Khó tưởng tượng Paris mà không có các quán cà phê.Thành phố có 12.000 tiệm trong đó dân Paris và du khách đến để giải khát,
gặp lại bạn bè,
ký kết các công việc buôn bán hoặc chỉ nhìn quang cảnh của phố phường.
Năm 1686, Francesco Procopio, người Sicile, mở một tiệm cà phê ở Paris, rue de L’Ancienne-Comédie.
Tiệm Le Procope nhanh chóng trở nên nơi gặp gỡ của các diễn viên của Comédie-Française (Nhà hát nằm ở trên con đường cùng tên).
Sau đó quán cà phê này là điểm hẹn của Voltaire và của Rousseau, rồi của các nhà cách mạng Danton, Robespierre và Marat. Ngày nay đây là một tiệm ăn.
Vào thế kỷ XIX, sự mở rộng các đường phố và việc mở các đại lộ lớn
cho phép các quán cà phê phát triển và các bàn ghế xâm chiếm lề đường.
Sự thịnh hành trong việc xây dựng các đại lộ lớn dưới thời Napoléon đệ tam đã dẫn đến sự tăng sinh các quán cà phê.
Café de la Paix,
được trang trí bởi Charles Garnier, ở góc giữa Place de l’Opéra
và Boulevard des Capucines,
là một trong những quán cà phê ở đó bàn và ghế được đặt trên sân hiên (terrasse) của tiệm.
Trong những năm 1920, những quán cà phê khác được mở ra ở Montparnasse.
Trước Đệ nhất thế chiến, các quán cà phê ở Montparnasse rì rầm các cuộc họp bí mật của những người lưu vong người Nga. Hai trong số những người này, Lénine và Trotsky, làm lại thế giới ở các tiệm la Rotonde
và le Dôme.
Sau đó là những người Mỹ thuộc “ thế hệ đã mất ”, như Ernest Hemingway và Scott Fitzgerald thường hay lui tới khu phố này. Họ la cà ở các tiệm La Coupole,le Select
và La Closerie des Lilias.
Man Ray, nhà nhiếp ảnh tiền phong (avant-gardiste) hay Henry Miller, tiểu thuyết gia người Mỹ gây nhiều tai tiếng, Picasso, Vlaminck, Modigliani, thường xuyên lui tới các quán La Rotonde,
Le Dôme, La Coupole
và Le Select.
Saint-Germain-des-Prés là nơi được ưa thích khác đối với những quán cà phê theo thời trang.Tiệm cà phê Voltaire là nơi hẹn của những văn nhân theo chủ nghĩa lãng mạn và tượng trưng (symbolisme). Các nhà thơ theo chủ nghĩa tượng trưng như Verlaine, Rimbaud hay Mallarmé, vào khoảng năm 1885, đã khởi xướng truyền thống văn hóa của các tiệm Deux-Magots
và Café du Flore,
rồi được duy trì bởi những nhà siêu thực sau đó, và sau Đệ nhị thế chiến, được tiếp nối bởi những nhà hiện sinh (existentialiste), quy tụ chung quanh Sartre, Camus và Simone de Beauvoir. Chính ở trong 4 bức tường của quán Café de Flore,
đại lộ Saint Germain,
mà Charles Maurras (1862-1953) đã phát động tờ nhật báo L’Action Française. Maurras là nhà văn, và chính trị gia người Pháp. Qua tờ báo L’Action Française, ông có một ảnh hưởng quan trọng lên thành phần bảo thủ nhất của công chúng Pháp. Cũng chính ở Café de Flore,
Guillaume Apollinaire (1880-1918) đã thành lập Les Soirées de Paris. Apollinaire là nhà thơ người Pháp.
Thoát khỏi mọi ảnh hưởng của trường phái, ông được xem là người tiền thân của chủ nghĩa siêu thực (surréalisme). Xuất hiện thường xuyên ở Café de Flore
còn có họa sĩ Derain, nhà điêu khắc và họa sĩ người Thụy Sĩ Giacometti (theo trường phái lập thể, cubisme) và nhà điêu khắc Zadkine.
Đối diện gác chuông nhà thờ Saint-Germain-des-Préslà tiệm cà phê nổi tiếng Les Deux Magots.
Tiệm cà phê này được thành lập năm 1891và thời gian giữa hai đại chiến đã trở thành tổng hành dinh của Alfred Jarry, James Joyce
và Stefan Zweig.
Vào khoảng năm 1945, Jean Paul Sartre và Simone de Beauvoir thường đến và làm việc ở tiệm cà phê này. Các văn sĩ Apollinaire, Breton, Sartre, Camus ngồi ở sân hiên của Café du Flore. Các sân hiên của các quán cà phê Le Flore và Les Deux Magots của khu phố cổ thuộc tả ngạn sông Seine này, cũng có tầm quan trọng như nhà thờ Saint-Germain-des-Prés xinh đẹp, những hiệu sách và những con đường nhỏ hẹp với các tiệm bán đồ cổ và các tiệm bán đồ thời trang. Những con đường xưa cổ, những ngã tư nên thơ, những quảng trường bé nhỏ, những gian phòng nhỏ trình diễn nhạc jazz… Đại lộ St-Germain chạy xuyên suốt chiều dài của khu phố Saint-Germain-Des-Prés, đến tận khu phố Odéon.Và giữa sông Seine và đại lộ này, có rất nhiều con đường bé nhỏ xinh đẹp.
NHỮNG QUÁN CÀ PHÊ NGÀY NAY.
Les Phares, place de Bastille, cũng như Café des Arts, place de la Contrescarpe hay Le Sofa, rue Saint-Sabin, ngày nay tiếp đón các giáo sư và sinh viên đã chọn những nơi này để bàn bạc về triết học. Các quán cà phê văn học không thiếu gì : Les Marronniers (quận IV) và La Maroquinerie (trong quận XX) tổ chức những buổi thảo luận, những đêm dạ hội thi ca hay những buổi gặp gỡ với các tác giả. Những quán cà phê khác vẫn giữ cảnh trang trí nguyên thủy.
Café Beaubourg, không xa trung tâm Georges-Pompidou, đã được thiết kế bởi Christian de Portzamparc, đó là nơi hẹn hò thường rất được lui tới bởi các nghệ nhân, các nhà phê bình nghệ thuật, các chủ nhân của các galeries.Trên tả ngạn sông Seine, la Palette rất được lui tới bởi các sinh viên của Trường Mỹ Thuật. Café Marly, nhìn ra Pyramide của Điện Louvre cũng rất nổi tiếng.
Nhưng thế giới thay đổi, các tiệm cà phê có tiếng tăm không những nhờ chất lượng của “ nước ép bé nhỏ ” mà còn nhờ “ bộ mặt ” của nội thất, hay của khách hàng. Etat Parisien (156, rue du Faubourg Saint-Martin), nổi bật với đồ đạt nội thất phi thực tại của anh em người Ba Tây Fernando và Humberto Campana. Cách không xa là Bourse de Commerce, Adrien Gardère đã trang trí Café des Initiés (3, place des Deux-Ecus).
ĐẠI LINH
(26/8/2014)