Cấp cứu tâm thần số 10 – BS Nguyễn Văn Thịnh

HỘI CHỨNG SA SÚT TRÍ TUỆ
(SYNDROME DÉMENTIEL)

1. ĐỊNH NGHĨA ?
Mất dần dần và toàn bộ những faculté mentale của một người cản trở khả năng độc lập và đời sống hàng ngày.

2. TẦN SỐ CỦA NHỮNG HỘI CHỨNG SA SÚT TRÍ TUỆ TÙY THEO TUỔI ?
– 5% những người trên 65 tuổi
– 15% những người trên 75 tuổi
– 30 % những người trên 85 tuổi.

3. SỐ LƯỢNG NHỮNG NGƯỜI SA SÚT TRÍ TUỆ Ở PHÁP, TẤT CẢ CÁC LOẠI ?
– 500.000

4. PHẢI TÌM KIẾM GÌ TRƯỚC MỌI HỘI CHỨNG SA SÚT TRÍ TUỆ ?
– Một nguyên nhân có thể chữa lành.

5. CÁCH KHỞI ĐẦU CỦA HỘI CHỨNG SA SÚT TRÍ TUỆ ?
– Khởi đầu từ từ, trong nhiều tháng.

6. TRIỆU CHỨNG HỌC CỦA HỘI CHỨNG SA SÚT TRÍ TUỆ ?
– Biến đổi toàn bộ và dần dần những chức năng nhận thức (fonction cognitive), với bảo tồn vigilance, liên kết với những rối loạn hành vi và tính tình (trouble du comportement et du caractère).

7. NHỮNG DẤU HIỆU LÂM SÀNG CỦA THƯƠNG TỔN NHỮNG CHỨC NĂNG NHẬN THỨC ?
– Rối loạn trí nhớ (trouble mnésique) (những sự kiện mới xảy ra, oubli à mesure).
– Những rối loạn ngôn ngữ (không mạch lạc, thiếu chữ, rối loạn hiểu, aphasie de Wernicke)
– Những rối loạn chú ý
– Những rối loạn phán đoán (phủ nhận rối loạn, mất khả năng phê bình và tự phê bình)
– Những rối loạn lập luận, tính toán.
– Mất định hướng thời gian không gian
– Trouble des praxies : idéomotrice, idéatoire, constructive
– Trouble des gnosies

8. NHỮNG DẤU HIỆU LÂM SÀNG KHÁC TA CÓ THỂ TÌM THẤY ?
– Rối loạn hành vi và tính tình
– Rối loạn khí chất
– Cảm giác bị truy đuổi (sentiment de persécution)
– Désinsertion socioprofessionnelle

9. NHỮNG CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT CHÍNH ?
– Hội chứng trầm cảm
Nhiều bệnh nhân sa sút trí tuệ bị một đợt trầm cảm trong giai đoạn khởi đầu của bệnh. Ngoài ra thường không thể phân biệt một sa sút trí tuệ giai đoạn khởi đầu với một trầm cảm.
– Hội chứng lú lẫn

10. NHỮNG NGUYÊN NHÂN CỦA HỘI CHỨNG SA SÚT TRÍ TUỆ ?
– Sau chấn thương
– Nhiễm độc
– Hydrocéphalie à pression normale
– Expansifs processus intracranien
– Carentielles, métaboliques
– Bệnh động mạch (artériopathie)
– Nhiễm trùng
– Thoái hóa (dégénérative)

11. SỰ PHÂN BỐ NGUYÊN NHÂN, THEO TỶ LỆ CỦA NHỮNG HỘI CHỨNG SA SÚT TRÍ TUỆ ?
– Sa sút trí tuệ loại Alzheimer : 50%
– Sa sút trí tuệ nguyên nhân huyết quản (démence vasculaire) : 20%
– Sa sút trí tuệ do rượu : 9%
– Sa sút trí tuệ do bệnh tâm thần nguyên phát : 7%
– Sa sút trí tuệ do khối u : 3%
– Sa sút trí tuệ do hydrocéphalie à pression normale : 3%

12. NHỮNG NGUYÊN NHÂN SAU CHẤN THƯƠNG CỦA HỘI CHỨNG SA SÚT TRÍ TUỆ ?
– Hôn mê kéo dài
– Máu tụ dưới màng cứng mãn tính
– Dập não

13. NHỮNG NGUYÊN NHÂN NGỘ ĐỘC CỦA HỘI CHỨNG SA SÚT TRÍ TUỆ.
– Thuốc
– Nhiễm độc rượu mãn tính
– Ngộ độc CO

14/TAM CHỨNG LÂM SÀNG CỦA HYDROCEPHALIEPRESSION NORMALE ?
Triade de Hakim et Adams :
– Sa sút trí tuệ (syndrome démentiel de type frontal)
– Bước từng bước nhỏ (marche à petits pas)
– Rối loạn cơ vòng (incontinence urinaire)

15/ NHỮNG NGUYÊN NHÂN NHIỄM KHUẨN CỦA HỘI CHỨNG SA SÚT TRÍ TUỆ ?
– Di chứng của viêm màng não-viêm não do herpès
– Lao thần kinh màng não (tuberculose neuroméningée)
– Bệnh Lyme
– Áp xe não
– Giang mai tertiaire
– VIH
– Bệnh Whipple

16/ HÃY KỂ MỘT NGUYÊN NHÂN HỘI CHỨNG SA SÚT TRÍ TUỆ DO MỘT PRION
– Bệnh Creutzfeld-Jacob

17/ NHỮNG NGUYÊN NHÂN CHUYỂN HÓA VÀ THIẾU DINH DƯỠNG CỦA HỘI CHỨNG SA SÚT TRÍ TUỆ ?
– Rối loạn nước diễn giải
– Giảm đường huyết
– Suy thận tiến triển
– Bệnh não gan (encéphalopathie hépatique)
– Giảm năng tuyến giáp
– Thiếu hụt vitamine B12, folates, B1, PP

18/ NHỮNG NGUYÊN NHÂN HUYẾT QUẢN CỦA HỘI CHỨNG SA SÚT TRÍ TUỆ ?
– Sa sút trí tuệ do nhiều ổ nhồi máu não
– Sa sút trí tuệ do tim
– Sa sút trí tuệ hỗn hợp

19/ NHỮNG NGUYÊN NHÂN THOÁI HÓA CỦA HỘI CHỨNG SA SÚT TRÍ TUỆ
– Bệnh Alzheimer
– Bệnh Creutzfeld-Jacob : bệnh não có thể lây truyền, rất hiếm, tiến triển hướng về một sa sút trí tuệ (démence), trong vòng 6-18 tháng, đưa đến tử vong. Đó là một encéphalopathie spongiforme (được gọi như thế theo dạng “bọt biển” của mô não). Bệnh này do một tác nhân nhiễm khuẩn loại đặc biệt, prion.
– Bệnh Pick : sa sút trí tuệ trán-thái dương
– Chorée d’Huntington : bệnh thần kinh di truyền của người lớn, được đặc trưng bởi sự liên kết của những cử động bất thường (chorée), những rối loạn tâm thần và sa sút trí tuệ (détérioration intellectuelle).
– Maladie des corps de Lewy. (sa sút trí tuệ với hội chứng ngoại tháp)
– Maladie de Steele-Richardson
– Bệnh Parkinson
– Xơ cứng rải rác
– Sclérose latérale amyotrophique hay bệnh Charcot (sa sút trí tuệ liên kết với bệnh của neurone vận động)

20/ GIẢ THUYẾT SINH HỌC NÀO ĐƯỢC ĐƯA RA TRONG BỆNH ALZHEIMER ?
– Cholinergique

21/ NHỮNG NGUYÊN NHÂN CÓ THỂ CHỮA LÀNH CỦA HỘI CHỨNG SA SÚT TRÍ TUỆ ?
– Maladie de Whipple
– Hydrocéphalie à pression normale
– Áp xe não
– U não
– Giang mai giai đoạn 3.
– Máu tụ dưới màng cứng mãn tính
– Do điều trị
– Lao màng não-não
– Chuyển hóa, thiếu dinh dưỡng Bệnh Lyme

22/ NHỮNG YẾU TỐ NÀO CHO PHÉP MỘT ĐÁNH GIÁ NHẬN THỨC CỦA HỘI CHỨNG SA SÚT TRÍ TUỆ ?
* ADAS de Rosen et Mohs
* MMSE (Mini-mental status examination)
Công cụ tối ưu để đánh giá tình trạng tâm thần (statut mental) là trắc nghiệm được gọi là MMSE. Trắc nghiệm MMSE dễ thực hiện, bao gồm một số những épreuve nhằm đánh giá sự định hướng trong thời gian và trong không gian, năng lực tập trung, trí nhớ, phasie, gnosie và praxie.
* Echelle de démence de Mattis

23/ NHỮNG TRẮC NGHIỆM NÀO KHÁC ĐƯỢC SỬ DỤNG ?
– Vocabulaire Binois-Pichot
– QI
– Similitude
– Mémoire auditive
– Test de Gruber

24/ KỂ 3 LOẠI SA SÚT TRÍ TUỆ CÓ ĐIỂM XUẤT PHÁT DƯỚI VỎ NÃO ?
– Bệnh Parkinson
– Bệnh Huntington
– Maladie de Steele-Richardson

25/ TRIỆU CHỨNG HỌC CỦA SA SÚT TRÍ TUỆ DƯỚI VỎ NÃO
– Những rối loạn trí nhớ
– Những rối loạn thần kinh
– Những rối loạn fonction excrétrice
– Không aphasie, apraxie và agnosie
– Khiếm khuyết thu hồi thông tin
– Những rối loạn khí chất, affect

26/ CẤU TRÚC NÃO NÀO LIÊN QUAN TRONG NHỮNG SA SÚT TRÍ TUỆ NÀY ?
Những nhân xám trung ương

27/ LÝ THUYẾT THẦN KINH SINH BỆNH LÝ CỦA LOẠI SA SÚT TRÍ TUỆ NÀY ?
– Défaut de récupération de l’information

28/ CÒN ĐỐI VỚI BỆNH ALZHEIMER ?
– Perte de l’information

29/ THẾ THÌ CẤU TRÚC NÃO NÀO ?
– Circuit hypocampomamillothalamique

30/ NHỮNG THĂM DÒ PHỤ NÀO CẦN THỰC HIỆN ?
Phải thực hiện một xét nghiệm định hướng để làm dễ sự phát hiện những trường hợp sa sút trí tuệ “có thể đảo ngược”. Vậy những xét nghiệm tối thiểu bao gồm một bilan hématologique và biochimique, những trắc nghiệm tuyến giáp, một đánh giá vitamine B12 và acide folique và những xét nghiệm huyết thanh của bệnh giang mai.
– Hémograme
– VS
– Điện giải đồ máu
– Chức năng thận
– Đường huyết
– Bilan gan
– Định lượng huyết thanh folates, vitamine B12
– TPHA VDRL
– Examens psychométrique et neuropsychologique
– Tùy theo bối cảnh lâm sàng
– Tìm kiếm độc tố trong máu và trong nước tiểu
– Chọc dò tủy sống nếu nghi ngờ bệnh Creutzfeld-Jacob (protéine 14-3-3 và NSE)
– Sérologie HIV với sự đồng ý của bệnh nhân
* EEG
– để tìm kiếm luận cứ cho bệnh Creutzfeld-Jacob
– trong sa sút trí tuệ Alzheimer, điện não đồ phát hiện một sự chậm lại của nhịp cơ bản và một sự gia tăng của những hoạt động chậm hơn.
* Chụp cắt lớp vi tính não và/hoặc chụp cộng hưởng từ não
Trong số những kỹ thuật chụp hình ảnh, chụp cắt lớp vi tính đứng đầu bởi vì nó cho chúng ta những thông tin quan trọng về giải phẫu hoc cấu trúc của não
Chụp cắt lớp vi tính trước hết được chỉ định để phát hiện những nguyên nhân không do thoái hóa (causes non dégénératives) của sự biến đổi nhận thức (altération cognitive), như hydrocéphalie, u não, máu tụ dưới màng cứng, vùng nhồi máu não. Nó cũng có thể làm dễ chẩn đoán suy diễn một quá trình sa sút trí tuệ.

31/ ĐIỀU TRỊ NÀO ĐƯỢC KÊ ĐƠN KHI NGHI NGỜ MỘT HỘI CHỨNG TRẦM CẢM ?
– Điều trị thử bằng thuốc chống trầm cảm.

32/ NHỮNG YẾU TỐ KHÁC NHAU CỦA ĐIỀU TRỊ ?
– Nhập viện
– Điều trị triệu chứng
– Điều trị sự kích động
– Điều trị những triệu chứng trầm cảm
– Điều trị những rối loạn giấc ngủ
– Phòng ngừa té ngã ở người già
– Điều trị một nguyên nhân có thể chữa lành

33/ NHỮNG PHƯƠNG TIỆN TÂM LÝ LIỆU PHÁP VÀ TÂM LÝ-XÃ HỘI ?
– Liệu pháp hành vi (thérapies comportementales)
– Thérapies cognitives (những kỹ thuật phục hồi trí nhớ…)
– Tâm lý liệu pháp gia đình và hỗ trợ

34/ NHỮNG YẾU TỐ KHÁC NHAU CỦA XỬ TRÍ XÃ HỘI ?
+ Giúp duy trì ở nhà
– Săn sóc vệ sinh bởi y tá
– Aide-ménagère
– Service de portage de repas à domicile
– Auxilliaires de vie
– Hôpital de jour
– Centre d’accueil de jour
+ Accueil temporaire et institutionnalisation
+ Giúp đỡ tài chánh
+ Système de protection juridique

Psychiatrie (Mémotests)

BS NGUYỄN VĂN THỊNH
(22/6/2015)

Bài này đã được đăng trong Cấp cứu tâm thần, Chuyên đề Y Khoa. Đánh dấu đường dẫn tĩnh.

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s