Những kỷ niệm chợt hiện về ngỡ như mới hôm qua nhưng nhẫm tính thì đã 41 năm qua…
Mùa hè 72, mùa hè đỏ lữa – lữa của chiến cuộc miền Trung, lữa của ý chí của thử thách trong lòng tôi – thời cuộc đang hồi sôi động, khói đạn hầu như ngữi thấy được cùng với tin tức hàng ngày trên đài phát thanh hay đài truyền hình.
Trên nền nhà, từ cửa vào phòng đến ngay cả trên giường ngũ, nào là bài ghi ở trường, nào là sách học của từng môn trộn lẫn với những gói bánh biscuit mà mạ tôi mua sẵng cho tôi, cái máy cassette với những băng nhạc tôi yêu thích… Tôi tự « giam mình » trong phòng để ôn bài chuẫn bị cho kỳ thi tú tài 2 gần kề !
Tôi muốn tập trung vào việc ôn bài để không những thi đậu ngay kỳ đầu mà còn phải đạt được điễm cao để chuẫn bị cho con đường đại học mà tôi muốn chọn: học y khoa !
…
Rồi những ngày nắng hạ tiếp tục trôi qua, bom đạn, chết chóc tiếp tục quen dần với đời sống hàng ngày, rồi ngày thi đến – kết quả được niêm yết – trong đám bạn đứa vui đứa buồn, vui vì đã đậu ngay kỳ đầu, buồn vì không tìm thấy tên mình trên bãng đậu hay buồn ngay cả cho mấy đứa đậu rồi nhưng vì nằm trong lứa tuổi đôn quân (đậu hay rớt cũng vào Võ Bị Thủ Đức)
…
Cái nóng bức của Huế trong mùa hè, những tin tức chiến sự hàng ngày, những lo lắng của cuộc sống chưa đủ để làm « thấm mệt » đám « cậu tú » mới toanh như tôi thì một thay đổi mới được loan báo từ ĐH Khoa Học: bắt đầu từ năm nay, muốn vào học Y Khoa, trước hết phải thi đậu vào Dự bị YK ! (những năm trước đây thì chỉ cần ghi danh học 1 năm dự bị ở khoa học, rồi qua năm sau mới ghi danh để thi vào YK)
Thế là lại phải vùi đầu vào đống sách vở mà chỉ mấy tuần trước đây tôi tưởng đã có thể vất vào một xó và không bao giờ cầm đến nữa… Nghỉ ra thì cũng phải, vì cái tuổi của tôi thời đó thì chỉ có biết học và học thôi chẵng phải lo lắng gì cã (ngọai trừ cái lo « thi rớt là đi lính »).
…
Rồi lại thi, lại hồi hộp chờ có kết quả, lại vùi đầu vào sách vở để vượt qua năm dự bị (vì phải thi đậu cuối năm mới được ghi danh thi vào y khoa) nhưng củng không quên vui sống với cái tuổi còn ít nhiều hồn nhiên vô tư và tôi có cái may mắn là chưa phãi vướng vào sự lo lắng của cuộc sống (tiền học bổng quốc gia hay bộ y tế lãnh được thì cũng chỉ trã vào những ly café với bạn bè, hay những buổi sáng chờ giờ học bên chén xôi thịt hon bưu điện)
…
Thời gian trôi qua, cuộc sống thầm lặng hay hòan tòan đão lộn tiếp tục, tôi bắt đầu vào đời sau những năm dài « dồi mài kinh sử », với những vật lộn trong đời sống sinh viên trở thành « không còn hồn nhiên, vô tư » vào những năm cuối đại học, rồi qua những « tiếp xúc » với đời tôi có được nhiều « kinh nghiệm » hơn, cho tôi nhiều cơ hội để có một nhận xét rỏ ràng hơn về con người để so sánh để thấy trân trọng và thầm cám ơn sự chăm sóc và giáo dục của cha mẹ tôi và của thầy cô mà tôi đã được học qua từ thủa bắt đầu cắp sách đến trường.
Tôi bắt đầu hiểu được một cách sâu đậm những « khái niệm đạo đức » mà trước đây tôi đã được giáo huấn từ trong gia đình hay ở trường học, thấy rỏ trong thực tế những gì rất trừu tượng trước đây, những gì mà tôi đã nghỉ là chỉ có trong tưởng tượng !
…
Những năm tháng dài còn sống ở Huế với tâm tư luôn bị đè nặng bởi « một cái gì không ổn », bởi « một sự khác lạ » với những gì mà tôi đã được giáo dục hay tiếp nhận trong khuôn khổ đạo đức gia đình và xã hội… Sống thầm lặng để chờ đợi, để đến một lúc nào đó « một cái gì không ổn » đó sẽ mất đi, hay cái « sự khác lạ » đó sẽ trở thành quen thuộc ?
Không, không có gì thay đỗi cã, hay các thay đỗi chỉ trong chiều huớng khác với sự mong đợi đơn giãn của tôi. Cuối cùng tôi cũng đã thóat được cái đè nén đó, để tự xây dựng lại, để bắt đầu lại từ số không, không dể dàng thuận lợi nhưng nhẹ nhàng, thanh thãng !
Tôi đã có dịp để thấy và sống nhiều hơn, rộng hơn, so sánh được một cách tổng quát và chi tiết từ cuộc sống hàng ngày cho đến ý thức của con người, từng thời điểm một, từ đông qua tây, từ bắc đến nam. Tâm trạng lại vui buồn lẫn lộn, hy vọng và thất vọng, nhiệt tình và chán nãn, thuơng hại và dững dưng, thán phục và khinh bỉ.
Vui với gia đình nhưng buồn nếu nhìn ra ngoài cái giới hạn nhỏ bé của tổ ấm gia đình.
Hy vọng một cuộc sống « bình thuờng, xứng đáng » cho mọi người, nhưng thất vọng vì vẫn còn phải hy vọng nhiều hơn nữa và lâu hơn nữa.
Nhiệt tình vì cuộc sống mới, nhưng chán nãn vì nhìn lại quê xưa.
Thuơng hại cho cuộc sống của biết bao người không có cùng sự may mắn, nhưng dững dưng vì không phải chỉ có duy nhất sự may mắn mới xây dựng đươc một đời sống xứng đáng.
Thán phục những tấm gương can đãm và thẳng thắng, nhưng khinh bỉ những gì mà tôi đă từng chứng kiến.
Thán phục những người « bần cùng mà không sinh đạo tặc, không phú quý mà vẫn giử được lể nghĩa », khinh bỉ những người « không bần cùng mà cũng chẵng có lể nghĩa, phú quý nhiều mà đạo tặc không ai bằng ».
Rồi tự hỏi: có phải chăng mọi chuyện đều do « số trời » ? Nhưng nếu do số trời cả thì đúng là « kêu trời không thấu » !
Hơn nữa thế kỹ trôi qua, từ chiến tranh đến hòa bình, từ đầu xanh nay đã đầy tóc bạc, hy vọng này còn được bao lâu ?
Ngày mai trời lại sáng, trái đất vẫn còn quay và tôi vẫn còn hy vọng, hy vọng cho một cuộc sống xứng đáng là « người » cho những người tôi còn đặt niềm tin.
ntt
Bài trích đăng từ tập san họp mặt YKH 13 tháng 8 – 2013