Cấp cứu chỉnh hình số 10 – BS Nguyễn Văn Thịnh

CHẤN THƯƠNG BÀN TAY
(TRAUMATOLOGIE DE LA MAIN)

Dominique SARAGAGLIA
Professeur des universités-Praticien hospitalier
d’orthopédie-traumatologie
Chef du service de chirurgie orthopédique et
de traumatologie du sport, urgences
CHU de Grenoble, hôpital sud

PHẦN I:  GÃY XƯƠNG (LES FRACTURES)

A. NHỮNG GÃY XƯƠNG CỦA NGÓN CÁI  (LES FRACTURES DE LA COLONNE DU POUCE)
I. GÃY ĐỐT BÀN THỨ NHẤT (LES FRACTURES DU PREMIER METACARPIEN)
1. Cơ thể bệnh lýTa phân biệt các gãy thân (fracture diaphysaire), và gãy nền (trong khớp và ngoài khớp), ccch10 02các gãy cổ và chỏm (fracture du col et de la tête) (hiếm).
a. Các gãy thân đốt bàn : đường gãy ngang, xiên ngắn, hay xiên dài.
b. Các gãy nền đốt bàn (fractures de la base) :
+ ngoại khớp (extra-articuliare) : đường gãy ngang thường với một di lệch khép (déplacement en adduction) quan trọng.
+ nội khớp (articulaire) :
– Gãy Bennett : gãy-trật nền đốt bàn1 với mảnh trụ (fragment cubital) nhỏ hay lớn, vẫn dính vào nền của đốt bàn 2.ccch10 03
– Gãy Rolando : gãy hai mảnh của nền đốt bàn 1
ccch10 05
+ Gãy vụn phức tạp (comminutive complexe)
2. Lâm sàng
Đau và mất chức năng sẽ lôi kéo sự chú ý vào colonne du pouce và khiến đòi hỏi các phim chụp tư thế thẳng và nghiêng của colonne du pouce.
3. Điều trị
– Chỉnh hình : gantelet platré phong bế khớp bàn-ngón (MP) trong 30 ngày.
– Ngoại khoa
– Embrochage divergent giữa M1 và M2
– Ostéosynthèse rigide bằng vissage isolé hay bằng mini-plaque vissée.
– Các chỉ định
– Biến chứng quan trọng là chức năng : première commissure bị khép lại bởi cal vicieux en adduction.
– Vậy điều trị ngoại khoa đối với tất cả những gãy xương di lệch
4.Điều mà thầy thuốc cấp cứu có thể làm : Điều trị chỉnh hình trong trường hợp gãy không di lệch. Trong những trường hợp khác, phải đòi hỏi một ý kiến ngoại khoa cấp cứu hay cấp cứu trì hoãn tùy theo disponibilité của thầy thuốc ngoại khoa.
II. GÃY ĐỐT NGÓN THỨ NHẤT (LES FRACTURES DE LA PREMIERE PHALANGE)
– Ta phân biệt :
– Những gãy thân xương (đường gãy ngang, xiên ngắn hay xiên dài).
– Những gãy khớp của nền (có mảnh ở sau và bán trật khớp trước hay có mảnh ở trước và bán trật sau)
– Những gãy chỏm hình L, T hay V, thực hiện những gãy đơn lồi cầu hay hai lồi cầu.
– Điều trị
– Chỉnh hình nếu gãy kín ngoài khớp, không di lệch hay vững sau khi nắn (bó bột bàn tay lấy P1 của ngón cái trong 1 tháng)
– Ngoại khoa trong những trường hợp khác.
– Điều mà thầy thuốc cấp cứu có thể làm : nắn với phong bế thần kinh ngón tay (bloc digital) rồi bó bột bất động các gãy xương ngoại khớp. Trong những trường hợp khác, một ý kiến ngoại khoa cấp cứu hay cấp cứu trì hoãn là bắt buộc.
III. GÃY ĐỐT NGÓN THỨ HAI (LES FRACTURES DE LA PHALANGE DISTALE)
1. Ta phân biệt :
– Những gãy nền, trong khớp hay ngoài khớp.
– Những gãy của houppe : gãy đơn giản hay gãy vụn, hở hay kín.
2. Điều trị :
– Evacuation máu tụ dưới móng khi có.
– Tái tạo complexe unguéo-pulpaire bằng cách thực hiện một point en cadre trong trường hợp giật bong móng (avulsion de l’ongle).
– Pansement tubulaire antalgique trong trường hợp gãy vụn của houppe.
– Điều trị ngoại khoa : Embrochage axial với réaxiation nếu gãy rất di lệch của nền của phalangette.
3. Điều mà thầy thuốc cấp cứu có thể làm : tất cả điều trị chỉnh hình.

A. NHỮNG GÃY CÁC NGÓN DÀI (NGÓN 2 ĐẾN NGÓN 5) (LES FRACTURES DES DOIGTS LONGS)
I. GÃY ĐỐT BÀN (ĐỐT BÀN 2 ĐẾN ĐỐT BÀN 5) (LES FRACTURES DES METACARPIENS (M2 à M5)
1/ Xếp loại
Có những gãy xương ở nền, ở thân xương, ở cổ và chỏm của các đốt bàn. Tuy nhiên, tùy theo định vị, mức độ trầm trọng khác nhau tùy theo đó là những đốt bàn cố định (M2 và M3), bán di động (M4) hay di động (M5).
– Gãy nền đốt bàn (fractures de base) : phải ghi nhớ gãy khớp của nền xương đốt bàn thứ V. Đó là tương đương với một gãy Bennett với những hậu quả it nghiêm trọng hơn.
– Gãy thân đốt bàn : đường gãy có thể ngang, xiên ngắn hay dài, nhiều mảnh. Sự di lệch thông thường tương ứng với một crosse postérieure với khả năng xoay và décalage.ccch10 06B
– Gãy cổ đốt bàn : thường nhất là gãy cổ của M5. Điều quan trọng là đo angulation để đề nghị một chỉ định điều trị thích ứng. Tolérance càng lớn khi métacarpien càng di động (30 độ đối với M5 và dưới 20 độ đối với những M2, M3 và M4).
– Gãy chỏm đốt bàn : thường là ccch10 07hậu quả của một chấn thương trực tiếp do đè ép do đó vết thương da và những đường gãy vụn.
: 2/ Thăm dò X quang : phải đòi hỏi một tư thế thẳng, và nhất là 3/4 giải tỏa những chồng lên nhau.
3/ Điều trị
– Những gãy không di lệch, không rút ngắn và không có rối loạn xoay có thể được điều trị chỉnh hình.
– Ta có thể sử dụng một immobilisation rigide de protection (thí dụ bó bột tay) và một syndactylie tạm thời để cho phép một phục hồi chức năng ngay các khớp đốt bàn ngón và gian đốt ngón tay.
– Thời gian bó bột khoảng 30 đến 45 ngày, tùy theo triệu chứng
đau.
– Những gãy di lệch với di lệch xoay, gấp góc quá mức, chevauchement phải được chuyển cho thầy thuốc ngoại chuyên khoa để ccch10 09điều trị thích hợp (nắn, kết hợp xương với mini-vis và/hoặc mini-plaque, embrochage (ghim đinh), appareillage sophistiqué…
4/ Điều mà thầy thuốc cấp cửu có thể làm : Xử trí tất cả những gãy xương không di lệch, với điều kiện có thể theo dõi đều đặn những bệnh nhân và cộng tác với một mạng những thầy thuốc kiné có năng lực trong phục hồi chức năng bàn tay.
II. GÃY CÁC ĐỐT NGÓN (LES FRACTURES DES PHALAGES)
1/ Xếp loại
Có thể đó là P1, P2 hay P3 cua D2, D3, D4 hay D5, cua nền, thân hay chỏm.
a. Gãy đốt ngón 3 (les fractures de P3)
– Đó là những gãy thường gặp nhất và thường được liên kết với những thương tổn của phần mềm.
– Ta phân biệt :
– Những gãy vụn thường ít di lệch bởi vì được móng và múp ngón (pulpe) giữ lại.– Những gãy nền với lệch ra trước mảnh xương gần hay giật bong (arrachement) của chỗ bám tận của gân gấp sâu (jersey finger) hoặc, điều này thường gặp hơn nhiều, chỗ bám tận của gân duỗi (mallet finger).
b. Gãy đốt ngón 2 (les fractures de P2)– Những gãy đốt 2 có những di lệch được chi phối bởi sự hiện diện của 2 chỗ gân bám : cơ gấp nông và gân duỗi (zone proximale dorsale)
– Chỉ những gãy xa là rất di lệch và không vững.
c. Gãy đốt ngón 1 (les fractures de P1) : thường di lệch hơn P2 hay P3 bởi vì ở đốt ngón 1 không có gân bám
2/ Điều mà thầy thuốc cấp cửu có thể làm :
– Ngoài những gãy P3 và những gãy không di lệch, tốt hơn là giao những gãy xương này cho thấy thuốc ngoại chuyên môn.
– Thật vậy, những gãy xương này, dù được mổ hay không, thường là nguồn gốc của những cứng khớp và tốt hơn là sự cứng khớp này được xử trí bởi một thầy thuốc chuyên khoa.

Reference : Traumatologie à l’usage de l’urgentiste

BS NGUYỄN VĂN THỊNH
(26/5/2014)

Bài này đã được đăng trong Cấp cứu chỉnh hình, Chuyên đề Y Khoa. Đánh dấu đường dẫn tĩnh.

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s