1/ ĐỘNG KINH, MỘT CHỮ THAY CHO NGÀN CHỨNG BỆNH.Tính chất vô cùng đa dạng của căn bệnh làm cho sự chẩn đoán và điều trị đôi khi khó khăn.
NEUROLOGIE. Đó là bệnh thần kinh đứng thứ hai về tần số sau bệnh Alzheimer, nhưng ta ít nói về nó. Bệnh động kinh tuy vậy ảnh hưởng lên gần 500.000 người ở Pháp, với 30.000 trường hợp mới mỗi năm. ” Một nửa những trường hợp động kinh được biểu hiện ngay tuổi ấu thơ. Tỷ lệ mắc bệnh, rất cao trong năm đầu, giảm đi sau 5 năm để lên trở lại sau 60 tuổi “, GS Olivier Dulac, neuropédiatre (CHU Necker, Paris) đã giải thích như vậy.
Trong khoảng 10 năm, khoảng hai chục loại thuốc mới đã đến mở rộng palette thérapeutique. Cũng như những thuốc xưa nhất, chúng làm giảm tính dễ bị kích thích của não (excitabilité cérébrale) và tần số các cơn, nhưng không tác động lên những cơ chế sâu kín của căn bệnh, vẫn còn không được biết rõ. Những nghiên cứu tiến bước : khoảng hai chục gène liên kết với những bệnh động kinh hiếm hay với những cơ chế về tính hưng phấn tế bào thần kinh (excitabilié neuronale) đã được nhận diện. Ngoài ra, những nhà nghiên cứu Hoa Kỳ mới đây đã cho thấy rằng những bệnh tự miễn dịch (đái đường, viêm đa khớp dạng thấp, bệnh Crohn, bệnh xơ cứng rải rác..) làm tăng gấp 4-5 nguy cơ động kinh.
Mục tiêu khác của các nhà nghiên cứu : tiên đoán được các cơn, điều mà ta không biết thực hiện. Khi xảy ra một cơn động kinh (crise d’épilepsie), sự phóng điện thình lình, quá mức và đồng thời của một nhóm neurone của vỏ não sẽ kích thích một cách hỗn loạn vài vùng của não bộ. Bệnh động kinh được định nghĩa bởi sự lặp lại ngẫu nhiên của ít nhất hai cơn. Tùy theo nguồn gốc trên não bộ, những triệu chứng vô cùng đa dạng từ người này đến người khác nhưng vẫn không thay đổi đối với cùng một bệnh nhân. ” Điện não đồ là một công cụ chủ yếu của chẩn đoán để xác định loại động kinh, nhưng nó cũng có thể hoàn toàn bình thường ngoài các cơn”, GS Alexis Arzimanoglou, thầy thuốc thần kinh nhi đồng (CHU, Lyon) đã xác nhận như vậy. Ở bệnh viện, điện não đồ thường được liên kết với vidéo. ” Nhờ các smartphone, sự ghi vidéo các cơn bởi những người thân từ nay là một nguồn thông tin quý báu.”
Đôi khi, chỉ những co thắt (spasme) hay sự tê cóng (engourdissement) của một chi, những ảo giác thị giác hay thính giác ngắn ngủi và xảy ra liên tiếp phát hiện một động kinh bán phần (épilepsie partielle), chỉ liên quan đến một vùng của não bộ. Những động kinh toàn thể (épilepsie généralisée) chủ yếu được thể hiện bởi những cơn “vắng ý thức” (absence) ngắn, đôi khi lập lại, hay nhưng co giật với mất tri giác. Mặc dầu hiếm ở đa số các bệnh nhân, nhưng các cơn có thể rất thường xảy ra, thậm chí mỗi ngày, ở vài bệnh nhân.
Vậy ta nói những động kinh (épilepsies) hơn là động kinh (épilepsie) bởi vì chúng đa dạng. Vài động kinh được thể hiện rất sớm, đôi khi ngay khi sinh, hay chỉ được biểu hiện ở một giai đoạn nhất định của sự thành thục não bộ, lúc 3 tháng, giữa 6 tháng và 1 năm…Chúng có thể thứ phát một biến dạng não, một bệnh thần kinh hay chuyển hóa, một nhiễm trùng hay một biến dị di truyền mới (une mutation génétique de novo) ở trẻ em (không được truyền bởi bố mẹ), như trong một động kinh hiếm và nặng, hội chứng Dravet. Những động kinh sớm này thường nghiêm trọng hơn, kháng thuốc và gây phế tật hơn. “Trái với một ý nghĩ sai lạc, những động kinh thông thường của trẻ em không chữa lành một cách nhiên vào tuổi thiếu niên. Điều đó chỉ đúng với épilepsie rolandique, một dạng hiền tính chủ yếu do sự không thành thục não bộ, nhưng chỉ chiếm 15% những động kinh này”, BS Stéphane Auvin (Bệnh viện Robert-Debré, Paris) đã xác nhận như vậy.
Dạng thường gấp nhất của bệnh phát ra giữa 15 và 20 tuổi. ” Mặc dầu không nhất thiết là nghiêm trọng, nhưng nó sẽ kéo dài suốt đời, cần một điều trị đều đặn và làm đè nặng nhiều gò bó lên đời sống cá nhân và xã hội của những người trẻ bị bệnh “, GS Michel Baulac, thầy thuốc chuyên khoa thần kinh (CHU Pitié-Salpêtrière, Paris) đã chỉ rõ như vậy. Bị hạn chế trong việc lái xe, cấm làm vài nghề, ngoài những vấn đề khác ra, làm phức tạp nghiêm trọng cuộc sống hàng ngày của các bệnh nhân…20% những động kinh bắt đầu sau 60 tuổi, phần lớn xảy ra sau những chấn thương sọ, những tai biến mạch máu não, những bệnh thần kinh hay những khối u.
Điều trị, luôn luôn cần thiết, dựa trên những thuốc chống động kinh, kềm hãm tình tạng kích thích (hyperexcitabilité du cerveau) của não bộ. Có hiệu quả trong 70% những động kinh, với nhiều biến thiên từ dạng này đến dạng khác, các thuốc chống động kinh cho phép hủy bỏ hay làm cách quãng các cơn. Các thuốc ngày nay cho phép đạt được đối với phần lớn các bệnh nhân sự cân bằng tối ưu giữa tính hiệu quả và những tác dụng phụ.
Còn lại 30% những động kinh kháng thuốc mà giải pháp là ngoại khoa. Nhưng chỉ 10% trong số này đáp ứng với những tiêu chuẩn nội-ngoại khoa vô cùng nghiêm túc cho phép nhờ đến nó. Những phương thức khác đôi khi cho những kết quả đáng chú ý, như sự kích thích của dây thần kinh phế vị và, ở vài trẻ em, diètecétogène.
(LE FIGARO 19/5/2014)
2/ ĐỘNG KINH : NHỮNG ĐIỀU TRỊ KHÔNG DÙNG THUỐC
Khi những con động kinh vẫn tồn tại sau khi đã thử liên tiếp 2 loại thuốc rất thích ứng với chẩn đoán và được dung nạp tốt, bệnh động kinh được gọi là pharmacorésistant (kháng thuốc). Khi đó những phương pháp điều trị khác được đề nghị với bệnh nhân.
Trong những động kinh cục bộ (épilepsie focale), giải pháp có thể là cắt bỏ ngoại khoa ổ sinh động kinh (foyer épileptogène), dĩ nhiên nếu nó có thể được nhận diện, được xác định rõ vị trí và nếu không có nguy cơ làm thương tổn một chức năng não. Hôm nay hơn 10% những trường hợp động kinh ở người lớn được chữa lành, tỷ lệ hơi ít hơn ở trẻ em. ” Ngoài chụp cộng hưởng từ chức năng (IRM fonctionnelle), bây giờ chúng tôi có những công cụ chính xác hơn để xác định vị trí, nhờ những vi điện cực (microélectrode), những điểm xuất phát khó tìm thấy, hay để trắc nghiệm một cách tinh tế hơn những chức năng nhận thức (fonction cognitive) có thể bị thương tổn với động tác phẫu thuật, điều này cho phép mở rộng hơn nữa những chỉ định “, GS Baulac đã giải thích như vậy. ” Điều quan trọng là đánh giá những bệnh nhân, nói với họ, nếu bệnh động kinh có thể mổ. Nhưng khả năng thực hiện hạn chế, và mỗi trung tâm chỉ có thể thực hiện vài chục giải phẫu mỗi năm.” Đối với GS Arzimanoglou, mổ phải được đề nghị càng sớm càng tốt ở trẻ em, mặc dầu tần số các cơn ít quan trọng.” Những hậu quả của động kinh lên học tập, rồi ở tuổi trưởng thành, với sự hạn chế việc lái xe, những hậu quả lên đời sống nghề nghiệp khiến vấn đề phải được đặt ra ngay khi bilan tiền phẫu thuận lợi.” Ngoại khoa chỉ cho phép hủy bỏ các cơn trong 70-80% những trường hợp động kinh thùy thái dương (épilepsie temporale), 40 đến 70% đối với những vị trí khác.
KÍCH THÍCH ĐIỆN
Trong những trường hợp động kinh kháng thuốc hay không mổ được, sự kích thích điện của dây thần kinh phế vị (nerf vague) bằng một điện cực dưới da được đặt trên đường đi của dây thần kinh ở cổ, cho phép ở 40% những bệnh nhân làm thưa các cơn và giảm một nửa tần số xuất hiện, với những kết quả lại còn tốt hơn ở vài bệnh nhân. Nhưng không thể tiên đoán những bệnh nhân đáp ứng là những bệnh nhân nào, và cách tác dụng vẫn không chắc chắn.
Cũng vậy, ta không biết tác động như thế nào régime cétogène (chế độ ăn uống sinh cétone), một chế độ ăn uống chủ yếu dựa trên lipide, có được những kết quả tương tự với những kết quả của kích thích điện, với những kết quả tuyệt vời, thậm chí một sự biến mất của các cơn ở một bệnh nhân trên mười. ” Luôn luôn được liên kết với những loại thuốc, chế độ ăn uống này chủ yếu có hiệu quả trong vài bệnh động kinh đặc biệt. Nhưng điều đó rất là gò bó, làm đảo lộn sự hoạt động của cơ thể, và không phải là không có những nguy cơ. Vậy phải rất được theo dõi về mặt y tế “, BS Auvin đã xác nhận như vậy.
(LE FIGARO 19/5/2014)
3/ ĐỘNG KINH : CÁC TRẺ EM PHẢI ĐƯỢC ĐIỀU TRỊ CÀNG SỚM CÀNG TỐT
Những trường hợp động kinh của trẻ em, liên quan đến sự biến dị của một gène, hiếm nhưng thường nghiêm trọng và được liên kết với những phế tật khác, thuộc lãnh vực của một điều trị chuyên khoa, cũng như vài động kinh nguồn gốc chuyển hóa hay thứ phát những hội chứng dị dạng (syndrome malformatif) quan trọng. Sự điều trị này được đảm bảo bởi một mạng những trung tâm quy chiếu (centre de référence) vùng và bởi Centre national de référence của CHU Necker, ở Paris, được điều hợp bởi GS Dulac.
Nhưng ngay cả đối với những động kinh được cho là hiền tính, chẩn đoán và điều trị phải được tiến hành nhanh. ” Những hậu quả của căn bệnh không có gì giống nhau ở người lớn và trẻ em. Ở trẻ em các cơn thường xảy ra hơn và xuất hiện trên một não bộ chưa thành thục trong thời kỳ của những thụ đắc (période d’acquisitions), GS Dulac đã nhấn mạnh như vậy.
Do đó tầm quan trọng đừng để tiến triển bệnh động kinh này mà không điều trị hiệu quả. ” Sự gia tăng các cơn và sự không can thiệp có thể làm rối loạn những khả năng học tập (apprentissage), và sự hiện hữu của các bất thường điện trong khi ngủ ngăn cản những cơ chế củng cố trí nhớ (mécanisme de consolidation de la mémoire), GS Arzimanoglou đã xác nhận như vậy. Nhưng nếu được chẩn đoán sớm và điều trị tốt, một bệnh động kinh không rõ nguyên nhân (épilepsie idiopathique) thông thường có thể không kèm theo bất cứ một rối loạn nhận thức (trouble cognitif) nào và cho phép học hành bình thường. Vậy mọi đứa trẻ bắt đầu một động kinh tuyệt đối phải được khám bởi một thầy thuốc chuyên khoa trong vòng 3 tháng.” Ở bệnh viện Robert-Debré, ở Paris, và ở CHU de Lyon, một filière đặc biệt đã được thành lập để mỗi đứa trẻ, được nhận ở phòng cấp cứu vì một cơn động kinh, phải được khám trong 3 đến 4 tuần bởi một neuropédiatre épileptologue.
Điều trị luôn luôn được cá thể hóa. Cũng như ở người lớn, phần lớn các động kinh nhạy cảm với các thuốc, và những thuốc này cũng có thể có một ảnh hưởng lên những thụ đặc nhận thức (acquisition cognitive). Việc tìm được sự cân bằng để chế ngự động kinh mà không thêm vào những khó khăn là tế nhị và một sự tái đánh giá đều đặn bởi thầy thuốc thần kinh nhi đồng và thầy thuốc chuyên khoa thần kinh là cần thiết.
ĐỊNH HƯỚNG.
” Tất cả những trường hợp động kinh tính đổ đồng, cứ mười đứa trẻ thì có một bị những khó khăn ở trường học. Nhưng những khó khăn này cũng là do tật hay nghỉ học, sự lên án (stigmatisation), tình trạng lo âu vì sợ hãi sẽ bị một cơn động kinh. Chính vì vậy ngay cả những đứa trẻ với trí thông minh bình thường thường không được thành công trong học hành, thế mà trường học không luôn luôn có sự mềm dẻo cần thiết để theo kèm những thiếu sót đôi khi rất nhỏ “, BS Auvin đã đánh giá như vậy. Những trẻ động kinh cũng thường được hướng về những lớp học có trình độ thấp hơn những lớp học tương ứng với trí thông minh của chúng.
Nếu phải báo cho trường học, bố mẹ hiếm khi ở vị trí thích hợp nhất để truyền thông tin này.” Theo kinh nghiệm, cách làm tốt nhất, đó là qua thầy thuốc học đường (médecin scolaire). Ông ta có uy quyền để yêu cầu những sắp xếp cần thiết và có thể, với sự đồng ý của bố mẹ, đưa ra những thông tin y khoa cần thiết, thí dụ để xử lý một cơn động kinh.”
Điều trở ngại khác cần phải tránh : sự quả bảo vệ (surprotection) đứa bé. Thực hành thể thao, chơi với những trẻ khác hay trên console de jeu của mình đều quan trọng để nó phát triển. Và những hạn chế thường quá mức đối với căn bệnh của nó. Ở đây cũng vậy lời khuyên của người thầy thuốc là cần thiết.
(LE FIGARO 19/5/2014)
4/ MỘT CƠN ĐỘNG KINH ĐƯỢC PHÁT KHỞI NHƯ THẾ NÀO ?Người nào đó bị bất tỉnh, té ngã và co giật : một cơn động kinh ít ra cũng phải gây ấn tượng ! Điều gì có thể gây nên những rối loạn ngoạn mục và đột ngột như thế ? Những nguyên nhân có nhiều : những thương tổn não do một dị tật bẩm sinh, một bệnh thần kinh, một chấn thương sọ, hay lại nữa một tố bẩm di truyền (prédisposition génétique). Về cơ chế, vẫn còn không được biết rõ. Tuy nhiên ta biết rằng hàng ngàn neurone (những tế bào của chất xám) phóng điện cùng một lúc và một cách thình lình. Nguyên nhân ở đây là những chất có nhiệm vụ dẫn truyền những message électrique từ neurone này đến neurone kia, những chất trung gian thần kinh (neuromédiateur). Vài trong số những chất trung gian thần kinh này, như glutamate, có chức năng kích thích những neurone, như thế làm dễ sự dẫn truyền của tín hiệu. Trái lại những chất trung gian thần kinh khác, như GABA (acide gamma aminobutyrique) có khả năng ức chế. Chính một sự cân bằng tinh tế giữa hai cơ chế này cho phép não bộ của chúng ta hoạt động một cách đúng đắn. Thế mà, khi xảy ra một cơn động kinh thùy thái dương (crise d’épilepsie temporale) (dạng động kinh thường gặp nhất ở người lớn, ảnh hưởng vùng não được gọi là hippocampe), sự kích thích neurone gia tăng trong khi những tín hiệu ức chế (signal d’inhibition) giảm. Kết quả : một sự bất quân bình không còn đảm bảo nữa sự hoạt động tốt của chất xám. Khi đó những triệu chứng thay đổi tùy theo vùng não bộ bị ảnh hưởng. Vậy trên thực tế không phải chỉ có một mà nhiều cơn động kinh.
(SCIENCES ET VIE : QUESTIONS ET REPONSES)
5/ TẠI SAO TA VẪN CÒN ĐIỀU TRỊ VỚI NHỮNG SỐC ĐIỆN ?
Xưa hơn 70 năm, kích thích thần kinh bằng sốc điện (neurostimulation par électrochocs) nhắc lại những giờ phút u tối của thần kinh học. Nhưng phương pháp, từ nay được gọi là électroconvulsivothérapie (ECT) hay sismothérapie, đã tiến triển một cách đáng kể. Hôm nay, mỗi năm ở Pháp, 70.000 bệnh nhân được điều trị bởi ECT, mặc dầu không phải tất cả các bệnh viện đều thực hành nó. ” Khi những chỉ định là tốt, ECT hiệu quả trong hơn 80% các trường hợp “, Emmanuel Poulet, thầy thuốc tâm thần thuộc centre hospitalier Le Vinatier (Rhone) đã xác nhận như thế. ECT được sử dụng để điều trị vài trường hợp bệnh trầm cảm nặng (6 đến 12 buổi, 2 đến 3 lần mỗi tuần) và để làm giảm bớt những triệu chứng của bệnh tâm thần phân liệt. Những tác dụng phụ ? Những triệu chứng đau đầu ngay sau buổi điều trị sốc điện và những mất trí nhớ tạm thời. Do đó liệu pháp này được kê đơn một cách dè xẻn.
Mặc dầu những chứng cớ về tính hiệu quả của nó, ta vẫn không biết làm sao sismothérapie điều trị thành công những rối loạn này trong khi thuốc lại không có hiệu quả. Tuy nhiên, một hướng nghiên cứu : đó không phải chính sốc điện, nhưng đúng hơn động kinh được gây nên bởi sốc điện tác động lên bệnh nhân. ” Sự phát khởi của một cơn co giật là một yếu tố cần thiết, và cơn phải ngừng lại một cách ngẫu nhiên để ECT hiệu quả. Trong não, tác dụng của cơn này lên những chất trung gian thần kinh (neuromédiateur) có liên hệ trong bệnh trầm cảm tạo nên một giả thuyết đáng chú ý, nhưng những cơ chế sâu kín không được sáng tỏ “, Emmanuel Poulet đã đề xuất như vậy.
” ECT làm phát khởi những phản ứng hóa thần kinh (neurochimique) và nội tiết thần kinh (neuroendocrinien), nhưng không thể nói những phản ứng nào có hiệu quả, Willima de Carvalho, thầy thuốc tâm thần của maison de santé de Bellevue (Meudon) đã bổ sung như vậy. Một giả thuyết khác đề xuất tác dụng của ECT lên tính dẻo của não bộ (plasticité cérébrale). ECT không phá hủy một neurone nào : trái lại nó gây nên sự tạo thành những neurone mới và những nối kết mới. Sự cải thiện của mạng neurone và tốc độ của các thông tin, mà ta biết là bị chậm lại ở những bệnh nhân trầm cảm, có thể là chìa khóa.”
Những phương pháp kích thích thần kinh khác đã xuất hiện trong những trung tâm bệnh viện tâm thần, như kích thích điện từ qua sọ (TMS : stimulation magnétique transcranienne) hay kích thích qua sọ bằng dòng điện liên tục (Stimulation transcranienne à courant continu : tDCS), gần giống ECT, nhưng phát ra những dòng điện có cường độ yếu hơn. Ở đây cũng vậy, mặc dầu tính hiệu quả của những kỹ thuật này, cơ chế tác dụng của chúng vẫn còn không được rõ. Nhờ những công trình nghiên cứu hiếm hoi cho thấy hoạt động của não en temps réel ánh sáng vừa mới bắt đầu lộ ra.
(SCIENCE & VIE : QUESTIONS & REPONSES) 2010
6/ KHI NÀO TA BỊ MIGRAINE ?
Trong một trong những phim của mình, Hannibal Lecter, kẻ ăn thịt người nổi tiếng nhất của cinéma, nhấm nháp óc của nạn nhân đang còn sống. Trái với mọi dự kiến, nạn nhân bất hạnh không hú lên vì đau đớn. Licence artistique ? Không phải chút nào. Đó là một sự kiện : não bộ không phải là cơ quan nhạy cảm. Một nghịch lý thật sự, vì lẽ chính dưới hộp sọ mà những message, được truyền bởi các dây thần kinh, được phân tích, và do đó sinh ra cảm giác đau. Tuy vậy, những người bị bệnh migraine (bệnh đau nửa đầu) không phải giả vờ. Khi một migraine (chứng bệnh đôi khi xảy ra như chớp, trong đó đầu dường như bị xuyên thủng hay bị giữ trong một chiếc đe) xuất hiện, chính đúng là những message của cảm giác đau đến não bộ. Nhưng nguồn gốc của chúng lại ở chỗ khác. Như thế migraine là kết quả của một chuỗi những phản ứng (cascade de réactions) không liên quan não bộ một cách trực tiếp, nhưng liên quan đến những thần kinh ở ngoại biên. Migraine được gây nên bởi một sự giãn của các động mạch bao quanh não, gây nên một phản ứng viêm tại chỗ, nguồn gốc của những cảm giác đau, qua một kích thích của hai dây thần kinh phân bố thành của các động mạch ở đầu và chịu trách nhiệm sự truyền của các luồng thần kinh của cảm giác đau : những dây thần kinh tam thoa (nerf trijumeau). Đó là điều mà những neurobiologiste hôm nay biết được. Còn phải nhận diện những lý do của sự xuất hiện chu kỳ của những cơn migraine và sự biến đi ngẫu nhiên của các cơn, trong hy vọng phát triển những điều trị nhắm đích. Một hướng nghiên cứu : vào năm 2011, các nhà nghiên cứu đã xác lập rằng những người có những variation trên 3 gène (TRPM8,LRP1 và PRDM16) có rất nhiều nguy cơ phát triển những migraine. Nhưng hiện nay vũ khí tốt nhất vẫn là phòng ngừa, qua sự loại bỏ những yếu tố phát khởi của đời sống hàng ngày, như stress, tiếng ồn hay một ánh sáng mạnh.
TẠI SAO TA CHỊU ĐỰNG MỘT CÁCH KHÓ KHĂN ÁNH SÁNG KHI TA BỊ MIGRAINE ?
Những người bị bệnh đau nửa đầu (migraineux) đều biết điều đó : khi một cơn bắt đầu, họ thích tự cô lập trong một gian phòng tối. Bởi vì ánh sáng trở nên không thể chịu được, làm gia trọng triệu chứng đau đầu vốn đã dữ dội. Nhưng mặc dầu hiển nhiên như thế nào đối với những người bị chứng bệnh này, sự liên kết giữa đau đầu và ánh sáng từ lâu vẫn là một bí ẩn đối với khoa học. Bởi vì những vùng chỉ huy thị giác và những vùng cảm nhận đau đớn về phương diện vật lý độc lập với nhau ; vậy a priori chúng không thể tương tác với nhau một cách trực tiếp. Tuy vậy, đôi mắt đúng là liên quan với bệnh migraine : trước hết bởi vì triệu chứng “sợ ánh sáng” (photophobie) này được tìm thấy ở khoảng 90% những bệnh nhân đau nửa đầu ; sau đó bởi vì những người mù không bị triệu chứng sợ ánh sáng này. Những chỉ dấu mà những nhà nghiên cứu Hoa Kỳ giải thích được vào năm 2010. Họ đã quan sát, nhờ một traceur cellulaire fluorescent, rằng một message nerveux (chưa bao giờ được mô tả) nối võng mạc với đồi thị (thalamus), một vùng não bộ có liên quan trọng sự cảm nhận đau đớn và tăng hoạt khi bị migraine. Ánh sáng kích thích những tế bào hạch (cellulule ganglionnaire) của võng mạc qua một sắc tố nhạy cảm với anh sáng (mélanopsine). Những tế bào này khi đó truyền message nerveux đến tận một nhóm neurone của đồi thị, vốn đã được kích hoạt trong trường hợp migraine. Và khi tín hiệu đến những neurone này, sự hoạt động của chúng lại còn gia tăng thêm, do đó một sự cảm nhận đau gia tăng. Hoạt động này có thể được tăng gấp hai trong trường hợp tiếp xúc với ánh sáng dịu, tăng lên gấp bốn nếu cường độ ánh sáng mạnh ! Và ở phần lớn những người bị đau nửa đầu sợ ánh sáng (migraineux photophobique), trong khi ánh sáng gia tăng cường độ của đau đầu trong vài giây đồng hồ, ít nhất phải vào trong phòng tối 20 phút trước khi thấy hiệu quả này giảm dần đi.
MIGRAINE XẢY RA LIÊN TIẾP CÓ HẠI CHO NÃO BỘ ?
Chính chụp hình ảnh y khoa đã phát hiện điều đó : những cơn đau nửa đầu xảy ra liên tiếp (migraines à répétition) sinh ra trong não bộ những vi thương tổn (microlésion). Có nghĩa là những cơn đau đầu, khi xảy ra thường xuyên, đúng là để lại những di chứng… Vâng, nhưng các thầy thuốc muốn được an lòng hơn về những di chứng này : ” Loại thương tổn này rất thường gặp ở những người già, Christophe Tzourio, giám đốc của unité de neuroépidémiologie de Paris ở Inserm, đã giải thích như vậy. Chúng là một bộ phận của quá trình lão hóa não bộ.” Tuy vậy những người bị bệnh migraine có nhiều thương tổn hơn những người khác. Vài công trình nghiên cứu mới đây đã có thể gợi ý rằng lúc trở thành nhiều, những thương tổn này làm tăng nhanh sự lão hóa của não bộ. “Ngày này ta biết rằng không phải như vậy, Christophe Tzourio đã bẻ lại. Bởi vì sau khi thực hiện những test cognitif, chúng tôi đã chứng thực rằng những người bị bệnh migraine có cùng những kết quả như những bệnh nhân không bị bệnh này.” Vậy mặc dầu chúng không để não bộ nguyên vẹn, nhưng dường như rằng những đợt đau nửa đầu lập lại không dẫn đến một sự suy đồi nhận thức (déclin cognitif)
(SCIENCES ET VIE : QUESTIONS ET REPONSES)
7/ ĐIỆN THOẠI CẦM TAY VÀ UNG THƯ NÃO : MỘT CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU MỚI XÁC NHẬN NGUY CƠ.
Các nhà nghiên cứu của đại học Bordeaux đã cho thấy một nguy cơ u não gia tăng đối với những người sử dụng nhiều điện thoại cầm tay. Thêm một lý lẽ tán trợ cho việc sử dụng thận trọng.
STATISTIQUES. Nguy cơ gliome, một loại ung thư của não đặc biệt ác tính, được tăng gấp đôi ở những người sử dụng nhiều điện thoại cầm tay. Đó là một thông tin rất có khả năng làm sống lại cuộc tranh luận không dứt về ảnh hưởng của điện thoại cầm tay lên sức khỏe.
Thật vậy, công trình nghiên cứu, được công bố bởi BS Gaelle Coureau và những đồng nghiệp của ông ở đại học Bordeaux trong một tạp chí quy chiếu Occupational & Environmental Medicine, cho thấy rằng việc sử dụng mạnh một điện thoại cầm tay thường được tìm thấy hơn trong số những bệnh nhân bị một ung thư não, loại gliome, hay, một cách ít rõ rệt hơn về mặt thống kê, một méningiome.
Ta phân biệt hai loại u não bởi vì gliome thường đáng sợ hơn. Nó phát triển trong não với tiến triển thường khá nhanh. Trái lại, méningiome nói chung ít hung dữ hơn và, trên nguyên tắc, dễ mổ hơn bởi vì nó sinh ra từ những lớp vỏ của não. Nhưng dĩ nhiên, tất cả những dạng trung gian đều có thể.
Công trình nghiên cứu, được mệnh danh ” Cerenat “, tập hợp lại tất cả những u não, hiền tính hay ác tính, xuất hiện giữa tháng sáu 2004 và tháng năm 2006 ở những người trên 15 tuổi. Những nhà nghiên cứu của Bordeaux đã phân tích profil của những bệnh nhân sử dụng điện thoại cầm tay trong 4 tỉnh của Pháp : Gironde, Calvados, Manche và Hérault. Sau đó họ đã so sánh những profil này với profil của những cư dân trong những tỉnh này, cùng lứa tuổi, cùng giới tính, cùng sử dụng những điện thoại cầm tay nhưng đã không bị u não.
Loại công trình nghiên cứu cas-témoin này thường được sử dụng vì những lý do tính hiệu quả thống kê, khi ta tìm kiếm những nguyên nhân khả dĩ của một bệnh hiếm.” Đó là một công trình nghiên cứu rất vững chắc về mặt thống kê “, GS Gérard Lasfargues, phó tổng giám đốc khoa học của Anses đã phân tích như vậy,” công trình nghiên cứu xác nhận điều mà CIRC và Anse đã nói “.
GIẢM NHỮNG TIẾP XÚC.
Những ung thư của hệ thần kinh trung ương may mắn thay là hiếm. Ở Pháp vào năm 2012 ta đếm được 4999 trường hợp, theo Ước tính quốc gia về tỷ lệ xuất hiện và tử vong đối với mỗi ung thư ở Pháp giữa 1980 và 2012, được công bố vào tháng bảy năm 2013. Đối với những người sinh vào năm 1950, nguy cơ bị ung thư này trước 75 tuổi là 0,66% đối với một người đàn ông và 0,43% đối với một phụ nữ. Để so sánh, nguy cơ khoảng 10% đối với ung thư tuyến tiền liệt ở người đàn ông, và ung thư vú ở phụ nữ. ” Nhóm công tác của CIRC, đã xem xét nhiều trămcông trình nghiên cứu dịch tễ học về chủ đề này, đánh giá rằng có một mối liên hệ khả dĩ giữa việc sử dụng điện thoại cầm tay và sự xuất hiện của những gliome và neurinome của dây thần kinh thính giác”, Viện quốc gia ung thư (Institut national du cancer) năm vừa rồi đã nhấn mạnh như vậy. ” Công trình nghiên cứu này, xác nhận những công trình nghiên cứu khác, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giảm những tiếp xúc, đặc biệt ở những người sử dụng mạnh và các trẻ em “, GS Lasfargues đã nhận xét như vậy.
Viện quốc gia phòng ngừa và giáo dục vì sức khỏe (Institut national de prévention et d’éducation) đã tập hợp trên một site những khuyến nghị chủ yếu về việc sử dụng tốt điện thoại cầm tay. Phải sử dụng một oreillette hay để xa điện thoại cầm tay khỏi đầu khi những phát sóng là mạnh nhất. Đặc biệt trong những giây sau khi đánh số, trong những vùng mà sự tiếp nhận kém (parkings dưới đất, thang máy, những nơi kín). Khi ta mua một máy điện thoại phải ưu tiên những điện thoại có DAS (débit d’absorption spécifique : lưu lượng hấp thụ đặc hiệu) thấp nhất, Gérard Lasfargues đã nhấn mạnh như vậy, vài điện thoại có một DAS dưới 1 W/kg “.
(LE FIGARO 14/5/2014)
8/ VÌ THẬN TRỌNG ? PHẢI CHĂNG TA PHẢI TỪ BỎ ĐIỆN THOẠI CẦM TAY ?
(Bài này được viết vào năm 2009)
Thật vậy Từ lúc các chuyên gia của CIRC (Centre international de recherche sur le cancer) và Tổ chức y tế thế giới (OMS) đưa ra ý kiến, nhiều người tự đặt cho mình câu hỏi này. Chính lúc xếp loại như là ” có khả năng gây ung thư ” (cancérogène possible) những điện từ trường tần số phóng xạ, kể cả những điện từ trường của điện thoại di động, mà OMS đã quyết định dứt khoát một vấn để đã chia rẽ những chuyên gia của toàn thế giới từ hơn mười năm nay và có khả năng làm lo ngại 5,3 tỷ người đang sử dụng điện thoại cầm tay trên khắp thế giới. ” Cancérogène possible ” ? Trong ngôn ngữ của các chuyên gia, điều đó có nghĩa rằng có những bằng cớ về nguy cơ gia tăng bị ung thư liên quan với việc sử dụng điện thoại cầm tay và, đặc biệt trong trường hợp sử dụng mạnh trong những chuỗi thời gian dài. Tuy nhiên những bằng cớ được cho là “hạn chế” ở người và “không đủ” ở động vật, theo sự xếp loại của “groupe 2B”, được thông qua bởi các chuyên gia của CIRC. Hoặc một nhóm trung gian giữa “groupe 2A” (tác nhân có thể gây ung thư đối với người, với những bằng cớ hạn chế về nguy cơ ở người và những bằng cớ đủ ở động vật) và “groupe 3″ (tác nhân không thể xếp loại về khả năng gây ung thư ở người, và không có chứng cớ thích đáng ở người cũng như ở động vật, điều này không có nghĩa là không có khả năng gây ung thư). Vắn tắt, mặc dầu từ nay nguy cơ được chính thức công nhận, nhưng nó vẫn còn rất thấp. Ngoài ra, lúc đưa ra ý kiến, OMS chỉ rằng ” rõ ràng là mặc dầu những điện từ trường có một tác dụng lên ung thư, nhưng một sự gia tăng nguy cơ sẽ chỉ là vô cùng nhỏ “.
Như ta đã có thể dự kiến, ý kiến này trong khi được chào đón bởi những association d’utilisateur, lại bị chỉ trích kịch liệt bởi những nhà công nghiệp điện thoại di động (mặc dầu họ chối không ảnh hưởng lên sự nghiên cứu, nhưng họ tài trợ một phần của những công trình nghiên cứu lên chủ đề này), và được bàn luận một cách mãnh mẽ bởi những tác giả và những người phụ trách của những công trình nghiên cứu, được duyệt lại bởi những chuyên gia của OMS để họ cho ý kiến. Đó là, từ hơn 10 năm nay, khi đủ loại nghiên cứu được thực hiện về chủ đề này, không một quan điểm rõ rệt và nổi nhất nào thật sự quyết định một cách rõ ràng vấn đề nguy hiểm của những điện thoại cầm tay đối với sức khỏe.
UN BAIN D’ONDES DIFFICILE A ETUDIER
Mặc dầu những tác dụng sinh học lên những tế bào và các mô kế cận các điện thoại cầm tay đúng là đã có thể được nhận diện, nhưng vẫn còn rất khó đo lường xem những tác dụng này có phải là nguồn gốc của các bệnh lý, và lại còn khó hơn để hiểu nhưng cơ chế qua đó chúng có thể ảnh hưởng sự hoạt động tốt của các cơ thể của chúng ta. Điều này đã không ngăn cản OMS quyết định : sự sử dụng của những điện thoại cầm tay ” có khả năng gây ung thư ” (possiblement cancérogène).
Những sóng được phát ra bởi các điện thoại cầm tay và những antenne relais của chúng không phải là những sóng duy nhất xâm chiếm cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Ngày nay cũng phải kể đến những sóng của các mạng wi-fi, những sóng của các écran cathodique, những sóng phát ra từ những thiết bị của những chiếc xe hơi của chúng ta, hay những sóng của các barrière antivol càng ngày càng thường gặp trong các siêu thị… Một bain d’ondes thật sự, chằng chịt nhau, làm cho sự tiến hành những điều tra dịch tễ học trong tương lai nhằm phát hiện những sóng có khá năng làm hại sức khỏe của chúng ta lại càng thêm khó khăn. Ý kiến mà OMS đưa ra chắc chắn sẽ khiến phải tiến hành những điều tra bổ sung.
(SCIENCE & VIE : QUESTIONS & REPONSES) 2009
9/ CHỒNG TÔI CẢM THẤY THẤT VỌNG KHI TÔI KHÔNG ĐẠT KHOÁI LẠC CỰC ĐỘ.Tại sao chồng cô muốn rằng cô có được một khoái lạc cực độ vào mỗi lần giao hợp hay càng thường càng tốt ? Có lẽ bởi vì, đối với chồng cô, đó là một phong vũ biểu (baromètre) của một giao hợp thành công. Nếu chồng cô ta nghĩ như vậy, chắc chắn bởi vì anh ta là …một người đàn ông. Trạng thái khoái lạc cực độ vì luôn luôn xảy đến đối với những người đàn ông, nên nhiều người cho rằng một người đàn bà bị thất vọng nếu cô ta không đạt được nó. Thế mà tình dục (sexualité) của các phụ nữ không thể khớp với tình dục của những người đàn ông. Phần lớn trong số những phụ nữ này cho rằng một giao hợp có thể rất thành công mà không cần đạt khoái lạc cực độ…Thật vậy một phụ nữ có thể cảm thấy khoái lạc (plaisir) nhưng không có khoái lạc cực độ (orgasme). Mặc dầu khoái lạc do khoái lạc cực độ (plaisir orgasmique) luôn luôn rất dễ chịu.
Theo ý kiến của tôi, một giao hợp thành công khi hai người cảm thấy gần nhau hơn sau đó, bởi vì giây phút đó đã tạo nên một cuộc gặp gỡ thân thiết, sâu kín. Trạng thái khoái lạc cực độ dĩ nhiên là một yếu tố của khoái lạc được chia xẻ này, nhưng không phải là yếu tố thiết yếu.
ĐIỀU MÀ CÔ CÓ THỂ LÀM…
Tìm cách đạt được một khoái lạc cực độ mỗi lần làm tình, có lẽ đó là nhầm mục tiêu…Dĩ nhiên, điều tự nhiên là cố gắng nhận và cho khoái lạc trong một giao hợp. Tuy nhiên tôi thấy dường như thiết yếu hơn là dùng thời gian để vun trồng tất cả những khoái lạc của tình yêu. Tính trung bình, các phụ nữ cảm thấy một khoái lạc cực độ trong khoảng một trường hợp trên hai…Cần biết rằng vài phụ nữ cảm thấy một hay nhiều khoái lạc cực độ mỗi khi họ có một giao hợp, và những phụ nữ khác ít thường hơn. Mặt khác khả năng đạt khoái lạc cực độ một phần được xác định bởi di truyền.
Hãy cùng nhau chia xẻ nhiều khoái lạc hơn, nhưng không nhất thiết tìm cách đạt khoái lạc cực độ, có lẽ là mục tiêu thích hợp hơn. Thật vậy, khi ta nghĩ : ” Anh phải (hay em phải) đạt một khoái lạc cực độ với bất cứ giá nào “, sự căng thẳng mà ta cảm thấy thường đủ để ngăn cản nó biểu hiện ! Chia xẻ nhiều khoái lạc (plaisir) hon, điều đó chỉ cần vun xới và làm kéo dài những vuốt ve mào đầu đa dạng, nên thơ và gợi dục, cần thiết cho sự kích dục (excitation sexuelle)
Hãy đánh thức tính nhục dục của cô bằng cách thử nghiệm những cách tiếp xúc đa dạng, nhất là những cử động qua lại của động tác giao hợp : sâu hay nông, nhanh hay chậm, theo nhịp (thí dụ cứ năm cử động nhanh và nông thì một là chậm và sâu). Thật vậy tính nhục dục âm đạo (sensualité vagianale) rất cần được khích động, vì lẽ nó không phải tự nhiên như tính nhục dục của dương vật. Âm đạo, vì là một cơ quan được dấu kín, nên nó rất có ít những kinh nghiệm về những tiếp xúc xác thịt (contact sensuel) trước khi bắt đầu đời sống tình dục. Chính vì vậy nó thường cần thời gian để hứng dục và khám phá khoái lạc cực độ. May mắn thay, những con đường hướng về khoái lạc cực độ này là thú vị và dễ chịu đối với một phụ nữ, cũng như sự phát khởi của chính khoái lạc cực độ. Đó là điều tôi khuyến khích cô cùng đánh giá với chồng cô.
(TOP SANTE 1/2013)
10/ JOSEPH LISTER, MỘT BIỂU TƯỢNG CỦA NHIỄM TRÙNG VÀ KHỬ TRÙNG !
Định mệnh của người Anh Joseph Lister đặc biệt lạ lùng và mang lại một đề tài tuyệt vời cho các người làm phim thiếu những kịch bản khó tin. Sinh ra trong một gia đình của những người Quakers vào năm 1827, ông đã phải đấu tranh chống lại những thành kiến trước khi được công nhận và giành được một chức vụ ở Đại học Glasgow…nhờ người vợ trẻ của ông. Phát xuất từ những công trình của Pasteur, Lister quan tâm đến những nhiễm trùng hậu phẫu. Bài báo của ông về vô trùng, được chào đón bởi những nhà nghiên cứu khắp năm châu và những khám phá quan trọng của ông mang lại cho ông sự danh tiếng và dẫn ông đến ngay cả bên đường bệnh của Hoàng hậu Victoria. Nhưng mặc dầu sự nghiệp tuyệt vời của ông, bác sĩ Lister, đã không khám phá thuốc súc miệng (bain de bouche) cũng như vi khuẩn ngày nay mang tên ông, hơi bị rơi vào quên lãng.
Tên của ông trở lại mỗi khi fromage au lait cru bị lây nhiễm nhưng tên ông cũng đã gợi lên một thuốc súc miệng sát trùng, listérine. Tuy vậy, vài người đã gọi ông là ” cha đẻ của nền ngoại khoa hiện đại “. Một cuộc sống quá phong phú để có thể chỉ quy vào một mầm bệnh của fromage…mà chính ông đã không từng khám phá.
Joseph Lister sinh năm 1827 trong một gia đình người Anh của những người theo đạo Quaker (những người bất đồng với giáo hội Anh, được xem như là những người phỉ báng) với hậu quả bị từ chối làm việc trong nhiều nghề. Joseph muốn trở thành thầy thuốc nhưng phải học ở Đại Học Luân Đôn, đại học duy nhất khá khoan dung để chấp nhận ông sau khi bị từ chối bởi những đại học Oxford, Cambridge và King’s College (Londres). Ông tốt nghiệp năm 25 tuổi và đi Edimbourg, ở đây ông khám phá quá trình đông máu, sự hoại thư trong thời kỳ sau mổ phẫu nhưng cũng tình yêu vì lẽ ông cưới con gái của một thầy thuốc ngoại khoa. Vị thầy thuốc này khiến ông thèm muốn đi theo ngành học này. Joseph có khiếu và thế là ông trở thành Giáo sư ngoại khoa ở Đại học Glasgow vào năm 33 tuổi.
TỪ CẮT CỤT ĐẾN VỆ SINH
Ở Glasgow, ông cắt cụt (amputation) hết trường hợp này đến trường hợp khác, và chứng kiến một cách bất lực sự tiến triển của những gãy xương hở, từ nhiễm trùng đến hoại thư. 40% những người bị thương đều chết. Vấn đề này thật bí ẩn và Lister dựa theo những công trình của Louis Pasteur và ” lý thuyết về những mầm bệnh ” của ông ta. Lister hiểu rằng mủ không phải là một cách lành sẹo bình thường nhưng là sự tăng sinh của các vi sinh vật có hại trong không khí. Không thể nấu sôi bệnh nhân, ông phủ các vết thương và cố giết các mầm bệnh bằng cách tẩm phénol (acide phénique) các compresse, một ý tưởng của Đức dành cho nông nghiệp để làm cho hết độc những bãi lọc nước cống (champs d’épandage) hôi thối. Sau đó ông điều trị thành công và không cần phải mổ hai trường hợp gãy xương hở bị biến chứng. Lister công bố những kết quả của mình trong The Lancet và bài báo của ông ” Nguyên tắc vô trùng trong thực hành ngoại khoa ” (le principe de l’asepsie dans la pratique de la chirurgie) dần dần trở thành một thành công thế giới. King’s College, trước đây đã từng từ chối không cho ông vào học, đã bổ nhiệm ông làm giáo sư, một chức vụ mà ông sẽ giữ trong 15 năm.
NHỮNG VẾT THƯƠNG, DỤNG CỤ…VÀ HOÀNG HẬU
Sau điều trị gãy xương, Lister cũng bắt đầu xử lý các dụng cụ và quần áo mổ bằng phénol. Tỷ lệ tử vong trong khoa của ông hạ từ 60 xuống 15%. Giai đoạn ba, phun phénol trong khi mổ lên bệnh nhân được mổ, các phẫu thuật viên và y cụ. Ông gọi phương pháp này là spray. Ông cũng phun phénol lên catgut (chỉ may) và những ống dẫn lưu (drain). Không còn nữa nhiễm trùng máu, érysipèle và những vũng bùn khác của vết thương. Vào năm 1871, ông được 41 tuổi và ông nổi tiếng đến độ hoàng hậu Victoria gọi ông đến lâu đài Balmoral để điều trị cho bà một áp xe ở nách. Ông xẻ, sử dụng một ống dẫn lưu được phun phénol và có được sự chữa lành và lòng biết ơn của hoàng gia. Tuy vậy người đàn ông nhút nhát và nói lắp nhưng thật thà, trìu mến và gần gũi bệnh nhân này đã không luôn luôn được tin tưởng, nổi tiếng ở Đức và Hoa Kỳ nhiều hơn ở Luân Đôn. Không ai là nhà tiên tri ở đất nước mình, nhưng đối với ông, đó chỉ là một vấn đề thời gian.
MỘT TẤM GƯƠNG ĐƯỢC NOI THEO QUÁ MUỘN.
Mặc dầu một hội nghị gây ấn tượng mạnh ở British Medical Association, nhưng tất cả các thầy thuốc ngoại khoa không được thuyết phục. Ở Pháp, đặc biệt, quân đội kinh qua những tàn bạo nhiễm trùng của chiến tranh năm 1870 nhưng các chiến sĩ bị thương không hưởng được cơ may sống sót này. Các thầy thuốc vào thời kỳ do có tội nhất là vì nắm được thông tin về những khả năng này : không những qua những hội nghị và còn qua cuốn sách mỏng 4 trang : ” Một phương pháp điều trị sát trùng có thể áp dụng cho những thương binh trong cuộc chiến tranh này” (A Method of Antiseptic Treatment Applicable to Wounded Soldiers in the Present War). Ở Pháp, cuộc chiến tranh này đặc biệt chết chóc, nhất là do những vết thương cướp đi 3 bệnh nhân trên 4, vì không áp dụng phương pháp vô trùng trong hàng ngàn phẫu thuật cắt cụt. Chỉ 4 năm sau khi những thầy thuốc sản khoa Pháp bắt đầu áp dụng phương pháp này với những kết quả đến độ họ đã phải lấy làm hối tiếc cho những thầy thuốc ngoại khoa thời chiến.
Vào năm 56 tuổi, Lister đuoc hoàng hậu Victoria phong nam tước (baron) và ông đạt tới chức vụ Bộ tài chánh Anh vào năm 70 tuổi. Lister qua đời năm 75 tuổi, không có con. Trong lúc ông còn sinh tiền, một thuốc súc miệng (bain de bouche) của Hoa Kỳ mang tên ông (Listerine) và 20 năm sau khi ông mất, một vi khuẩn mà ông đã không bao giờ gặp lấy tên ông (Listeria). Thật là nghịch lý, chúng ta liên kết Lister với một căn bệnh không liên quan đến ông nhưng lại không nhận thức vô số mạng sống đã được cứu thoát nhờ phương pháp vô trùng của ông.
(LE JOURNAL DU MEDECIN 22/1/2013)
BS NGUYỄN VĂN THỊNH
(3/6/2014)
Pingback: Thời sự y học số 530 – BS Nguyễn Văn Thịnh | Tiếng sông Hương
Pingback: Thời sự y học số 603 – BS Nguyễn Văn Thịnh | Tiếng sông Hương