Cấp cứu hô hấp số 41 – BS Nguyễn Văn Thịnh

TRÀN KHÍ MÀNG PHỔI TỰ PHÁT NGUYÊN PHÁT
(PRIMARY SPONTANEOUS PNEUMOTHORAX)
TEST

Adam J.Rosh, MD
Assistant Professor
Department of Emergency Medicine
Wayne State University School of Medicine
Detroit, MI

Một thanh niên 29 tuổi cao và mảnh khảnh đến phòng cấp cứu sau khi cảm thấy khó thở trong 2 ngày. Ở phòng cấp cứu, anh không ở trong tình trạng đứt hơi cấp tính. HA của anh là 115/70 mmHg, tần số tim là 81 đập mỗi phút, tần số hô hấp là 16 hơi thở mỗi phút, và độ bảo hòa oxy là 98% ở khí phòng. Khám tim, phổi và bụng bình thường. Một điện tâm đồ cho thấy nhịp xoang với tần số 79. Một phim X quang ngực cho thấy một tràn khí màng phổi tự nhiên nhỏ phía phải (dưới 10% nửa lồng ngực). Một phim chụp X quang ngực 6 giờ sau cho thấy tràn khí màng phổi giảm. Những bước tiếp theo thích hợp nhất trong xử trí là những bước nào ?
a. Cho bệnh nhân xuất viện với theo dõi trong 24 giờ
b. Thực hiện hút khí ra bằng kim (needle decompression) ở khoang gian
sườn thứ hai, đường giữa xương đòn.
c. Đặt một ống dẫn lưu ngực cỡ 20F vào nửa ngực phải.
d. Quan sát thêm 6 giờ nữa.
e. Nhập viện để gây dày dính màng phổi (pleurodesis).

Đáp :
Câu trả lời đúng là (a). Bệnh nhân bị tràn khí màng phổi tự nhiên nguyên phát (primary spontaneous pneumothorax), xảy ra ở những người không có bệnh phổi rõ rệt trên phương diện lâm sàng. Trái lại, tràn khí màng phổi tự nhiên thứ phát (secondary spontaneous pneumothorax) xảy ra ở những người bị bệnh phổi có trước, đặc biệt bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (chronic obstructive pulmonary disease). Đối với những bệnh nhân trẻ và mạnh khỏe với một tràn khí màng phổi tự nhiên nguyên phát nhỏ (dưới 20ù nửa lồng ngực), quan sát đơn độc có thể thích đáng. Tốc độ tái hấp thụ nội tại là khoảng 1% đến 2% mỗi ngày, và gia tăng với cho oxygen 100%. Nhiều thầy thuốc giữ quan sát theo dõi những bệnh nhân này trong 6 giờ và sau đó lập lại chụp X quang ngực. Nếu phim chụp lại không cho thấy gia tăng kích thước của tràn khí màng phổi, bệnh nhân có thể được cho xuất viện với lấy hẹn theo dõi trong 24 giờ. Đi máy bay hay lặn dưới nước (những thay đổi áp lực không khí) phải tránh cho đến khi tràn khí màng phổi biến mất hoàn toàn.
(b) Chọc hút khí ra bằng kim (needle decompression) là một thủ thuật trì hoãn cho những bệnh nhân với nghi tràn khí màng phổi dưới áp lực (tension pneumothorax).
(c) Đặt ống dẫn lưu màng phổi (tube thoracostomy) được sử dụng trong tràn khí màng phổi tự nhiên thứ phát, tràn khí màng phổi chấn thương, và tràn khi màng phổi > 20% nửa lồng ngực.
(d) Trừ khi có một thay đổi tình trạng, bệnh nhân không cần được quan sát thêm 6 giờ nữa.
(e) Gây dày dính màng phổi (pleurodesis) là một can thiệp ngoại khoa để ngăn ngừa sự tái phát của tràn khí màng phổi. Nó được thực hiện ở những bệnh nhân với bệnh phổi có trước.

Reference : Pretest Emergency Medicine
Đọc thêm : Cấp cứu hô hấp số 31, 33

BS NGUYỄN VĂN THỊNH
(27/8/2015)

Bài này đã được đăng trong Cấp cứu hô hấp, Chuyên đề Y Khoa. Đánh dấu đường dẫn tĩnh.

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s