1/ LIỆT NÃO ĐƯỢC CHỐNG LẠI TỐT HƠN VÀ ĐIỀU TRỊ
Bệnh lý này ảnh hưởng một cách khác nhau đến mỗi bệnh nhân và có thể được thể hiện bởi những thương tổn vận động, nhưng cũng giác quan và trí tuệ.
NEUROLOGIE. Liệt não (paralysie cérébrale) đã thay đổi bộ mặt nhiều trong suốt 15 năm qua, từ những triệu chứng của nó cho đến việc điều trị. Ở Pháp, căn bệnh này cũng thay đổi tên đều đặn, vì không tìm thấy một định nghĩa rõ ràng quy tụ tất cả những khía cạnh của một bệnh lý tác động một cách khác nhau lên mỗi bệnh nhân bị bệnh. ” Những bệnh nhân này đều có chung những vấn đề thần kinh liên kết với điều xảy ra trước và trong khi sinh”, GS Pierre Gressens, thầy thuốc chuyên khoa thần kinh của Inserm, ở bệnh viện Robert-Debré (Paris) đã tóm tắt như vậy.
Những vấn đề thần kinh này chủ yếu được phát hiện bởi những rối loạn vận động, khá nghiêm trọng khiến làm che lấp những chỉ dấu khác, nhất là trên bình diện trí tuệ. Do đó nước Pháp đã từng chọn thuật ngữ infirmité motrice cérébrale (IMC) hay infirmité motrice d’origine cérébrale (IMOC).
Tuy nhiên những tiến bộ, được thực hiện trong sự điều trị những trẻ sơ sinh có nguy cơ (nouveau-nés à risque), đã cho phép làm giảm số những thương tổn não có những hậu quả vận động. ” Ta đã giảm số những trẻ em cần xe lăn, nhưng luôn luôn có những trẻ em thất bại ở trường và càng ngày càng nhiều những trẻ tự kỷ (autiste)”, GS Gressens đã chỉ rõ như vậy.
Như thế nước Pháp đã là nước tiền phong với một loạt những kế hoạch chu sinh (plan périnatalié), đã cho phép những tiến bộ ngoạn mục : chỉ 5% những trẻ sơ sinh bị những vấn đề vận động nhưng, khi ta theo dõi chúng đến năm 6 tuổi, 35% trong số chúng không thành công ở trường. ” Điều đáng quan tâm là tìm một thuật ngữ phản ánh tính đa dạng của các thương tổn, không những vận động, mà con trí tuệ, giác quan (sensorielle), hành vi…” GS Sylvie Nguyễn, trưởng unité de neuropédiatre của CHU d’Angers, đã nhắc lại như vậy.
Liệt não (paralysie cérébrale) xảy ra ở khoảng 2 trẻ em đối với 1000 lần sinh, nhưng tỷ lệ này có thể đạt 8%. ở những trẻ quá sinh non (grand prématuré) hay những trẻ có trọng lượng lúc sinh rất bé. Sự gia tăng số những trường hợp sinh non, nhờ những tiến bộ y khoa, mang lại hậu quả là số những trẻ em bị liệt não gia tăng.
Những người hộ sinh từ lâu đã bị kết án là vụng về, khiến sự cung cấp oxy cho não bộ của trẻ sơ sinh bị thiếu sót, nhưng phần lớn các trẻ em bị sinh non và sinh bằng césarienne. Mặc dầu giảm oxy mô (hypoxie) là một trong những yếu tố có thể góp phần vào bệnh liệt não, nhưng từ nay viêm nhiễm đứng hàng đầu của những yếu tố phát khởi. Như thế một nhiễm trùng nhẹ không ảnh hưởng người mẹ trong thời kỳ thai nghén có thể gây viêm ở thai nhi, vốn không có một khả năng phòng vệ nào. Nhiều công trình nghiên cứu đã cho thấy rằng não bộ của những trẻ sinh non và những trẻ rất nhỏ (tout-petits) không được để cho bị viêm nhiễm, gây nên những tổn hại quan trọng. ” Ở những trẻ sinh non, đứa bé được lấy ra quá sớm khỏi một môi trường có tác dụng rất bảo vệ và não bộ của nó chịu những kích thích, bị một môi trường tấn công mà đúng ra nó không nên trải qua ở giai đoạn phát triển này”, GS Gressens đã thêm vào như vậy.
Hôm nay, khi một đứa trẻ sinh đủ tháng cho thấy những dấu hiệu liệt não, như một sự thiếu phản ứng hay những co giật, thì sau khi xác nhận, có thể bảo vệ não bộ của nó bằng cách làm giảm trong chốc lát nhiệt độ của nó. Khi đó nguy cơ có thể được giảm từ 40 đến 50%. Những trẻ sinh non ít phản ứng hơn lúc sinh, như thế những dấu hiệu có thể ít thấy rõ hơn. Hiện tại không có một điều trị chữa lành nào nhưng nhiều hướng được gợi lên để giảm thiểu những hậu quả hay sửa chữa những neurone bị thương tổn (đọc dưới đây).
Phục hồi chức năng (rééducation) là công cụ điều trị chính của liệt não, dầu những rối loạn là vật lý hay trí tuệ.Tuy nhiên, trước khi can thiệp cần phải chờ đợi chức năng vận động tự ý được thiết lập để quan sát những triệu chứng đầu tiên, phân tích chúng và chăm lo chúng. Cũng vậy đối với những rối loạn trí tuệ, chỉ xuất hiện khi đứa bé càng phát triển. Những đứa trẻ có nguy cơ (enfants à risque) được theo dõi một cách đều đặn và được điều trị ngay khi cần thiết. ” Mặc dầu ta không điều trị nguyên nhân, nhưng những hậu quả không giống nhau nếu ta không làm gì hết, ngay cả đứng trước một phế tật nặng, GS Nguyễn đã nhắc lại như vậy. Ta có thể dạy cho đứa bé sử dụng tốt nhất những khả năng của nó và ngay cả mở rộng chúng, bởi vì tình huống không bao giờ đứng im ở một đứa bé.”
(LE FIGARO 28/10/2013)
2/ LIỆT NÃO : MỘT CĂN BỆNH VẪN CÒN KHÔNG ĐƯỢC BIẾT ĐẾN
Chụp hình ảnh não (imagerie cérébrale), càng ngày càng chính xác, cho phép xác lập một bản đồ (cartographie) của những vùng bị thương tổn và nhận diện nguồn gốc của những rối loạn được quan sát ở những bệnh nhân. Từ nay chụp hình ảnh chức năng (imagerie fonctionnelle) được thêm vào để quan sát những nối kết não (connexions cérébrales) và cách mà chúng tiến triển với thời gian. Những công cụ này cho phép hiểu tốt hơn căn bệnh và những hậu quả của nó nhưng cũng đánh giá tính hiệu quả của những kỹ thuật phục hồi và luyện tập (technique de rééducation et d’entrainement).
Ngoài ra, những công trình nghiên cứu này cung cấp những đích điều trị (cibles thérapeutiques) để phục hồi những chức năng não. ” Từ 10 năm nay, nhiều nước đã thiết đặt những trung tâm trong đó những nhà nghiên cứu và lâm sàng có thể cùng nhau làm việc để tìm những loại thuốc, GS Gressens (Robert-Debré, Paris) đã chỉ rõ như vậy. Sự cộng tác này là thiết yếu và đã cho phép tìm ra những loại thuốc mới nhất có thể mang lại một giải pháp mới trong 5 năm đến.”
” TÁI LẬP CHƯƠNG TRÌNH” NÃO BỘ.
Thật vậy, những kiến thức hiện nay về tính dẻo của não bộ (plasticité du cerveau) đã mở đường cho những điều trị, ngay khi sinh hay về sau này, có thể tạo điều kiện cho sự “tái lập chương trình” (reprogrammation) của não quanh những thương tổn. Nhiều kíp nghiên cứu ngay cả dự kiến sự sử dụng những tế bào gốc để làm tái sinh những neurone bị thương tổn. Sự hiệu chính những mô hình động vật, cần thiết để khảo sát trực tiếp những hậu quả của bệnh lên não bộ, đã cung cấp nhiều hướng nghiên cứu đầy hứa hẹn.
Liệt não đang gia tăng, nhờ một tỷ lệ sống sót tốt hơn của những trẻ sơ sinh. Những bệnh nhân này ngày càng được điều trị tốt hơn và từ nay thường đạt đến tuổi trưởng thành. Thật vậy, chặng đường điều trị và sự xử trí vẫn được nhắm vào thời thơ ấu, và ở tuổi 18, ở Pháp , các bệnh nhân sau đó không còn được theo dõi. Các chuyên gia chờ đợi một cách kiên nhẫn những kết quả của étude de cohorte adulte Breizh IMC, công trình quan trọng nhất ở Pháp và ở châu Âu vì lẽ nó tập hợp, từ năm 2006, tất cả những bệnh nhân trưởng thành ở Bretagne.
Liệt não vẫn là một bệnh ít được biết đến ở Pháp, có lẽ bố mẹ có những profil rất đa dạng và rằng đó là một vấn đề vừa y khoa và vừa y khoa-xã hội. Tuy nhiên các chuyên gia thường so sánh khả năng nhìn rõ của bệnh liệt não, gây bệnh cho 2 trẻ em trên 1000, và khả năng nhìn rõ của bệnh cơ (myopathie), gây bệnh cho một đứa trẻ trên 10.000. Fondation Motrice, cơ quan nghiên cứu duy nhất của Pháp về liệt não, chú tâm tài trợ cho những dự án nghiên cứu cơ bản, cải thiện khả năng tự trị và chất lượng sống của các bệnh nhân nhưng cũng cải thiện khả năng nhìn rõ của bệnh.
(LE FIGARO 28/10/2013)
3/ PHỤC HỒI : CHÌA KHÓA CỦA TẤT CẢ NHỮNG TIẾN BỘ
” Sự phục hồi chức năng phải được tổ chức suốt cả cuộc đời và nhất là trong suốt thời kỳ tăng trưởng, từ lúc sinh đến năm 18 tuổi, BS Brochard, chuyên gia y khoa vật lý và phục hồi chức năng nhi đồng thuộc CHRU de Brest, đã nhấn mạnh như vậy. Sự phục hồi chức năng này phải được kế hạch hóa để hội nhập vào trong đời sống gia đình và trong đời sống học đường.”
Mục tiêu này không phải luôn luôn dễ đạt được : hầu như tất cả các trẻ em bị liệt não phải thực hiện những buổi kiné liệu pháp 3 lần mỗi tuần, được thêm vào đó là những buổi ergothérapie trong một trường hợp trên hai. Cứ ba trẻ thì có một bị vấn đề ngôn ngữ và orthophonie là cần thiết. Khi những rối loạn tâm lý và trí năng cũng phải được điều trị, sự điều hòa của những điều trị trở nên một đoạn đường chiến binh thật sự đối với bệnh nhân và gia đình.
SỰ TĂNG TRƯỞNG KHÔNG CÂN BẰNG.
Hiện nay, sự điều trị được tổ chức quanh một mục tiêu quan trọng : cố duy trì đứa bé trong một khung cảnh học đường chừng nào có thể được.
Trên bình diện vật lý, sự phục hồi chức năng có hai mục tiêu : tạo điều kiện cho chức năng vận động và apprentissage. Kiné liệu pháp nhằm cho phép bước và duy trì nó. ” Chúng tôi đấu tranh chống lại sự tăng trưởng thường mất quân bình, với những cơ quá co thắt hay trái lại quá yếu”, BS Brochard đã chỉ rõ như vậy. Phải kéo giãn các cơ quá cứng ra và tăng lực các cơ quá yếu. Sự điều trị được bàn bạc trong équipe, với kinésithérapeute, các thầy thuốc và các phẫu thuật viên.
Mặc dầu massage và những exercice de musculation là trung tâm của điều trị, nhưng đôi khi phải nhờ đến những điều trị như toxine botulique, mà tính hiệu quả được chứng minh để làm giãn các cơ quá cứng. Những robot cũng đang được phát triển để giúp các bệnh nhân làm những động tác chính xác và giúp não bộ kiểm soát những cử động.
CAMPS DE VACANCES.
Sự phân tích bước, được thực hiện đều đặn bởi các laboratoire chuyên môn hiện diện trong phần lớn những thành phố ở Pháp, từ nay cho phép hướng định công tác phục hồi theo những khó khăn nhất định của mỗi bệnh nhân. Và, nếu cần, cho phép sửa soạn những can thiệp ngoại khoa nhằm tái cân bằng khối cơ hay làm vững khung xương để tạo điều kiện cho chức năng vận động.
Ergothérapie, chủ yếu nhằm vào các chi trên, là cần thiết để hội nhập vào trường học và sử dụng những công cụ của học hành : viết, sử dụng một ordinateur, chơi. Các đứa trẻ tham dự vào trại hè trong đó, trong hai tuần, ta bất động chi lành mạnh bằng một gant tay hay ngay cả chỉ cần đặt bàn tay vào trong một túi quần áo. ” Khi đó ta đề nghị chúng, 4 đến 6 giờ mỗi ngày, những hoạt động như cirque trong đó mục tiêu là sử dụng càng nhiều càng tốt chi bị liệt”, BS Brochard đã chỉ rõ như vậy.
Những phương pháp này cho phép tránh những phương thức kéo dài và gây mệt mỏi. Vài kíp cũng thích sử dụng những console de jeu interactive mà những trẻ bị liệt não cũng như những trẻ khác dường như khó cưỡng lại..
(LE FIGARO 28/10/2013)
4/ NHỮNG TRẺ SINH QUÁ NON : TỶ LỆ SINH TỒN ĐƯỢC CẢI THIỆN
Một kíp nghiên cứu của Pháp đã theo dõi một số lượng rất lớn nhưng trẻ em được sinh rất non tháng. Những kết quả đầu tiên, tỷ lệ sống sót đã tiến triển. Nhưng sống thêm mỗi tuần trong bụng mẹ là điều đáng kể.
NEONATOLOGIE. Trường hợp của Titouan, đứa bé sinh ra rất non tháng (très grand prématuré) và vào tháng chín bố mẹ đã yêu cầu ngừng điều trị, đã làm sáng tỏ một thực tế khó khăn : tiên đoán tương lai của một đứa trẻ sinh quá sớm thật vô cùng phức tạp.
Công trình nghiên cứu Epipage 2, được thực hiện bởi một kíp nghiên cứu Inserm-Université Paris-Descartes, có ý định đánh giá tỷ lệ sống sót (survie) và tương lai của những em bé sinh ra giữa 22 và 34 tuần mất kinh (aménorrhée : tắt kinh ; thời gian trung bình bình thường của một thai nghén là 40 tuần). 7000 trẻ non tháng đã được đưa vào công trình nghiên cứu, những trẻ này sinh ra đời giữa tháng tư và tháng 11/2011 trong 25 vùng của Pháp. ” Hoặc gần như tất cả những trẻ được sinh ra vào thời kỳ này “, GS François Goffinet, thầy thuốc sản khoa và trưởng khoa sản của bệnh viện Port-Royal (Paris) đã xác nhận như vậy. Chúng đã được phân ra thành 3 loại : cực kỳ non tháng (extrêment prématuré) đối với những trẻ được sinh ra trước cuối tháng thứ 6 của thai nghén, rất non tháng (grand prématuré) trước cuối tháng thứ 7, non tháng vừa phải (modérément prématuré) cho đến đầu tháng thứ 8. Những kết quả, được công bố trong Jama pediatrics, đã được so sánh với những kết quả của công trình nghiên cứu Epipage 1, được tiến hành vào năm 1997 trong 9 vùng.
Bài học đầu tiên : “Tỷ lệ sống sót của những trẻ này được cải thiện một cách rất đáng kể, và điều đó không kèm theo một sự gia tăng những bệnh lý sơ sinh “, Pierre-Yves Ancel, chuyên gia dịch tễ học phụ trách công trình nghiên cứu đã lấy làm hớn hở.
TƯƠNG LAI KHÔNG CHẮC CHẮN.
Những cơ may của em bé gia tăng rất rõ rệt khi sinh xảy ra sau tuần thứ 25 thai nghén, và thêm mỗi tuần trôi qua trong bụng mẹ cải thiện tỷ lệ sinh tồn : 31% những em bé sinh ra sau 24 tuần sống sót, 59% lúc 25 tuần, 75% lúc 26 tuần, 94% trên 27 tuần và 99% sau 32 tuần. Tỷ lệ những trẻ xuất viện mà không phát triển một bệnh lý nặng cũng tăng rất nhanh, chuyển từ 12% của những trẻ cực kỳ non tháng (sinh ra lúc 24 tuần tắt kinh), lên 97% ở những trẻ sinh ra lúc 32 hay 34 tuần.
Pierre Yves Ancel quy những cải thiện này cho nhiều yếu tố : một mặt, ” tỷ lệ những trẻ được sinh ra một khoa sản có khả năng tiếp đón chúng trong những điều kiện tốt hơn gia tăng. Ngoài ra, những trẻ này đã nhận nhiều corticoides và surfactant hơn.” Các corticoides giúp “làm chín” vài cơ quan, đặc biệt là phổi, surfactant mang lại cho chúng sự “mềm dẻo”. Đó không phải là là do những kỹ thuật mới mà là do sự khéo léo (savoir-faire) được cải thiện, GS Jean-Christophe Rozé, trưởng khoa néonatologie thuộc CHU de Nantes đã xác nhận như vậy. Từ nay ta chạm đứa bé càng ít càng tốt.” ” Tiến triển của tỷ lệ sống còn không phải do một thuốc nhiệm màu, Pierre-Yves Ancel, mà do một sự cải thiện toàn bộ sự điều trị.”
Chú ý, tuổi thai nghén không phải là yếu tố tiên lượng duy nhất : trọng lượng khi sinh và nguyên nhân của sự sinh non này là cực kỳ quan trọng. ” Đôi khi thà sinh vào 24 tuần hơn là lúc 27 tuần”, GS Geoffinet đã tóm tắt như vậy.
Tuy nhiên,” hầu như không có một ” em bé nào sinh trước 24 tuần tắt kinh còn sống sót và tất cả chúng đã phát triển một bệnh lý trầm trọng (chủ yếu hô hấp, tiêu hóa và/hoặc não) trước khi rời service de néonatologie. ” Sự xử trí những em bé sinh ra trong “vùng xám” này, lúc 24 hay 25 tuần tắt kinh, tùy thuộc vào những kíp và vào đối thoại với các bố mẹ, GS Rozé đã ghi nhận như vậy. Vài nước hồi sức một cách hệ thống hơn, nhất là ở Bắc Âu hay Hoa Kỳ. Điều đó đáng bàn bạc, nhưng ta chưa biết rõ tương lai của những đứa bé cực kỳ non tháng này như thế nào.”
Vậy công trình nghiên cứu Epipage 2 dự kiến theo dõi trong thời gian dài hạn sự xuất hiện những vấn đề hô hấp hay tăng trưởng, nhưng cũng sự xuất hiện những rối loạn nhận thức “tinh tế” (trouble cognitif fin) như chứng loạn đọc (dyslexie). Những phế tật không nhất thiết có thể thấy được nhưng tác động lên việc học hành (apprentissage). ” Chúng tôi muốn theo dõi những đứa bé này cho đến đầu thời kỳ thiếu niên (adolescence), Pierre-Yves Ancel đã xác nhận như vậy, tất cả tùy thuộc vào những ngân sách mà chúng tôi có được”. Epipage đã phí tổn hơn 6 triệu euro, điều đó có thể dường như rất lớn. ” Tuy vậy ” Đó là tương lai của chúng ta”, Charlotte Bouvard, người sáng lập association SOS Préma đã biện minh như vậy.
(LE FIGARO 29/1/2015)
5/ HƯỚNG VỀ MỘT SỰ NHỜ ĐẾN SINH BẰNG CESARIENNE HỢP LÝ HƠN.
Các thầy thuốc sản khoa ý thức về sự cần thiết làm giảm tần số động tác ngoại khoa không phải là không có những nguy cơ này.
OBSTETRIQUE. Tiếng chuông báo động vang lên từ nhiều năm qua dường như đã được nghe thấy. Sự thực hành césarienne, vốn đã trải qua một sự tiến triển quan trọng ở bước ngoặt của những năm 1990-2000, dường như đã ổn định nhờ một sự nhận thức về những thái quá của những professionnel, chính quyền và các bệnh nhân.
Theo những dữ kiện của association Audipog, được trình bày nhân hội nghị thường niên của Collège national des gynécologues obstétriciens français (CNGOF), tỷ lệ mổ lấy thai ở Pháp từ nay đang tăng lên 18,8% (những dữ kiện năm 2010), hoặc khoảng gần1trường hợp sinh trên năm. Một tỷ lệ tương đối ổn định từ 6 năm qua, và tiếp theo một thời kỳ gia tăng mạnh mẽ : giữa 1994 và 2004, loại sinh bằng mổ lấy thai này đã gia tăng 35% mặc dầu sự tiến triển về profil của bệnh nhân không biện minh cho điều đó.
Trong nhiều tình huống césarienne cho phép cứu bà mẹ và trẻ em. Chính vì lý do này mà tổ chức y tế thế giới khuyến nghị rằng các nước cần đạt một tỷ lệ trung bình 15% (một mức thấp hơn có thể có nghĩa rằng vài trường hợp sinh khó không được xử trí tốt). Ngược lại, thực hiện một césarienne đối với một trường hợp đẻ có nguy cơ thấp khiến bà mẹ tương lai và thai nhi chịu nhưng mối hiểm nguy vô ích. Mặc dầu hiếm ở Pháp, nhưng hiện hữu những biến chứng.
Ở các em bé, xác suất bị nhập viện khi sinh tăng gấp đôi trong trường hợp césarienne, chủ yếu do suy hô hấp (détresse respiratoire). Khi lớn lên, những trẻ này còn bị nhiều bệnh lý mãn tính hơn như hen phế quản, bệnh đái đường loại I hay chứng béo phì. Các nhà nghiên cứu cho rằng những vi khuẩn âm đạo của người mẹ, mà thai nhi được tiếp xúc lúc sinh bằng đường âm đạo, có lợi cho sự phát triển microbiote riêng của nó, trái với những vi khuẩn da mà nó gặp lúc mổ césarienne.
Đối với người mẹ, nguy cơ những biến chứng cũng gia tăng (xuất huyết, thương tổn của một cơ quan gần với tử cung, nhiễm trùng…). Nguy cơ ngay cả gia tăng, bởi vì một césarienne thường chi phối kết cục của những thai nghén tiếp theo, vì những thầy thuốc sản khoa thường ngần ngại không muốn sinh bằng đường âm đạo một phụ nữ mà tử cung mang một vết sẹo.
Một cách nghịch lý, césarienne được cảm nhận rộng rãi như là an toàn hơn một sinh đẻ sinh lý. ” Người ta thường lưu truyền hình ảnh lý tưởng hóa của một cuộc sinh không nguy cơ đối với đứa trẻ, trong đó người mẹ sẽ bảo toàn một thân thể tuyệt hảo, gìn giữ âm đạo và sàn hồi âm của mình, và nhiên hậu chỉ có một vết sẹo trắng “, Isabelle Bianchi, đại diện của association de patientes Césarine đã tố cáo như vậy. Bà yêu cầu các phụ nữ được đả thông tốt hơn về vấn đề này. ” Chúng tôi tiếp những người tha thiết muốn được mổ césarienne bởi vì họ sợ sinh đẻ sinh lý, mặc dầu một thông tin có chất lượng cũng đủ để lấy đi mối sợ hãi này “, Isabelle Blanchi đã làm chứng như vậy.
” Trong sản khoa, rất khó nói trước những biến chứng, và ta có thể có cảm tưởng lầm rằng césarienne bảo vệ chống lại tất cả điều đó “, GS Philippe Deruelle, tổng thư ký của CNGOF đã phân tích như vậy.” Ngoài ra, các thầy thuốc càng ngày càng lo sợ những vụ kiện tụng trong trường hợp tai biến, và sự biện hộ tính chất có căn cứ của lựa chọn ngoại khoa luôn luôn dễ dàng hơn “, ông nói tiếp.
Đối với nghề nghiệp, điều khẩn cấp là từ nay cần hiểu những khác nhau về thực hành của mỗi vùng, mỗi bệnh viện, thậm chí từ thầy thuốc thực hành này đến thầy thuốc thực hành khác, vì những tỷ lệ mổ lấy thai có thể biến thiên từ 15 đến 40% những trường hợp sinh đẻ được thực hiện.
Hội nghị CNGOF đã là cơ hội đối với các thầy thuốc sản khoa, để trao đổi những hướng nhằm làm giảm số những trường hợp mổ césarienne không được biện minh, thí dụ bằng cách gìn giữ vài savoir-faire như sinh bằng đường âm đạo một em bé ngôi mông hay những trẻ sinh đôi. Trong thực hành, césarienne được chọn lựa đến 75%, trong trường hợp ngôi mông (présentation par le siège), ” trong khi vài khoa sản với một chính sách sinh bằng đường âm đạo đạt những tỷ lệ từ 40 đến 60% “, GS Deruelle đã nhắc lại như vậy.
” Quyết định césarienne phần lớn tùy thuộc vào giá trị gia tăng được gán bởi thầy thuốc và bệnh nhân, BS Sophie-Karlin đã tóm tắt như vậy. Vì vậy, điều quyết định là các sage-femmes cần chủ trương sinh đẻ bằng đường sinh lý.”
(LE FIGARO 5/12/2014)
6/ TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO : NHỮNG KẾT QUẢ TỐT HƠN VỚI KỸ THUẬT BẮT CỤC MÁU ĐÔNG TRONG NÃO
BS Bertrand Lapergue, thầy thuốc chuyên khoa thần kinh mạch máu (neurologue vasculaire), trình bày những ưu điểm mới được xác nhận của kỹ thuật làm giảm những nguy cơ bị những di chứng này.
Hỏi : Tai biến mạch máu não (AVC) là gì ?
BS Bertrand Lapergue : Đó là một tai biến mạch máu não xuất hiện một cách đột ngột. Có hai loại : hoặc là một động mạch bị bít bởi một cục máu đông (trong 80 % các trường hợp), đó là nhồi máu (infarctus), hoặc động mạch bị vỡ và đó là xuất huyết.
Hỏi : Những nguyên nhân khả dĩ là gì ?
BS Bertrand Lapergue : Trong hơn một nửa các trường hợp, những yếu tố tạo thuận nguồn gốc của những vật bít tắc (bouchon) này là những yếu tố làm cáu ghét các động mạch : cao huyết áp, thuốc lá, bệnh đái đường, cholestérol, chứng béo phì. Những bệnh của tim (loạn nhịp tim) cũng có thể gây một tai biến mạch máu não. Nhưng yêu tố nguy cơ chính là cao huyết áp.
Hỏi : Những triệu chứng báo động có đặc trưng không ?
BS Bertrand Lapergue : Chúng tương ứng với vùng não bị thương tổn. 3 dấu hiệu đặc trưng : 1. Một sự tê cóng (engourdissement) liên kết với một sự yếu xảy ra đột ngột ở một phía của thân thể : ở bàn tay, cánh tay, cẳng chân hay miệng. 2. Không nói được (perte de la parole). 3. Một rối loạn thị giác đột ngột. Ngay khi chúng xuất hiện, phải nằm xuống và gọi 15.
Hỏi : Giữa khi xuất hiện những dấu hiệu đầu tiên và khi xe cấp cứu đến, thời hạn nào không được vượt quá để tránh những di chứng.
BS Bertrand Lapergue : Trong trường hợp tai biến mạch máu não nặng, cơ may phục hồi giảm 15% nếu đánh mất nửa giờ. Vậy điều bức thiết là phải can thiệp càng nhanh càng tốt, tối đa trong 6 giờ để làm giảm những nguy cơ phế tật.
Hỏi : Những hậu quả của một tai biến mạch máu não là gì ?
BS Bertrand Lapergue : Trong 20 đến 30% các trường hợp có một trường hợp tử vong. 35% những người bị tai biến không còn bước được nữa. Ở những người khác, ta nêu lên mất thị giác, không nói được hay bại liệt một chi.
Hỏi : Điều trị quy ước là gì ?
BS Bertrand Lapergue : Điều trị cổ điển nhằm tiêm vào tĩnh mạch một loại thuốc sẽ làm tan cục máu đông (thrombolyse : tan huyết khối) bít động mạch ở não. Nếu sự tiêm truyền này được thực hiện trong vòng 1 giờ sau tai biến, nó rất có hiệu quả ở một bệnh nhân trên bốn. 4 giờ rưỡi sau những dấu hiệu đầu tiên, thì thường quá muộn để tránh những di chứng.
Hỏi : Kỹ thuật chuẩn này có bao hàm những nguy cơ không ?
BS Bertrand Lapergue : Nó làm gia tăng nguy cơ xuất huyết não. Vậy, thrombolyse sẽ không được xét đến đối với những người đang được điều trị bởi những thuốc kháng đông hay mới bị mổ gần đây. Khi cục máu đông quá quan trọng, không có gì hiệu quả hơn.
Hỏi : Những nguy cơ tái phát là gì ?
BS Bertrand Lapergue : Cứ bốn bệnh nhân thì có một bị tái phát. Mọi bệnh nhân đã được điều trị vì một tai biến mạch máu não phải được theo dõi rất sát bởi một chuyên gia. Ông ta sẽ theo dõi rất đều đặn huyết áp của bệnh nhân, kê đơn một điều trị đặc hiệu cho yếu tố nguy cơ khả dĩ là nguồn gốc của tai biến mạch máu não. Tái phát thường trầm trọng hơn tai biến mạch máu não đầu tiên.
Hỏi : Ông hay mô tả cho chúng tôi công trình nghiên cứu được công bố trong “The New England Journal of Medicine” xác nhận những ưu điểm của một kỹ thuật mới : thrombectomie (cắt bỏ cục nghẽn mạch), làm giảm những nguy cơ bị di chứng.
BS Bertrand Lapergue : Kỹ thuật thrombectomie nhằm bắt (capturer) càng nhanh càng tốt cục máu đông trong não mà không cần phải mở nó ra. Ta đưa vào một cathéter ở một động mạch cẳng chân rồi ta đưa nó lên bằng đường huyết quản cho đến cục máu đông nằm ở não để túm bắt nó và kéo nó ra (nhờ một stent nhỏ). Kỹ thuật không đau này được thực hiện trong vòng dưới 1 giờ.
Hỏi : Công trình nghiên cứu này đã diễn ra như thế nào ?
BS Bertrand Lapergue : Công trình nghiên cứu này đã được thực hiện ở Hòa lan giữa năm 2010 và 2014 trên 500 bệnh nhân bị tai biến mạch máu não nặng. Những kết quả đã cho thấy rằng ta gia tăng 65% những cơ may phục hồi tốt ở những bệnh nhân đã nhận kỹ thuật này, bổ sung cho điều trị chuẩn.
Hỏi : Những kết quả của công trình nghiên cứu này sẽ dẫn đến một sự sử dụng rộng rãi hơn phương pháp mới nhất này ?
BS Bertrand Lapergue : Chắc chắn là như vậy, và ngay cả đưa đến một sự tái tổ chức hoàn toàn việc điều trị tai biến mạch máu não ở Pháp. Tất cả bệnh nhân bị tai biến mạch máu não nặng đều có thể nhận thrombectomie.
(PARIS MATCH 20/1-28/1/2015)
7/ TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO VÀ THIẾT BỊ WATCHMAN
Rung nhĩ là rối loạn nhịp tim thường gặp nhất, chịu trách nhiệm 25% những tai biến mạch máu não. Phần lớn những người mang bệnh lý này dùng thuốc chống đông dài hạn. Một kỹ thuật mới nhằm đưa, với gây tê tại chỗ và qua thông huyết quản (cathétérisme vasculaire), một thiết bị được gọi là Watchman. Thiết bị này được mở ra như một cánh dù khi ta phóng thích nó trong một khoảng chết của nhĩ trái (auricule), mà nó sẽ bịt hoàn toàn, như thế ngăn cản sự tạo thành những cục máu đông có thể di chuyển lên não. Một công trình nghiên cứu trên hơn 700 bệnh nhân vừa cho thấy rằng, trên phương diện phòng ngừa, thiết bị này khi được liên kết với aspirine hiệu quả hơn điều trị chống đông quy chiếu. Những xuất huyết não được giảm và tỷ lệ tử vong được giảm bớt 5,4%.
(PARIS MATCH 4/12-10/12/2014)
8/ NHỮNG TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO GIA TĂNG Ở NHỮNG NGƯỜI TRẺ.
Một công trình nghiên cứu ở Pháp cho thấy rằng bệnh lý này đã tăng gấp đôi ở những người dưới 55 tuổi giữa những năm 1980 và 2010.
NEUROLOGIE. Tai biến mạch máu não (AVC) là một bệnh của người già, trung bình xuất hiện ở tuổi 75. Nhưng một công trình nghiên cứu của Pháp, được thực hiện ở Dijon vừa phát hiện sự tiến triển của nó ở những người trưởng thành trẻ. Trong vùng đô thị 150.000 dân này, vùng duy nhất ở Pháp có một registre cho phép theo dõi tiến triển của số những tai biến mạch máu não, những trường hợp ở những người dưới 55 đã tăng gấp đôi trong vòng dưới 30 năm.
Số những người dưới 55 tuổi bị tai biến mạch máu não trong vùng như thế đã chuyển từ 117 đối với thời kỳ 1985-1993 lên 205 trong thời kỳ 2003-2011. Mặc dầu những trường hợp tai biến mạch máu não ở những ” người trẻ” vẫn rất hiếm, với một nguy cơ khoảng 0,02%, sự tiến triển được đánh giá là đáng lo ngại bởi BS Yanick Béjot, thầy thuốc chuyên khoa thần kinh thuộc CHU de Dijon, tác giả của công trình nghiên cứu được công bố giữa tháng 11/2013 trong Journal of Neurology, Neurosurgery and Psychiatry. ” Theo những công trình nghiên cứu quốc tế về cùng chủ đề, nhất là ở Hoa Kỳ, chúng tôi dự kiến một khuynh hướng tăng cao, nhưng không nhất thiết rõ rệt như vậy”, thầy thuốc chuyên gia đã giải thích như vậy.
Một công trình nghiên cứu của Hoa Kỳ, được công bố trong tạp chí Neurology năm qua đã tiết lộ rằng những người dưới 55 tuổi chiếm một phần càng ngày càng gia tăng của những trường hợp tai biến mạch máu não được phát hiện ở bên kia Đại tây dương, chuyển từ 13% vào đầu những năm 1990 lên 18,6% vào năm 2005. Ở Pháp, theo registre của Dijon, những “người trẻ” hôm nay chiếm 11,8% những trường hợp tai biến mạch máu não, so với 9% trong những năm 1980. Một cách nghịch lý, những tai biến mạch máu não của người già xảy ra ngày càng muộn.
Enjeu thật là quan trọng, bởi vì tai biến mạch máu não là nguyên nhân đầu tiên gây phế tật mắc phải ở người lớn và là nguyên nhân thứ hai gây sa sút trí tuệ sau bệnh Alzheimer. Khi tai biến mạch máu não xảy ra ở một người trẻ, phí tổn đối với xã hội tăng gấp đôi, vì lẽ thêm vào sự điều trị là sự mất đi một người lao động hoạt động.
Ở Pháp, nguyên nhân đầu tiên giải thích sự tiến triển của tai biến mạch máu não trước 55 tuổi là chứng nghiện thuốc lá. ” Chứng nghiện này đã không giảm ở những người đàn ông trẻ tuổi, và ngay cả đã gia tăng ở các phụ nữ “, BS Béjot đã chứng thực như vậy. Hút thuốc làm gia tốc sự cứng lại của các động mạch do những lắng đọng mỡ và tạo điều kiện cho sự phát triển những cục máu đông có thể làm bít tuần hoàn máu. Thuốc lá như thế tăng gấp 2 đến gấp 4 nguy cơ bị tai biến mạch máu não. Các phụ nữ uống thuốc ngừa thai đặc biệt được khuyên không nên hút thuốc.
Những khuynh hưởng nặng nề khác của xã hội hiện đại của chúng ta cũng bị chỉ mặt. Sự gia tăng của chứng béo phì và của bệnh đái đường, nhưng trong một chừng mực ít hơn, sự tiêu thụ của cannabis. ” Đó là một trong những bài học được rút ra từ công trình nghiên cứu Hoa Kỳ, được công bố năm qua về chủ đề này, BS Béjot đã nhấn mạnh như vậy. Cannabis tạo nên những co thắt trong các động mạch. Mặc dầu chúng ta không thể định số tác động ở Pháp, bởi vì chúng ta không có những dữ kiện cần thiết, nhưng loại profil này thật ra không phải là hiếm trong các khoa của chúng tôi.”
Trong phần kết luận, các tác giả của công trình nghiên cứu kêu gọi tăng cường sự phòng ngừa. Trước hết bằng cách dạy các thanh niên phát hiện những triệu chứng của tai biến mạch máu não, bởi vì một sự xử trí cực kỳ nhanh có tính chất quyết định đối với sự theo dõi và sự phục hồi bệnh nhân. Ngoài ra phải nhắc lại rằng một chất lượng tốt (chế độ ăn uống lành mạnh, hoạt động thể thao đều đặn, không hút thuốc) là phương tiện tốt nhất để tự bảo vệ.
(LE FIGARO 28/11/2013)
9/ ĐỘNG KINH Ở TRẺ EM : MỘT ĐIỀU TRỊ CẤP CỨU MỚI.
BS Pierre Meyer, neuropédiatre, CHRU de Montpellier-Inserm Uro46, đại học Montpellier I-II, trình bày những ưu điểm của thuốc chống động kinh đặt trong miệng (anticonvulsif intrabuccal)
Hỏi : Ở mức não bộ, bất thường nào là nguồn gốc của động kinh ?
BS Pierre Meyer : Bệnh động kinh (épilepsie) được biểu hiện bởi những cơn co giật (crise convulsive) tương ứng với một sự phóng điện bất thường của các neurone, như một “court-circuit”. Ta chỉ nói động kinh khi những cơn này tái diễn. Không nên lẫn lộn những cơn động kinh với những co giật của trẻ em, xảy ra ở 5% các trẻ em và chủ yếu là do một cơn sốt đột ngột.
Hỏi : Ở trẻ em tần số của bệnh động kinh là gì ?
BS Pierre Meyer : Ở Pháp ta ước tính rằng có khoảng 200.000 trẻ em động kinh (trong đó một số lớn dưới 1 tuổi) với khoảng 15.000 trường hợp mới mỗi năm. Cũng như ở người trưởng thành, căn bệnh này có thể được biểu hiện dưới hai dạng : bởi những cơn bán phần (crises partielles) chỉ liên quan một vùng của não bộ, có mất tri giác hay không, và bởi những cơn toàn thể (crise généralisée) liên quan đến toàn bộ não.
Hỏi : Ở nhũ nhi, những triệu chứng báo động là gì ?
BS Pierre Meyer : Những cú giật (secousse) liên tiếp của các chi và/hoặc mặt và những biến đổi đột ngột của trương lực, thường kèm theo mất tri giác là những biểu hiện chính. Một lời khuyên tốt : trước những triệu chứng không như lệ thường, hãy nghĩ đến việc quay phim đứa trẻ. Điều đó sẽ rất hữu ích đối với người thầy thuốc.
Hỏi : Ta đã khám phá những nguồn gốc của những động kinh này ở trẻ em ?
BS Pierre Meyer : Não bộ của những trẻ nhỏ, trong thời kỳ thành thục, đặc biệt dễ bị thương tổn. Mọi sự loạn năng, dị dạng hay thương tổn của não có thể là nguồn gốc của một động kinh. Và cũng vậy một số lớn những bệnh di truyền cũng như những “tai biến” trong thời kỳ thai nghén và suốt trong cuộc đời (nhiễm trùng não, thiếu oxy, chấn thương sọ, những tai biến mạch máu, những u não…). Trong một số lớn những trường hợp, nguyên nhân vẫn không được biết rõ.
Hỏi : Những điều trị chuẩn là gì ?
BS Pierre Meyer : Sự điều trị được thực hiện tùy theo từng trường hợp, tùy theo cường độ và tần số của các cơn và tùy theo tuổi của đứa bé. Có hai loại điều trị. Một (được gọi là điều trị “nền”) phải uống thuốc mỗi ngày dưới dạng thuốc viên hay sirop để phòng ngừa sự xuất hiện của một cơn động kinh, và loại điều trị khác được cho lúc xảy ra một cơn kéo dài hay lập lại. Một số lớn những trẻ em lành bệnh vào tuổi thiếu niên.
Hỏi : Làm thế nào thực hiện điều trị chuẩn nhằm làm ngừng cơn ?
BS Pierre Meyer : Cho đến cách nay không lâu, chúng ta chỉ có diazépam cho bằng đường trực tràng, một phương thức gò bó cần chuẩn bị ống tiêm (không kim) với loại thuốc này (benzodiazépine) để sau đó đưa nó vào hậu môn của đứa bé co giật. Phương pháp này tỏ ra khó thực hiện ở đứa trẻ đi học và còn khó hơn ở thiếu niên.
Hỏi : Điều trị mới đây cho đứa bé để làm ngừng cơn là gì ?
BS Pierre Meyer : Đó là một benzodiazépine khác, midazolam. Nó có lợi lớn là được cho bằng đường miệng nhờ một ống tiêm được làm đầy trước, không cần một thao tác nào khác. Chỉ cần đặt nó vào giữa lợi răng và má là đủ. Thuốc tức thời được hấp thụ bởi niêm mạc má và có hiệu quả trong vài phút.
Hỏi : Những tác dụng phụ là gì ?
BS Pierre Meyer : Cùng những tác dụng phụ như diazépam : ngủ gà vài giờ, điều này buộc phải đặt đứa bé nằm dài trong tư thế bên trong lúc chờ đợi secours để đánh giá y khoa. Có thể có tăng tiết nước bọt, một sự suy giảm hô hấp và những rối loạn tạm thời của cân bằng.
Hỏi : Điều trị này có hiệu quả như điều trị được cho bằng đường trực tràng không ?
BS Pierre Meyer : Nhiều công trình nghiên cứu quốc tế (được thực hiện trên nhiều trăm trẻ em, được công bố trong “Lancet” và trong “Pediatrics”), đã chứng minh rằng điều trị này cũng hiệu quả và được dung nạp tốt như điều trị được cho bằng đường trực tràng. Cách cho thuốc này là một tiến bộ tuyệt vời nhằm cải thiện chất lượng sống của các trẻ em và những người thân của chúng.
(PARIS MATCH 16/10-22/10/2014)
10/ BỆNH ĐỘNG KINH, RẤT THƯỜNG GẶP, TUY VẬY KHÔNG ĐƯỢC BIẾT RÕ LẮM.
Bệnh động kinh ảnh hưởng 2,4 triệu bệnh nhân mới mỗi năm trên thế giới nhưng đôi khi khó chẩn đoán bởi vì nó có thể có những bộ mặt khác nhau.
NEUROLOGIE. Một journée mondiale không phải là một lý do đủ để nói về một căn bệnh. Nhưng khi căn bệnh này vừa thường gặp lại vừa không được biết rõ và chứa nhiều fantasme…
Động kinh, đó là 50 triệu bệnh nhân trên thế giới mà 1/2 triệu ở Pháp : một nửa trong số những bệnh nhân này dưới 20 tuổi. Cơn động kinh xảy ra do một phóng điện bất thường và đồng thời của hàng ngàn neurone, hậu quả của một mất cân bằng giữa những chất dẫn truyền thần kinh (neurotransmetteur) khác nhau, những hợp chất hóa học có nhiệm vụ truyền những thông tin giữa các neurone. Bị tác động giữa những chất dẫn truyền thần kinh kích thích và những chất ức chế, những mạng neurone bị kích động tại chỗ hay lan rộng khắp vỏ não.
Trong định nghĩa này ẩn dấu nghìn nguyên nhân, nghìn dạng bệnh và nghìn tiên lượng. Đại chúng thường chỉ biết cơn động kinh “grand mal” : những co giật (convulsions), những tiếng kêu, chay nước dãi và mất tri giác, và những nỗi sợ và niềm tin kèm theo của nó. Nhưng ” có hàng chục loại động kinh”, BS Mihaela Vlaivu, thầy thuốc chuyên khoa động kinh (épileptologue) và nhà nghiên cứu của bệnh viện la Pitié-Salpêtrière (Paris) đã giải thích như vậy.
Nguyên nhân của động kinh có thể được biết (một thương tổn não, một khối u…) hay không, thậm chí chỉ được nghi ngờ. Di truyền học đã làm nhiều tiến bộ và ” những gène mới giải thích những động kinh được khám phá một cách đều đặn”, theo BS Vlaicu. Cùng căn bệnh có thể nhẹ ở một bệnh nhân và gây nhiều chục cơn mỗi ngày ở một bệnh nhân khác. Và hai cơn động kinh có những biểu hiện tương tự nhau có thể thuộc về những hội chứng rất khác nhau. Thế mà chẩn đoán đúng đắn là điều thiết yếu, bởi vì những loại thuốc thường được sử dụng chống lại vài cơn động kinh có thể làm gia trọng những loại thuốc khác. ” Bệnh động kinh là một chuyên khoa trong chuyên khoa “, BS Vlaicu đã xác nhận như vậy.
Vài hội chứng là hiếm : thầy thuốc chuyên khoa động kinh (épileptologue) nêu lên những cơn động kinh được gây nên khi bệnh nhân đọc hay bệnh nhân ” nghe tiếng nhạc và không muốn đi khám bệnh vì sợ người ta nói là bị bệnh tâm thần phân liệt. Bệnh nhân này có một thương tổn nhỏ ở não có thể mổ được”.
Thường gặp hơn cơn động kinh gây nên bởi âm nhạc (épilepsie musicogène) kỳ lạ này, cơn vắng ý thức (crise d’absence) chủ yếu xảy ra ở những bệnh nhân trẻ nhất. ” Đứa bé khựng lại vài giây, cái nhìn chằm chằm và để rơi cái mà nó có trong tay.” Những cơn vắng ý thức này có thể có nhiều hậu quả, nhưng rất thường bị một giáo viên hay một người thân không hiểu biết quy cho là lười biếng. Còn về những rung giật cơ (myoclonies), những cú giật không tự ý và thoáng qua của một hay nhiều chi, chúng có thể bị lầm với một sự vụng về bình thường.
Chủ tịch của association Epilepsie-France, Laila Ahddar mơ ước rằng một sự thăm khám ở một thầy thuốc chuyên động kinh phải được dự kiến một cách hệ thống khi một cơn động kinh bị nghi ngờ. ” Tuy nhiên, một thầy thuốc phải gởi bạn đến bệnh viện, bà chủ tịch nói rõ như vậy. Đó là điều có vấn đề đối với các phụ nữ trẻ, ở họ có nhiều chẩn đoán phân biệt như tétanie, hay với những thầy thuốc nhi khoa rất thường muốn “giữ” bệnh nhân mình và nghĩ là có thể điều trị họ.” Khi bệnh nhân được gởi đến một chuyên gia, thì bệnh nhân phải kiên nhẫn. ” Ở Pháp, giữa lúc qua phòng cấp cứu và lúc lấy hẹn đầu tiên trong một khoa chuyên môn, có thể cần hai đến 6 tháng tùy theo vùng”, Laila Ahddar đã phàn nàn như vậy.
Cũng chừng bấy nhiêu thời gian bị đánh mất khi cơn bệnh phải được xử trí nhanh nếu không sẽ trầm trọng thêm, BS Vliacu đã nhấn mạnh như vậy. ” Ta có thể nói rằng cơn này gây cơn khác, và có những biến đổi điện sinh lý, cơ thể học,…Không nên để bệnh nhân làm quá nhiều cơn.”
Các thuốc tuy vậy không thiếu. ” 3 thế hệ thuốc hiện hữu và một thế hệ thứ tư sẽ đến, mỗi thế hệ gây ít những tác dụng phụ hơn thế hệ trước “, BS Vlaicu đã nói như vậy. Đôi khi phải trộn nhiều loại thuốc nhưng, ở 70% những bệnh nhân, điều đó là đủ. Nếu, mặc dầu một chẩn đoán được thiết đặt đúng đắn, cơn động kinh vẫn đề kháng trong hơn một năm với ít nhất hai loại thuốc được kê đơn với những liều lượng rất cao, cơn động kinh sẽ được gọi là “pharmacorésistant”.
Những phương pháp khác khi đó có thể được dùng : ngoại khoa não (chirurgie cérebrale), được dành cho vài bệnh nhân, ” rất có hiệu quả và được thực hiện tốt “, the BS Vlaicu. Régime cétogène (chế độ ăn uống sinh cétone), nhằm hủy bỏ một phần rất lớn các glucides khỏi chế độ ăn uống để ưu tiên những lipides, có hiệu quả ở vài trẻ em ; nhưng rất gò bó, khó theo dõi trong thời gian dài hạn và có lẽ ít hiệu quả hơn ở người lớn, chế độ ăn uống này gần như không được đề nghị cho chúng.
Sự kích thích dây thần kinh phế vị cho phép làm giảm tần số và cường độ của các cơn. Với 70.000 bệnh nhân được mổ trên thế giới, trong đó 2.600 ở Pháp, ” ta khá chậm, BS Vlaicu đã công nhận như thế. Kỹ thuật khá dễ dàng nhưng quá ít các thầy thuốc ngoại thần kinh thực hiện nó “. Kỹ thuật nhằm thiết đặt trong ngực một boitier nhỏ. Hộp này sẽ gởi bằng những cách quãng đều đặn những xung động đến dây thần kinh phế vị, dây thần kinh này đi qua cổ và lên thân não rồi, qua đồi thị (thalamus) đến vỏ não. ” Hãy rõ ràng, BS Vlaicu mỉm cười : ta có những ý tưởng, nhưng ta thật sự không biết tại sao điều đó có hiệu quả.”
(LE FIGARO 9/2/2015)
BS NGUYỄN VĂN THỊNH
(26/2/2015)
Pingback: Thời sự y học số 513 – BS Nguyễn Văn Thịnh | Tiếng sông Hương
Pingback: Thời sự y học số 618 – BS Nguyễn Văn Thịnh | Tiếng sông Hương