Cấp cứu môi trường số 13 – BS Nguyễn Văn Thịnh

CHẾT ĐUỐI VÀ NGỪNG TIM-HÔ HẤP
(NOYADES ET ARRÊT CARDIO-RESPIRATOIRE)

JEAN-LOUIS VINCENT
Chef du Service de Soins Intensifs
Hôpital Erasme, Bruxelles

CƠ CHẾ.
Nguy cơ quan trọng dĩ nhiên là nguy cơ ngừng tim-hô hấp do thiếu oxy-mô. “ Hydrocution ” (sự ngất do nước) hay “ fausse noyade ” (chết đuối giả) tương ứng với một tinh trạng ngất (syncope) xảy ra do sự co mạch quan trọng sau khi vào đột ngột trong nước lạnh hơn, sau khi đã phơi nắng.

Chết đuối hầu như được liên kết với một hạ thân nhiệt ; tình trạng này có những vấn đề riêng của nó như các nguy cơ rung thất (nếu nhiệt độ xuống những trị số gần 30 độ C hay dưới 30 độ C) ; chú ý sự kích thich bệnh nhân lúc sưởi ấm có thể gây nên rung thất : phải tránh sự vận chuyển nạn nhân quá thô bạo.
Sự rút ra khởi nước sau khi bị chìm có thể tạo một trụy mạch đi đến ngừng tim hô hấp ; sự gia tăng áp suất bên ngoài gây nên một sự giảm thể tích, có thể dẫn đến một sự giảm đột ngột hồi lưu tĩnh mạch khi được rút nhanh ra khỏi nước : vậy điều cơ bản là hãy rút từ từ nạn nhân, ở tư thế nằm ngang, và điều chỉnh giảm thể tích máu (hypovolémie).
Sự hít nước vào phoi có thể dẫn đến suy hô hấp cấp tính (ARDS). Những khác nhau chỉ có tính chất lý thuyết giữa những người chết đuối trong nước ngọt (noyade en eau douce) (sự tiêu nước trong cơ thể quan trọng hơn) và nước mặn (noyade en eau salée) (tăng natri-huyết thường gặp hơn). Thật vậy, những biến đổi tính thẩm thấu nằm ở hàng đầu và trong tất cả các trường hợp dẫn đến một phù phổi không do huyết động (ARDS).
Vì chết đuối có thể liên kết với một chấn thương cột sống cổ, nên phải bảo vệ trục đầu-cổ-thân và đặt một collier cervical. Có thể có rung thất trong trường hợp hạ thân nhiệt (nếu nhiệt độ xuống dưới 31-32 độ C) : chú ý kích thích bệnh nhân khi sưởi ấm bệnh nhân.

NGỪNG TIM HÔ HẤP Ở NGƯỜI CHẾT ĐUỐI
Trong trường hợp ngừng tim, không nên cố hồi sinh trong nước, nhất là nếu hỏng chân, nhưng tốt hơn là bắt đầu CPR ngay khi đưa bệnh nhân ra khỏi nước. Phải thực hiện CPR mặc dầu ngừng tim dường như đã bị kéo dài, bởi vì hạ thân nhiệt là một yếu tố bảo vệ quan trọng. Người ta đánh giá rằng những cơ may thành công có thể đến 1 giờ sau chết đuối. Cũng vậy, phải theo đuổi CPR cho đến khi điều chỉnh tình trạng hạ thân nhiệt ; bệnh nhân hạ thân nhiệt dường như chết (no one is dead unless warm and dead : không ai chết nếu không nóng và chết).
Không nên mất thời gian trong cố gắng dốc nước ra khỏi phổi người chết đuối : trước hết sự chết đuối thường kèm theo co thắt thanh môn (spasme glottique), một hiện tượng phản xạ tức thời ngăn cản phổi khỏi bị ngập nước.Sau đó, nước được hit vào thường được thải đi nhanh chóng (nhất là nước ngọt). Ngược lại, nội thông khí quản được thực hiện nhanh chóng và tháo dịch dạ dày là cần thiết. Cần cho oxy dồi dào trong mọi trường hợp.

Reference :
LE MANUEL DE REANIMATION, SOINS INTENSIFS ET MEDECINE D’URGENCE, 2009

BS NGUYỄN VĂN THỊNH
(25/11/2012)

Bài này đã được đăng trong Cấp cứu môi trường, Chuyên đề Y Khoa. Đánh dấu đường dẫn tĩnh.

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s