1/ HÃY TẬN DỤNG GIẤC NGỦ CỦA MÌNH.
Vitamines, compléments alimentaires, những thuốc kích thích tâm thần (psychostimulants)…cả một arsenal thérapeutique được đưa ra để kích thích những chức năng trí tuệ của chúng ta được cho là mệt. Nhưng ta không biết rằng mỗi người (với điều kiện không bị mất ngủ) được trang bị trừ khi sinh chất kích thích tự nhiên có hiệu quả nhất, không tốn tiền, dễ chịu và không gắng sức : giấc ngủ. Theo một thăm dò của Institut national du sommeil et de la vigilance (2012), 31% những người Pháp ngủ dưới 6 giờ mỗi đêm, dưới mức bù (seuil réparateur) tối thiểu 7 giờ được khuyến nghị bởi cộng đồng y khoa.Như thế mỗi người có khuynh hướng “xén” dần dần 6 giờ nghỉ ngơi của mình, cho rằng giấc ngủ, chiếm 1/3 cuộc đời, là một sự đánh mất thời gian. Lầm ! Bởi vì từ nay đã được chứng minh rằng sự thiếu ngủ mãn tính gây nên những xáo trộn trong cơ thể, đến độ làm biến đổi sự biểu hiện của vài nhóm gène có liên hệ trong quá trình chuyển hóa. “Trong tình huống bị hạn chế giấc ngủ, phần lớn những quá trình nhận thức (processus cognitif) bị thoái biến một cách đáng kể tùy theo loại những chức năng nhận thức (fonction cognitive) bị liên hệ, tùy theo lúc trong ngày và tùy theo tuổi tác “, Arnaud Rabat, docteur en neurosciences thuộc Institut de recherche biomédicale des armées, đã giải thích như vậy. Những chức năng chấp hành (fonction exécutive) đòi hỏi một sự tập trung lớn những khả năng của chúng ta. Như thế, mặc dầu ngủ ít không ảnh hưởng nhiều những quá trình tự động hóa (processus automatisé), nhưng có một sự sụt giảm thật sự các hiệu năng của những quá trình được kiểm soát (processus controlé), như sự chú ý, sự quyết định hay sự ghi nhớ “, Philippe Peigneux, giáo sư thực thụ của bộ môn neuropsychologie thuộc Université libre de (ULB) đã thêm vào như vậy.
Nhưng tin vui là những nghiên cứu mới nhất đã phát hiện rằng sự ngược lại … cũng đúng ! Như thế, ngủ đủ, ngủ đúng giờ, là một cure de jouvence đối với các neurone ! Còn hơn thế, ngày nay ta đã tích lũy nhiều kiến thức về cơ chế của giấc ngủ đến độ từ nay ta có thể học sử dụng nó để tận dụng tối đa.Ý tưởng cho rằng giấc ngủ và những chức năng nhận thức (fonction cognitive) đã được gợi ra ngay năm 1924, trong một công trình nghiên cứu được tiến hành bởi John Jenkins và Karl Dallenbach, hai nhà tâm lý học Hoa Kỳ của đại học Cornell, ở Ithaca (Hoa kỳ). Sau khi đã yêu cầu hai sinh viên học thuộc lòng những danh sách các âm tiết (syllabe) không có ý nghĩa, họ đã trắc nghiệm trí nhớ của những sinh viên này sau một, hai, bốn hoặc tám giờ thức hay ngủ. Những kết quả đã cho thấy rằng những sinh viên ít quên những âm tiết được học sau một thời kỳ ngủ hơn là sau một thời kỳ thức tương đương.Vậy ta đã có thể đưa ra nguyên tắc là, để học tốt, phải ngủ ngon. Chỉ vào những thập niên sau, khi những giai đoạn khác nhau của giấc ngủ được xác định, các nhà khoa học mới bắt đầu nhận thức rằng những giai đoạn của giấc ngủ không tương đương nhau để củng cố những năng lực. Để nhắc lại, giấc ngủ là một sự kế tiếp nhau của 4 đến 6 chu kỳ trung bình 90 phút, thường xảy ra nhất vào ban đêm.
Mỗi chu kỳ gồm 4 giai đoạn tùy theo nomenclature, thay đổi về thời gian khi ta càng gần lúc thức dậy : giấc ngủ chậm nhẹ (sommeil lent léger : giai đoạn N1 và N2), giấc ngủ chậm sâu (sommeil lent profond) (SLP : sommeil lent profond, giai đoạn N3), giấc ngủ nghịch lý (sommeil paradoxal). Trong những giai đoạn này, não bộ sinh ra những hoạt động điện khác nhau, được đo bởi điện não đồ (EEG : électroencéphalogramme). Vào đầu đêm, ta làm nhiều giấc ngủ chậm sâu (SLP) hơn, trong khi vào cuối đêm giấc ngủ nghịch (sommeil paradoxal) được ưu tiên. Cách nay 20 năm, y liệu cho giấc ngủ nghịch lý là giai đoạn quan trọng nhất để gìn giữ chức năng nhận thức (fonction cognitive). Nhưng từ 10 năm nay, tất cả được xét lại. Gần như tất cả các chuyên gia từ nay đều nhất trí sự kiện là giấc ngủ chậm sâu là nhân tố kích thích lớn của những chức năng nhận thức của chúng ta. Và nhiều công trình nghiên cứu đã xác nhận tầm quan trọng của nó để cải thiện quá trình học tập (apprentissage).
GIẤC NGỦ CHẬM SÂU CHO PHÉP GHI NHỚ TỐT HƠN.
Bjorn Rasch, giáo sư của đại học Fribourg, Thụy Sĩ, đã thực hiện một chứng minh đẹp, được công bố trong tạp chí Pnas (2012). Ông đã tiến hành một thí nghiệm với 30 người tham dự. Những người này có một giấc ngủ đều đặn hơn 6 giờ mỗi đêm. Được trang bị bởi những điện cực trên đầu, họ được chia thành 3 nhóm. Vào lúc 21giờ 30, nhóm đầu tiên (16 người) được mời chơi một trò chơi ghi nhớ những cặp bài, trước khi đi ngủ vào lúc 23 giờ. Sau 40 phút ngủ (được đo một cách hợp lệ bởi điện não đồ), tất cả được đánh thức dậy. ” 40 phút này không tương ứng với một chu kỳ hoàn toàn, Bjorn Rasch đã phê bình như vậy. Chu kỳ này gồm những giai đoạn giấc ngủ chậm nhẹ (sommeil lent léger) và chưa được 20 phút giấc ngủ chậm sâu (sommeil lent profond). Nhưng không có giấc ngủ nghịch lý (sommeil paradoxal), đến muộn hơn trong đêm.” Sau đó, các nhà nghiên cứu đã đề nghị một công việc mới ” để tạo nên một interférence” trước khi cố hoàn lại những cặp bài được ghi nhớ trước khi đi ngủ. Nhóm thứ hai (14 người) đã theo cùng protocole nhưng có quyền 90 phút ngủ, hoặc một chu kỳ ngủ hoàn toàn, gồm 40 phút giấc ngủ chậm sâu (SLP) và một giai đoạn rất ngắn giấc ngủ nghịch lý. Và những điểm số cuối cùng không thể chối cãi : những người đã có thể làm giấc ngủ chậm sâu đã ghi nhớ tốt hơn nhiều (78%) so với những người khác (52%). ” Ngoài ra, hiệu năng của họ hoàn toàn tương quan với thời gian là họ đã trải qua lúc giấc ngủ chậm sâu “, Bjorn Rasch đã quan sát như vậy. Nhà nghiên cứu cũng chứng thực rằng cần tối thiểu 20 phút giấc ngủ chậm sâu để quá trình củng cố trí nhớ được thực hiện. Như thế để ghi nhớ tốt, giấc ngủ chậm sâu được khuyến nghị. Làm thế nào để đạt được điều đó ? Hãy thiu ngủ (s’endormir) vào cùng giờ mỗi đêm, để cho não (được làm quen) khởi động ngay những chu kỳ đầu có nhiều giấc ngủ chậm sâu (SLP).MÙI GIÚP HỌC LÚC NGỦ.
Trong ngày, ta có thể lên chương trình một giấc ngủ trưa, với điều kiện tối thiểu 90 phút, để chắc chắn đạt đến giai đoạn khá dài này. Ta cũng có thể gây nên một cách nhân tạo điều xảy ra trong giấc ngủ chậm sâu. Lisa Marschall, thuộc Đại học Lubeck (Đức) đã cho thấy rằng lúc gây nên trong não bộ của những người tình nguyện những sóng của giấc ngủ chậm sâu bằng kích thích qua sọ, ta làm gia tăng sự củng cố trí nhớ (2006, Frontiers in Human Neurosciences).
Nhưng Bjorn Rasch đã còn đi xa hơn. Nhóm thứ ba trong thí nghiệm của ông (12 người con lại) đã theo cùng protocole như nhóm thứ nhất (giấc ngủ 40 phút), trừ một ngoại lệ. Trong khi apprentissage des paires de cartes, những người tham dự đã thở một mùi hoa hồng. Sau đó cũng mùi này đã được cho lan tỏa trong khi họ ngủ. Và thật ngạc nhiên : những người tham dự đã đạt những điểm số 84% vì nhận biết chính xác ! Vậy cao hơn nhóm đã ngủ 90 phút.” Sự lan tỏa mùi làm gia tăng tính hiệu quả của giấc ngủ chậm sâu, nhà nghiên cứu đã giải thích như vậy. Điều đó cũng có thể là một âm thanh. Một cách tổng quát hơn, môi trường trong đó ta học cái gì đó là một yếu tố quan trọng “, Vậy có thể cải thiện tính hiệu quả của học tập trong giấc ngủ. Thí dụ lúc đọc lại một bài học về toán đồng thời thở một mùi chanh, rồi thiu ngủ ngay sau đó với cùng mùi này. Trong những trường hợp này, 40 phút là đủ…Bằng cách nào giấc ngủ chậm sâu này có thể cho phép những kỳ công như vậy trong não bộ ? Những công trình nghiên cứu, nhất là của Jan Born thuộc đại học Lubeck, đã giải thích cơ chế ẩn dấu sau quá trình ghi nhớ vào ban đêm này.Nguồn gốc của giấc ngủ chậm sâu là một sự sụt giảm của chất trung gian thần kinh (neuromédiateur) acétylcholine. Sự sụt giảm này sẽ gây nên một chuỗi những hiện tượng điện dẫn đến một sự tái kích hoạt những ký ức. Ở trung tâm của hệ thống, hippocampe, cấu trúc nhỏ ở trung tâm của não, có liên hệ trong quá trình ghi nhớ. Trong khi thức tỉnh, hippocampe tích trữ những thông tin nhận được. Trong giấc ngủ chậm sâu, nó phân bố trở lại những thông tin nhận được trong những nơi khác nhau của vỏ não để tích trữ trong một thời gian dài hạn. Một người càng phải ghi nhớ nhiều chuyện, giai đoạn giấc ngủ chậm sâu càng mạnh và sâu. Não bộ cần điều đó đến độ trong trường hợp giấc ngủ bị hạn chế (nghĩa là giấc ngủ chậm sâu bị giảm), nó sẽ không ngừng gỡ lại giấc ngủ ngay khi có thể được, dầu phải nhảy những giai đoạn trung gian.
GIẤC NGỦ NGHỊCH LÝ LÀ CHỦ YẾU CHO TÍNH SÁNG TẠO
Mặc dầu vai trò của giấc ngủ chậm sâu (SLP) ngày nay được làm sáng tỏ, nhưng giấc ngủ nghịch lý, cũng được gọi là giấc ngủ cử động nhanh nhãn cầu (sommeil Rapid Eye Movement) không phải vì thế mà bị gạt bỏ. Giấc ngủ này quan trọng đối với những loại chức năng khác, đặc biệt là đối với tính sáng tạo. Bằng cớ, kíp của Sara Mednick, thuộc đại học Californie (Pnas, 2009), đã bắt 77 người tình nguyện từ 18 đến 35 tuổi phải chịu hai buổi trắc nghiệm nhằm đánh giá năng lực thực hiện những kết hợp chữ (cú pháp, ngữ nghĩa học…). Một buổi trắc nghiệm xảy ra vào buổi sáng, buổi kia vào buổi chiều, được cách quãng bởi một nghỉ ngơi thức tỉnh (repos éveillé) hay một giấc ngủ trưa 90 phút. Kết quả : giấc ngủ cải thiện những điểm số khi thực hiện những trắc nghiệm kết hợp (test d’association) chỉ khi giấc ngủ này chứa giấc ngủ nghịch lý, nói một cách khác giấc ngủ của giấc mơ (sommeil du rêve).Và nhà nghiên cứu kết luận : ” Những khám phá này chuẩn nhận sự khuyến nghị của người được giải Nobel Friedrich August Kekule ” Chúng ta hãy học nằm mơ ” (Aprrenons à rêver). Vậy trong trường hợp có vấn đề gai góc cần giải quyết, không gì bằng một giấc ngủ kéo dài buổi sáng (chứa nhiều giấc ngủ nghịch lý) hay một giấc ngủ trưa ít nhất 90 phút trong phần đầu của ngày. Có thể câu trả lời sẽ hiện ra lúc thức dậy. Trong trường hợp xúc cảm mạnh, cũng phải ưu tiên giấc ngủ. Jan Born đã công bố trong Neurobiology of Learning and Memory (2013) một công trình nghiên cứu được thực hiện trên 16 những tình nguyện trẻ, được yêu cầu ghi nhớ 50 bức ảnh có nội dung tình cảm âm tính và 50 bức ảnh có nội dung trung tính trước khi ngủ 3 giờ, hoặc vào đầu đêm (nhiều SLP hơn) hay cuối đêm (nhiều giấc ngủ nghịch lý hơn). Kết quả : ” Sự ghi nhớ những bức ảnh “tình cảm” tốt hơn nhiều so với sự ghi nhớ những hình ảnh “trung tính” sau giấc ngủ nghịch lý.”
NHỮNG GIẤC NGỦ NGON LÀM GIẢM CHARGE EMOTIONNELLE.
Els van der Helm và Maththew Walker, thuộc đại học Berkeley (Hoa Kỳ) đã cho thực hiện hai IRM fonctionnelle ở 34 người tham dự cách nhau 12 giờ, gồm có hay không một đêm ngủ (Current Biology, 2011). Trong khi những người tình nguyện được chụp IRMf, họ được yêu cầu ghi nhận cường độ xúc cảm của 150 hình ảnh âm tính. Rồi cũng như vậy 12 giờ sau. Quan sát : những người đã ngủ thấy hoạt động amygdale (đáp ứng xúc cảm) giảm trước cùng những hình ảnh.
Các tác giả đưa ra giả thuyết, bằng cách dựa vào những công trình trước, rằng giấc ngủ REM là nguồn gốc của sự giảm charge émotionnelle này, nhưng điều đó chưa được chứng minh. Dầu thế nào đi nữa, mệnh lệnh chung là phải tôn trọng những nhịp ngủ lệ thường, chronotype của nó và tránh những nợ ngủ (dette de sommeil).
(SCIENCES ET AVENIR 2/2014)
2/ BIẾT RÕ NHỊP NGỦ CỦA MÌNH.
Tốt hơn là ngủ và dậy sớm, hay ngược lại ? Tất cả tùy thuộc vào đồng hồ sinh học của mỗ người, nhanh hay chậm. Những giải thích.
Để phục hồi đầy đủ những năng lực của mình, phải ngủ. Nhưng bao lâu ? Ngủ vào giờ nào ? Trên thực tế không có một công thức nào có giá trị cho tất cả mọi người. Từ những nghiên cứu đầu tiên về chronologie trong những năm 1980, từ nay ta biết rằng mỗi người có “chronotype” của riêng mình : sự phân chia giấc ngủ trên 24 giờ của ngày thay đổi tùy theo cá thể. Chronotype có thể là buổi sáng (ngủ sớm/dậy sớm) đơn giản hay thái quá, buổi chiều tối (ngủ muộn/dậy muộn) đơn giản hay thái quá, hay trung tính. Vào năm 1976, những nhà nghiên cứu Jim Horne và Olof Osberg đã thiết lập một bảng câu hỏi về matinalité/vespéralité bằng 20 câu hỏi cho phép xác lập chronotype của mình một cách tinh tế. Một trắc nghiệm ngày nay được sử dụng bởi đa số những centre de sommeil quốc tế và được chuẩn nhận rộng rãi.
ĐỒNG HỒ SINH HỌC NỘI TẠI NẰM TRONG NÃO.
Chronotype là yếu tố chủ chốt cần phải biết khi ta tìm cách làm thuần hóa giấc ngủ của mình. ” Vị trí của giấc ngủ của chúng ta trong 24 giờ, được phát hiện qua bảng câu hỏi này, tương quan trực tiếp với tốc độ của đồng hồ sinh học nội tại của chúng ta “, Claude Gronfer, nhà nghiên cứu của département de chronologie thuộc Inserm ở Bron (Lyon) đã giải thích như vậy. Nhà nghiên cứu nhắc lại rằng về mặt vật lý, đồng hồ sinh học này nằm trong những noyau suprachiamatique của hypothalamus, ngay trên chéo thị (chiasma optique), phần của não bộ trong đó hai dây thần kinh thị giác bắt chéo nhau. Hai nhân này chứa khoảng một chục tế bào thần kinh với đặc điểm có một hoạt động điện nhịp nhàng. Chúng đập theo nhịp với một chu kỳ khoảng 24 giờ. ” Những nhân này được nối với những cấu trúc khác của não, nên chúng sẽ đóng vai trò chef d’orchestre đối với nhiều chức năng “, Claude Gronfier đã nói tiếp như vậy.
Vậy, nhờ được nối kết với VLPO (noyau ventrolatéral optique), chúng sẽ tạo nhịp cho giấc ngủ : giờ buồn ngủ, giờ thức dậy, mở các “cánh cửa” của giấc ngủ, những lúc trong ngày ta buồn ngủ dễ dàng…không có gì là do tình cờ cả. Vậy tất cả những cá thể của loài người được tạo nhịp theo cùng cách.Thế mà vài người có một đồng hồ sinh học nhanh, những người khác, chậm hơn. “Những người ngủ sớm/dậy sớm có một đồng hồ sinh học tăng nhanh, hơi dưới 24 giờ. Những người ngủ muộn/dậy muộn có một đồng hồ chậm hơn, thí dụ 24 giờ 15”, nhà nghiên cứu giải thích như vậy. Kết quả : một người thuộc loại “vespéral extreme” dầu có ngủ sớm để có phong độ ngày hôm sau, đồng hồ sinh học của người này sẽ từ chối mọi giấc ngủ sớm trước một giờ. Đó chính là điều xảy ra ở các thiếu niên vì đồng hồ sinh học của chúng, bị làm chậm lại vào thời kỳ này của cuộc sống, không cho phép chúng ngủ sớm cũng như dậy sớm
TA KHÔNG CHỌN LÀ NGƯỜI NGỦ ÍT HAY NGỦ NHIỀU.
Tốc độ đồng hồ sinh học như thế được lên chương trình về mặt di truyền bởi khoảng một chục gène “đồng hồ” (Clock, Period1, 2,3 hay BMal 1…). Một người sinh ra “dậy sớm” (matinal) sẽ không bao giờ là một con chim đêm (oiseau de nuit). Và chúng ta không chọn làm người ngủ ít hay ngủ nhiều (petit ou gros dormeur) ! Vào năm 2013, kíp của các chronobiologiste Till Roenneberg và Karla Allebrandt, thuộc đại học Ludwig-Maximilians de Munich (Đức) đã tiến hành một điều tra ở 10.000 người của 7 nước châu Âu, được công bố trong Molecular Psychiatry. Những người tham gia đã trả lời một bảng câu hỏi về thời gian ngủ của họ và chịu một phân tích ADN. Kết quả : những người mang một biến thể của ABCC 9, nói chung, ngủ trong một thời gian “ngắn hơn một cách đáng kể” so với những người có version không bị biến đổi của gène. Đó là công trình nghiên cứu đầu tiên cho thấy sự can dự của gène này trong một quần thể lớn. Trước đây, người ta đã chứng minh rằng cùng gène này cũng ảnh hưởng thời kỳ của giấc ngủ đêm. Till Roenneberg cũng đã đào sâu vấn đề về những chronotype bằng cách yêu cầu 80.000 internaute trả lời một tài liệu được gọi là ” bảng câu hỏi Munich”, một biến thể đơn giản hơn của bảng câu hỏi của Horne và Ostberg. Sau đó nhà nghiên cứu đã nhận thấy rằng những người chịu một sự không thích đáng giữa chronotype và lối sống của họ bị gặp vấn đề. Chủ yếu đó là những người ngủ muộn/dậy muộn, buộc ra khỏi giường sớm trong tuần và gỡ lại nợ ngủ của họ cuối tuần. Till Roenneberg kết luận rằng những người này bị tình trạng “jetlag social” (décalage horaire social) liên kết với một số những rối loạn chuyển hóa, tim mạch, nhận thức (trí nhớ bị ảnh hưởng, không có năng lực nhận thức) và tâm thần (dépression endogène, tình trạng lo âu). ” Chronotype đóng một vai trò lớn trong cuộc sống của chúng ta “, Claude Gronfier đã bình luận như vậy. Ông khuyên theo một ” vệ sinh ánh sáng” tốt (une bonne hygène lumière). Thật vậy những nghiên cứu (2002) đã cho thấy rằng võng mạc chứa ” những cellules ganglionnaires à mélanopsine” thực hiện một chức năng không phải thị giác.
NHỮNG ẢNH SÁNG MẠNH VÀ XANH LÀM CHẬM GIẤC NGỦ
Tùy theo ánh sáng mà võng mạc tiếp nhận, những tế bào này kích động nhân VLPO chịu trách nhiệm giấc ngủ. Như thế, ánh sáng có cường độ càng mạnh và có màu xanh, thì nó càng làm chậm lại đồng hồ sinh học.” Nếu tôi làm việc buổi chiều với một lampe de bureau có cường đó rất mạnh, đồng hồ sinh học của tôi sẽ bị xê xích. Và giấc ngủ của tôi bị phát khởi chậm hơn “, nhà nghiên cứu đã kể lại như vậy. Vậy một người ngủ muộn/dậy sớm không được tiếp xúc với loại ánh sáng này buổi chiều, nếu không sẽ làm gia tăng jetlag social của người này. Vậy tốt hơn là ưu tiên một ánh sáng màu da cam. Và, chừng nào có thể được, theo một lối sống và một nghề nghiệp phù hợp với chrotype của mình.
Claude Gronfier chào đón sáng kiến của Mary Carskadon, giáo sư tâm thần học ở đại học Brown (Providence, Hoa Kỳ). ” Bà đã thiết đặt một chương trình cho phép những thiếu niên bắt đầu các lớp học muộn hơn ở trường học vào buổi sáng để tránh cho chúng phải dậy quá sớm và như thế làm giảm nợ ngủ mãn tính. Bà chứng thực một sự cải thiện những hiệu năng học đường và một sự giảm tình trạng trầm cảm “, Claude Gronfier quan sát như vậy. Nhà nghiên cứu đảm bảo, chính phải hướng về loại những giải pháp này, ở những người trẻ và những người hoạt động. Để, dầu là gà trống hãy cú, mỗi người phải phù hợp với chronotype của mình.
(SCIENCES ET AVENIR 2/2014)
3/ KHI NÀO THIẾU NGỦ CÓ HẠI CHO SỨC KHOẺ ?
” Giấc ngủ là một nửa của sức khỏe”. Để không phủ nhận câu ngạn ngữ xưa này của Bretagne, các thầy thuốc khuyến nghị từ 7 đến 9 giờ nghỉ ngơi mỗi đêm. Dưới mức này, ta bị nguy cơ gì ? Mọi người nghĩ đến sự mệt mỏi, một sự thiếu cảnh giác hay những trou de mémoire ; những rối loạn có thể được nhận thấy trực tiếp và tạm thời. Thế nhưng không phải chỉ có thế … Không hẳn chỉ có thế ! Thật vậy, sự thiếu ngủ cũng tỏ ra có hại về lâu về dài. ” Ngủ là một bộ phận của vệ sinh đời sống, Karine Spiegel, nhà nghiên cứu ở Centre de recherche en neurosciences de Lyon đã giải thích như vậy. Coi thường giấc ngủ của mình có thể dẫn đến những rối loạn sinh bệnh lý tương tự với một chế độ ăn uống xấu hay một sự thiếu hoạt động. ” Một điều chứng thực cuối cùng gây lo ngại khi, theo một công trình nghiên cứu được công bố vào tháng 11 vừa qua và được thực hiện ở 27.000 người bởi Viện phòng ngừa và giáo dục y tế quốc gia (Inpes), cứ 3 người Pháp thì có một kêu vang bị rối loạn giấc ngủ. Và đối với 18% trong số những người này, thời gian ngủ trung bình kéo dài dưới 6 giờ.Trên thực tế, nhiều công trình nghiên cứu Hoa Kỳ đã cho thấy rằng một thời gian ngủ trung bình dưới 7 giờ mỗi đêm làm gia tăng nguy cơ chết vì một bệnh tim hay mạch máu não, vì một ung thư, đái đường hay ngay cả vì một nhiễm trùng huyết ! Nhưng làm sao sự thiếu ngủ có thể dẫn đến những bệnh lý vừa nghiêm trọng lại vừa đa dạng như vậy ?
Những tác dụng của thiếu ngủ đã được phát hiện bằng chụp hình ảnh thần kinh (neuro-imagerie) ở những người tình nguyện Hoa Kỳ bị làm mất ngủ vài đêm. Những phim chụp thu được của não cho thấy những biến đổi dài lâu trong hoạt động và cấu trúc của các vỏ não vùng trước trán và đỉnh (cortex préfrontal et pariétal). Hippocampe, cấu trúc não có liên quan trong sự ghi nhớ và sự điều hòa các cảm xúc, và xưởng chế tạo tế bào thần kinh thật sự, cũng bị ảnh hưởng. Ở chuột , người ta đã chứng minh rằng sau nhiều đêm ít ngủ, số lượng các neurone mới bị giảm rất nhiều. Song hành, những động vật chịu những trắc nghiệm về trí nhớ (test de mémorisation) đã tỏ ra ít hiệu năng hơn. Ở người, điều đó gây nên ” những thiếu sót về sự chú ý, về trí nhớ, về học tập, một cách phản ứng xúc cảm quá mức, những khó khăn trong hành động hay ra quyết định…Những rối loạn nhận thức (trouble cognitif) này có thể thấy được ngay đêm đầu tiên bị thiếu ngủ và gia tăng mỗi ngày, Pierre Philip, giám đốc của unité Sommeil-Attention-Neuropsychiatrie của CHU de Bordeaux đã nhấn mạnh như vậy. Cần nhiều đêm ngủ phục hồi để trở lại một hoạt động thần kinh-hành vi (un fonctionnement neuro-comportemental) có thể so sánh với mức cơ bản.” Như thế, ngủ dậy trưa hôm chủ nhật không nhất thiết bù lại những thiệt hại của một món nợ ngủ bị tích lũy.
LÀM DỄ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA BỆNH ĐÁI ĐƯỜNG.
Một cách đáng ngạc nhiên, sự thiếu ngủ làm rối loạn nặng sự điều hòa đường trong máu. Những thí nghiệm, được tiến hành năm 2004 ở Chicago, đã cho thấy rằng sau sáu đêm không ngủ hơn 4 giờ, những người trẻ tuổi đã trở nên tiền đái đường (prédiabétique). Sự sản xuất insuline đã giảm 25 đến 30%, cũng như tính nhạy cảm của các mô đối với kích thích tố này.” Những rối loạn này biến mất sau vài đêm phục hồi, Karine Spiegel đã nhấn mạnh như vậy. Nhưng có thể rằng trong thời gian dài hạn, nợ ngủ (dette de sommeil) tạo điều kiện cho sự phát triển của bệnh đái đường.” Ngoài ra, những công trình nghiên cứu trên những quần thể rộng lớn, phát hiện nguy cơ bị chứng béo phì trong trường hợp thiếu ngủ, đặc biệt ở những trẻ em. Khi đó sự sản xuất leptine (kích thích tố của sự no nê) giảm trong khi, trong cùng thời gian, nồng độ ghréline (kích thích tố của sự đói) gia tăng.
Sau cùng, tính miễn dịch cũng rất được điều hòa bởi giấc ngủ. Theo các thầy thuốc, viêm phổi thường gặp hơn ở những người ngủ ít (petit dormeur) vì số lượng và hoạt tính của những tế bào miễn dịch của họ bị ảnh hưởng. Nhưng điều nghiêm trọng hơn : Nhiều chỉ dấu viêm (marqueur de l’inflammation) bị làm gia tăng do mất ngủ mãn tính, Myriam Kerkhofs, giám đốc của Laboratoire de sommeil thuộc CHU de Charleroi (Bỉ) đã giải thích như vậy. Thế mà viêm ngày nay được xem như là điểm xuất phát của những bệnh tim mạch.” Viêm cũng có thể gây nên những bệnh khác, như các dị ứng hay những bệnh tự miễn dịch. Thậm chí ung thư…Thật vậy, những phòng vệ của chúng ta, vì bị suy yếu, nên xác định vị trí của những tế bào ung thư kém hơn và để cho chúng phát triển.
Sự gia tăng những trường hợp đái đường, béo phì, những bệnh tim mạch…Mặc dầu sự thiếu ngủ không phải là yếu tố duy nhất chịu trách nhiệm những bệnh lý này, nhưng nó là một yếu tố làm gia trọng quá thường không được biết đến và bị lơ là. Thế thì hãy lên giường, và nhanh lên !
(SCIENCE &VIE : QUESTIONS ET REPONSES 2011)
4/ TẠI SAO THIẾU NGỦ LÀ XẤU ĐỐI VỚI CÁC NEURONE ?
Các học sinh biết rõ điều đó : vào thời kỳ thi cử, không gì bằng một đêm ngủ ngon để không bị mất kết quả của những ôn thi của mình ! Bởi vì sự thiếu ngủ ngăn cản sự mọc của các neurone mới trong hippocampe, một phần của não bộ có liên hệ trong trí nhớ. Đó là điều được chứng tỏ vào năm 2007 bởi các nhà nghiên cứu của đại học Princeton (Hoa Kỳ), bằng cách làm các con chuột bị mất ngủ trong 72 giờ. Để biết não bộ của chúng có luôn luôn chế tạo những neurone mới hay không, các nhà nghiên cứu đã tiêm vào chúng một chất chỉ dấu đặc hiệu cho sự tăng sinh tế bào. Kết quả : não của những con chuột mệt mỏi có ít những tế bào chỉ dấu hơn những con chuột được nghỉ ngơi. Và ngay giờ thứ 72, vào lúc sự sinh tế bào thần kinh (neurogenèse) giảm, nồng độ corticostérone (một kích thích tố được tiứt nhiều hơn vào thời kỳ stress) đã gia tăng nhiều. Kết luận : sự thức bắt buộc (veille forcée) gây nên bởi tình trạng stress đưa đến sự phóng thích corticoides ức chế sự tăng sinh tế bào. Nhưng tất cả trở lại bình thường sau hai tuần hồi phục nhờ một sinh tế bào thần kinh ” bù” (neurogenèse compensatoire).
(SCIENCE &VIE : QUESTIONS ET REPONSES 2011)
5/ ĐỒNG HỒ SINH HỌC PHẢI CHĂNG ĐIỀU CHỈNH GIẤC NGỦ CỦA CHÚNG TA ?
Vâng, mặc dầu không phải chỉ có đồng hồ sinh học. Để hiểu vai trò của nó, phải biết rằng để hoạt động một cách đúng đắn, cơ thể của chúng ta phải thích ứng với nhịp của môi trường. Chu kỳ của giấc ngủ như thế bị ảnh hưởng bởi sự luân phiên ngày/đêm, hoặc một chu kỳ khoảng 24 giờ, được gọi là rythme circadien (do chữ latin : circa : khoảng, và dies : ngày). Thế mà, ngay năm 1962, một thí nghiệm đã cho thấy rằng một người bị cắt khỏi tất cả mốc thời gian (trong một nơi không có mặt trời và nhiệt độ không thay đổi) trong nhiều tuần, vẫn giữ một cách vô thức một chu kỳ đều đặn thức và ngủ (cycle de veille et de sommeil), với một thời gian chính xác là 24 giờ và 30 phút. Một hiện tượng không phải chỉ riêng cho người vì lẽ các động vật thí nghiệm bị giam nhiều ngày trong bóng tối vẫn giữ chu kỳ ngủ-thức (cycle de sommeil-éveil) và cây được đặt trong bóng tối vẫn tiếp tục xòe lá ban ngày và khép chúng lại vào ban đêm.
MÁY NHỊP NỘI TẠI (METRONOME INTERNE)
Những thời kỳ hoạt động của các sinh vật (đói, ngủ-thức, hoạt động trí tuệ nhưng cũng sự phóng thích của các hormone) phụ thuộc một đồng hồ sinh học nội tại (horloge biologique interne). Đồng hồ này hoạt động như một máy nhịp (métronome) để đánh nhịp, thậm chí tìm lại nhịp điệu riêng mặc dầu bị lấy mất những ảnh hưởng bên ngoài. Vậy vấn đề là phải tìm thấy nó. Chỉ vào đầu những năm 1970 mà vị trí của đồng hồ sinh học của các động vật có vú đã được xác định. Tên của nó : những nhân trên chéo thị (noyaux suprachiasmiques). Hai nhóm nhỏ những tế bào thần kinh này không lớn hơn hai hạt gạo nằm trong hypothalamus, ngay trên chỗ bắt chéo (chiasma) của những dây thần kinh thị giác.Nhưng làm sao ta biết rằng những nhân này điều khiển một cách thật sự những chức năng của cơ thể với một sự chính xác như vậy ? Bằng cách quan sát những hậu quả khi cắt bỏ chúng. Những con chuột có các nhân trên chéo thị bị thương tổn không còn biểu hiện một sự dao động rõ rệt nào nữa giữa nghỉ ngơi và hoạt động, vậy một sự vắng hoàn toàn của những rythme circadien. Nhưng ghép những nhân mới cho phép chữa lành déphasage gây nên bởi sự cắt bỏ chúng và… theo nhịp của người cho ! Sau cùng, những neurone của các nhân trên chéo thị (noyaux suprachiasmiques), được phân lập và cấy, tiếp tục phát ra những tín hiệu hormone và điện theo nhịp ngày đêm (de façon circadienne), bằng cớ cho thấy rằng những bánh xe (rouages) của đồng hồ sinh học nằm ở ngay trung tâm của những tế bào này. Nói một cách khác…trong các gène của chúng ta. Hiện nay, khoảng một tá những “gène horloge” này đã được nhận diện, trong đó có những gène Clock và Bmal1, đóng một vai trò trung tâm trong sự kích hoạt và làm mất hoạt, với khoảng thời gian đều đặn, một cặp gène khác : Per và Cry. Thế mà chu kỳ này không những tự điều hòa (không gì bên ngoài gây nên nó), mà còn được thực hiện trong khoảng 24 giờ. Và cuối cùng, ” chính tốc độ của những tổng hợp phân tử này chỉ cho cơ thể của chúng ta giờ “, Nicolas Cermakian, giám đốc của Laboratoire de chronologie moléculaire thuộc đại học McGill ở Montréal (Canada) đã tóm tắt như vậy. ” Do sự hiện diện đồng thời của các gène này, một hoạt động điện và phân tử nhịp nhàng, được thay phiên, qua những nối kết neurone, trong nhiều cấu trúc não hay ngoại biên có liên quan trong giấc ngủ “, Claude Cronifer, nhà nghiên cứu về chronologie ở Inserm (Lyon) đã giải thích như vậy. Nói một cách khác, đồng hồ này sau đó phát khởi sự tiết những hormone và những kích thích tố này sẽ gây nên, ngoài những vấn đề khác, sự buồn ngủ (endormissement) và sự thức dậy (réveil).
Trong số những cấu trúc này, glande pinéale, sản xuất mélatonine (kích thích tố của giấc ngủ) và nằm ở đáy não. Dưới tác dụng của noradrénaline, được chế tạo một cách nhịp nhàng boi các neurone của các nhân trên chéo thị (noyau suprachiasmique), glande pinéale tiết mélatonine vào buổi chiều bắt đầu từ 21 giờ và trong đêm cho đến 7 giờ 30. ” Kích thích tố này cho phép đồng thời sự thành hình và sự ổn định của giấc ngủ “, Claude Gronifer đã xác nhận như vậy. Ngoài ra chính vì sự tiết vào giờ ngủ lệ thường này mà, khi ta du lịch về phía đông, ta ngủ ngay trước giờ mặt trời lặn của địa phương.
Nhưng có một cấu trúc khác có tính chất quyết định để giấc ngủ xuất hiện : “noyau ventrolatéral préoptique”, trong đó những neurone được nối kết trực tiếp với những nhân trên chéo thị. Khi những neurone này ” thức dậy”, chúng phát ra những chất ức chế những vùng khác nhau của não có liên hệ trong sự thức tỉnh, và sự buồn ngủ xuất hiện. Ngược lại, khi những vùng thức tỉnh (những vùng tiết dopamine, sérotonine hay noradrénaline) hoạt động, chúng ức chế noyau ventrolatéral préoptique. ” Thật vậy sự thức tỉnh là một sự ức chế kéo dài của giấc ngủ “, Mauro Serafin, Centre médical universitaire de Genève, đã tóm tắt như vậy.Thật vậy tất cả diễn ra như thể có một cuộc đấu triền miên giữa hệ làm cho não buồn ngủ, và hệ làm cho nó thức dậy. Một cuộc đấu mà mỗi hệ lần lượt thắng tùy theo đồng hồ sinh học…nhưng không duy nhất bởi nó : ” Ngoài hệ ngày đêm (système circadien), có một hệ được gọi là “điều bính” (système homéostatique) tùy thuộc vào thời gian thức. Khi thời gian này càng gia tăng, thì càng tích tụ trong não một áp lực ngủ (pression de sommeil), và ta càng thèm ngủ “, Nicolas Cermakian đã xác nhận như vậy. Như vậy, trong khi thức, những chất tạo điều kiện cho giấc ngủ tích tụ trong não và gây nên sự buồn ngủ. Ngược lại, khi nồng độ những chất gây ngủ này xuống dưới một ngưỡng, não thức dậy.
Tuy nhiên, ngủ và thức không chỉ là sự việc của những cấu trúc não. ” Những nhân trên chéo thị (noyau suprachiasmique) cũng được nối kết với những tuyến vỏ thượng thận, chính những tuyến này tiết cortisol, thường được xác định như là hormone du stress “, Claude Gronfier nói thêm như vậy. Ở đây cũng vậy, ta quan sát một sự tiết ngày đêm của cortisol, kích thích tố này có những nồng độ tăng cao vào buổi sáng và những nồng độ thấp hơn nhiều vào buổi chiều. ” Sự tiết cortisol vào buổi sáng cho phép đáp ứng với tình trạng căng thẳng đầu tiên trong ngày gây nên bởi sự thức dậy và huy động dự trữ đường cần thiết cho sự tái tục hoạt động “, nhà nghiên cứu đã xác nhận như vậy. Và ông nói thêm : ” Sự can dự của cortisol trong những cơ chế thức cũng giải thích một phần tại sao khi một stress xảy ra vào buổi chiều, và khi nồng độ cortisol của chúng ta gia tăng, ta khó buồn ngủ.” Vậy, như thế, thần kinh học của ngủ và thần kinh học của thức được liên kết một cách rắc rối và được kiểm soát bởi rất rnhiều thành phần phức tạp của một đồng hồ sinh học đập theo nhịp trong những tế bào của chúng ta, và điều này từ hàng tỷ năm.
(SCIENCES &VIE : QUESTIONS ET REPONSES)
6/ GIẤC NGỦ : NHỮNG CHÌA KHÓA ĐỂ TÌM LẠI GIẤC NGỦ.
GS Damien Léger, trưởng Centre de sommeil et de la vigilance của Hotel-Dieu AP-HP Paris Descartes và chủ tịch của Institut national et de la vigilance, giải thích tại sao ngủ cần thiết để duy trì một sự quân bình vật lý và tâm thần tốt.
Hỏi : Ông hay nhắc lại cho chúng tôi tại sao giấc ngủ là quan trọng cho một sự phục hồi vật lý (récupération physique) ?
GS Damien Léger. Trước hết bởi vì giấc ngủ điều hòa sự quân bình nhiệt do sự tiết glycogène (dự trữ đường), một chất đốt nhằm duy trì nhiệt độ hằng định trong ngày. Bằng cách giúp sự đổi mới những tế bào miễn dịch, giấc ngủ cũng sẽ giúp chống lại những nhiễm trùng. Sau cùng, chính trong giai đoạn ngủ sâu (phase de sommeil profond) mà cortisol, ghréline và leptine, những kích thích tố chống lại chứng béo phì, được tiết ra.
Hỏi : Và để một sự phục hồi tốt não bộ ?
GS Damien Léger : Giấc ngủ quan trọng đối với sự quân bình của những chức năng tâm lý của chúng ta. Cần thiết cho sự tổ chức của tư duy, giấc ngủ cho phép một sự ổn định tình cảm và tính khí, và làm cho ít bị nhạy cảm hơn với tình trạng lo âu và trầm cảm.
Hỏi : Số lượng những người thiếu ngủ trong nước chúng ta có cao không ?
GS Damien Léger : Vâng, vì lẽ ở Pháp ta liệt kê 20% những người thiếu ngủ, và 10% tiêu thụ đều đặn một loại thuốc ngủ. Các phụ nữ thường có một giấc ngủ xấu hơn so với đàn ông, và vấn đề này gia tăng khi lớn tuổi ; nó trở nên rất thường gặp sau 55 tuổi.
Hỏi : Để có phong độ ta phải ngủ bao nhiêu giờ mỗi đêm ?
GS Damien Léger : Ở người trưởng thành, 7 giờ mỗi đêm là cần thiết cho một sự quân bình tốt trong 5 ngày của tuần, và 8 giờ vào cuối tuần (weekend) để có được một sự phục hồi đủ. Nhưng có vài trường hợp những người ngủ ít (petit dormeur) (1/10 dân số) có được sự quân bình với dưới 5 giờ ngủ cũng như cũng có những người ngủ nhiều (grand dormeur), cần hơn 7 giờ (1/10 dân số).
Hỏi : Khi nào phải đi khám bệnh ?
GS Damien Léger : Khỉ những rối loạn lập lại, hơn 3 lần mỗi tuần trong ít nhất một tháng. Có 3 loại mất ngủ. 1. Khi ta khó buồn ngủ (s’endormir). 2. Khi ta thức dậy nhiều lần trong đêm. 3. Khi ta cảm thấy mệt vào buổi sáng sau một giấc ngủ không bù sức (un sommeil non réparateur). Thầy thuốc điều trị, nếu xét thấy cần, sẽ gởi bệnh nhân đến một thầy thuốc chuyên khoa để được thực hiện một enregistrement du sommeil, một polysomnographie. Trong vài trường hợp có những dấu hiệu thần kinh liên kết, một scanner hay một IRM sẽ bổ sung sự thăm khám.
Hỏi : Ông hãy cho tôi vài chìa khóa để tìm lại một giấc ngủ tốt.
GS Damien Léger : Nhiều bệnh nhân của tôi bị vấn đề về giấc ngủ. 1. Phải cắt với thế giới bên ngoài và thay đổi nhịp : đọc, nghe nhạc, tránh những nguồn sáng (nhất là những màu xanh : màn ảnh truyền hình và điện thoại cầm tay kích thích hoạt động tâm thần). Não không được giữ trong tình trạng báo động nữa nhưng hoàn toàn nghỉ ngơi. 2. Tôn trọng tính đều đặn của những giờ thức dậy và ngủ. Đồng hồ sinh học nhạy cảm với những repère, sự thay đổi gây nên một sự chênh lệch giờ (décalage horaire) có thể so sánh với décalage horaire của “jet lag”. Vài nhà nghiên cứu gọi nó là social jet lag. 3. Phải xem chừng để nhiệt độ của phòng dưới 18 độ C, hoàn toàn tối và không có một tiếng động nào. 4. Nệm phải có kích thước đủ : 1,60 m bề rộng trên 2 m chiều dài đối với các cặp (những kết quả của công trình nghiên cứu Pháp Actilit). 5. Buổi chiều ăn một món đường có tác dụng chậm (sucres lents) (một thứ có bột), bởi vì não làm việc ban đêm. Đường kích hoạt một nhân trung tâm những tế bào thần kinh (VLPO) có nhiệm vụ phát khởi giấc ngủ. 6. Hãy thực hành một bài tập vật lý ít nhất 20 phút hai hay ba lần mỗi tuần (bước, vélo, bơi lội, gymnastique…)
Hỏi : Trong trường hợp thất bại, ông khuyên gì ?
GS Damier Léger : Ta có thể thử phytothérapie, với tisane và tinh dầu (huile essentielle). Nếu điều đó không hiệu quả, hãy thử luxthérapie, sự tiếp xúc với một ngọn đèn có phổ ánh sáng (spectre lumineux) tác động lên đồng hồ sinh học (75% những kết quả tốt). Cũng có những buổi liệu pháp hành vi (thérapie comportementale), ở bệnh viện, chia thành từng nhóm nhỏ. Những benzodiazépines cần phải tránh dùng lâu dài, vì những tác dụng phụ lên trí nhớ và những nguy cơ tái phát. Quan niệm điều trị mới đang được nghiên cứu với một chất đối kháng của orexine, một chất dẫn truyền thần kinh tạo điều kiện cho sự thức tỉnh. Những kết quả rất đầy hứa hẹn. Loại thuốc mới này vừa được trình cho giới hữu trách y tế Hoa Kỳ.
(PARIS MATCH 30/4-6/5/2014)
7/ ĐIỀU GÌ XẢY RA TRONG MỘT CƠN MIÊN HÀNH ?
Có lẽ đó là rối loạn giấc ngủ ngoạn mục nhất trong số những parasomnie. Những rối loạn này được đặc trưng bởi một hành vi bất thường trong đó cũng có những cơn khiếp sợ vào đêm (terreur nocturne) hay nói lầm bầm lúc ngủ (somniloquie). Mặc dầu tương đối thường gặp ở trẻ em (15% trong số những trẻ từ 1 đến 15 tuổi đã trải qua ít nhất một cơn miên hành (accès de somnambulisme) và 1 đến 6% các trẻ này được xem như là thật sự miên hành (somnambule), chứng miên hành (ngủ đi rong) tuy vậy không được đánh giá đúng.
Trước hết, người miên hành có thật sự ngủ hay không ? Thật vậy, người bị chứng này ở trong một trạng thái thức không hoàn toàn (veille partielle), gần với trạng thái thôi miên (état hypnotique).
Sự điều hòa của những cử động của người bị chứng miên hành khá rõ rệt : anh ta có khả năng bước, hay mở một cánh cửa, mặc dầu những động tác chậm và ít chính xác. Đôi khi anh ta có thể trả lời một cách ngắn gọn những câu hỏi. Nhưng nhìn toàn bộ, anh ta vẫn dửng dưng với những gì bao quanh anh ta. Ngoài ra, anh ta không còn nhớ chút nào về những cuộc dạo đêm của mình. Những đợt miên hành thường xảy ra vào phần đầu đêm, trong giấc ngủ chậm sâu (sommeil lent profond). Được đo bằng điện não đồ, hoạt động não của người miên hành cho thấy vài bất thường : một mặt, trước khi các cơn xảy ra, sự xuất hiện những sóng chậm có biên độ lớn, biểu lộ hoạt động điện đồng bộ (activité électrique synchronisée) của một số lượng lớn neurone ; mặt khác, những cao điểm hoạt động có thời gian rất ngắn và biên độ thay đổi, gợi động kinh, mặc dầu không có một liên hệ nào với bệnh lý này đã được chứng minh.
Về nguyên nhân của những bất thường này, có nhiều giả thuyết khác nhau. Những người miên hành có, giống với các nhũ nhi, những đợt tỉnh dậy lập lại trong giấc ngủ sâu sóng chậm (sommeil profond à ondes lentes), điều đó gợi ý một tình trạng chưa thành thục dai dẳng của các hệ neurone liên quan trọng sự điều hòa giấc ngủ. Những rối loạn của các cơ chế gây nên sự sinh ra những sóng não chậm này cũng được nêu lên. Những bất thường này có thể có nguồn gốc di truyền, những tiền sử chứng miên hành trong gia đình hiện diện trong 60 đến 80% những trường hợp.
(SCIENCES &VIE : QUESTIONS ET REPONSES)
8/ TẠI SAO CHÚNG TA BỊ RỐI LOẠN DO SỰ CHÊNH LỆCH GIỜ ?
Mất ngủ, mệt, những rối loạn tính khí… những hậu quả của sự chênh lệch giờ (décalage horaire) được biết rõ bởi những du khách, nhất là sau một chuyến bay dài (vol long-courrier). Sự chuyển từ giờ mùa hè sang giờ mùa đông đã là khó khăn đối với nhiều người Pháp, huống hồ khi một sự đi xuyên qua đột ngột nhiều múi giờ làm rối loạn đồng hồ sinh học nội tại vốn mong manh của chúng ta. Vì những lý lẽ đã rõ : nhịp ngày đêm (rythme circadien) của chúng ta (khoảng 24 giờ) được ” recaler ” theo những nhịp của môi trường, theo ánh sáng ban ngày và những trao đổi xã hội. Lúc du hành, dưới tác dụng của những tín hiệu bên ngoài (mặt trời mọc hay lặn), đồng hồ sinh học kéo dài ra hay ngắn lại một giờ mỗi ngày theo nhịp ngày đêm. Vậy phải tính đến những ngày bù bằng với những giờ chênh lệch. Và như Michel Siffre, spéléologue người Pháp đã chứng tỏ (ông bị kẹt hai tháng dưới đất mà không có mốc thời gian), nhịp ngày đêm của chúng ta hơi hơn 24 giờ (từ 30 phút đến 2 giờ). Hậu quả : nhịp sinh học kéo dài dễ dàng hơn là ngắn lại. Vậy sự tái đồng bộ (resynchronisation) nhanh hơn về phía tây (nơi du khách theo hướng đi của mặt trời). Vẫn còn một tác dụng ít hiểu được : hippocampe, phần của não bộ chịu trách nhiệm những apprentissage, sản xuất các tế bào thần kinh hai lần ít hơn, một tháng sau khi trở lại một nhịp bình thường.
JETLAG LA DO ĐIỀU GÌ?
Hội chứng chênh lệch giờ (syndrome du décalage horaire), thường được gọi hơn là jetlag, xuất hiện sau một cuộc du hành đi xuyên qua nhiều múi giờ, nói chung là bằng máy bay. Sự chênh lệch này làm mất đồng bộ (désynchronise) chu kỳ thức/ngủ của chúng ta. Chu kỳ này được điều chỉnh theo sự luân phiên của ngày và đêm. Thế mà, chu kỳ này nằm dưới sự kiểm soát của đồng hồ sinh học nội tại, được khởi động mỗi ngày nhờ những kích thích được gởi bởi những tế bào nhạy cảm với ánh sáng, những tế bào này nằm ở phần trong của võng mạc. Trong ban ngày, đồng hồ sinh học giữ não trong tình trạng báo động. Ngược lại ban đêm, đồng hồ sinh học khiến glande pinéale, nằm ở đáy não, sản xuất mélatonine, kích thích tổ của giấc ngủ (hormone du sommeil) có tác dụng gây buồn ngủ. Mặt khác, chính vì sự tiết mélatonine vào giờ đi ngủ lệ thường mà khi ta du hành về phía đông, ta ngủ ngay trước giờ lặn của mặt trời địa phương. Trong khi sự chênh lệch này được biết rõ bởi các nhà nghiên cứu và những người đi du lịch nhiều và tự điều chỉnh trong vài ngày, một kíp nghiên cứu người Anh đã khám phá vào năm 2013 rằng hội chứng này có thể được khuếch đại bởi một protéine. Được gọi là SIK1, protéine này kềm hãm sự đặt lại giờ của đồng hồ nội tại của chúng ta sau một chênh lệch giờ. Thật vậy, một thí nghiệm được tiến hành ở chuột đã phát hiện rằng nếu đồng hồ sinh học thích nghi rất chậm với một múi giờ mới (nó chênh lệch một giờ mỗi ngày), giảm lượng SIK1 trong não bộ của chúng cho phép đồng hồ sinh học của chúng thích ứng 3 lần nhanh hơn ! Trong lúc chờ đợi công trình nghiên cứu về vai trò của protéine này ở người, các du khách sẽ còn chịu vài đêm trắng.
(SCIENCES &VIE : QUESTIONS ET REPONSES)
9/ CHỒNG TÔI KINH QUA QUÁ NHANH GIAI ĐOẠN SƠ BỘ.
Hầu như mỗi ngày, lúc khám bệnh, một người đàn bà đến nói với tôi : ” Tôi sẽ mang lại cho bà ông chồng tôi để bà giải thích cho anh ta phải xử trí như thế nào. ” Tại sao ? Một cách đơn giản bởi vì một phụ nữ không được trao cho với một mode d’emploi. Và rằng một người đàn ông không biết rõ lắm phải tìm ở đâu thông tin đầy đủ và ngay cả khi anh ta có được nó, anh ta không luôn luôn thấu hiểu thông tin này. Đó là chưa kể người đàn bà cũng không luôn luôn diễn tả đủ…
Điều mà có phải biết…
Một phụ nữ cần nhiều thời gian hơn để đạt cùng mức độ kích dục của người bạn đường của mình. Tại sao ? Có thể vì những lý do tâm lý và xúc cảm, nhưng cũng và nhất là vì những lý do cơ thể học. Để làm chồng cô tiến bộ, hãy bắt đầu bằng cách nhắc lại cho anh ta vài điều đại cương. Những thể cương (corps érectile) của âm đạo lớn hơn những thể cương của dương vật, vì lẽ chúng nằm ở chung quanh âm đạo. Để các thể cương âm đạo cho phép một sự bôi trơn có hiệu quả, chúng phải nhận đủ máu. Điều đó cần một sự kích thích cao và cần thời gian ba lần nhiều hơn ở một người đàn ông ! Ta cho rằng những mào đầu này phải kéo dài trung bình khoảng 20 phút để làm tăng lên sự ham muốn. Than ôi, một thời gian dường như quả dài đối với nhiều người đàn ông !
Điều mà cô có thể làm..
Hãy tạo một sự gần gũi tình cảm trong ngày. Một cú điện thoại, một sms, một email… Một moi liên hệ cho phép ở trong tình trạng sẵn sàng và cởi mở cho một cuộc gặp gỡ tình dục. Nói một cách khác, khi ta cảm thấy được yêu, đẹp, được ham muốn trong cuộc sống hàng ngày của mình, chứ không chỉ trên giường, khi do ta sẽ dễ thụ cảm (réceptive) hơn. Và sự kích dục lên nhanh hơn vào buổi chiều khi nằm ! Điều đó hiển nhiên đối với chúng ta, những phụ nữ, nhưng lại không hiển nhiên chút nào đối với những người đàn ông. Họ thường biết giỏi hơn tách những tình cảm của họ khỏi những quan hệ tình dục.
Hãy gần lại nhau bằng những mơn trớn, những cái hôn… Những vuốt ve không phải tình dục (caressses non sexuelles), những chữ dịu dàng thỏ thẻ qua tai, những lời nói yêu đương và/hoặc ham muốn là một bộ phận của giai đoạn mào đầu. Sexe cần một ít thời gian để thức dậy. Một khi sự kích dục nữ bắt đầu, cơ thể cần những mào đầu nhục dục hơn. Những cái vuốt ve trên cẳng chân, rồi về phía trong của đùi, vùng mu, những môi nhỏ (rất érogène), trên âm vật (clitoris), ở chỗ vào và bên trong âm đạo… Tất cả điều đó trước pénétration.
Hãy đề nghị với anh ta một trò chơi nhục dục (jeu sexuel). Người phụ nữ là một lục địa bí mật và “cartographie sensorielle” là một cuộc tập được rất thú vị để cả hai cùng khám phá. Hãy bảo anh ta sờ cô, vuốt ve cô, và cô hãy biểu lộ không hổ thẹn. Hãy định rõ với anh ta điều làm cô dễ chịu nhất, nơi cũng như động tác : những vuốt ve nhẹ nhàng hay ấn mạnh, những cọ sát ? Ở phía trước hay phía sau những môi nhỏ ? Ở phía trước hay phía sau âm đạo ? … Điều đó cho phép anh ta biết cô càng ngày càng tốt hơn, cho phép anh ta đánh giá những điều sơ bộ này và trải qua nhiều thời gian hơn cho nó !
Hãy ghi nhận rằng cô có thể ăn miếng trả miếng. Không gì ngăn cản cô cũng thăm dò những vùng kích dục của anh ta. Anh ta sẽ đánh giá điều đó cũng như cô…
(TOP SANTE 6/2014)
10/ OVERLORD DES MEDECINS.
D-DAY : L’ANNIVERSAIRE“Overlord”, cuộc hành quân lớn nhất của mọi thời đại, được 70 năm vào ngày 6/6 vừa qua. Tên mật mã ” Neptune”, sự đổ bộ trên các bãi biển Normandie, đánh dấu sự “mở màn” của nó, được thực hiện với một sự hỗ trợ y tế ngoạn mục, gồm cả một bệnh viện di động 1500 giường được mang đến từ biển. Theo chân quân đội đồng minh, những kỹ thuật y khoa mới đến Pháp.
Thứ ba ngày 6 tháng sáu năm 1944, các thầy thuốc cũng đổ bộ ” Đã hơn nửa đêm nhưng các thương binh tiếp tục đổ đến…” ngày thứ năm một sĩ quan quân y đã làm chứng như vậy.
Do quy mô của các phương tiện được sử dụng để tiếp cứu quân đội cũng như do những tiến bộ kỹ thuật được đưa vào châu Âu, cuộc đổ bộ ngày 6 tháng sáu năm 1944 cũng là một biến cố quan trọng trong lịch sử y khoa hiện đại.Được chuẩn bị tỉ mỉ ngay năm 1943, sự bố trí lực lượng y tế (dispositif sanitaire) của ” Ngày J ” đã nhằm vào một số lượng nạn nhân rất cao, nhưng những tổn thất của đồng minh cuối cùng ít nặng nề hơn điều mà các tham mưu quân đội lo sợ. Ngày 6/6, dầu sao Đồng Minh đã có 2500 người chết và 11.000 người bị thương, con số đạt, cuối tháng sáu, 8500 người chết và 38.000 người bị thương. Ngoài những nhân viên y tế đi theo kèm những sư đoàn không vận và những đơn vị y tế nhảy dù, phần lớn những soignant và y dụng cụ được mang lại bằng đường biển, kể cả một bệnh viện di động 1500 giường, được bổ sung vào những ngày sau bởi những cấu trúc khác cùng loại. Ngoài ra, những người Anh đưa đến trên những bãi biển “của họ” 15 poste de secours médicaux et chirurgicaux có khả năng tiếp nhận 170 thương binh mỗi trạm. Những người Mỹ đổ bộ 20 unité chirurgicale trong khu vực của họ, trong đó có bãi biển Omaha. Bãi biển này là bãi biển duy nhất ở đó quân tấn công, vi bị bloqué ở chân của các vách đá (falaise) được phòng vệ mạnh mẽ, nên đã chịu những tổn thất lớn và suýt chút nữa bị đẩy lùi ra biển.
Trong những hồi ký và những lời chứng của mình, các thầy thuốc đồng minh kể lại rằng họ đã bắt đầu công việc ngay khi vừa mới ra khỏi sà lan. Một trung úy của service de santé Anh viết : ” Thầy thuốc giải phẫu của chúng tôi bắt đầu mổ tức thời dưới một mái lều và tiếp tục cho đến khi kiệt sức hoàn toàn. Đúng ra ông ta phải được thay phiên vào buổi chiều bởi một unité chirurgicale, nhưng đơn vị này không đến và ông ta phải tiếp tục. Chúng tôi thức dậy lúc 5 giờ sáng ngày thứ hai và phải làm việc trong những điều kiện cực kỳ cho đến ngày thứ năm lúc 24 giờ. Chúng tôi có thường trực kho ả ng 50 thương binh. Hầu như chẳng có gì để ăn và chúng tôi nhắm nhập những biscuit de soldat đồng thời uống trà pha whisky. Chúng tôi có rất nhiều thuốc lá mà chúng tôi phân phát cho các thương binh và, cũng như trà, chúng có một hiệu quả tuyệt vời…”
LÝ THUYẾT …VÀ THỰC HÀNH
Theo lý thuyết, những trường hợp nặng nhất phải được di tản về Anh. Ở đây toàn bộ các bệnh viện đã được huy động cho cuộc đổ bộ, nhưng, chủ yếu những ngày đầu, các thầy thuốc không có lựa chọn nào khác là mổ theo dây chuyền tất cả những thương binh mà người ta mang lại cho họ : ” Những binh lính của tôi học ngoại khoa thời chiến trên thực địa, bởi vì không một ai từng biết kinh nghiệm này trước đây “, BS Watts, một thầy thuốc ngoại khoa người Anh đã viết như vậy : ” Một cánh tay cần phải cưa tiếp theo một gãy xương đùi, rồi đến những vết thương trầm trọng với nguy cơ xuất huyết cần điều trị cấp cứu. Đã hơn nửa đem nhưng các thương binh tiếp tục đổ đến…” Những service de santé càng bị tràn ngập khi chúng cũng bị những tổn thất, với những người chết và y dụng cụ bị phá hủy, đó là chưa kể đến những đơn vị đã được đổ bộ hay được thả vì lầm trong những vùng bị đặt mìn hay hoàn toàn bị lệch xa mục tiêu, và do đó đã không thể chu tròn nhanh chóng sứ mạng được dự kiến.
LES UNITES DE LA BATAILE DU BOCAGE
Khi quân Đồng Minh đã đặt chân vững chắc trong vùng Normandie, họ đã có thể gởi trở lại các thương bình về Anh, hoặc bằng tàu hoặc bằng máy bay. Trái lại, ” bataille du bocage”, cho đến tháng tám, đã tỏ ra khó hơn dự kiến, và những đơn vị y tế làm việc không ngừng, đôi khi trong những tình trạng đáng ngạc nhiên. Những lính pháo binh bắn ngay cả những đạn súng cối được làm bất hoạt, nhưng được làm đầy bởi huyết thanh và các loại thuốc, để đến cứu những thương binh của một trung đoàn Hoa Kỳ bị bao vây. Là thầy thuốc trong một đơn vị chiến xa Hoa Kỳ, BS Willima Cohen kể lại rằng sau cuộc đổ bộ nói riêng, những bãi biển tiếp đón nhiều bệnh viện dưới mái lều, trong đó những thương binh trên các mặt trận được săn sóc. ” Tôi chỉ đổ bộ vào ngày 11 tháng sáu, nhưng ngay tức khắc là cảnh địa ngục, tôi phải chịu trách nhiệm ba đơn vị sơ cứu ngoài đơn vị của tôi, mỗi đơn vị cách nhau nhiều kilomètre, chúng tôi có những người chết và những người bị thương mỗi ngày.”
Sự sử dụng ồ ạt huyết tương và máu, được thu góp trong nhiều tháng trong khắp nước Anh và ở Hoa Kỳ, nhưng cũng pénicilline và sự nhờ đến nhiều kỹ thuật mới trong đó những remplissage de soluté, đã cho phép cứu nhiều mạng người : trong khi vào năm 1914-1918, 2/3 những người bị thương ở bụng chết vì những vết thương này, tỷ lệ này giảm một nửa năm 1944. Tuy nhiên, GS Henri Reinhold, thầy thuốc gây mê người Bỉ, đồ bộ cùng với quân doàn Anh, báo cáo rang những lều được gọi là “hồi sức” (resuscitation), mặc dầu gợi ý sự hồi sức (réanimation) nhưng trên thực tế có ít máy móc hiện đại, hồi sức hô hấp không hiện hữu và tình trạng của bệnh nhân được đánh giá chủ yếu bằng dạng vẻ của da, mạch và huyết áp. Trong những lều ngoại khoa (tente chirurgicale), người ta đặt các bệnh nhân trên những bàn mổ sơ khai, với sự hỗ trợ của gối và mền.
Vào cuối cuộc chiến, Thống chế Montgomerry có thể nói rằng chiến dịch này cũng là ” một chiến thắng của các thầy thuốc và của y tế”. Nhưng năm 1944, con đường đến Berlin vẫn còn dài : nó cũng đi qua, vào mùa xuân 1945 bằng sự khám phá những trại tập trung nazis, thử thách lớn sau cùng đối với những service de santé đồng minh, cố gắng chừng nào có thể được, cứu những người bị đày sau cùng được giải thoát. Và cũng chính lúc nhìn thấy những tội ác trong những trại tập trung mà nảy sinh một trong những tiến bộ lớn khác của y khoa hiện đại, sự pháp điển hóa đạo đức (éthique), vào năm 1946, nhân những vụ án của các thầy thuốc ở Nuremberg.
BS NGUYỄN VĂN THỊNH
(22/6/2014)
Pingback: Thời sự y học số 418 – BS Nguyễn Văn Thịnh | Tiếng sông Hương
Pingback: Thời sự y học số 605 – BS Nguyễn Văn Thịnh | Tiếng sông Hương