Cấp cứu hô hấp số 42 – BS Nguyễn Văn Thịnh

NGHẼN TẮC ĐỘNG MẠCH PHỔI
(PULMONARY EMBOLISM)
TEST

Adam J.Rosh, MD
Assistant Professor
Department of Emergency Medicine
Wayne State University School of Medicine
Detroit, MI

Một phụ nữ 56 tuổi với một tiền sử ung thư buồng trứng đến phòng cấp cứu với khởi phát cấp tính đau ngực phía phải, khó thở. HA của bệnh nhân 131/75 mmHg, tần số tim 101 đập mỗi phút, tần số hô hấp 18 hơi thở mỗi phút, và độ bảo hòa oxy là 97% ở khí phòng. Anh nghĩ bệnh nhân này bị nghẽn tắc động mạch phổi. Những xét nghiệm nào sau đây có khả năng bất thường nhất ?
(a) Khí huyết động mạch
(b) Độ bảo hòa oxy
(c) Điện tâm đồ
(d) Phim X quang ngực
(e) D-dimer

Câu trả lời đúng là e
(e) D-dimer là một sản phẩm thoái hóa (degradation product) được sinh ra bởi sự thủy phân protein của fibrin liên kết chéo (plasmin-mediated proteolysis of cross-linked fibrin). Có hai loại D-dimer assays. Loại với độ nhạy cảm cao nhất là những enzyme-linked immunosorbent assays và turbidimetric assays. Bởi vì giá trị tiên đoán âm tính cao, nồng độ D-dimer được sử dụng để loại bỏ chẩn đoán nghẽn tắc động mạch phổi. Cùng với một pretest probability thấp, một D-dimer âm tính tiên đoán không có nghẽn tắc động mạch phổi. Do đó, ở bệnh nhân này với một xác suất cao nghẽn tắc động mạch phổi (khó thở, đau ngực, tim nhịp nhanh, ung thư), có khả năng rằng D-dimer sẽ bất bình thường.
(a) Khí huyết động mạch có một giá trị tiên đoán rất thấp ở một quần thể những bệnh nhân điển hình trong đó nghẽn tắc động mạch phổi được nghi ngờ bởi vì những bệnh nhân này có bệnh lý phổi nào đó ảnh hưởng lên trao đổi khí phổi hơn là một nghẽn tắc động mạch phổi. Hầu hết những bệnh nhân với nghẽn tắc động mạch phổi có một PO2 bình thường
(b) Độ bảo hòa oxy hiếm khi giảm và không hữu ích lắm trong hiệu chính nghẽn tắc động mạch phổi.
(c) Những dấu hiệu điện tâm đồ thông thường nhất là tim nhịp nhanh và những bất thường không đặc hiệu ST/sóng T. Đôi khi những dấu hiệu right heart strain được ghi nhận.
(d) Phim X quang ngực thường bình thường. 24 giờ đến 72 giờ sau một nghẽn tắc động mạch phổi, xẹp phổi hay một thâm nhiễm khu trú có thể được nhìn thấy. Những dấu hiệu X quang liên kết một cách cổ điển với nghẽn tắc động mạch phổi là Hampton hump (bướu Hampton) (bóng mờ hình tam giác có đáy dựa vào phế mạc) và dấu hiệu Westermark (giãn các huyết quản phổi ở phần gần nghẽn tắc động mạch phổi với xẹp những huyết quản ở xa)

Reference : PreTest Emergency Medicine
Đọc thêm : Cấp Cứu Hô Hấp số 3, 4, 15, 16, 18, 23

BS NGUYỄN VĂN THỊNH
(27/8/2015)

Bài này đã được đăng trong Cấp cứu hô hấp, Chuyên đề Y Khoa. Đánh dấu đường dẫn tĩnh.

3 Responses to Cấp cứu hô hấp số 42 – BS Nguyễn Văn Thịnh

  1. Pingback: Cấp cứu hô hấp số 44 – BS Nguyễn Văn Thịnh | Tiếng sông Hương

  2. Pingback: Cấp cứu hô hấp số 65 – BS Nguyễn Văn Thịnh | Tiếng sông Hương

  3. Pingback: Cấp cứu hô hấp số 67 – BS Nguyễn Văn Thịnh | Tiếng sông Hương

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s