VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG
(PNEUMONIES COMMUNAUTAIRES)
Aurélie Bourgoin
Service d’Anesthésie-Réanimation
Hôpital Nord, Marseille
Claude Martin
Service d’Anesthésie-Réanimation
Hôpital Nord, Marseille
I. ĐỊNH NGHĨA
Đó là một viêm phổi xảy ra ở những bệnh nhân sống nơi cư trú thường ngày hay được phát hiện trong 48 giờ đầu lúc nhập viện. Ngoài ra, viêm phổi này phải xảy ra 14 ngày hoặc hơn một thời gian nằm viện hay lưu lại trong một nhà dưỡng lão.
II. NHỮNG YẾU TỐ HƯỚNG ĐỊNH CHẨN ĐOÁN
+ Ít nhất hai dấu hiệu hay triệu chứng phù hợp với một nhiễm trùng phổi cấp tính.
– sốt >/= 38 độ C hay </= 36,5 độ C ;
– run lạnh ;
– vã mồ hôi ;
– ho xuất hiện gần đây có hay không có khạc đờm ;
– dạng vẻ bị biến đổi của những dịch tiết ở một bệnh nhân có một bệnh
phổi mãn tính ;
– gône hay đau ngực ;
– khó thở
+ và một thâm nhiễm nhu mô (infiltrat parenchymateux) trên một phim X quang phổi, hay một thính chẩn tìm thấy ở từng ổ những bất thường tiếng phổi hay rales.
III. NHỮNG TÁC NHÂN NHIỄM TRÙNG VÀ SỰ ĐỀ KHÁNG VỚI CÁC KHÁNG SINH
1. Những mầm bệnh liên quan
– Streptococcus pneumoniae, thường gặp nhất, chịu trách nhiệm những trường hợp tử vong sớm.
– Mycoplasma pnaumoniae : càng thường gặp khi bệnh nhân càng trẻ.
– Hemophilus influenzae : </= 10-15% những trường hợp.
– Legionella pneumophila : < 5% những trường hợp
– Chlamydia pneumonia : tần số ít được biết rõ nhưng thấp.
– Tụ câu khuẩn vàng : 10 đến 20% những trường hợp, ở những bệnh nhân già (>75 tuổi), trong tình trạng phụ thuộc, được đưa vào nhà dưỡng lão hay không, và hoặc bị những nhiễm trùng mãn tính làm suy yếu.
– Myxovirus influenzae A và những virus hô hấp khác : 20 đến 25% những trường hợp được xác nhận.
– Những vi khuẩn ky khí : phải được xét đến trong trường hợp pneumonie de déglutition
2. Đề kháng với các kháng sinh
– Streptococcus pneumoniae : 40 đến 60% những souche có một độ nhạy cảm bị giảm (CMI giữa 0,125 và 1mg/L), hay một đề kháng thật sự (ngoại lệ) (CMI > 1mg/L) đối với pénicilline G ; ofloxacine (Tarivid) và ciprofloxacine (Ciproxine) không có hoạt tính. Lévofloxacine (Tavanic) và những quinolone khác nhắm kháng phế cầu khuẩn có hoạt tính. Sự sử dụng chúng phải được giới hạn để tránh sự xuất hiện của những đề kháng (đề kháng với tétracycline : >30% ; với érythromycine : > 50% ; với Bactrim : > 25%)
– H.influenzae : 35 % những giống gốc tiết beta-lactamase và 1 đến 3% có một đề kháng với béta-lactamines do làm biến đổi những PLP.
IV. NHỮNG THĂM DÒ PHỤ
Bảng 1. Những xét nghiệm phụ
V. NHỮNG BỆNH NHÂN NÀO PHẢI NHẬP VIỆN ?
Những dữ kiện được collégiée trong công trình của Fine được trình bày trong bảng 2.Điểm số cá nhân (tổng cộng các điểm) có được bằng cách cộng lại tuổi tính theo năm (trừ 10 đối với các phụ nữ) và những điểm của mỗi biến số, tương ứng với tình huống của bệnh nhân.
Từ những dữ kiện này ta xác định những classe de risque de mortalité vào ngày 30 và do đó những khuyến nghị để điều trị
VI. ĐIỀU TRỊ KHÁNG SINH
Được tóm tắt trong những bảng 6,7,8 và 9Đối với vài bệnh nhân, và tất cả những bệnh nhân được đưa vào phòng hồi sức, traitement probaliste phải xét đến tất cả những vi khuẩn có khả năng liên hệ và một sự phối hợp các kháng sinh là cần thiết.
Reference : Pratique de la réanimation et de la médecine d’urgence.
Đọc thêm : Cấp cứu hô hấp số 5, 10, 20
BS NGUYỄN VĂN THỊNH
(29/1/2015)