Thời sự y học số 326 – BS Nguyễn Văn Thịnh

tsyh3261/ CECOS : NHỮNG CƠ QUAN CANH GIỮ KHẢ NĂNG SINH ĐẺ.

                                         NHỮNG CON SỐ

50.000
trẻ em đã được thụ thai nhờ hiến các tinh trùng (doc de spermatozoides) trong 40 năm qua.

10
trẻ là số tối đa được cho phép sinh từ cùng một người người đàn ông hiến (donneur) hay từ cùng một người đàn bà hiến (donneuse).

400
trường hợp hiến (don) mỗi năm phát xuất từ những người đàn ông, một số lượng tương đương ở các phụ nữ.

45 tuổi
là tuổi giới hạn để hiến tinh trùng ở đàn ông và 37 tuổi đối với những noãn bào (ovocytes) ở phụ nữ.

                  HAI SỨ MẠNG CHÍNH CỦA CÁC CECOS

1. Cho phép các cặp xây dựng một gia đình với sự hỗ trợ của một sinh đẻ nhờ hiến (une procréation par don)
TRONG TRƯỜNG HỢP VÔ SINH HAY CHỐNG CHỈ ĐỊNH THAI NGHÉN
– Hiến tinh trùng : lấy ở người cho (donneur), rồi làm đông lạnh
– Hiến noãn bào : lấy ở người cho (donneuse) vào lúc rụng trứng, cần một gây mê nhỏ.
– Thu nhận các phôi thai (embryon): Các phôi thai được cho là những phôi thai có được nhờ thụ thai nhân tạo ở những cặp đã cần kỹ thuật này.

2. Gìn giữ khả năng sinh sản   (fertilité)
TRONG NHỮNG TRƯỜNG HỢP CÓ MỘT NGUY CƠ ĐỐI VỚI KHẢ NĂNG SINH SẢN TRONG TƯƠNG LAI
(THÍ DỤ NHỮNG ĐIỀU TRỊ UNG THƯ)
         + Bảo tồn năng lực sinh sản nữ.
– Bảo tồn lạnh (cryoconservation) mô buồng trứng.
– Thực hiện một thụ thai nhân tạo và làm đông lạnh các phôi thai
– Kích thích hormone, thu nhận các noãn bào, rồi làm đông lạnh.
– Chuyển chỗ một buồng trứng (transposition d’un ovaire) để tránh bị phóng xạ trong trường hợp X quang liệu pháp.
         + Bảo tồn năng lực sinh sản nam.
– Bảo tồn tinh dịch thu được bằng tự thủ dâm (auto-masturbation).
– Thu nhận mô tinh hoàn (tissu testiculaire)
– Bảo tồn lạnh (cryoconservation) trong hai trường hợp.

Gìn giữ khả năng sinh sản tương lai trong trường hợp điều trị khả dĩ làm phương hại khả năng này là một trong những ưu tiên của những trung tâm chuyên khoa về hiến những giao tử.
REPRODUCTION. Có 23 trung tâm nghiên cứu và bảo tồn trứng và tinh dịch (Cecos : Centre d’études et de conservation des oeufs et du sperme) ở Pháp. Cecos đó là một ký hiệu chữ đầu (sigle) ” chỉ ” gồm 5 chữ. ..nhưng chủ yếu có nhiều thành thạo (savoir-faire) trong lãnh vực sinh sản. ” Thật vậy, những Cecos là những trung tâm rất chuyên môn, nằm trong một trung tâm bệnh viên đại học (CHU), liên kết với những service de médecine de la reproduction và gồm có đồng thời một kíp y khoa nhiều chuyên khoa (biologiste, những nhà tâm lý học, những chuyên gia di truyền, những kỹ thuật viên…) và một plateforme de cryobiologie với sứ mạng thu nhận và bảo quản các tinh trùng, các noãn bào, các phôi thai hay các mô tinh hoàn và buồng trứng “, GS Louis Bujan, trưởng pole Femme-Mère-Couple ở CHU đe Toulouse, thầy thuốc thực hành ở Cecos Midi-Pyrénées, chủ tịch Fédération française des Cecos ở Pháp, và GS Jean-Franois Guérin (Cecos, Lyon) đã giải thích như vậy.
Với một thiên hướng như thế, không có gì phải ngạc nhiên khi những Cecos quan tâm đến những người có nguy cơ mất khả năng sinh sản vì một điều trị (thường nhất là hóa học liệu pháp hay một X quang liệu pháp trong khung cảnh của một ung thư). Thiên hướng này, được bắt đầu ngay năm 1973, lại còn được tăng cường với plan cancer 2009-2013, dự kiến làm dễ khả năng tiếp xúc những kỹ thuật ngoại khoa và dụng cụ (technique chirurgicale et instrumentale), phức tạp và cải tiến để cải thiện khả năng gìn giữ năng lực sinh sản của những người bị ung thư. Nghị định ngày 3 tháng 8 quy định rằng mọi người phải chịu một điều trị có nguy cơ làm biến đổi khả năng sinh sản, phải được tiếp cận voi những thông thông tin về những khả năng bảo tồn các giao tử hay mô chủng hệ (tissu germinal).
Những thầy thuốc chuyên về ung thư diễn đúng vai trò, những người bị liên hệ được đề nghị một thăm khám với một biologiste de la reproduction, một thầy thuốc phụ khoa chuyên về oncofertilité cho các phụ nữ, cũng như một nhà tâm lý học. ” Điều được rút ra từ những thăm khám này, đó là sau sự loan báo luôn luôn gây nhiều đau khổ của một ung thư, sự kiện nói “projet parental” cũng là một phương tiện để hướng về tương lai và xét đến ” sau ung thư “. Ngoài ra, những người đến khám chúng tôi rất là đòi hỏi về những tiến bộ kỹ thuật hiện có và cách mà điều đó đó diễn ra trong thực hành “, BS Catherine Guillemain (Cecos, Marseille) đã ghi nhận như vậy.
Những giải pháp được đề nghị bởi các thầy thuốc của Cecos tùy thuộc vào tuổi tác, giới tính và những điều trị được dự kiến bởi kíp ung thư học. ” Đã nhiêu năm rồi ở đàn ông, sự thu nhận tinh dịch, sự đông lạnh và bảo tồn nó trong một Cecos, được đề nghị với những người đàn ông và những thiếu niên. Mỗi năm, hơn 4000 người đàn ông nhờ đến Cecos để bảo tồn những tinh trùng của họ. Còn những thiếu niên vì không còn chế tạo các tinh trùng nữa nên không thể hưởng kỹ thuật rất được hiệu chính và ít gò bó này. Đối với những người trẻ này, những thử nghiệm đang được tiến hành : chung hướng về sự thu nhận và bảo tồn một mảnh của tinh hoàn, với hy vọng có được về sau một sự sinh tinh trùng (spermatogénèse) “, BS Guillemin đã nói tiếp như vậy.
Những giải pháp khác nhau được đề nghị với những phụ nữ, như sự đông lạnh các phôi thai (congélation d’embryons) đối với những bệnh nhân en couple, lấy mô buồng trứng (prélèvement de tissu ovarien) hay thu nhận các noãn bào chín mùi sau khi kích thích các buồng trứng, điều này không luôn luôn tương hợp với những ung thư phụ thuộc hormone hay, khi hóa học liệu pháp phải được thực hiện cấp cứu, hay sau cùng, khi có thể được, nhiều trong số những kỹ thuật này được tiến hành đồng thời.
” Sự thu thập các noãn bào dĩ nhiên phức tạp hơn sự thu thập tinh dịch, nhưng sự làm đông lạnh những noãn bào được thu thập như thế, bằng vitrification, cho một tỷ lệ sống còn tuyệt hảo “, BS Guillemain đã xác nhận như thế. Ngày nay, sự việc trích lấy mô buồng trứng, bảo tồn rồi ghép nó sau này cho người phụ nữ sau khi được chữa lành bệnh ung thư, thường không đặt vấn đề kỹ thuật. Tuy vậy, những nghiên cứu được tiếp tục để xem có thể thu được in vitro (trong phòng thí nghiệm) những noãn bào phát xuất từ mô buồng trứng này hay không, nhất là khi có một nguy cơ đưa vào lại những tế bào ung thư trong mẫu ghép và như thế kỹ thuật này cần phải tránh.
Trong lúc chờ đợi những tiến bộ mới, các giao tử hay phôi thai có thể được bảo tồn một khi đã được đông lạnh, lâu chừng nào nếu thấy cần, bởi vì thời gian bảo tồn không có một ảnh hưởng nào. Nhưng để đề nghị dịch vụ này, còn phải có khả năng tiếp cận với một plateforme de cryobiologie trong mọi vùng của nước Pháp, hoạt động 12 tháng trên 12 tháng và có lẽ đó là một trong những điểm khó nhất.
” Chính vì vậy Cecos còn mong muốn cải thiện chính sách phối hợp với những trung tâm ung thư học (centre de cancérologie), BS Guillemain đã ghi nhận như vậy. Không phải chỉ có thế. ” Cecos cũng mong muốn thiết đặt, trong những năm đến, một sự theo dõi những người đàn ông hay những người đàn bà đã nhận một sự gìn giữ năng lực sinh sản của họ, để phát hiện những hậu quả của những điều trị lên chức năng kích thích tố hay chức năng sinh sản, để hướng họ theo cách sinh đẻ thích ứng nhất tùy theo năng lực sinh sản sau điều trị của họ, đồng thời hướng dẫn họ tiếp tục hay ngừng việc bảo tồn các giao tử hay các tissu germinal “, GS Bujan đã kết luận như vậy.
(FIGARO 23/9/2013)
Ghi chú :
– Fertilité (năng lực sinh sản) : khả năng sinh đẻ (procréation) ở những người đàn ông cũng như phụ nữ. Người đàn ông và người đàn bà có khả năng sinh đẻ (fertile) ngay từ tuổi dậy thì, những người đàn ông vẫn giữ khả năng này có đến tuổi đã cao, trong khi người phụ nữ ngừng thụ thai sau mãn kinh.
– Cryoconcervation : bảo tồn, nhờ lạnh, đặc biệt, các mô sống, những tế bào
– Don de sperme, d’ovocytes, d’embryon : toàn thể những don biologique được dự kiến để thực hiện một sinh đẻ được y khoa hỗ trợ. (procréation médicalement assistée)
– Don de sperme : Hiến tinh dịch được đề nghị trong trường hợp azoospermie (không có tinh trùng), nguồn gốc bài tiết (excrétoire) hay tiết (sécrétoire), hoặc oligoasthénospermie (số lượng ít, ít di động, hình dạng bình thường), hay trong trường hợp truyền một bệnh di truyền. Hiến tinh địch đã được thành lập ở Pháp năm 1971 bởi Georges David. Ông này đã thành lập những ngân hàng tinh dịch (CECOS), trong đó việc hiến phải đáp ứng với những quy tắc đạo đức nghiêm túc. Sự nặc danh và miễn phí của những người cho tinh dịch là hai nguyên tắc cơ bản. Sự thu tinh dịch được thực hiện bằng thủ dâm (masturbation). Khi nguyên tắc được chấp nhận, cặp nhận (couple receveur), sau một bilan chuẩn bị (y khoa và tâm lý) và một thời gian chờ đợi từ 9 đến 12 tháng, các mẫu tinh dịch được đông lạnh của một người cho được gởi cho thầy thuốc phụ khoa của cặp nhận qua ngân hàng tinh dịch (Cecos). Thầy thuốc phụ khoa sẽ thự hiện insémination artificielle trong khi kích thích buồng trứng. Số lần insémination thay đổi từ 3 đến 8 ; cao hơn hay trong trường hợp thất bại sự nhờ đến thụ thai nhân tạo (fécondation in vitro) sẽ được bàn bạc.
– Don d’ovocytes : Hiến noãn nào liên quan chủ yếu những phụ nữ có một mãn kinh sớm (trước 40 tuổi) hay những phụ nữ, mặc dầu ở lứa tuổi sinh đẻ tự nhiên, đã bị cắt bỏ ngoại hay nội khoa buồng trứng, do đó không có hay không còn có nữa những buồng trứng cơ năng. Để thực hiện hiến noãn bào cần lấy các noãn bào từ một phụ nữ khác, làm thụ thai chúng trong phòng thí nghiệm với tinh dịch của người chồng của người phụ nữ vô sinh, rồi chuyển các phôi thai (embryons) có được như vậy vào người phụ nữ vô sinh. Các noãn bào được hiến bởi những người phụ nữ tình nguyện (họ có thể hủy bỏ sự ưng thuận vào bất cứ lúc nào và họ không được trả tiền thù lao), tuổi dưới 35, có những buồng trứng hoạt động. Loi de bioéthique của Pháp buộc tính chất nặc danh giữa người cho và người nhận.

2/ CECOS : NHỮNG QUY TẮC HOẠT ĐỘNG NGHIÊM TÚC.
Từ lúc các Cecos ra đời năm 1973, hơn 50.000 trẻ em đã được thụ thai nhờ những người hiến các tinh trùng (don de spermatozoides). Bởi vì đó là những trường hợp hiến phát xuất từ hơn 11.000 người cho (donneur), nên tính trung bình 5 trẻ sinh ra đối với một người hiến. Có thể có hơn 10 trẻ được sinh ra từ những giao tử của cùng một người cho, và người này được đảm bảo rằng tính chất nặc danh sẽ được giữ kín. Ngoài ra, không một nghiên cứu nào có thể được thực hiện trên tinh dịch của người hiến nếu không được sự thoả thuận của người này. Thật vậy, sự thực hiện phải tuân theo những quy chế và việc quy tụ các Cecos trong một liên đoàn (fédération) nhằm đảm bảo một sự hài hòa của những thực hành và như vậy, đảm bảo những cơ may giống nhau đối với tất cả những người được gởi đến Cecos, dầu họ ở đâu trong nước Pháp.
Để được chấp nhận là người cho (donneur/donneuse) (một hành động tự nguyện), phải dưới 45 tuổi đối với một người đàn ông và dưới 37 tuổi đối với một người đàn bà. Tinh dịch (sperme) dĩ nhiên phải được phân tích nghiêm túc và những xét nghiệm huyết thanh (sérologie) phải được lập lại cách nhau 6 tháng để tránh mối nguy cơ lây nhiễm. Sau đó, ta giao các giao tử đồng thời xét đến nhiều tham số trong chừng mực có thể được, trong đó có nhóm máu của cặp nhận (couple receveur), những tiền sử y khoa của bà mẹ tương lai (để tránh sự kiêm nhiệm vài nguy cơ) và vài đặc điểm vật lý của đôi lứa. Hơn 75.000 cặp đã nhờ đến Cecos trong khoảng thời gian 40 năm, để được hiến và khoảng một nửa trong những cặp này đã có một hay nhiều đứa con sau những lần thử với người hiến thứ ba các tinh trùng.
” Vì lẽ đối với một người đàn ông, về mặt kỹ thuật việc cho tình dịch đơn giản hơn nhiều là lấy các noăn bào đối với một phụ nữ, do đó rõ ràng ta nghĩ rằng sẽ có nhiều người đàn ông hiến (donneur) hơn là những người đàn bà hiến (donneuse), GS Louis Bujna (Cecos Midi-Pyrénées) đã nhận xét như vậy. Nhưng trong thực tế, không phải là như vậy : ở Pháp, số những người đàn ông hiến bang số những người đàn bà hiến khi đến Cecos để cho tinh dịch hay noãn bào (khoảng 400 trường hợp mỗi năm đối với hiến tinh dịch hay noãn bào) và trong số họ, khoảng 60% sẽ đi đến cuối của quá trình hiến. Trong số những giải thích được đưa ra để hiểu sự dè dặt nam giới, yeu to xã hội-văn hóa, giữa tính chất nam giới (virilité) và năng lực sinh sản (fertilité), chắc chắn đóng một vai trò.”
Thật vậy, hiến tinh dịch, đó cũng là chấp nhận ý tưởng rằng sự hiến này không được chấp nhận nếu các tỉnh trùng không có một sinh lực (vitalité) đủ. Điều đó không có nghĩa là những người này se không co thể làm cha và, lại còn te hơn, đó không phải là những người đàn ông ! Nhưng buộc phải chứng thực rằng vài người cảm thấy bị đánh giá sai đối với chất lượng của tinh dịch của họ và ý tưởng này làm họ không thể chịu được. Cũng tự hỏi để biết xem các phụ nữ có liên đới hơn hay không ?
” Để chống lại những thái độ ngập ngừng đối với việc hiến, sự truyền thống phải được gia tăng và nhất là phải được lập lại với thời gian, mặc dầu công tác thông tin đã tiến bộ trong những năm qua nhờ những chiến dịch được tổ chức bởi Agence de là biomédecine từ năm 2008. Sau cùng có một suy nghĩ lớn cần được tiến hành để tạo động cơ tốt hơn cho những người hiến khả dĩ và đoạn tuyệt với tất cả những thành kiến này “, GS Bujan, GS Jean-François Guérin (Cecos Lyon) và BS Catherine Guillemain (Cecos Marseille) đã kết luận như vậy.
(LE FIGARO 23/9/2013)

3/ CECOS : NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC CÒN PHẢI GIẢI QUYẾT.
” Ngoài việc giúp đỡ những cặp vô sinh trở thành cha mẹ, Cecos muốn là những chuyên gia trong 4 lãnh vực lớn : 1. Đề nghị những kỹ thuật bảo tồn cho những người phải chịu một điều trị có thể ảnh hưởng lên khả năng sinh sản tương lai của họ. 2. Đóng vai Observatoire de la fertilité (Đài quan sát năng lực sinh đẻ) ở Pháp bởi vì nhiều công trình đã cho thấy rằng chất lượng của tinh dịch đang hạ trong vài vùng ở Pháp nhưng cũng trong những nước khác. 3. Phát triển nghiên cứu để hiểu hơn những lý do của thương tổn chức năng sinh sản này. 4. Và sau cùng, quan tâm đến sciences humaines, bằng cách thực hiện những công trình nghiên cứu, nhất là để biết rõ hơn profil của những người hiến và của những người nhận, tương lai của những đứa bé sinh ra từ một hiến…”, GS Louis Bujan, chủ tịch của fédération française des Cecos, đã giải thích như vậy.
LẤY ĐI TÍNH CHẤT NẶC DANH
Trong 40 năm Cecos, những đạo luật mới đã được biểu quyết. Sự xét lại sau cùng của loi bioéthique năm 2011 : văn bản (những sắc lệnh áp dụng đã chưa được thông qua) quy định rằng không còn cần phải là cha hoặc mẹ mới có thể hiến tinh dịch hay noãn bào và rằng người cho có thể bảo tồn các giao tử cho lợi ích của mình. Thế thì cái gì tạo động cơ người cho, vì lẽ người này chưa có kinh nghiệm làm cha hay làm mẹ ? Há không có khả năng có những áp lực gia đình, thí dụ khiến một người con gái hiến noãn bào cho một trung tâm Cecos với mục đích làm cho một người em gái có thể tiếp cận nhanh hơn với noãn bào được hiến ? Động cơ co phải là nhằm bảo tồn những giao tử của mình để sử dụng riêng ? “Bonne question éthique mà các Cecos phải tỏ ra cảnh giác, GS Jean-François Guréin (Cecos, Lyon) đã nhấn mạnh như vậy. Thật vậy, ta có ít yếu tố so sánh về chủ đề này, bởi vì trái với những nước như Tây Ban Nha hay Ukraine, ở đây một sự đài thọ được dự kiến cho người hiến noãn bào (điều này bao gồm những nguy cơ khác), nguyên tắc được chấp nhận ở Pháp là nguyên tắc đoàn kết (principe de la solidarité).”
Chủ đề đạo đức khác, cho mãi đến nay bị nhà làm luật loại bỏ trong đợt xét lại mới nhất của loi de bioéthique : sự bỏ đi tính nặc danh của người hiến (anonymat du donneur). ” Một thăm dò được thực hiện bởi département de psychosociologie de Lyon II cho thấy rằng nếu việc bỏ đi tính chất nặc danh như vài người yêu cầu, một nửa những người hiến sẽ không còn muốn cho nữa và nửa kia sẽ đặt cho mình những câu hỏi một cách nghiêm chỉnh trước khi hiến. Nhưng chính về phía những người nhận mà sự chống đối rõ ràng nhất : đông đảo những người nhận không muốn cho các con họ, được sinh ra từ một hiến, có thể biết lý lịch của người cho, mặc dầu một tỷ lệ ngày càng nhiều những người nhận nghĩ phải nói cho đứa bé nguồn gốc của sự thụ thai (vả lại các Cecos khuyến nghị thực hiện điều đó càng sớm càng tốt). Còn về những đứa bé được sinh ra từ một hiến, quả đúng là vài trong số những trẻ này rất mong muốn gặp người cho của chúng, nhưng trái với một định kiến, chúng không đại diện cho đa số “, GS Guérin nói tiếp như vậy.
Tương lai của những cặp đã nhận một hiến cũng cần được theo dõi. ” Từ lúc một cặp không thể thụ thai, thực hiện một bilan sinh đẻ và cuối cùng chấp nhận được hiến (những tinh trùng hay những noãn bào), nhiều tháng hoặc nhiều năm trôi qua thuận lợi cho sự suy nghĩ. Công tác tâm lý này cần thiết để trở thành bố mẹ trong bối cảnh này. Ngoài ra, người ta đã chứng tỏ rằng những cặp trở thành bố mẹ qua trung gian của một hiến không lìa nhau hay không ly dị nhiều hơn những cặp khác.
(LE FIGARO 23/9/2013)

4/ TA CÓ THỂ NHẬN MỘT HIẾN CÁC NOÃN BÀO Ở PHÁP NĂM 2012 ?

Professeur Joelle Belaisch Allart
– Vice-présidente du Collège national des gynécologues et obstétriciens français
– Chef du service de gynécologue obstétrique  et médecine de reproduction
Centre hospitalier des Quatre Villes, Sèvres.

Vâng ! Trái với những ý tưởng sai lệch, rất thường phổ biến, sự hiến các noãn bào (don d’ovocytes) đúng là hiện hữu ở Pháp và hoàn toàn hợp pháp ! Theo bilan được công bố năm 2011 bởi Agence de la biomédecine, 933 trường hợp chuyển phôi thai (transfert d’embryons) sau những hiến noãn bào đã được thực hiện ở Pháp năm 2009, và 290 đứa trẻ được sinh ra đời từ những chuyển phôi thai này. Mặc dầu chúng ta thua xa hàng ngàn trường hợp hiến noãn bào ở Tây Ban Nha, nhưng chúng ta đang tiến bộ : năm 2008 chỉ đếm được 663 trường hợp hiến và năm 2007 chỉ 632. Vậy hiến noãn bào đã trở thành một thực tế trong đất nước của chúng ta. Tuy nhiên phải chứng thực rằng không phải là dễ dàng lắm để nhận được các hiến noãn bào và rằng những thời hạn chờ đợi của chúng ta là từ 18 tháng đến 2 năm. Số các yêu cầu hàng năm rất khó biết được vì lẽ nhiều cặp đi trực tiếp ra nước ngoài, không qua những trung tâm Cecos ở Pháp. Theo những đánh giá được thực hiện bởi Inspestion générale des affaires sociales, số các yêu cầu thật sự nằm giữa 1500 và 6000 cặp.
Sự hiến các noãn bào (don d’ovocytes) chủ yếu được dành cho những phụ nữ ở lứa tuổi sinh sản, bị mãn kinh sớm hay bị suy buồng trứng sớm. Assurance -maladie bồi hoàn những điều trị mất khả năng sinh đẻ (infertilité) cho đến ngày đầu của sinh nhật lần thứ 43. Trong những trường hợp hiếm hơn nhiều, sự hiến các noãn bào có mục đích tránh truyền một bệnh di truyền trầm trọng. Sự hiến các noãn bào tương đương với sự hiến tinh dịch (don de sperme) trên bình diện sinh học ; tuy nhiên đối với một người đàn ông việc cho tinh dịch đơn giản hơn nhiều so với việc một phụ nữ cho các noãn bào. Để được điều đó, người phụ nữ hiến phải chịu một kích thích rụng trứng (stimulation de l’ovulation) bằng những mũi tiêm dưới da và chấp nhận một can thiệp (nhỏ) với gây tê hay gây mê để chọc lấy các noãn bào (ponction d’ovocytes). Cũng cần hai thăm khám trước đó trong những trung tâm hiến các noãn bào (centre de dons d’ovocytes).
THIẾU THÔNG TIN.
Ai có thể cho các noãn bào ? Theo luật pháp của Pháp, hiến noãn bào phải nặc danh và miễn phí. Loi de bioéthique trước đây (2004) quy định rằng những người cho trước đó phải đã là mẹ : Vì lẽ tuổi trung bình của sinh đẻ ở Pháp là 30 tuổi, nên những người hiến xấp xỉ 35 tuổi, một lứa tuổi mà nhưng cơ may có thai bắt đầu sụt giảm ! Trong luật mới 2011, những phụ nữ đã chưa có con được phép cho các noãn bào và được đề nghị bảo tồn một phần những noãn nào này cho chính họ. Tuy nhiên, như Agence de biomédecine đã nhắc lại, sắc lệnh áp dụng của đạo luật phải được ký, nên vào giờ phút mà những dòng chữ này được viết, chỉ có những phụ nữ đã là mẹ mới có thể cho các noãn bào ở đất nước chúng ta.
Ở Pháp, ít phụ nữ cho noãn bào. Tại sao ? Dĩ nhiên do thiếu thông tin, chính vì vậy điều quan trọng là các thầy thuốc phụ khoa thành phố phải nói điều đó với bệnh nhân, các khoa sản phải đả thông những người mẹ trẻ và giới truyền thông phải được huy động.
Cũng do thiếu những phương tiện tài chánh của các trung tâm Cecos, bởi vì hiến noãn bào tiêu thụ thời gian y tế, thời gian của các thư ký, của các kỹ thuật viên. Thế mà chúng ta ở trong thời buổi tiết kiệm trong các bệnh viện, những cơ sở duy nhất được cho phép thực hiện hiến.
Sau cùng cần nhấn mạnh những gò bó đối với những người cho : trung bình ba visite mỗi đợt trong những trung tâm Cecos, để được xét nghiệm (thử máu để định lượng hormone và siêu âm).
CẤM CHO TIỀN THÙ LAO
Ngày nay, đạo luật Tay Ban Nha cho phép một sự đài thọ khoảng 900 euro đối với những người hiến. Còn đạo luật Pháp cấm cho bất cứ tiền thù lao nào. Nhiều người chuyên nghiệp nghĩ rằng có thể phải có một giải pháp trung gian : cấp một số tiền cố định vừa phải (khoảng 200 đến 300 euro) đối với mỗi người cho. Số tiền này không đủ để thúc đẫy những phụ nữ trong tình huống tài chánh bấp bênh phải bán các noãn bào của họ, nhưng nó cho phép người hiến có được một bồi hoàn thật sự tất cả những phí tổn của mình : tiền di chuyển, giữ trẻ…Số tiền này có thể được cấp bởi Assurance-maladie, hơn là phải trả như hiện nay nhiều ngàn euro để đi ra nước ngoài.
Mặc dầu những điều kiện này, việc hiến noãn bào hiện hữu ở Pháp và phát triển nhờ những niềm tin của những người chuyên nghiệp và nhờ lòng quảng độ của những người cho. Sự cho phép một kỹ thuật đông lạnh noãn bào mới, hiệu quả hơn những kỹ thuật trước (vitrification) trong đạo luật 2011, hẳn giúp tạo nên những ngân hàng các noãn bào (banque d’ovocytes).
(LE FIGARO 3/9/2012)

5/ TẠI SAO VITRIFIER CÁC NOÃN BÀO ?

Professeur Jean-Philippe Wolf
Chef du service de biologie et de reproduction
Hôpital Cochin- APHP

Vitrification ovocytaire là một kỹ thuật làm đông lạnh các noãn bào cực kỳ nhanh, được cho phép ở Pháp bởi la loi de bioéthique tháng 7 năm 2011. Trái với kỹ thuật đông lạnh chậm (congélation lente), được thực hiện cho đến nay, vitrification cho phép một sự phục nguyên tốt hơn các noãn bào. Kỹ thuật này thường được sử dụng trong những trung tâm hỗ trợ sinh đẻ y khoa (AMA : assistance médicale à la procréation) và cho phép những thụ tinh (fécondation) và những chuyển phôi (transfert d’embryons) được thực hiện cách xa lúc thu nhận các noãn bào.
Thế mà tuổi trung bình của thai nghén lần đầu đã chuyển, trong 20 năm qua, từ 21 lên 30 tuổi. Do chứng nghiện thuốc lá rất phổ biến ở những phụ nữ trẻ, tuổi mãn kinh có khuynh hướng giảm. Như thế thời kỳ trong đó các phụ nữ muốn có và có thể có con bị thu giảm một cách nguy hiểm.
Thật vậy, trên 37 tuổi, các phụ nữ có một sự mất sinh lý rất nhanh khả năng sinh sản do tuổi của các noãn bào của họ. Thật vậy chính do tuổi của trứng chứ không phải do tuổi của người phụ nữ. Chúng ta biết điều đó nhờ những chương trình hiến noãn bào. Để được phép hiến, các noăn bào phải xuất phát từ những người cho khoảng 30 tuổi. Với các phôi thai thu được, những tỷ lệ thai nghén đối với mỗi trường hợp hiến không giảm với tuổi trên 37.
Vậy lý tưởng là làm đông lạnh những noãn bào ở những phụ nữ trẻ. Loi de bioéthique mới đây cho phép điều đó với điều kiện người phụ nữ để lại một phần để hiến. Một cách chính xác hơn, đạo luật nói rằng những phụ nữ không có con có thể cho các noãn bào của mình, điều này không phải là trường hợp như trước đây, vì lẽ những người cho cần phải là mẹ trước khi hiến. Dĩ nhiên mục tiêu là đảm bảo một sự sẵn sàng để hiến những noãn bào lớn hơn ở Pháp. Để bù lại, đạo luận dự kiến rằng người cho không phải là mẹ (donneuse non mère) có thể, nếu người này muốn, giữ một phần các noãn bào cho chính mình. Tuy nhiên những noãn bào này chỉ được sử dụng về sau nếu chính người phụ nữ này có một chỉ định đối với AMP (assistance médicale à la procréation).
Trên thực tế, những phụ nữ đầu tiên đến những trung tâm hỗ trợ sinh đẻ ý khoa (centre d’AMP) để hiến các noãn bào là những phụ nữ 35 tuổi và hơn, không có con ; họ ít quan tâm đến việc hiến, nhưng lai rất quan tâm muốn bảo tồn (autoconservation) cho minh những noãn bào. Tuy nhiên tình huống huống này đặt ra nhiều vấn đề.
Hiện nay ta tính rằng phải cần khoảng 20 noãn bào cho mỗi em bé. Vậy đông lạnh ít hơn chỉ là một sự an toàn giả tạo. Ngoài ra nếu phải cho một nửa, sẽ phải cần nhiều kích thích và chọc buồng trứng, điều này không phải là vô hại hay miễn phí.
Điều logique là tinh thần liên đới quốc gia chi trả để tạo nhưng cơ may đồng đều cho tất cả các phụ nữ, dầu lợi tức của họ là gì, nhưng đó là một nguồn chi phí vô tận.Ta cũng có thể tưởng tượng phải đông lạnh tinh dịch của tất cả những thanh niên, và không phải chỉ làm điều đó theo chỉ định y khoa như hôm nay. Nhưng đó sẽ là một chi phí khổng lồ không được biện minh.
HIẾN NOÃN BÀO
Vài phụ nữ rất trẻ cũng dự định muon hiến những noãn bào của họ. Khi đó vấn đề là phải biết họ thật sự độc lập trong quyết định của họ và họ có chịu những áp lực từ gia đình hay không, thí dụ để phục vụ cho một người em bị vô sinh.
Sau cùng, hiến các noãn bào không phải là một động tác dễ quên, nhất là nếu người nhận có được đứa trẻ được mong muốn và nếu sau đó, do sự tình cờ của cuộc đời, chính người cho lại không thể có con. Vậy người cho “autoconservatrive” phải đo lường đúng đắn tầm mức của động tác hiến của mình và ý nghĩa tâm lý mà nó có thể có.
Và mặc dầu noãn bào được đông lạnh cho phép có được một thai nghén ở một lứa tuổi cao hơn, nhung có một thai nghén ở bất cứ lứa tuổi nào không nhất thiết là một điều tốt. Thật vậy, tất cả những biến chứng khả dĩ của các thai nghén gia tăng một cách lũy tiến với các năm trôi qua. Sau 45 tuổi, điều đó trở nên là một vấn đề và cần phải có một bilan sức khỏe rất hoàn chỉnh trước đó. Những thai nghén được tiến hành ở nước ngoài ở những phụ nữ lớn tuổi hơn nhiều, đã có thể thực hiện bởi những thầy thuốc chẳng chút ngại ngùng, và cuối cùng đã diễn biến rất xấu, với những tai biến mạch máu nghiêm trọng của những phụ nữ, thậm chí chết lúc sinh.
Vậy câu trả lời cho câu hỏi là vâng, vitrification cho phép trì hoãn tuổi thai nghén. Vấn đề còn lại là cần biết điều đó có nhất thiết được mong muốn hay không.
(LE FIGARO 10/12/2012)

6/ MỘT HƯỚNG MỚI CHỐNG BỆNH VÔ SINH
Sau một điều trị thí nghiệm, một phụ nữ 30 tuổi bị mãn kinh sớm đã trở thành bà mẹ.
REPRODUCTION. Những phụ như bị suy buồng trứng sớm (insuffisance ovarienne précoce) chịu mãn kinh trước tuổi 40. Dạng infertilité này, thường rất mal vécu, ảnh hưởng khoảng 1% những phụ nữ ở lứa tuổi sinh đẻ. Đối với những phụ nữ này, mà các buồng trứng không còn sản xuất nữa hay gần như không sản xuất các noãn bào nữa, những cơ may có thai biến thiên từ 5% đến 10%. Nhưng những nhà nghiên cứu Nhật Bản và Hoa Kỳ đã khơi dậy một niềm hy vọng nhỏ khi cho phép một phụ nữ 30 tuổi sinh ra đời một bé trai nhỏ có sức khoẻ tốt nhưng không nhờ đến một hiến các giao tử (don de gamètes).
Những thí nghiệm của họ, mà các kết quả được công bố trong Annales de l’Académie américaine des sciences (PNAS), được thực hiện trên 27 người tình nguyện tuổi dưới 40. Theo cách một phụ nữ mãn kinh, những buồng trứng của họ không còn đảm bảo nữa quá trình thành thục của các nang (follicule), mỗi tháng dẫn đến sự phóng thích một noãn bào. Những nang này hiện diện với số lượng rất lớn trong những buồng trứng của một phụ nữ ngay khi sinh ra đời, nhưng có lúc những cơ chế dẫn đến sự thành thục của chúng bị suy kém. Tuy vậy, kíp của GS Kazuhiro Kawamura thuộc đại học St Marianna ở Kawasaki, phát biểu rằng những buồng trứng của những bệnh nhân của họ còn chứa những nang có thể được tái kích hoạt.
Các thầy thuốc đã phối hợp hai phương pháp đã từng là đối tượng của những công trình nghiên cứu để phát khởi sự sản xuất các noãn bào ở những bệnh nhân này. Trước hết họ đã lấy một trong những buồng trứng của những bệnh nhân này và đã cắt đứt nó, một kỹ thuật được biết là để làm dễ sự thành thục của các nang. Sau đó những mô buồng trứng này đã được cắt ra thành từng cube nhỏ và chịu một điều trị thuốc kích thích. Rồi chúng đã được đặt lại trong các với Fallope của các bệnh nhân, đó là điều mà ta gọi là một “autogreffe”. ở 5 trong số những bệnh nhân này, sự tăng trưởng của các nang được gia tăng, sinh ra những noãn bào lành mạnh.
Những giao tử này đã được thu nhận và được làm thụ tinh với những tinh trùng của những bạn đường phối ngẫu của các phụ nữ trẻ, như trong một thụ thai nhân tạo cổ điển, và các phôi thai thu được được cấy trở lại vào trong tử cung của các bệnh nhân. Như thế một phụ nữ trẻ đã sinh ra một cháu trai nhỏ vào thang 12 năm 2012 ở Tokyo. Một bệnh nhân khác, sau khi có thai, đã bị sẩy. Hai bệnh nhân khác đang chờ các phôi thai được cấy vào họ.
Những tác giả, sau khi đã chứng thực một sự phát triển đầy hứa hẹn của các nang của 3 bệnh nhân khác, đánh giá tỷ lệ thành công của phương pháp của họ là 30%.
Ở Pháp, Smir Hamamah, giáo sư sinh học sinh sản của CHU de Montpellier, chào đón ” một bước tiến đáng lưu ý mang lại hy vọng”. Suy buồng trứng sớm là một rối loạn khó hiểu được đối với những thầy thuốc bởi vì những nguyên nhân có thể đa dạng. “Thường nhất, những phụ nữ bị liên hệ cuối cùng nhờ đến hiến noãn bào, hay xin con nuôi, hay từ bỏ ý tưởng làm mẹ”, chuyên gia Pháp đã xác nhận như vậy. Các tác giả của công trình nghiên cứu dự kiến mở rộng những nghiên cứu của họ đến những profil bệnh nhân khác, nhất là những phụ nữ tuổi từ 40 đến 45.
(LE FIGARO 2/10/2013)

7/ SỰ NÓI HAI THỨ TIẾNG KÍCH THÍCH NÃO BỘ
Những lợi ích len sự vận hành toàn bộ của não bộ.
NEUROPSYCHOLOGIE. Sự nói hai thứ tiếng (bilinguisme) không phải là một phế tật, nhưng trái lại là một con chủ bài đối với não bộ. Thí dụ, Laura nói một cách dễ dàng tiếng Ý của mẹ cũng như tiếng Pháp của cha. Vào năm 11 tuổi Laura nói thành thạo hai thứ tiếng. Phải nói rằng bố mẹ của Laura đã nhận chìm (immerger) cô bé trong những tiếng mẹ đẻ (Ý và Pháp) ngay khi sinh ra đời. Đến năm 2 tuổi, Laura còn có khi trộn lẫn tiếng Y và tiếng Pháp trong cùng một câu, nhưng cô bé đã nhanh chóng biết chuyển từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác. Một trò chơi trẻ con, và một mối lợi bất ngờ đối với não bộ đang phát triển của nó. Như thế, sự nói hai thứ tiếng không những đã không bao giờ là một phế tật, ở trường cũng như ngoài xã hội, mà hôm nay cô bé còn là một học sinh xuất sắc.
Kết quả của một sự tiếp xúc lâu dài voi hai ngôn ngữ ? Hôm nay không nên thổi phồng những đặc tính của sự nói hai thứ tiếng, như hôm qua ta đã giơ ra mối đe dọa của một phế tật quan trọng đối với đứa bé. Tuy nhiên, đối với nhà chuyên gia thế giới về nói nhiều thứ tiếng (plurilinguisme), nhà tâm lý học Ellen Bialystok thuộc đại học York (Canada) : ” Những lợi ích của sự nói hai thứ tiếng gia tăng với thời gian và ta càng thực hành, thì càng tốt hơn ”
Vả lại tiếng nói thứ hai là gì điều đó ít quan trọng.” Tất cả những trẻ nói hai thứ tiếng đều có cùng lợi ích “, GS Bialystok đã xác nhận như vậy. Thế còn nguyên tắc ” un parent, une langue ” để tránh làm đứa bé bị lẫn lộn thì sao ?
” Đó là quy tắc ngày xưa. Bây giờ ta biết rằng đó là hoàn toàn vô lý, psycholinguiste Ranka Bijeljac-Babic (đại học Poitiers) đã lập luận như vậy, như người ta đã cấm đoán bố mẹ không được nói theo tiếng mẹ đẻ của mình.”
SỰ UYỂN CHUYỂN CỦA TRÍ TUỆ.
Thế còn giọng nói (l’accent) ? Vài đứa trẻ sẽ giữ một giọng nói, những đứa trẻ khác thì không. ” Ta không biết tại sao, nhưng đến một mức độ nào đó, ta không còn có thể tự cải thiện nữa ở mức này “, bà đã nhận xét như vậy. Một giọng nói đôi khi bị chê trách trong xã hội : ” Đúng vậy, vài người có những thành kiến âm tính, nhưng những người khác nhận thấy ở nó vẻ đáng yêu và tức thì nghĩ đến sự phong phú của những nền văn hóa khác.”
Não bộ của những người nói hai thứ tiếng không hoạt động cùng cách như những não bộ khác. Thí dụ nó hiệu năng hơn nhiều trong một môi trường ồn ào để lựa chọn những âm thanh khác nhau. Não bộ của những người nói hai thứ tiếng cũng được bảo vệ hơn chống lại sự xuất hiện của bệnh Alzheimer và làm gia tăng tính uyển chuyển trí tuệ (flexibilité mentale) của những đứa bé. Đến độ lý lẽ về ảnh hưởng dương tính của sự nói hai thứ tiếng lên sự phát triển thần kinh tâm lý được đưa ra bởi những người bảo vệ nó ở Hoa Kỳ, là nơi chỉ 9% những người trưởng thành nói hai thứ tiếng và chỉ 1/4 những trường tiểu học đề nghị một tiếng nói thứ hai.
Ở Pháp, cứ 4 người thì có một đã nhận ít nhất một tiếng nói khác vào lúc còn nhỏ khi ở với bố me và, trên thế giới, sự nói nhiều thứ tiếng (plurilinguisme) chiếm đa số. Một tôn ti xã hội giữa các ngôn ngữ là điều bắt buộc (tiếng Anh thường được danh gia nhất) và ở Pháp, ngôn ngữ chính thức duy nhất là tiếng Pháp.
Không có thống kê chính thức về những ngôn ngữ thứ hai được nói tại nhà, những điều tra Histoire de vie, được thực hiện cách nay vài năm bởi nhà xã hội học Alexandra Filhon (đại học Paris-Ouest), cho thấy rằng đó không phải luôn luôn là tiếng nói nước ngoài : ” Trong số những người đã không được xã hội hóa duy nhất bằng tiếng Pháp, 60% đã được bố mẹ cho làm quen với một ngôn ngữ nhập cư (langue d’immigration) trong khi 40% đã được tập quen với một ngôn ngữ địa phương.”
Dầu thế nào đi nữa, các nhà thần kinh tâm lý đều đồng ý : ” Sự nói hai thứ tiếng làm gia tăng những hiệu năng của hệ nhận thức của những chức năng chấp hành (système cognitif des fonctions exécutives), GS Bialystok đã giải thích như vậy. Hệ này chịu trách nhiệm tất cả những quá trình có liên quan đến sự chú ý, sự chọn lọc, sự ức chế, sự thay đổi…Mấu chốt đối với tất cả những tư duy phức tạp.” Trưởng kíp của não bộ (chef d’équipe du cerveau), có thể nói, là kẻ quyết định cung cấp những phương tiện cho những nơi nào.
TRUNG TÂM CHÚ Ý.
” Những người nói hai thứ tiếng (bilingue) không như những người nói một thứ tiếng (monolingue). Họ là những người đặc biệt, Ranka Bijeljac-Babic, nghiên cứu về sự thụ đắc ngôn ngữ ở những nhũ nhi nói một thứ tiếng và hai thứ tiếng ở laboratoire ” Psychologie de perception” thuộc đại học Paris-Descartes đã phát biểu như vậy. Sự kiện nói hai thứ tiếng hữu ích để chuyển từ một thông tin này qua một thông tin khác, để thay đổi trung tâm chú ý (centre d’attention)”
Một năng lực có thể giải thích sự mềm dẻo trí tuệ (souplesse mentale) lớn nhất của những đứa trẻ nói hai thứ tiếng, được phát hiện bởi những nhà tâm lý học của đại học Bar-Ilan (Israel), cách nay hai năm. Và nhất là, làm sáng tỏ tại sao những lợi ích của sự nói hai thứ tiếng dường như lan ra lên toàn não bộ. ” Sự khám phá đáng ngạc nhiên nhất của những năm qua đó là điều chứng thực rằng sự nói hai thứ tiếng làm chậm lại một cách đáng kể (trung bình hơn 5 năm) sự xuất hiện của bệnh Alzheimer “, GS Bialystok đã giải thích như vậy. Như thế não bộ giữ một tuổi thanh xuân nào đó nhờ sự rèn luyện trí tuệ (gymnastique mentale) khi thay đổi ngôn ngữ.
(LE FIGARO 21/5/2013)

8/ ALZHEIMER : : HƯỚNG CỦA MỘT MIỄN DỊCH LIỆU PHÁP PHÒNG NGỪA.
GS MARIE SARAZIN, giám đốc của đơn vị thần kinh học về trí nhớ và ngôn ngữ thuộc bệnh viện Sainte-Anne, giải thích những hướng nghiên cứu mang hy vọng
Hỏi : Ở Pháp, có bao nhiêu người bị bệnh thoái hóa nghiêm trọng này ?
GS Marie Sarazin : Số các bệnh nhân được ước tính là 850.000, tần số này gia tăng với tuổi. Với sự kéo dài của đời sống, con số này đang tiếp tục tiến triển.
Hỏi : Những yếu tố làm dễ là gì ?
GS Marie Sarazin : Tuổi tác và những yếu tố di truyền. Những trường hợp di truyền hiếm thấy và nói chung bắt đầu trước 60 tuổi.
Hỏi : Những triệu chứng nào khiến phải đi khám bệnh ?
GS Marie Sarazin : Trước hết, bệnh nhân quên những sự kiện mới xảy ra, không có khả năng nhớ những thông tin mới. Điều đặc biệt là sự lặp lại và sự không thay đổi của các triệu chứng. Những triệu chứng khác có ý nghĩa : những khó khăn trong việc quản lý những công tác hàng ngày và một sự mất định hướng không gian.
Hỏi : Những thương tổn nào gây nên sự xuất hiện của những triệu chứng này ?
GS Marie Sarazin : Những tế bào thần kinh bị biến đổi do sự tích tụ bất thường của hai protéine (amyloide và tau). Những protéine bị biến đổi này tạo thành những thể kết tụ (agrégat), dần dần gây nên sự chết của các neurone. Vào giai đoạn đầu của bệnh, chúng ảnh hưởng hồi hải mã (hippocampe), vùng của não phụ trách sự ghi nhớ những ký ức mới xảy ra. Lúc đầu, những người bị bệnh mất ý niệm về những gì xảy ra chung quanh họ, nhưng khả năng tự lập vẫn còn đúng đắn. Rồi những thương tổn lan rộng và sau đó chịu trách nhiệm những rối loạn nhận thức nghiêm trọng hơn, làm gia tăng tình trạng phụ thuộc của họ. Tính chất nhanh chóng của tiến triển biến thiên. Chẩn đoán trước hết dựa trên sự thực hiện một bilan thần kinh-tâm lý, gồm những trắc nghiệm mà mục tiêu là đánh giá hoạt động chức năng của trí nhớ, ngôn ngữ, sự chú ý thị giác… Bilan này được liên kết với một thăm dò chụp hình ảnh não (IRM hay scanner). Người thầy thuốc cũng có thể đề nghị chọc dò để đo nồng độ những protéine tau và amyloide.
Hỏi : Sau nhiều thất bại, hôm nay hy vọng chữa lành căn bệnh thoái hóa này đến đâu rồi ?
GS Marie Sarazin : Mục tiêu chủ yếu của các thuốc được trắc nghiệm là tác động lên nguyên nhân của bệnh lý. Hai hướng hứa hẹn. Một cố gắng phong bế độc tính của protéine amyloide, hướng kia phong bế độc tính của protéine tau. Trong số điều trị khác nhau đang được thử nghiệm, hướng của miễn dịch liệu pháp phòng ngừa (immunothérapie préventive) là đáng phấn khởi nhất.
Hỏi : Vậy hy vọng là ở khả năng của một tác dụng phòng ngừa ?
GS Marie Sarazin : Vâng, bởi vì căn bệnh thành hình nhiều năm trước khi xuất hiện những triệu chứng đầu tiên. Suốt trong thời kỳ dài này, tác dụng độc của protéine amyloide bất thường có tính chất quyết định. Do đó ý tưởng trung hòa nó trước khi nó làm biến đổi các neurone.
Hỏi : Những điều trị này tác động như thế nào ?
GS Marie Sarazin : Những bất thường của những protéine này có thể được nhận biết bởi những kháng thể mà sứ mạng là loại bỏ những kẻ lạ. Những điều trị của miễn dịch liệu pháp phòng ngừa (bằng cách tiêm tĩnh mạch những kháng thể đơn dòng) làm tăng cường hệ miễn dịch để giúp nó loại bỏ khỏi não bộ những đám protéine bệnh lý. Vài thử nghiệm miễn dịch liệu pháp, lần này được thực hiện không phải để phòng ngừa mà ở những bệnh nhân đã bị bệnh, đã được tiến hành với những kết quả gây thất vọng, nhưng những công trình nghiên cứu tiếp tục. Phải chờ trước khi kết luận.
Hỏi : Những thử nghiệm phòng ngừa, đang được tiến hành, được thực hiện trên những bệnh nhân nào ?
GS Marie Sarazin : Chúng được thực hiện ở những người có nguy cơ cao. Một công trình nghiên cứu quốc tế được bắt đầu ở những người mang một bất thường di truyền. Ở Pháp thử nghiệm này được chỉ đạo bởi GS Didier Hannequin của CHU de Rouen. Với những kết quả này, liên kết với những kết quả của những công trình nghiên cứu khác ở Hoa Kỳ, chúng tôi sẽ có những thông tin thiết yếu.
Hỏi : Nếu những loại thuốc này tỏ ra có hiệu quả, làm sao ta sẽ biết ta sẽ có cần hay không ?
GS Marie Sarazin : Câu hỏi hắc búa ! Chính đó là enjeu của nhiều công trình nghiên cứu hiện nay : nhận diện được trong dân chúng những người mà ở họ một phát hiện được đặc biệt được chỉ định. Trong protocole nghiên cứu của chúng tôi, để được như thế chúng tôi sử dụng những công cụ khác nhau : một thăm dò chụp hình ảnh não bộ, một tomographie par émissions de positons, cho phép thấy và định lượng những protéine bắt đầu trở nên bất thường ở một giai đoạn cực kỳ sớm. Thăm dò này được phối hợp với vài phân tích máu nhằm phát hiện những chất chỉ dấu tiên đoán (marqueur prédictif).
(PARIS MATCH 10/10-16/10/2013)

9/ ĐIỀU GÌ XẢY RA KHI CHÚNG TA NẤC CỤT ?
Thật vậy, những nhà sinh lý học đã không làm sáng tỏ hoàn toàn hiện tượng nấc cụt. Bởi vì bản thân nó đã là một nghịch lý hô hấp : một mặt các cơ của lồng ngực chuẩn bị thở vào ; mặt khác, sự đi vào của không khí trong phổi bị phong bế do sự đóng mạnh của thanh môn, cái nắp van (clapet) nhỏ nằm ở lối vào của thanh quản. Nói một cách khác, cơ thể của chúng ta sinh ra một gắng cơ mạnh mẽ nhưng hoàn toàn vô ích và với kết quả sự phát ra tiếng “hic” nổi tiếng !
Lý thuyết thường được nêu lên để làm sáng tỏ nghịch lý này là nấc cụt khởi thủy dùng để tránh sự đi vào của dịch ối trong hai lá phổi của thai nhi…Bởi vì, thật kỳ lạ, phản xạ này xuất hiện rất sớm trong quá trình phát triển của con người : ngay tuần lễ thứ tám, siêu âm cho thấy thai nhi bị lay chuyển bởi những cơn nấc cụt. Vào giai đoạn này, thai nhi ngay cả trải qua đến 1% thời gian để nấc cụt. Phản xạ nấc cụt phát triển để cho phép nhũ nhi đóng thanh môn trong khi bú, nhằm ngăn cản sữa đi vào trong phổi. Điều này cũng giải thích rằng khi lớn lên, chúng ta chỉ còn bị những cơn nấc cụt ngắn và hiếm hoi.
MỘT PHẢN XẠ NGUYÊN THỦY CỦA TỔ TIÊN CHÚNG TA.
Nhưng vài chuyên gia cho giả thuyết này là ít xác chứng. Christian Straus và Thomas Similowski, thuộc Laboratoire d’explorations fonctionnelles respiratoires thuộc bệnh viện Pitié-Salpêtrière, nhấn mạnh rằng “một cách logic, nếu nấc cụt dùng để ngăn cản sự đi vào của dịch, sự đóng thanh môn (glotte) phải được liên kết với một co cơ thở ra, chứ không phải thở vào” !
Có những động vật có một phản xạ có thể so sánh với nấc cụt ở người và cho phép chúng tránh làm ngập các lá phổi một cách hiệu quả : những lớp lưỡng cư (amphibiens : lớp ếch nhái), ở giai đoạn nòng nọc, và phần lớn cá phổi (dipneuste), những cá nguyên thủy sống dưới nước và trên cạn, đều có chung một hệ hô hấp kép gồm có các lá phổi và những mang (branchies). Dưới nước, chúng làm phồng những cơ thở vào để nước đi vào qua các nang, nhưng chúng cũng đóng lại lối vào phổi.
Tự đó nảy sinh ý tưởng, theo Straus và Similowski, theo đó nấc cụt của người có thể là một phản xạ nguyên thủy được thừa hưởng từ những tổ tiên xa xăm của chúng ta khi chúng từ giã đại dương đến định cư trên bề mặt của trái đất. Trong 370 triệu năm, não của chúng ta đã bảo tồn những circuit neuronal cho phép nó chuẩn bị cơ thể thở bằng các mang, mặc dầu những mang này không còn hiện hữu nữa.
Nhưng tại sao nấc cụt thường gặp như thế ở các em bé ? ” Có lẽ bởi vì đó là một loại lặp lại của phản xạ mút (réflexe de succion) ở các trẻ sơ sinh, phải đồng thời làm phồng lồng ngực, hút sữa vào và đóng thanh môn để tránh sự đi vào trong khí quản.” Để chuẩn nhận giả thuyết này, phải xác định một cách chính xác vị trí của các neurone kiểm soát phản xạ này. Nếu giả thuyết là đúng, phần lớn các tế bào thần kinh được huy động để bú sữa cũng giống với những tế bào thần kinh của phản xạ nấc cụt !
(SCIENCE & VIE : QUESTIONS ET REPONSES)

10/ PROSPER MENIERE : THẦY THUỐC TAI MŨI HỌNG BẤT ĐẮC DĨ
Những bệnh của tai trong (oreille interne) không được biết đến cho đến khi Prosper Ménière mô tả căn bệnh mang tên ông. Bước tiến này xảy ra muộn trong một đối với một sự nghiệp đa dạng và thế tục (une carrière variée et mondaine).
Prosper Ménière (hay Ménière) sinh năm 1799 ở Angers, là đứa con thứ ba trong số 4 người con của một thương gia phát đạt. Ông tiếp nhận một nền giáo dục cổ điển tuyệt vời và năm 17 tuổi ông vào lớp dự bị y khoa của Đại học Angers. Là sinh viên xuất sắc, ông giành được giải nhất ba năm liên tiếp, xứng đáng huy chuong vàng Nội trú (médaille de l’or de l’Internat), rồi bắt đầu học y khoa ở Hôtel Dieu (Paris).
Ngoại trú (externe) năm 23 tuổi, trợ tá (assistant) năm sau, trí thông minh sáng ngời của ông nhanh chóng được công nhận và khen thưởng. Ông thi doctorat năm 29 tuổi và xứng đáng được nhiệm sở ủy tín nhưng bạc bẽo : làm trợ tá cho Dupuytren với tính tình rất khó khăn. Ông chứng tỏ một năng lực càng được đánh giá nhất là thời kỳ 1830 này được đánh dấu bởi một sự đảo lộn chính trị, trong đó hàng trăm người nổi dậy bị thương đổ ào đến. Như thế ông sẽ mô tả nhiều vết thương do hỏa khí. Hai lần ông trình kỳ thi thạc sĩ y khoa (agrégation de médecine) trước khi được chấpnhận nhưng nhanh chóng được bổ nhiệm làm chef de clinique lúc 35 tuổi.
MỘT SỰ THĂNG TIẾN GƯƠNG MẪU
Thế là Ménière chủ tịch hội đồng giám khảo các kỳ thi, giáo sư thạc sĩ (professeur agrégé) và maitre de conférence của Đại học Paris. Chính khi đó mà cuộc đời ông có một bước ngoặt bất ngờ. Vào tháng tám năm 1830 sau khi Charles X thoái vị nhường ngôi cho con của dục de Berry, được sinh ra sau khi bố chết, Louis-Philippe d’Orléans đã chiếm đoạt về phần mình quyền nối ngôi. Ménière là thầy thuốc riêng của Louis Philippe và vì rất giỏi về phụ khoa, ông được ủy nhiệm đề kiểm tra xem duchesse de Berry có phải thật sự mang thai thế tử tương lai hay không. Mặc dầu Ménière xác nhận thai nghén, nhưng bí mật nhanh chóng được phát hiện là em bé là kết quả của cuộc hôn nhân bí mật của nữ công tước với một người Ý. Người thiếu nữ bị lưu dày đi Gironde và Ménière được chọn để theo dõi thai nghén của nàng rồi đi kèm theo nàng đến Sicile và Naples.
Tuy nhiên, được chính phủ triệu hồi, ông trở lại Pháp, và được gởi đến các tỉnh Aude và Haute Garonne. Ông phải tổ chức chống lại dịch bệnh dịch tả vừa bùng nổ ở Paris (20.000 người chết) để rồi lan rộng đến tận miền nam nước Pháp. Vì công tác này, ông được thưởng Bắc đẩu bội tinh (Chevalier de la Légion d’Honneur). Suốt trong thời kỳ bi thảm này, ông sống cùng với GS Orfila, khoa trưởng tương lai của đại học y khoa Paris, một người bạn thân và một chỗ dựa hữu ích.
TAI MŨI HỌNG BẤT ĐẮC DĨ
Vào năm 39 tuổi, Ménière thất bại trong dự kiến được bổ nhiệm làm profeseur de médecine et d’hygiène và mặc dầu không có một năng lực nào về audiologie, ông trở thành y sĩ trưởng của Viện những người câm điếc Paris, một fondation impériale. Chính ở đó ông bắt đầu những công trình làm ông nổi tiếng.
Cùng năm ông cưới cô gái Becquerel, thuộc gia đình của người khám phá đồng vị phóng xạ tương lai.
Khi trở thành giao sư về bệnh điếc, ông cho ngừng những điều trị gần như bạo tàng vốn được áp dụng cho những đứa trẻ bị điếc : vésicatoires, chườm nóng….Tuy nhiên, sau này lúc 62 tuổi, ông đã mô tả chứng chóng mặt mang tên ông (vertige de Ménière), dựa trên những công trình của một đồng nghiệp. Ông này phân biệt, trên các con chim, những chức năng thính giác và cân bằng.
(LE JOURNAL DU MEDECIN 27/9/2013)

BS NGUYỄN VĂN THỊNH
(14/11/2013)

Bài này đã được đăng trong Chuyên đề Y Khoa, Thời sự y học. Đánh dấu đường dẫn tĩnh.

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s