS Gilbert Deray : Ở lứa tuổi này, rất thường các bệnh nhân dùng ít nhất 4 loại thuốc. Những thuốc chống cao áp, thuốc trị bệnh đái đường, thuốc lợi tiểu, các thuốc giải ưu, chống viêm, các kháng sinh… được sử dụng nhiều nhất. Ta thường cộng lại chúng mà không xet đến tuổi tác và những thiếu sót do những bệnh khác nhau !
Hỏi : Những tác dụng phụ do liên kết của những loại thuốc thường sử dụng này là những tác dụng nào ?
GS Gilbert Deray : Có nhiều tác dụng phụ. Thí dụ : nếu vài thuốc kháng viêm không phải stéroide (AINS) được dùng với aspirine (được kê đơn để phòng ngừa tim mạch), chúng có thể hủy bỏ tính hiệu quả của nó. Và khuyên không được phối hợp một thuốc giải ưu hay một thuốc ngủ với một thuốc chống trầm cảm, bởi vì điều đó làm giảm rất mạnh tri giác và tình trạng thức tỉnh ! Ở những người già, khả năng thải bỏ thuốc bị giảm. Vì sự hấp thụ bởi cơ thể khác nhau, nên có một nguy cơ quá liều và những tác dụng phụ không thể tiên đoán được. Ta chứng thực rằng vài dẫn xuất morphine, chịu đựng tốt bởi những người trẻ, có thể gây nên những rối loạn tiêu hóa và tri giác quan trọng ở những người già.
Hỏi : Ông đã thực hiện một công trình nghiên cứu để phân tích những hành vi. Protocole của công trình này là gì ?
GS Gilbert Deray : Công trình nghiên cứu Ipop này đã được tiến hành trong 3 tháng trên 500 người hơn 65 tuổi (trung bình 77 tuổi, trong đó 48% những người đàn ông), dùng khoảng 7 loại thuốc mỗi ngày. Tất cả những người tham gia công trình nghiên cứu đã điền một bảng câu hỏi được trao bởi các dược sĩ của họ.
Hỏi : Những kết quả của công trình nghiên cứu này là gì ?
GS Gilbert Deray : 1/3 những bệnh nhân tiêu thụ các thuốc được kê đơn nhưng không biết tác dụng của chúng : 41% tuyên bố rằng có khi họ quên dùng chúng vào lúc cần đến ; 40% không đọc notice ; 12% ngừng điều trị mà không có ý kiến của thầy thuốc và 90% tự mình chuẩn bị sự sử dụng thuốc mỗi ngày. Các dược sĩ trong nhiều trường hợp, vì không có thông tin đầy đủ, nên không thể phát hiện một cách chính xác những nguy cơ quá liều hay tương tác thuốc.
Hỏi : Những hậu quả thường gặp nhất của những sai lầm trong dùng thuốc ?
GS Gilbert Deray : Những rối loạn tri giác gây nên bởi một sự sử dụng quá mức các thuốc giải ưu chịu trách nhiệm những trường hợp té ngã, gây nhiều trường hợp gãy xương làm hỏng cuộc sống của những người có sức khoẻ tốt ! Ở những thể địa yếu ớt do tuổi già, những sai lầm trong dùng thuốc gây nhưng ngộ độc thận, gan, những tai biến tim… Mỗi năm ta liệt kê 140.000 trường hợp nhập viện và 15.000 đến 30.000 trường hợp tử vong do những tác dụng phụ của các loại thuốc.
Hỏi : Để sửa chữa sự kém tuân thủ các đơn thuốc điều trị, những quyết định nào đã được thực hiện ?
GS Gilbert Deray : Một classeur “santé” sẽ được trao cho các bệnh nhân già ngay mùa thu bởi nhiều dược sĩ. Nó sẽ cho phép sắp xếp trong những volet những đơn thuốc khác nhau, những kết quả xét nghiệm, những thư từ của các thầy thuốc..Nó sẽ được trình bày vào mỗi lần khám bệnh và sẽ được dùng để liên lạc giữa các bệnh nhân và những người hành nghề y tế. Công cụ chủ yếu khác, rất thích ứng với những người già : site GPR mà tôi đã lập ra để thầy thuốc và các dược sĩ kiểm tra liều lượng chính xác của một loại thuốc đã được kê đơn tùy theo mức độ chức năng thận của bệnh nhân. 7000 thầy thuốc hay dược sĩ đã sử dụng nó.
Hỏi : Những cải thiện khác có đuoc dự kiến không ?
GS Gilbert Deray : Một đề nghị quan trọng sẽ được gởi cho giới hữu trách y tế : biến đổi đơn thuốc đã không thay đổi từ 1803, trong đó ta chỉ ghi tên thuốc ! Phải nghĩ lại với những thông tin như tuổi của bệnh nhân, những căn bệnh của bệnh nhân này và những tham số sinh học thiết yếu. Ngoài ra, dược sĩ phải có những căn cứ dữ kiện hoàn chỉnh và được nối với ordonnance informatisée để phát hiện những tương tác thuốc có thể xảy ra. Người dược sĩ phải có vai trò của mình trong điều trị bệnh nhân.
(LE FIGARO 16/7-22/7/2015)

4/ BỆNH ĐÁI ĐƯỜNG : HƯỚNG VỀ MỘT PATCH CUTANE A L’INSULINE ?
Các nhà nghiên cứu của đại học miền nam Carolina (Hoa Kỳ) đã hiệu chính một con tem được gắn những kim nhỏ xíu có kích thước của một lông mi, được nối với những réservoir d’insuline bé nhỏ. Patch được trang bị một capteur de glucose, đo một cách tự động đường huyết và điều khiển sự phóng thích insuline theo yêu cầu. Hệ thống này có hiệu quả ở động vật. Ta chờ những thử nghiệm trên người.
(LE FIGARO 9/7/2015- 15/7/2015)

5/ KHÔ MẮT : MỘT ĐIỀU TRỊ CÓ TÍNH HIỆU QUẢ KÉO DÀI.
BS Catherine Albou-Ganem, chirurgien ophtalmologiste, giải thích những lợi ích của một technique à pulsations thermiques, mới xuất hiện gần đây.
Hỏi : Bà hãy nhắc lại cho chúng tôi vai trò của nước mắt ?
BS Catherine Albou-Ganem : Nước mắt bảo vệ giác mạc và bôi trơn nó, điều này cho phép khép mi mắt một cách thoải mái. Nước mắt gồm hai lớp, một lớp là nước, được tiết bởi các tuyến nước mắt, lớp kia là lipide, được tiết bởi các tuyến Meibomius (nằm ở bờ của các mí mắt). Khi lượng nước mắt không đủ ta nói là khô mắt (sécheresse oculaire). Rối loạn khô mắt xảy ra ở 10% dân số sau 40 tuổi và 15% sau 75 tuổi.
Hỏi : Những triệu chứng là gì ?
BS Catherine Albou-Ganem : Những triệu chứng được đặc trưng bởi một cảm giác có vật lạ, cảm giác kích thích, rát. Trong những trường hợp nặng, có những rối loạn thị giác và, một cách nghịch lý bị chảy nước mắt. Chính cường độ và tần số của các triệu chứng xác định giai đoạn khô. Trong những trường hợp tiến triển, chúng có thể rất handicapant : những người bị chứng bệnh này bị trở ngại lúc lái xe, đọc, nhìn TV..
Hỏi : Ngoài tình trạng ô nhiễm, những nguyên nhân nào có thể gây nên những rối loạn mắt khô nghiêm trọng này ?
BS Catherine Albou-Ganem : 1.Thường nhất (85% các trường hợp) là một loạn năng của các tuyến Meibomius. 2. Những yếu tố ngoại tại làm gia tăng bất thường này, như vài loại thuốc (các thuốc chống trầm cảm, antihistaminiques…). 3. Sự mang thường trực các lentille de contact. 4. Vài bệnh tại chỗ của các mí mắt như rosacée cutanée. 5. Một bệnh tổng quát như viêm đa khớp dạng thấp. 6. Một nguyên nhân hiếm khi được nghi ngờ : sự giảm phản xạ nháy mí mắt làm khô giác mạc khi nhìn chòng chọc dài lâu trên một écran.
Hỏi : Những điều trị quy ước là gì ?
BS Catherine Albou-Ganem : Trước hết ta thực hiện một bilan nhãn khoa cổ điển để đánh giá giai đoạn của cường độ của các triệu chứng. Một loại máy mới, LipiView, cho phép đo một cách rất chính xác tình trạng của giác mạc, bề dày của lớp lipide, tần số và chất lượng của phản ứng nháy mắt và xác định số lượng các tuyến Meibomius hoạt động. 1. Khi những triệu chứng nhẹ, ta kê đơn những thuốc nhỏ mắt có tác dụng bôi trơn (collyre lubrifiant), để nhỏ trong mắt nhiều lần mỗi ngày tùy theo sự khó chịu. 2. Ở một giai doạn nặng hơn, ta thêm một kháng sinh tại chỗ hay tổng quát, phối hợp với một điều trị kháng viêm. 3. Đồng thời, phải phục hồi sự tiết của các tuyến Meibomius : phương pháp nhằm đắp các compresse nóng trên các mí mắt, rồi dùng các ngón tay xoa chúng sát với bờ mi, nhiều lần mỗi ngày.
Hỏi : Đó là một phương pháp rất gò bó !
BS Catherine Albou-Ganem : Vâng và không dễ thực hiện, chính vì vậy nó không luôn luôn hiệu quả.
Hỏi : Điều trị mới nhất được hiệu chính ở Hoa Kỳ và được thực hiện hôm nay trong nhiều trung tâm là gì ?
BS Catherine Albou-Ganem : Mục tiêu là kích thích sự tiết các tuyến Meibomius nhờ một système de pulsations thermiques, LipiFlow.Thiết bị này gồm hai yếu tố. 1. Một cái vỏ (une coque) cực kỳ nhẹ, được đặt trên mắt, sẽ sưởi ấm mặt trong của các mi mắt một cách thường xuyên trong 12 phút. 2. Một loại ballon nhỏ bằng silicone mềm thực hiện một xoa nắn đoạn hồi trên bề mặt ngoài của chúng. Cái vỏ được nối với một ordinateur kiểm soát nhiệt độ và sự bơm phồng của trái bóng. Điều trị, được thực hiện trên hai mắt trong một séance duy nhất, không gây đau.
Hỏi : Những kết nào có được nhờ những pulsation thermique ?
BS Catherine Albou-Ganem : Trong 85% các trường hợp, các triệu chứng được giảm một nửa trong gần một năm, cải thiện một cách đáng kể chất lượng sống. Sau đó nó có thể được lập lại. Nhiều công trình nghiên cứu quốc tế đã xác nhận những kết quả tốt này. Công trình nghiên cứu, mới đây, của GS Béatrice Cochener của CHU de Brest lại vừa chứng minh tính ưu việt của kỹ thuật này, không có một tác dụng phụ nào.
Hỏi : Điều trị này có thể được sử dụng trong những bệnh mắt khác không ?
BS Catherine Albou-Ganem : Vài thầy thuốc nhãn khoa đề nghị sử dụng nó trước một can thiệp đục thủy tinh thể hay một phẫu thuật laser để tránh khô mắt. Lipiflow dường như cũng có những chỉ định bổ sung cho vài điều trị đối với những bệnh của bề mặt mắt (maladies de la surface oculaire).
Hỏi : Ngoài Brest, nơi Lipflow được thiết đặt, những bệnh viện nào khác có thể có kỹ thuật này ?
BS Catherine Albou-Ganem : Fondation Rothschild ở Paris chẳng bao lâu sẽ có và những trung tâm bệnh viện khác (Bordeaux, Toulouse, Rennes, Lyon, Strasbourg, Marseille) dự kiến sẽ có được kỹ thuật này.
(Paris Match 17/9/2015-23/9/2015)

6/ BỆNH ĐÁI ĐƯỜNG LOẠI 1 : ĐO ĐƯỜNG HUYẾT KHÔNG CẦN CHÍCH.
Theo Fédération internationale du diabète, số lượng những người bị bệnh trên thế giới đã vượt quá con số 387 triệu năm 2014 ! Trong số những người này, 15% phụ thuộc insuline, vậy buộc phải quản lý nhịp và các liều lượng của những mũi tiêm của họ bằng những kiểm tra đường huyết nhiều lần mỗi ngày. Để thực hiện điều này, bệnh nhân sử dụng các stylo autopiqueur lấy một giọt máu ở đầu ngón tay hay ở lobe của tai và đưa nó vào một lecteur. GS Grin-Jose (đại học Leeds, Anh Quốc), chuyên về ingénierie biomédicale, đã hiệu chính một thiết bị đo đường huyết chỉ qua tiếp xúc trên da, không cần chích. Kỹ thuật sử dụng những nanoparticule de verre (silice) mà những ion trở nên phát huỳnh quang khi chúng bị chạm phải một tia laser hồng ngoại cường độ yếu. Khi thủy tinh tiếp xúc với má, một tín hiệu huỳnh quang được phát ra, thay đổi với nồng độ đường huyết. Thời gian đo là 30 giây. Kíp của Leeds đã trắc nghiệm kỹ thuật này một cách thành công ở 12 bệnh nhân. Thiết bị cầm tay (dispositif portable) có kích thước của một souris d’ordinateur. Một appareil implantable, cho phép theo dõi liên tục, đã được dự kiến.
(PARIS MATCH 17/9-23/9/2015)

7/ HÃY DÈ CHỪNG NHỮNG VẾT THƯƠNG DO MÈO CẮN
Theo một công trình nghiên cứu được tiến hành trong một bệnh viện Hoa Kỳ, những vết thương do mèo cắn được thấy ở cấp cứu một trường hợp trên ba khiến phải nhập viện.
ANIMAUX. Thế thì phải chăng ta đã đánh giá thấp những vết thương do mèo cắn ? Đó là một ý tưởng hiện ra trong tâm trí khi ta khám phá công trình nghiên cứu mà BS Brian Carlsen vừa mới công bố trong Journal of Hand Surgery.
Cùng với các đồng nghiệp của Mayo Clinic de Rochester (Hoa Kỳ), ông đã xem lại các hồ sơ của 191 nạn nhân bị mèo cắn, được điều trị ở Mayo Clinic giữa 2009 và 2011. Một nửa các nạn nhân đã qua phòng cấp cứu, nửa kia qua thăm khám đa khoa. Rất đổi ngạc nhiên, các thầy thuốc ngoại khoa Hoa Kỳ, trong gần một trường hợp trên ba đã phải cho nhập viện (trung bình 3 ngày) các bệnh nhân, và điều này ngay cả cuối cùng phải đưa vào phòng mổ đối với 2/3 trong số nạn nhân này, để có thể làm sạch một cách đúng đắn vết thương.
Ở Pháp, ta ước tính rằng mỗi năm có 250.000 đến 500.000 vết thương do động vật cắn, trong đó 10 đến 15% do mèo cắn, và rằng gần 70.000 vết thương phải nhờ đến săn sóc điều trị. Thật vậy, những vết thương do mèo cắn được xem như là những vết thương bẩn. Bởi vì nước miếng của chúng đầy những mầm bệnh không phải là những người bạn của con người. Thường gặp nhất, ở cả mèo và chó, là Pasteurella multocida, hiện diện trong quần thể vi khuẩn bình thường của xoang miệng của 70 đến 90% những con mèo. Ngoài ra, chính vi khuẩn này đã được tìm thấy ở 19 trong số 50 canh cấy vi khuẩn được thực hiện trong công trình nghiên cứu Hoa Kỳ.
” Những con mèo có những răng nhỏ và nhọn có thể đâm sâu vào các mô mềm và làm nhiễm truyền những vi khuẩn trong các khoang kín như các bao gân, các khớp, xương “, các tác giả của công trình nghiên cứu đã giải thích như vậy. Cũng giống như thể một chiếc kim nhiễm bẩn bị cắm sâu vào trong thịt.
Ngoài ra, những biến chứng đã tỏ ra thường gặp ở Mayo Clinic, với 6 áp xe, 14 thương tổn dây gân, 2 thương tổn dây thần kinh và 14 trường hợp giảm cử động khớp lúc khám bệnh theo dõi. Các tác giả ghi nhận rằng sự hiện diện của sưng phù, đỏ hay một vết cắn ở vùng nhạy cảm (khớp, dây gân) là 3 yếu tố nguy cơ gây biến chứng, biện minh cho một điều trị tích cực. Nói chung những dấu hiệu nhiễm trùng xuất hiện 12 đến 24 giờ sau khi bị mèo cắn. Trong công trình của Mayo Clinic, phần lớn các vết cắn xảy ra ở các bàn tay hay cổ tay và 40% những vết thương xảy ra ở một dây gân hay một khớp.
Mặc dầu một điều trị kháng sinh thích ứng với các vết cắn là điều bắt buộc, BS Carlsen và các đồng nghiệp nhấn mạnh rằng điều đó không loại bỏ hoàn toàn nguy cơ bội nhiễm : ” Mặc dầu một điều trị kháng sinh được thực hiện sớm làm giảm từ 28% đến 2% nguy cơ nhiễm trùng bàn tay sau khi bị mèo cắn, nhưng khó tiên đoán những người nào đối với họ điều trị sẽ thất bại.”
Tuy nhiên phải ghi nhận rằng thời gian trung bình giữa lúc khám bệnh và khi bị mèo cắn,là 27 giờ trong công trình nghiên cứu, và rằng một nettoyage ban đầu bằng xà phòng tiếp theo sau bởi một điều trị sớm hơn có thể làm giảm những nguy cơ. Một lời khuyên cũng đúng với những vết mèo cào đơn thuần, những vết cào này cũng mang những mầm bệnh.
(LE FIGARO 12/2/2014)

8/ UNG THƯ TIỀN LIỆT TUYẾN : THEO DÕI TÍCH CỰC
Một công trình nghiên cứu, được tiến hành bởi các thầy thuốc chuyên khoa niệu học và ung thư của đại học Johns Hopkins (Baltimore, Hoa kỳ), ủng hộ một sự theo dõi tích cực (surveillance active) các ung thư tiền liệt tuyến được gọi là “có nguy cơ thấp bị di căn” (à faible risque de métastases), xảy ra nhiều nhất, hơn là một điều trị tích cực ngay bằng phẫu thuật hay curiethérapie. Từ 1995 đến 2015, các tác giả đã theo dõi 1298 người bị ung thư có nguy cơ thấp, bởi vì không ấn chẩn được khi khám trực tràng, liên kết với một PSA (chỉ dấu sinh học của tiền liệt tuyến) có nồng độ dưới 10 ng/ml và một phân tích cơ thể bệnh lý cho thấy những tế bào ung thư ít ác tính. Trong vòng 20 năm, sự theo dõi tích cực đã khiến chỉ cần điều trị 400 trong số những bệnh nhân này. Bilan : chỉ hai bệnh nhân của công trình nghiên cứu chết vì ung thư tiền liệt tuyến và 3 bệnh nhân đã phát những di căn. Tỷ lệ sống còn không di căn đã đạt 99,4%
(LE FIGARO 8/10-14/10/2015)

9/ CƠ CHẾ CỦA BỆNH PARKINSON SAU CÙNG ĐƯỢC LÀM SÁNG TỎ
Một kíp nghiên cứu Pháp-Bỉ đã khám phá một protéine làm rối loạn các neurone như thế nào.
RECHERCHE. Phải chăng ông đã khám phá bí mật của bệnh Parkinson ? ” Một phần nào, chắc chắn là như vậy”, GS Ronald Melki, giám đốc nghiên cứu của CNRS đã trả lời một cách không do dự như vậy. Ông đã công bố hôm 10/6 trong tạp chí Nature những kết quả gây ngạc nhiên của những nghiên cứu được thực hiện bởi kíp của ông ở Institut de neurosciences Paris Saclay với kíp của GS Veerle Baekelandt ở Louvain (Bỉ). Căn bệnh xảy ra ở khoảng 1% những người trên 65 tuổi, hoặc từ 100.000 đến 150.000 người ở Pháp và 8000 bệnh nhân mới mỗi năm. Cứ mười người bệnh thì có một dưới 50 tuổi. Đã 15 năm từ khi BS Maria-Gracia Spillantini, ở Cambridge, đã khám phá vai trò của một protéine, alpha-synucléine, trong nhiều bệnh thoái hóa thần kinh. ” Sự kết tụ của alpha-synucléine là signature moléculaire của bệnh Parkinson, dầu đó là dạng lẻ tẻ (không có tiền sử trong gia đình) hay những dạng gia đình của bệnh “, GS Melki đã giải thích như vậy.
Nhưng từ 15 năm nay, các nhà nghiên cứu vấp phải một bí ẩn : làm thế nào cùng một protéine, lúc kết tụ, lại có thể làm phát khởi nhiều bệnh khác nhau : bệnh Parkinson, démence à corps de Lewy và atrophie multisystématisée. Các giáo sư Melki, Baekelandt và những kíp nghiên cứu của họ vừa tìm ra giải pháp.
Cách nay hai năm, kíp của Saclay đã cho thấy những protéine, mà sự kết tụ được liên kết với những bệnh lý thoái hóa thần kinh, lan tràn từ tế bào này qua tế bào khác trong não như thế nào, như thế góp phần vào sự thoái hóa lần lần của các neurone. Lần này họ đã thành công gây nên căn bệnh ở chuột bằng cách sử dụng những dạng tập hợp khác nhau của những protéine này.
” Chúng tôi đã hình thành những dạng ngưng tụ “souche” của alpha-synucléine, chúng tôi đã xác định đặc điểm của chúng và đánh dấu chúng để theo dõi chúng ở chuột “, Ronald Melki đã nói rõ như vậy.
Một công trình tỉ mỉ cần thiết để vượt qua giai đoạn thí nghiệm tiếp theo. Đối với kíp nghiên cứu Bỉ, giai đoạn này nhằm tiêm những chất kết tụ (agrégats) Saclay vào các con chuột để quan sát xem điều đó có thể gây nên những thương tổn tương tự với những thương tổn của bệnh Parkinson hay không.
Các nhà nghiên cứu đã khám phá rằng hai dạng những chất ngưng tụ khác nhau ” en spaghetti” và “en linguine” gây nên hai bệnh khác nhau. ” Lý do không được rõ ràng lắm, GS Verrle Baekelandt đã giải thích như vậy, nhưng vì dạng “spaghetti” gây ở chuột nhiều triệu chứng loại Parkinson hơn và dạng “linguine” gây nhiều triệu chứng atrophie multisystémique” hơn, nên đúng là cơ sở cấu trúc là quan trọng.”
TRUNG HÒA CÁC CHẤT KẾT TỤ.
” Hai dạng này có những tính chất bề mặt khác nhau mặc dầu chúng được cấu tạo cùng phân tử, GS Melki đã nói thêm như vậy. Chính vì vậy tôi so sánh chúng với những pâte, có cùng thành phần cấu tạo nhưng ở những dạng khác nhau.” Từ nay chính sự hiểu biết ở quy mô phân tử hiện tượng, sẽ cho phép nghĩ ra những công cụ điều trị và chẩn đoán có tính đặc hiệu cao. Mục tiêu là vô hiệu hóa những chất ngưng tụ vi lẽ chúng góp phần vào căn bệnh bằng cách chuyển từ một tế bào bị thương tổn qua một tế bào lành mạnh. Như thế nào ? ” Bằng cách thay đổi tính chất bề mặt của chúng, GS Melki đã trả lời như vậy. Ta có thể làm điều đó bằng cách gắn vào đó những kháng thể hay bằng một chiến lược mà chúng tôi đã thực hiện từ 3 năm nay trong phòng thí nghiệm của chúng tôi. Ở đây chúng tôi sử dụng những protéine mà chúng tôi gọi là những chaperon moléculaire. Thật khá đơn giản : đó như thể phủ các sợi bằng một chất làm thay đổi những tính chất bề mặt của chúng.
Có thể nói đó là maquiller những protéine alpha-synucléine để các neurone không còn nhận biết chúng nữa. ” Các chaperon phong bế sự tiến triển của bệnh ở một giai đoạn chưa có các triệu chứng hay làm ngừng sự tiến triển của các triệu chứng “, GS Melki đã giải thích như vậy. Một chương trình nghiên cứu tốt đẹp cho 5 năm đến.
(LE FIGARO 12/6/2015)

10/ CHỨNG BÉO PHÌ : ĐIỀU TRỊ MỚI
Cơ quan dược phẩm Châu Âu đã bật đèn xanh để thương mãi hóa liraglutide, một dược phẩm chống béo phì của người lớn. Đó là sao bản của incrétine, một kích thích tố có tự nhiên trong dạ dày ruột, tác động lên tụy tạng bằng cách kích thích sự sản xuất insuline và bằng cách ức chế sự sản xuất glucagon, kích thích tố gia tăng nồng độ đường huyết. Kết quả là một tác dụng giảm đường huyết khiến loại thuốc này đã được kê đơn ở những bệnh nhân đái đường loại 2, không phụ thuộc insuline (85% các trường hợp). Đồng thời Liraglutide gây nên một cảm giác no, làm giảm sự thèm ăn. Dược phẩm này được tiêm dưới da mỗi ngày. Một công trình nghiên cứu mới đây so với placebo ở 3731 người béo phì không bị đái đường đã cho thấy một sự mất cân trung bình 8,5 kg. Liên kết với điều trị thuốc một chế độ ăn uống cân bằng và những exercice physique được khuyến nghị.
(LE FIGARO 16/7-22/7/2015)

BS NGUYỄN VĂN THỊNH
(15/2/2015)

Bài này đã được đăng trong Chuyên đề Y Khoa, Thời sự y học. Đánh dấu đường dẫn tĩnh.

1 Response to Thời sự y học số 382 – BS Nguyễn Văn Thịnh

  1. Pingback: Thời sự y học số 609 – BS Nguyễn Văn Thịnh | Tiếng sông Hương

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s