Thời sự y học số 343 – BS Nguyễn Văn Thịnh

1/ BỆNH TÂM THẦN PHÂN LIỆT : ĐÓ CÓ PHẢI LÀ NHIỀU BỆNH ?
tsyh343 1Trước một bệnh cảnh tự khép mình lại (repli) và/hoặc những ý nghĩ mê sảng (idées délirantes) hay những nỗi sợ hãi không hợp lý (peur irrationnelle), phải rung chuông báo động.
tsyh343 2Những nhà khoa học đã có thể cho thấy rằng khi một người bị bệnh tâm thần phân liệt nghe những giọng nói hay thấy những hiện tượng không hiện hữu, não bộ của người bệnh thật sự có một hoạt động gần với hoạt động bình thường.
PSYCHIATRIE. Bệnh tâm thần phân liệt thường gặp : 1% dân số bị căn bệnh tâm thần này và ta đếm được hơn 12.000 trường hợp mới mỗi năm.Ta không trở nên bị bệnh do tình cờ, nhưng bởi vì nhiều yếu tố, di truyền cũng như môi trường, làm não bộ bị bệnh.” Đó là một vấn đề tâm thần học của ” pas de chance “, GS Pierre Thomas (khoa tâm thần, CHU Lille) đã ghi nhận như vậy. Thật vậy chính sự tích lũy của nhiều facteur de vulnérabilité ảnh hưởng sự phát triển của não bộ, như sự hiện diện của vài gène, một nhiễm tùng trong thời kỳ thai nghén, một chấn thương sọ, một stress được lập lại trong thời kỳ thơ ấu,…, làm cho bệnh sẽ bộc phát hay không.”
Đôi khi bệnh tâm thần phân liệt bắt đầu như một tiếng sét thật sự, với một bouffée délirante, tiếp theo sau bởi một bouffée délirante khác rồi một bouffée khác nữa : người trẻ tuổi bắt đầu mê sảng, nghĩ là đang nối kết với những lực huyền bí. Sự sử dụng cannabis được tìm thấy như là yếu tố khởi phát trong hơn 1/3 các trường hợp. ” Lại còn đôi khi, khởi đầu âm ỉ hơn : chàng thanh niên phát triển những chứng khác nhau (rượu, ma túy, những thời kỳ dài trên ordinateur) và bắt đầu mê sảng. Điều sai lầm là tự bảo rằng điều đó chẳng hề gì, rằng điều đó là do su dụng chất hướng thần (substance psychoactive), GS Thomas nói tiếp như vậy. ” Tiêu thụ cannabis làm tăng gấp ba nguy cơ xuất hiện một hội chứng loạn tâm thần (syndrome psychotique) vững bền như bệnh tâm thần phân liệt, GS Laurent Schmitt (tâm thần học, CHU Toulouse) đã xác nhận như vậy, có lẽ do một vulnérabilité lớn hơn của những người bị bệnh tâm thần phân liệt đối với các chất ma túy, khi đó có tác dụng như là yếu tố phát hiện bệnh.”
Bệnh cũng có thể có một dạng “xã hội” : thí dụ, một chàng trẻ tách ra ngoài lề xã hội với những chứng nghiện, đôi khi những hành động phạm tội, những hành vi kỳ dị hay lại nữa, một người trẻ tự thu mình lại, với mất dần những nhịp điệu và những tương tác xã hội.
” Những bệnh cảnh lâm sàng và những phương thức tiến triển của bệnh tâm thần phân liệt đa dạng đến độ các thầy thuốc tâm thần càng ngày càng tự hỏi không biết đó đúng là cùng một bệnh duy nhất hay không “, GS Schmitt tự vấn như vậy. Điểm chung cho tất cả những dạng khác nhau này là bệnh nhân tự cô lập và tự tách mình ra khỏi xã hội. Ngoài ra, những người bị bệnh tâm thần phân liệt chết do tự tử nhiều hơn phần còn lại của dân chúng. ” Do những rối loạn, hơn những người bệnh khác, những người bị tâm thần phân liệt khó chấp nhận bàn tay mà ta đưa ra cho họ. Điều đó càng đáng tiếc khi có phương tiện tác động một cách hiệu quả lên nhiều rối loạn, và nhất là khi chẩn đoán càng sớm, sự tiếp cận điều trị có thể thực hiện, sự theo đuổi điều trị đều đặn và liên kết với một đảm nhận xã hội “, GS Pierre Vidailhet (khoa tâm thần, CHU Strasbourg) đã nhấn mạnh như vậy. Ý kiến này được chia xẻ bởi GS Thomas, đối với ông ” những điều trị đã không bao giờ hiệu quả và được dung nạp tốt hơn như hôm nay “, và bởi GS Dominique (khoa tâm thần, CHU Nice), ông cho rằng ” những thuốc chống loạn thần thế hệ thứ hai không còn mang dấu ấn lên những người bệnh như những thuốc chống loạn thần trước đây, vì lẽ chúng ít gây hội chứng Parkinson hơn và, do đó, ít cứng và chậm trong bước đi. Với vài trong những thuốc chống loạn thần này, đúng là có một nguy cơ tăng thể trọng, thậm chí bệnh đái đường (nói chung có thể đảo ngược lúc ngừng điều trị), …, nhưng một sự theo dõi tốt và nếu cần những thích ứng cho phép dự liệu những vấn đề này”.
Vậy không nên do dự nữa khi mang một người trẻ tuổi đến khám vì có những rối loạn gợi ý. “Thầy thuốc đa khoa có thể đòi hỏi một ý kiến ở một trung tâm chuyên về bệnh tâm thần phân liệt (có khoảng một chục trung tâm ở Pháp), có thể giúp nhận diện sớm căn bệnh này. Điều đó càng có vẻ quản trọng khi, nhờ một xử trí thích ứng, vài bệnh nhân bị tâm thần phân liệt có thể có một cuộc sống thỏa mãn, GS Vidailhet đã nhấn mạnh như vậy. Những trung tâm chuyên khoa này cũng có nhiệm vụ thực hiện nghiên cứu lâm sàng, để hiểu rõ hơn điều đã có thể khiến não bộ bị những loạn năng như vậy, nhưng cũng hiểu hơn những người bị bệnh sống căn bệnh của mình như thế nào và, dĩ nhiên, làm sao giúp đỡ họ trong cuộc sống hàng ngày.”
Không có phương thuốc nhiệm màu bởi vì bệnh tâm thần phân liệt có nhiều bệnh cảnh : vậy phải thích ứng tốt nhất đề nghị điều trị đối với mỗi bệnh nhân. Thí dụ, đối với những bệnh nhân khó giao tiếp với những bệnh nhân khác, những groupe de parole et d’entraide cho những kết quả tốt. Sự tập trung và trí nhớ có thể được cải thiện với sự giúp đỡ của neuropsychologue. ” Đối với những bệnh nhân có khuynh hướng tự thu mình lại, mất mọi động cơ và cần được kích thích nhiều hơn, art thérapie hay những ateliers de créativité có thể hữu ích “, GS Pringuey đã ghi nhận như vậy.
Đối với những người tâm thần phân liệt bị những rối loạn về quan hệ đối với những kẻ khác, nhất là bởi vì họ hiểu sai những lời nói và cảm xúc, những rối loạn này của “théorie de l’esprit” cần được một sự phục hồi chức năng.” Sự hỗ trợ các gia đình để giúp họ biết đối phó với những rối loạn đặc biệt như vậy của những người thân của họ cũng quan trọng “, GS Vidailhet đã nhấn mạnh như vậy. Sau cùng , không chỉ những phương thức xử trí những người bị bệnh mà còn sự hội nhập lâu dài của họ trong một circuit de soins.
(LE FIGARO 27/1/2014)

2/ BỆNH TÂM THẦN PHÂN LIỆT: “CON TÔI ĐÃ KHÔNG BAO GIỜ TỎ RA HUNG BẠO”
” Tất cả đã bắt đầu khi người con trai của chúng tôi, Yannick, được 22 tuổi, sau khi ông nội qua đời. Sau một bac pro en comptabilité và một BTS action commerciale, con của chúng tôi có một cô bồ nhỏ, bắt đầu làm việc trong một fast-food, chơi bóng đá, chạy marathon, vắn tắt, có một cuộc sống bình thường. Chính khi đó mà những dấu hiệu đầu tiên đã xuất hiện : nó không đi đến nơi làm việc nữa. Tự cô lập mình. Suốt những ngày tự giam mình, các volet đóng kín. Chúng tôi đã nghĩ đến một chứng trầm cảm, Michel và Annick Benoit, bố mẹ của Yannick đã kể lại như vậy. Rất lo lắng, chúng tôi đã mang nó đi khám bác sĩ gia đình và vị thầy thuốc nhận thấy rằng con tôi bước như một automate và đã khuyên chúng tôi đi khám một thầy thuốc tâm thần. Chúng tôi đã cố gắng đưa nó vào trong một clinique de repos, nhưng nó đã trốn thoát và đã trở lại nhà chúng tôi. Khi đó chúng tôi đã cho nó nhập viện khoa tâm thần bởi vì tình hình không cải thiện bao nhiêu : thật vậy, nó không làm gì hết, nằm trong bóng tối hàng giờ, thậm chí nhiều ngày tròn.
” CHÚNG TÔI NẢN LÒNG VÌ SIGMATISATION NÀY “.
” Sau vài tháng trải qua trong bệnh viện này, nó đã được gởi đến trong một bệnh viện khác gần chỗ ở của chúng tôi hơn : chính vào lúc đó mà chẩn đoán bệnh tâm thần phân liệt được gợi ra. Trong suốt thời gian nó được nhập viện, chúng tôi đã đến thăm nó. Điều làm cho chúng tôi choáng nhất, đó là những bệnh nhân tâm thần phân liệt trẻ tuổi khác ít được viếng thăm : ta gần như không bao giờ gặp bố mẹ chúng trong các hành lang ! Trong cùng thời kỳ này, đám bạn của con chúng tôi đã không còn hỏi tin tức về nó nữa, cũng như không thấy tăm hơi của chúng. Đó như thể là con tôi không còn là bạn của chúng nữa. Ngoài ra con tôi đau khổ về sự im lặng của chúng.
” Được điều trị, con tôi đã có thể nhận một studio dành cho những người trong tình huống của nó, lúc ra khỏi trung tâm điều trị. Nó tìm được một cách dễ dàng công việc, nhưng không trụ được hơn một tuần hay một tháng, không thể đi đến cùng công việc. Ngoài ra nó phải có trợ tá để bảo vệ nó, bởi vì nó phạm những sai lầm như đi xe hỏa không có vé. Tuy vậy, điều đó đã không đi xa hơn : nó không phạm tội, đã không bao giờ tỏ ra hung bạo, cũng không còn nghiện ma túy nữa. Khi con gái tôi đến thăm chúng tôi, nó cùng với các con của con gái chúng tôi 10 và 6 tuổi : con gái chúng tôi giao các con cho nó mà không có một hậu ý nào.
” Vào năm 2010, chúng tôi đã giã từ vùng Paris để đi Bretagne và Yannick đã đến với chúng tôi. Nó sống trong một studio nhỏ, mang theo một con mèo (bởi vì nó thích thú vật) và đã có một cuộc sống độc lập dần. Sau cùng vào năm 42 tuổi, nó đã tạo cho mình một chỗ đứng nhỏ trong khu phố của nó. Buổi sáng, nó sẵn sàng giúp công chủ bar của khu phố dọn bàn và tranh luận với khách quen. Ngược lại, mặc dầu có những ý tưởng, nó khó cụ thể hóa chúng và tự tổ chức mình. Nó trong tình trạng thèm muốn, nhưng không đủ trong hành động. Hôm nay, để điều trị, nó nhận một mũi tiêm mỗi 15 ngày (chẳng bao lâu nữa một mũi tiêm duy nhất mỗi tháng) và khám thầy thuốc tâm thần nếu cần. Cuộc sống của nó khác xa với điều mà ta nghe về những bệnh tâm thần phân liệt trong những thông tin đại chúng, những phim truyền hình hay ở rạp chiếu bóng, đến độ chúng tôi não lòng về stigmatisation này. Người ta đã hỏi chúng tôi nó có hung bạo không ! Phải chấm dứt điều đó.”
Trường hợp của Yannick không có gì là ngoại lệ. Để thay đổi cách nhìn, nhiều thầy thuốc tâm thần theo sáng kiến của nhiều thí nghiệm đáng quan tâm. Trong vùng Bắc Pas de Calais, Liên đoàn nghiên cứu và sức khỏe tâm thần khu vực làm việc song hành với Trường cao đẳng báo chí Lille để cho các ký giả thấy sự thật của hiện trường.
(LE FIGARO 27/1/2014)

3/ BỆNH TÂM THẦN PHÂN LIỆT : NHỮNG KỸ THUẬT ĐỂ NGĂN CHẬN HOẠT ĐỘNG NÃO BẤT THƯỜNG ?
” SCHIZO có nghĩa là bị phân chia (divisé), ” phrène” có nghĩa là tâm thần và điều đó thể hiện sự rối loạn tổ chức của tư duy”, GS Dominique Pringuey (khoa tâm thần, CHU Nice) đã ghi nhận như vậy. Thế mà, nhờ những kỹ thuật chụp hình ảnh não (IRM, Pet-scan), các nhà khoa học đã có thể cho thấy rằng khi một người bị bệnh tâm thần phân liệt nghe những giọng nói hay thấy những hiện tượng không hiện hữu, não bộ của người bệnh thật sự có một hoạt động gần hoạt động bình thường trong trường hợp tiếng ồn hay thấy một cảnh tượng. ” Giai đoạn đầu tiên này đã là rất quan trọng bởi vì nó cho phép những người bệnh bị liên hệ hiểu rằng não bộ của họ thật sự có một loạn năng (dysfonctionnement) và rằng sự rối loạn này có thể được điều trị “, GS Pierre Thomas (khoa tâm thần, CHU Lille) đã ghi nhận như vậy.
Loạn năng khác được nhận diện : ” Những neurone miroir trong những thùy trước trán và đỉnh, cho phép hiểu những thái độ và những ý tưởng của những người khác, ở những người bị bệnh tâm thần phân liệt chúng không phản ứng cùng cách như những người không bị bệnh. Điều này có thể giải thích vài triệu chứng như những khó khăn để tưởng tượng những cảm xúc và những vécu của những người thân”, GS Laurent Schmitt (thầy thuốc tâm thần, CHU Toulouse) đã nói tiếp như vậy.
Để cố ngăn chặn hoạt động não bất thường này, nhiều hướng đã được nghiên cứu. Về phía điều trị, những thuốc chống loạn thần thế hệ thứ hai đã cho phép chống lại những triệu chứng dương của bệnh (mê sảng, ảo giác). ” Vậy điều thiếu hôm nay, đó là những điều trị có khả năng tác động một cách hiệu quả lên những triệu chứng âm (symptômes déficitaires) (sự tự thu mình lại, những rối loạn quan hệ với những kẻ khác) và trên sự rối loạn tổ chức của tư duy. Chính trong khu vực này mà chúng tôi muốn những điều trị mới. Ngoài ra công cuộc nghiên cứu được tiếp tục trên thế giới và vài loại thuốc mới đang được nghiên cứu “, GS Schmitt đã ghi nhận như vậy.
” LE PARENT PAUVRE DE LA RECHERCHE “
” Chúng tôi cũng nghiên cứu sự kích thích điện từ qua sọ (stimulation magnétique transcrânienne, nhằm cho não bộ tiếp xúc với một điện từ trường trong mục đích biến đổi tại chỗ hoạt động của nó (hoạt động liên kết với những ảo giác) và, do đó, làm giảm giọng nói và những ảo ảnh. Khi những ảo giác này trở nên thường trực, đó là trường hợp đối với 1/3 những người bị bệnh tâm thần phân liệt, kỹ thuật này cho phép làm giảm, thậm chí làm ngừng chúng, trong một khoảng thời gian thay đổi : vài tuần đối với vài người, cho đến một năm đối với những người khác “, GS Thomas đã giải thích như vậy.
Khả năng khác : sismothérapie (sốc điện) : ” Nó được sử dụng một cách thành công ở những người bị bệnh tâm thần trong tình trạng tự khép mình lại, trong những trạng thái catatonie, với một nguy cơ tự tử ở hàng đầu”, GS Pringuey đã giải thích như vậy.
” Có một nghịch lý thật sự với bệnh tâm thần phân liệt : trong khi những con số gây ấn tượng (hơn 600.000 người Pháp bị liên hệ), tuy vậy bệnh lý này rõ ràng là parent pauvre của y khoa. Sự nghiên cứu được khuyến khích trong di truyền học nhờ Téléthon. Cũng vậy đối với bệnh sida nhờ Sidaction. Nhưng đối với tâm thần học thì chẳng có gì cả ! Thế thì một Psychothon vào lúc nào ? “, GS Schmitt đã tự hỏi một cách nghiêm chỉnh như thế.
Ý kiến được chia xẻ bởi GS Pringuey : ” Về những bệnh tâm thần trong đó có bệnh tâm thần phân liệt, số lượng những giảng viên trong đại học y khoa 5 đến 6 lần ít hơn so với số giảng viên trong những bệnh lý thân kinh ! Vậy Sự tách xa những bệnh nhân gây lo ngại này không chỉ là vấn đề xã hội. Đó cũng là một thực tế y khoa.
(LE FIGARO 27/1/2014)

4/ CHÚNG TA XÁC ĐỊNH MỘT RỐI LOẠN TÂM THẦN NHƯ THẾ NÀO ?
Trong một thời gian lâu, bất cứ ai cũng có thể nhốt một người nào khác trong một trại tâm thần. Điều này dẫn đến nhiều lạm dụng ; những của cải của người bị buộc tội điên bị thu hồi bởi gia đình hay những người thân. Do đó sự cần thiết có thể đánh giá sức khỏe tâm thần của một cá nhân dựa trên những tiêu chuẩn chẩn đoán chứ không phải dựa trên những điều mà một đệ tam nhân nói. Từ nay, chỉ có những thầy thuốc tâm thần mới có thể quyết định nhập viện một benh nhân. Và để xác lập xem có đúng là có rối loạn tâm thần hay không, những thầy thuốc này tối thiểu dựa trên nỗi khổ (souffrance) của bệnh nhân và dựa trên những hệ quả tác động trên lối sống của bệnh nhân này.
THỐNG NHẤT NHỮNG TIÊU CHUẨN CHẨN ĐOÁN
Như thế, một người sợ chó sẽ đuoc tuyên bố là bị chứng sợ (phobie) chỉ khi sự ghê tởm này làm anh ta đau khổ, ngăn cản anh ta sống bình thường (từ chối không đi ra khỏi nhà mình…). Những ý niệm khổ bị đặt vấn đề, bởi vì nó khó có thể đo lường một cách khách quan. Vậy đó chủ yếu là những triệu chứng, ít chủ quan hơn, dùng để xác định một rối loạn tâm thần. Nhưng đó là một puzzle complexe những biểu hiện lâm sàng không thuần nhất.
Trong tất cả các trường hợp, những hành vi quá đáng là những dấu hiệu rõ rệt của một bất thường. Thí dụ, những sự thay đổi tính khí đột ngột (saute d’humeur) là điều thường xảy ra ở tất cả mọi người. Nhưng trong trường hợp những rối loạn lưỡng cực, chúng có một quy mô bất thường và xuất hiện một cách không giải thích được. Để giải mã những dấu hiệu này và để thống nhất những tiêu chuẩn chẩn đoán ở quy mô thế giới, những thầy thuốc tâm thần đã có ý tưởng, vào cuối những năm 1950, thiết lập một xếp loại : DSM, thế cho Manuel diagnostique et statistique des troubles mentaux. Cuốn sách to lớn ngàn trang này từ nay chễm chệ trong thư viện của tất cả các thầy thuốc tâm thần trên thế giới, với một trong 22 bản dịch, mang lại một ngôn ngữ chung cho tất cả các thầy thuốc, qua những entrée référencée. “300.7” chỉ hypocondrie ; ” 307.51″ chỉ boulimie và “295.30” chỉ bệnh tâm thần phân liệt loại paranoide. Một entomologie psychiatrique thật sự, tập hợp hơn 300 bệnh, được phân bố trong 17 loại.
Thí dụ để được gán cho là bị hypochondrie, phải hội đủ 6 điều kiện :
1/ có một mối quan tâm tập trung vào nỗi sợ bị một bệnh nặng, dựa trên sự giải thích sai lầm những triệu chứng vật lý ; (2) rằng mối quan tâm này vẫn tồn tại mặc dầu một bilan médical gây an lòng ; (3) rằng niềm tin này không có một cường độ mê sảng (bởi vì khi đó là một rối loạn mê sảng) ; (4) rằng sự lo lắng này gây nên một nỗi khổ có ý nghĩa về mặt làm sàng hay một sự biến đổi của sự hoạt động xã hội (fonctionnement social) ; (5) rằng thời gian của sự lo âu này kéo dài ít nhất 6 tháng ; (6) rằng nó không được giải thích tốt hơn bởi một rối loạn khác.
Do đó ta hiểu rằng xác lập một chẩn đoán lâm sàng không phải là chuyện dễ. Nhất là khi những cơ chế thần kinh của một rối loạn đặc biệt vẫn không được hiểu rõ trong phần lớn thời gian. Do đó các thầy thuốc tâm thần không thể dựa vào chúng. Vì vậy, các nhà nghiên cứu có khuynh hướng nhận diện những chất chỉ dấu sinh học (marqueur biologique) đáng tin cậy.Trong trường hợp những rối loạn lưỡng cực, họ đã nhận diện khoảng 40 gène có lẽ có liên quan.
CHỤP HÌNH ẢNH Y KHOA BẤT LỰC.
Những biến dị di truyền (mutation génétique) khác đã được quan sát ở vài bệnh nhân bị bệnh tự kỷ (autiste) : chúng liên quan đến những gène có can dự trong sự dẫn truyền thông tin từ neurone này đến neurone khác (circuit synaptique). Những các nhà nghiên cứu vẫn thận trọng : ” Vì lẽ ta nghi ngờ yếu tố di truyền, nên đặt vấn đề những điều kiện biểu hiện của các gène, nghĩa là môi trường trong đó xảy ra sự phát triển bệnh “, Nicolas Georgieff của Institut des sciences cognitives (Lyon) đã nhấn mạnh như vậy.
Còn về chụp hình ảnh não bộ, nó cũng không thể được sử dụng như là công cụ chẩn đoán. Trong phần lớn thời gian, ta không thể suy diễn rằng một người có một rối loạn tâm thần nào đó bằng cách chỉ nhìn não bộ của người này. Ngoại trừ đối với stress posttraumatique. Trên thực tế, amygdale của não bộ của bệnh nhân, trung tâm của cảm giác sợ hãi, đặc biệt hoạt động trong khi vỏ não trước trán (cortex préfrontal) và hippocampe, hai vùng có liên hệ trong việc xử lý những stimuli aversifs, dường như bị biến đổi. Tuy nhiên chụp hình ảnh càng ngày càng trở nên hữu ích trong bệnh tự kỷ (autisme) : ” Những bất thường não bộ liên quan đến rối loạn này từ nay có thể phát hiện theo từng cá nhân, ở 88% những bệnh nhân “, Monica Zilbovicius, thuộc unité Inserm Imagerie en psychiatrie, ở Necker (Paris), đã xác định như vậy. Vì vậy sự xếp loại những rối loạn tâm thần được định rõ theo nhịp điệu của những khám phá.
(SCIENCES ET VIE : QUESTIONS ET REPONSES)

5/ CÓ ĐÚNG LÀ TA CÓ ÍT TINH THẦN HƠN VÀO MÙA ĐÔNG
” Il pleure dans mon coeur comme il pleut sur la ville “, Verlaine đã viết như vậy. Tất cả chúng ta đã chứng thực điều đó : thời tiết (météo) cũng làm mưa và làm thời tiết đẹp đối với những xúc cảm của chúng ta. Ở khí hậu của chúng ta, một khi mùa đông đến, từ 15 đến 25% dân chúng tuyên bố bị một sự giảm tinh thần rõ rệt. Đến độ đối với 2 đến 3 % trong chúng ta, ta nói là bị chứng trầm cảm theo mùa (dépression saisonnière). ” Quelle est cette langeur qui pénètre mon coeur ? ” nhà thơ đã hỏi như vậy. Khoa học cho câu trả lời : sự thiếu ánh sáng ban ngày ! Thật vậy, theo những nhà nghiên cứu và các thầy thuốc, sự giảm cường độ sáng làm rối loạn sự tiết của những kích thích tố của chúng ta. Và đặc biệt sự tiết của mélatonine, được biết đóng một vài trò chủ chốt trong nhịp ngày đêm (rythme circadien) (luân phiên thức tỉnh-ngủ). Thật vậy, cơ thể của chúng ta càng chứa hormone này, chúng ta càng cảm thấy buồn ngủ. Nồng độ trong máu của mélatonine gia tăng dần dần trong đêm, cho đến khi đạt một cực đại vào khoảng 3 hay 4 giờ sáng. Lúc thức dậy, võng mạc của chúng ta bắt ánh sáng ban ngày. Được thay phiên bởi những vùng khác nhau của não bộ, tín hiệu thần kinh gây nên bởi ánh sáng đến éphiphyse, tuyến sản xuất mélatonine. Tín hiệu này làm ngừng tức thời sự tổng hợp của kích thích tố này, vì vậy trong ngày, nồng độ của mélatonine ở mức thấp nhất.
Thế mà, vào mùa đông, những người bị bệnh trầm cảm theo mùa có một nồng độ mélatonine cao một cách bất thường trong ngày. Điều này, trong một thời kỳ dài, tác động lên khí chất và làm rối loạn giấc ngủ của họ. Chính vì lý do này mà luxthérapie là điều trị bắt buộc của dạng trầm cảm này. Điều trị nhằm cho bệnh nhân tiếp xúc với một ánh sáng trắng có cường độ 2500 lux, một giờ mỗi ngày trong hai đến ba tuần.
(SCIENCES ET VIE : QUESTIONS ET REPONSES)

6/ TẠI SAO THIÊN TÀI VÀ ĐIÊN LOẠN THƯỜNG LIÊN KẾT VỚI NHAU ?
Michel Ange, Mozart, Nietzche, Einstein và biết bao nhiêu những người phi thường khác phải chăng họ đã bị bệnh tâm thần ? Sự sáng tạo ” haut de gamme” phải chăng nảy sinh từ những rối loạn tâm thần ? Ý tưởng cho rằng nỗi khổ tâm thần (souffrance psychique) là cái giá phải trả để có được một định mệnh ngoại lệ không phải mới có từ hôm qua. Trong thời Thượng cổ Hy lạp, Platon đã xác nhận rằng những người thiên tài thường là ” hors d’eux même “. Được khơi lại vào thời Phục Hưng để tán dương sự siêu việt trí tuệ của những “mélancolique”, giả thuyết theo đó sự điên rồ gây nên và nuôi dưỡng thiên tài đạt cao điểm vào thế kỷ XIX.
Những dữ kiện khoa học hiện đại soi sáng hiện tượng dưới một vẻ hợp lý hơn. ” Đó là không giải thích một tác phẩm chỉ bằng bệnh tâm thần của tác giả, và còn ít hơn giải thích nghệ thuật bằng thần kinh học hay tâm thần học”, neuropsychologue Sebastian Dieguez, thuộc laboratoire de neurosciences cognitive của Brain Mind Institute của trường bách khoa liên bang Lausanne đã báo trước như vậy. ” Và bị những trouble affectif không đủ để trở nên thiên tài ; mà còn phải có những năng lực nhận thức (aptitude cognitive) và những tư tưởng ngoại hạng. Cũng vậy, không phải tất cả những thiên tài đều bị những trouble affectif “, thầy thuốc tâm thần Jean Colttraux đã đồng tình như vậy.
Thật vậy, những nhà phát minh vũ trụ (inventeur d’univers) vĩ đại , nhất là trong âm nhạc và hội họa (Bach, Rubens, Raphael, Corot…) đã có một cuộc sống quân bình. Nhưng cũng bấy nhiêu, nếu không muốn nói là nhiều hơn, những nhân vật, đã làm đảo lộn tính nhạy cảm (sensibilité), những niềm tin, đạo đức, thậm chí ý quan niệm về thế giới của những người đương thời với họ, đã đi gần đến vực thẳm của sự điên rồ, mặc dầu họ không bị rơi vào trong đó. Một căn bệnh di truyền đặc biệt làm chú ý các chuyên gia : rối loạn lưỡng cực của khí chất (trouble bipolaire de l’humeur). Căn bệnh này luân phiên những thời kỳ hưng cảm kích động (épisode maniaque d’excitation) và những cơn trầm cảm. Trong giai đoạn hưng phấn (phase d’exaltation), người bệnh có cảm tưởng có khả năng hạ núi. Trong suốt thời gian của accès maniaque, kèm theo một sự giảm những ức chế, ” những liên kết ý tưởng trở nên dễ dàng, độc đáo, thiên cảm (visionaire), và sự tiếp cận cảm hứng rất là nhanh”, thầy thuốc tâm thần Philippe Brenot đã xác nhận như vậy
MICHEL-ANGE CÓ LẼ BỊ BỆNH TỰ KỶ (AUTISTE)
Danh sách những nhân vật nổi tiếng bị nghi có những nét lưỡng cực (trait bipolaire) gây ấn tượng, mặc dầu tất cả “pathobiographie” phải được xem xét một cách thận trọng : vua Charles VI được gọi là ” người điên “, Napoléon, Hemingway, Dostoievski, Gauguin, Malraux, Géricault, Lincolt, Van Gogh, Tolstoi…Chứng trầm cảm đơn độc thường nhất phong bế mọi cảm hứng, trong khi bệnh tâm thần phân liệt không có mối liên hệ được chứng tỏ với tính sáng tạo. Ngược lại nhiều công trình nghiên cứu xác nhận tỷ lệ lưu hành cao những rối loạn cảm xúc (trouble affectif) ở những nhà sáng tạo. Điều tra được thực hiện cách nay vài năm ở Londres bởi Kay Redfield Jamison, giáo sư tâm thần học ở đại học Johns-Hopkins de Baltimore (Hoa Kỳ) và chính bà ta cũng bị rối loạn lưỡng cực, tập hợp khoảng 50 ” danh nhân” người Anh : những văn sĩ, thi sĩ, những nhà soạn kịch và những nhà viết tiểu sử (tất cả những người này đã nhận một giải thưởng có uy tín), những nhà điêu khắc và họa sĩ thành viên của Royal Academy. Trong số những người sáng tạo được hỏi, 38% đã được điều trị vì những rối loạn khí chất (trouble de l’humeur).
Sau cùng, một căn bệnh tâm thần khác làm say mê những nhà nghiên cứu về ” bí mật của tính sáng tạo” : hội chứng Asperger. Dạng bệnh tự kỷ hiếm hoi này liên kết một sự không có khả năng giao thiệp với những năng lực nhận thức (compétence cognitive) đôi khi khác thường trong một lãnh vực nhất định. Sau khi đã tìm tòi dài lâu nhân cách (personalité) của Michel-Ange, những thầy thuốc tâm thần Michael Fitzgerald và Mohammad Arshad gợi ý, trong The Journal of Medical Biography, rằng họa sĩ có thể đã bị chứng bệnh tự kỷ được gọi là “mức độ cao” này. Trí nhớ khác thường của thiên tài thời Phục Hưng, ” thói quen ám ảnh làm việc của ông, lối sống khác thường của ông, những năng lực giao tiếp tầm thường của ông và khuynh hướng muốn kiểm soát tất cả của ông dường như là những đặc điểm của một hội chứng Asperger “, hai chuyên gia tâm thần đã ghi nhận như vậy.
(SCIENCES ET VIE : QUESTIONS ET REPONSES)

7/ PHÌNH ĐỘNG MẠCH CHỦ BỤNG : ĐIỀU TRỊ MỚI VI XÂM NHẬP
GS Hervé Rousseau, trưởng khoa quang tuyến và BS Bertrand Saint-Lèbes, thầy thuốc thực hành bệnh viện, khoa ngoại mạch máu, CHU Rangueil, Toulouse, giải thích kỹ thuật mới nhất điều trị nội huyết quản cho phép ngăn cản sự vỡ của một phình động mạch chủ bụng.
Hỏi : Một phình động mạch chủ bụng được biểu hiện như thế nào ?
GS Hervé Rousseau : Đó là một sự giãn của động mạch chủ bụng (một loại thoát vị, hernie), sẽ gia tăng dần dần với nhiên hậu, nguy cơ vỡ. Bất thường này, gây bệnh cho một phụ nữ đối với 13 người đàn ông, thường xảy ra nhất sau 65 tuổi. Ở Pháp ta liệt kê 6000 đến 7000 trường hợp mỗi năm.
Hỏi : Vài triệu chứng có thể khiến bệnh nhân đi khám bệnh ?
BS Bertrand Saint-Lèbes : Đó là một bệnh thầm lặng (maladie silencieuse). Phần lớn ta khám phá sự hiện diện của một phình động mạch chủ một cách tình cờ trong khi thực hiện một thăm dò, siêu âm, scanner hay chụp cộng hưởng từ (IRM). Bất hạnh thay khi xuất hiện đau, đó đã là một dấu hiệu vỡ. Và nếu ta không can thiệp những giờ sau đó, đó là sự tử vong.
Hỏi : Những yếu tố nguy cơ là gì ?
GS Hervé Rousseau : Những bệnh tim mạch, thuốc lá, nhưng tiền sử gia đình. Những người mang những yếu tố nguy cơ này nhất thiết phải tuân theo vài khuyến nghị. Phải biết rằng, ở những bệnh nhân được mổ ở giai đoạn vỡ, ta liệt kê 34% trường hợp tử vong so với chỉ 3% ở những bệnh nhận được mổ không cấp cứu. Do đó lợi ích của một phòng ngừa !.
Hỏi : Ta điều trị một phình động mạch chủ theo phương pháp cổ điển như thế nào ?
BS Bertrand Saint-Lèbes : Lựa chọn duy nhất là ngoại khoa. Hoặc bằng phương pháp cổ điển “à ciel ouvert” (ta mở bụng và ta thay thế đoạn động mạch chủ bị bệnh tạo nên phình động mạch bằng một prothèse bằng polyester). Hoặc bằng đường nội mạch máu (par voie endovasculaire), bằng cách thực hiện một đường xẻ ngoại khoa ở hai động mạch đùi để đưa vào một prothèse cho đến tận phình động mạch vẫn để tại chỗ. Như thế, máu không còn làm đầy túi phình mạch nữa mà đi qua trong prothèse về phía các chi dưới.
Hỏi : Những kết quả của hai kỹ thuật này ?
BS Bertrand Saint-Lèbes :
1. Mổ mở bụng (chirurgie à ciel ouvert) gây nên những đau hậu phẫu và cần 1 ngày nhập viện. Tỷ lệ tử vong trong 30 ngày là 3 đến 5%. Bất tiện khác : phẫu thuật nặng nề này bị chống chỉ định trong những suy hô hấp quan trọng hay tim.
2. Kỹ thuật bằng đường nội huyết quản có những nguy cơ khác : trong 15% các trường hợp, túi phình mạch (sac anévrismal) được để lại tại chỗ, được làm đầy trở lại do những huyết quản bàng hệ (những động mạch thắt lưng hay tiêu hóa), do đó khả năng bị một tái phát cần một điều trị mới, thường nhất là nội huyết quản (embolisation). Vì lý do này, bệnh nhân phải tuân thủ một sự theo dõi nghiêm túc bằng scanner. Phuơng pháp này cũng có những biến chứng ít gặp, như sự tạo thành những máu tụ, những hẹp, phình mạch ở các lỗ.
Hỏi : Chính để hạn chế những nguy cơ này mà một phương pháp ít xâm nhập hơn được hiệu chính. Protocole của phương pháp này là gì ?
GS Hervé Rousseau : Với kỹ thuật này không còn cần phải mở bụng cũng như những động mạch nữa. Một prothèse, thay thế vùng bị bệnh của động mạch chủ, được đưa vào qua đường da ở vùng đùi. Thiết bị mới này được cấu tạo bởi một armature métallique (stent) và hai túi (sac). Một khi được thiết đặt qua cathétérisme, các túi được dần dần làm đầy bởi gel để lấp đầy phình động mạch. Như thế, không một nhánh bàng hệ nào còn có thể cung cấp máu cho nó nữa. Được gel làm đông lại, được giữ vững, túi phình bị giam hãm trên lý thuyết không còn có nguy cơ tái phát hay vỡ nữa.
Hỏi : Công trình nghiên cứu nào đã được thực hiện với kỹ thuật nội huyết quản mới nhất này ?
GS Hervé Rousseau : Một công trình nghiên cứu quốc tế đã được tiến hành trên khoảng 100 bệnh nhân : ở Hoa Kỳ và ở châu Âu trong CHU de Rangueil của chúng tôi ở Toulouse. Sau một năm nhìn lại, chúng tôi đã ghi nhận rất ít những tác dụng phụ, khoảng 3% những trường hợp tắc nghẽn động mạch đã được điều trị bằng đường qua da. Công trình nghiên cứu được tiếp tục để xác nhận những kết quả rất hứa hẹn này.
Hỏi : Tóm lại, những ưu điểm của kỹ thuật này so với những điều trị quy ước ?
BS Bertrand Saint-Lèbes : 1.Thời kỳ hậu phẫu ít biến chứng hơn. 2. Một thời gian nhập viện ngắn hơn. 3. Một sự theo dõi được đơn giản hóa với một siêu âm mỗi năm thay vì một scanner với tiêm iode và tiếp xúc với những tia X.
(PARIS MATCH 20/3-26/3/2014)

8/ SUY TIM : HY VỌNG CỦA MỘT ĐIỀU TRỊ MỚI.
GS Frédéric Adnet, thầy thuốc chuyên khoa cấp cứu, giám đốc của Samu 93 và của khoa cấp cứu của bệnh viện Avicenne (Bobigny), trình bày những kết quả đáng phấn khởi của một loại thuốc, đối tượng của những nghiên cứu tích cực.
Hỏi : Sự khác nhau nào giữa suy tim mãn tính và cấp tính ?
GS Frédéric Adnet. Trong trường hợp thứ nhất, suy tim tiến triển từ từ, tim càng ngày càng khó đảm nhận chức năng bơm để cung cấp cho các cơ quan oxy mà chúng cần. Dần dần, sự thiếu hụt oxy gia tăng, gây nên không những suy tim (nhất là lúc gắng sức) mà còn suy thận, suy gan…Trong suy tim cấp tính, sự loạn năng của tim cũng như vậy nhưng xảy ra đột ngột. Khi đó, những dấu hiệu xuất hiện rất nhanh, báo hiệu mức độ trầm trọng của suy tim.
Hỏi : Những triệu chứng này là gì ?
GS Frédéric Adnet. Một khó thở nhanh, lúc gắng sức, mà sự nghỉ ngơi không làm thuyên giảm, một nhu cầu ngủ nâng nửa thân mình lên. Những dấu hiệu báo động khác : sự tạo thành từ từ những phù nề ở các chi dưới, đau ngực gia tăng lúc gắng sức. Nhiều thăm dò cho phép gợi ý hay xác nhận chẩn đoán, trong đó có điện tâm đồ, nghiệm pháp gắng sức (épreuve d’effort), siêu âm tim, chụp X quang ngực… Ở Pháp, bệnh này, ảnh hưởng lên nhiều chục ngàn người, là một vấn đề y tế cộng động nghiêm trọng. Và, mặc dầu suy tim gây bệnh những người trên 60 tuổi, tuy nhiên ta cũng thống kê rất nhiều trường hợp ở những bệnh nhân trẻ hơn, khoảng trong lứa tuổi 50. Suy tim đã gần như gia tăng trong 10 năm, nhất là do sự lão hóa của dân số. Thường nhất, suy tim có nguồn gốc là một bệnh động mạch vành, một tình trạng nghiện rượu và một cao huyết áp mãn tính… Cũng có những yếu tố nguy cơ như bệnh đái đường, tình trạng không hoạt động, sự gia tăng thể trọng..
Hỏi : Không điều trị, những nguy cơ là gì ?
GS Frédéric Adnet. Đó là một bệnh lý làm giảm hy vọng sống. Thể cấp tính được liên kết với một tỷ lệ tử vong rất quan trọng, xảy ra trong thời gian ngắn : ta thống kê trung bình 22.000 trường hợp tử vong mỗi năm ở Pháp.
Hỏi : Hiện nay, ta điều trị những thể cấp tính có nguy cơ chết đột ngột như thế nào ?
GS Frédéric Adnet. Đó là một cấp cứu nội khoa. Những thuốc lợi tiểu và những thuốc giãn mạch được cho ở bệnh viện bằng đường tĩnh mạch. Được liên kết với những điều trị này là một oxygénation bằng một mặt nạ oxy và trong trường hợp suy hô hấp nặng, bằng một thông khí cơ học. Đối với những thể nặng nhất, ta cho bổ sung những inotrope có một tác dụng trực tiếp lên cơ tim.
Hỏi : Những kết quả mà ông có được với sự điều trị này ?
GS Frédéric Adnet. Đối với những suy tim cấp tính, protocole cho phép kiểm soát trong đa số các trường hợp, tuy nhiên ta chịu một số còn quá quan trọng những trường hợp tử vong trong những tuần lễ sau khi bắt đầu điều trị (khoảng 10% tử vong trong 180 ngày sau khi nhập viện).
Hỏi : Do đó một chiến lược điều trị mới được tìm kiếm.. Điều trị mới nhất đang được thử nghiệm mang hy vọng là gì ?
GS Frédéric Adnet. Một loại thuốc mới, serelaxine, dẫn xuất từ một hormone được tiết ra ở phụ nữ có thai, hiện đang được nghiên cứu liên tục. Loại thuốc này sẽ mang lại một phương pháp điều trị mới bởi vì nó tác dụng không những lên hệ mạch máu, mà còn và nhất là lên những cơ quan bị thương tổn (đặc biệt là gan và thận) bằng cách cải thiện sự thông máu của chúng, do đó oxygénation. Tác dụng này mang lại một sự bảo vệ những cơ quan bằng cách gìn giữ chức năng của chúng.
Hỏi : Những thử nghiệm nào đã chứng minh những lợi ích ?
GS Frédéric Adnet. Một công trình nghiên cứu được công bố trong “The Lancet”, được thực hiện trên hơn 1000 bệnh nhân bị suy tim cấp tính và được điều trị cấp cứu, đã cho thấy một sự giảm quan trọng những triệu chứng khó thở, và dường như có một lợi điểm về mặt sinh tồn. Loại thuốc này luôn luôn là đối tượng của những nghiên cứu tích cực.
Hỏi : Giai đoạn kế tiếp sẽ là gì ?
GS Frédéric Adnet. Những kết quả đầu tiên này không đủ để thương mãi hóa loại thuốc mới này. Một công trình nghiên cứu quốc tế đang được tiến hành ở châu Âu và ở Hoa Kỳ trên hơn 3000 bệnh nhân, để chứng minh được một sự giảm thật sự tỷ lệ tử vong trong những trường hợp suy tim cấp tính. Từ hai mươi năm nay, không có một loại thuốc mới nào đã tỏ ra có hiệu quả. Chúng tôi thấy ở đó một hy vọng lớn !
(PARIS MATCH 10/4-16/4/2014)

9/ ANH TA LUÔN LUÔN PHÓNG TINH QUÁ NHANH. TÔI MUỐN GIÚP ANH TA.tsyh343 3tsyh336 9Sự phóng tinh sớm là vấn đề sinh dục nam thường gặp nhất : khoảng 30% những người đàn ông đôi khi phàn nàn là phóng tình quá nhanh. Phiền hơn, từ 8 đến 10% trong số những người đàn ông này thấy khó chịu bởi một sự phóng tinh sớm xảy ra một cách hệ thống vào mỗi lần giao hợp. Điều mà cô có thể làm/  Hãy đừng giảm thiểu tầm quan trọng của vấn đề…Vì lẽ sự phóng tinh rất nhanh của người bạn trai làm cô khó chịu, đừng nói : “Điều đó không nghiêm trọng”, mà phải nói : ” Vâng, điều đó làm em bực mình, bởi vì em thích làm tình với anh…”
Hãy đề nghị với anh ta làm tình thường hơn. Anh ta sẽ có những cơ may ” kéo dài ” lâu hơn. Nhịp độ lý tưởng để làm tiến triển phản xạ phóng tinh của anh ta là hai hay ba giao hợp mỗi tuần. Đừng để anh ta cách quãng, hay ngay cả tránh những giao hợp : điều đó sẽ làm gia tăng vấn đề..
Hãy thay đổi những khoái lạc. Hãy cho anh ta thấy rằng cô thích những điều khác hơn là chỉ cho dương vật vào : thí dụ, những vuốt ve trên đôi vú, trên âm vật, các môi bé…Điều đó sẽ làm hạ áp lực tâm lý (pression psychique) do ước muốn kềm chế và làm kéo dài quá trình đưa dương vật vào.
Đừng quá sexy ! Sự kích dục của anh ta sẽ lên quá nhanh và làm cô thất vọng. Vì thế, đừng thêm dầu vào lửa với một hành vi thiêu đốt (un comportement torride). Anh ta cần một phụ nữ dịu dàng hơn là một quả bom tình dục (bombe sexuelle).
Hãy tích cực. Trong giai đoạn sơ bộ, cô hãy chú ý đến anh ta bằng cách mang lại cho anh ta những cái vuốt ve khắp nơi trên cơ thể…ngoại trừ trên vùng sinh dục.
Hãy ưa thích hơn một tư thế trong đó anh ta nằm phía dưới. Đó là cách tốt nhất làm chậm sự phóng tinh, với điều kiện anh ta không động đậy khung chậu của mình trong khi giao hợp.
Hãy dạy cho anh ta sự khoái lạc của tình trạng bất động. Hãy yêu cầu anh ta làm những ngừng nghỉ ngắn lúc đưa dương vật vào. Hãy gắn bó vào nhau một lúc và hãy tận hưởng khoái lạc của những cảm giác này.
Hãy dương tính ! Nếu anh ta phóng tinh quá nhanh, đó là bởi vì anh ta rất bị kích thích, và như thế là anh thèm muốn cô lắm. Hãy giải thích với anh ta rằng điều đó làm cô thích thú.
Đừng bao giờ quên sự âu yếm. Hãy nói với anh ta những lời tình tứ, chúng sẽ biến hóa sự kích dục, làm cho nó dịu dàng hơn, và do đó làm chậm sự phóng tinh.
Điều đó cũng tùy thuộc vào anh ta…
Khi một người đàn ông có một vấn đề sinh dục ; người bạn gái của anh ta luôn luôn có thể giúp anh ta giải quyết điều đó. Tuy nhiên, cô ta không thể làm tất cả. Anh ta cần ý thức sự khó khăn của mình và mong muốn giải quyết nó để tiến lên. Thế thì, cô hay làm tất cả trong khả năng của cô để nâng đỡ anh ta, giúp đỡ anh ta, khuyến khích anh ta, nhưng đừng quy tội nếu anh ta không can dự vào.
Hãy khiến anh ta đọc. những lời khuyên có thể làm chậm lại sự phóng tinh của anh ấy. Một công trình nghiên cứu cho thấy rằng 81,7% những người đàn ông đọc loại những tác phẩm này có ít khó khăn sinh dục hơn.
+ ” la Mécanique sexuelle des hommes ou le petit traité du savoir éjaculer “, Dr Catherine Solano et Pr Pascal de Sutter, édition Pocket.
+ ” L’Ejaculation précoce. Comment y remédier “, Helen Singer Kaplan, édition Guy Saint-Jean.
Hãy đề nghị với anh ta đi khám bác sĩ. Từ ít lâu này có những loại thuốc cho phép điều trị chứng phóng tinh sớm. Và chúng có hiệu quả.
(TOP SANTE 2/2013)

10/ LOUIS, LE PASTEUR CỦA NHỮNG NHÀ NGHIÊN CỨU.
tsyh343 4Nhà hóa học, nhà vi khuẩn học, Pasteur nổi tiếng đến độ ta quên rằng ông không phải là thầy thuốc cũng không phải là thú y sĩ ! Một định mệnh ngoại hạng, khó tóm tắt trong một bài báo. Chúng ta hãy thử thực hiện một tiểu sử bằng những nét chính.
Louis Pasteur sinh năm 1822, ở Dole (Jura). Bố ông trở về từ các chiến dịch của Napoléon với Bắc đẩu bội tinh và tiếp tục hành nghề bán da thuộc (tanneur). Dự định của bố muốn ông theo nghề nhà giáo, Louis học tiểu học rồi trung học nhưng ông muốn trở thành nghệ nhân (artiste) bởi vì ông có khiếu về hội họa và vẻ vài tranh màu phấn (pastel) làm phấn khởi các bạn bè mình.
Lên Paris năm 17 tuổi, nhưng ông không nổi lên và nỗi nhớ nhà mang ông về lại quê nhà sau một tháng. Ông trở lại các lớp học và khám phá là mình có một say mê thật sự đối với môn hóa học. Tuy nhiên ông theo những điều mong ước của bố ông và có được bằng cử nhân văn chương. Bị thúc đẩy học trường Cao đẳng sư phạm ở Paris, ông đậu cử nhân khoa học ở đó vào năm 23 tuổi và bắt đầu làm việc như một phụ tá phòng thí nghiệm. Ông thực hiện khám phá đầu tiên vào năm 26 tuổi lúc mô tả cấu trúc và những tính chất quang học của các tinh thể hữu cơ acide tartrique. Và ông đã trình bày ở Viện hàn lâm khoa học !
GIÁO SƯ LÚC 26 TUỔI.
Louis Pasteur trở thành giáo sư hóa học ở Dijon rồi ở đại học Strasbourg, ở đây ông yêu con gái của ông viện trưởng. Nàng sẽ cho ông 5 người con trong đó chỉ hai đứa sẽ đạt đến tuổi trưởng thành. Vào năm 32 tuổi, ông là giáo sư ở Lille, ở đây ông khởi mào một quan niệm giáo dục rất hiện đại : ông thành lập những lớp học chiều cho những công nhân trẻ và ông mang họ đến xưởng để chứng minh cho họ mối liên quan giữa lý thuyết và thực hành, giữa đại học và công nghệ. Ông cũng giúp các ông chủ giải quyết những vấn đề của họ. Một trong những chủ nhân này gọi ông giúp để tránh không cho sự lên men của các củ cải đường sinh ra acide lactique thay vì cồn. Đó là sự khám phá bản chất sống của các levure có khả năng sinh sản, ngay cả trong môi trường nhân tạo và không có oxy. Đó cũng là sự đặt tên ông đầu tiên : hiệu quả Pasteur, trước pasteurisation, hay nghệ thuật làm vô trùng rượu vang, bia hay sữa.
MỘT SỰ NỒI TIẾNG SỚM.
Pasteur được bầu vào Viện hàn lâm khoa học vào năm 40 tuổi và năm sau , ông giữ chức giáo sư đổi mới ở Trường Mỹ thuật, áp dụng địa chất học, vật lý học và hóa học vào những vấn đề của các vật liệu nghệ thuật (matériaux artistiques). Nhưng những chức vụ của ông làm tách ông quá xa sự nghiên cứu và với sự giúp đỡ của Napoléon III, ông có được tiền viện trợ để xây dựng một phòng thí nghiệm hóa học sinh lý. Phòng thí nghiệm này được nối bằng một hành lang với một phòng thí nghiệm nhỏ mà ông đã tự tài trợ từ nhiều năm. Sau khi cứu những sản phẩm lên men, ông phục vụ công nghiệp tằm (industrie du ver à soie) và được chính phủ Pháp ủy nhiệm. Những trại chăn nuôi bị tàn sat bởi bệnh tằm gai (pébrine) và chỉ riêng thành phố Alès bị tổn thất 120 triệu franc. Pasteur mất 5 năm để khám phá bằng kính hiển vi những vi khuẩn gây bệnh. Ông chỉ vừa mới thỏa mãn thì một bệnh khác đến thay thế, bệnh tằm bủng (flacherie) và ông đã phát hiện tác nhân gây bệnh trên các lá cây dâu tằm (murier). Ông cứu công nghiệp tơ lụa (soierie) Pháp nhưng bị chỉ trích vì sự chậm chạp của những tiến bộ của ông !
ĐAM MÊ NGHIÊN CỨU.
Vào năm 46 tuổi, một xuất huyết não khiến Pasteur bị bại liệt một phần. Ông nghĩ đến việc về hưu nhưng ông hồi phục và bắt đầu làm việc trở lại. Vào năm 51 tuổi, ông được bầu vào Viện hàn làm y khoa và Quốc hội dành cho ông một sự an toàn tài chánh tối ưu để theo đuổi công trình nghiên cứu. Chiến tranh 1870 bùng nổ và Pasteur, do tinh thần yêu nước, gởi trả lại đại học Bonn văn bằng y khoa danh dự được cấp hai năm trước đó.
Trong thời kỳ này, ông nghiên cứu những bệnh động vật như bệnh dịch tả gà và khám phá rằng tính độc lực giảm đi qua những lần cấy kế tiếp nhau. Ông theo gương của Jenner (đã tiêm chủng bò chống lại bệnh đậu mùa) và áp dụng phương pháp này lên bệnh than (anthrax).
Chính vào năm 1881 (59 tuổi) mà ông thực hiện thí nghiệm vẫn còn nổi tiếng, đó là chủng (inoculer : nhiễm truyền) bệnh than được làm giảm nhẹ cho các con cừu và bò, hứa tiết kiệm 20 triệu franc mỗi năm cho các nhà chăn nuôi. Đích tiếp theo là bệnh đóng dấu lợn (rouget du porc) rồi đến giai đoạn không thể quên của bệnh dại, năm ông ở lứa tuổi lục tuần và được bầu vào Viện hàn lâm Pháp. Sau sự gây miễn dịch (immunisation) cho 50 con chó là thách thức chuyển thử nghiệm này qua người. Một bé trai 9 tuổi, Joseph Meister, được điều trị trong 10 ngày bằng những mũi tiêm vào bụng tủy thỏ được làm tăng dần độc lực. Pasteur bị bệnh vì lo âu cho đến khi chắc chắn rằng đứa bé vẫn còn sống và ngay năm sau, 2500 người được tiêm chủng chỉ riêng ở Paris. Viện Pasteur được thành lập khi ông còn sinh tiền (ông được 66 tuổi) và Joseph Meister sẽ trở thành người giữ cổng trước khi tự tử vào năm 1940 khi Đực xâm lược.
Trong buổi lễ sinh nhật năm thứ 70 của ông, Pasteur đi vào giảng đường đại học Sorbonne cùng với tổng thống của cộng hòa trong tiếng hoan hô của một đám đông phấn khởi. Ông mất năm 73 tuổi trong lúc siết bàn tay của vợ mình. Quan điểm của ông : ” Tôi là một con người có niềm tin không lay chuyển là Khoa học và Hòa bình sẽ thắng sự Dốt nát ” (Je suis un homme dont la croyance invincible est que la Science et la Paix triompheront de l’Ignorance “.
(LE JOURNAL DU MEDECIN 25/4/2014)

BS NGUYỄN VĂN THỊNH
(18/5/2014)

Bài này đã được đăng trong Chuyên đề Y Khoa, Thời sự y học. Đánh dấu đường dẫn tĩnh.

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s