Một số bệnh về não như bệnh Alzheimer, bệnh Parkinson, bệnh tâm thần phân liệt, bệnh tự kỷ, bệnh trầm cảm… có thể do vi trùng gây nên. Các vi trùng thông thường có thể gây ra các bệnh lý thuộc loại “kỳ bí” như tự kỷ, trầm cảm, Alzheimer… này, quả là một ý tưởng gây “sốc”. Tuy vậy, ngày càng có nhiều chứng cứ cho thấy các bệnh về não này có thể che dấu một sođ bệnh nhiễm khuẩn thông thường. Từ đó, các nhà khoa học hy vọng sẽ đem lại một cuộc cách mạng về điều trị bởi vì đối với vi trùng, con người biết cách chiến thắng!
Chúng ta sẽ lần lượt “điểm mặt” các bệnh về não nói trên.
BỆNH TÂM THẦN PHÂN LIỆT
Tự thu mình lại, mê sãng, vô cảm, ảo tưởng. . . Làm sao mà vi khuẩn có thề gây ra nhiều tổn thương nghiêm trọng về nhân cách, tinh thần như vậy ?
Giả thuyết nhiễm khuẩn có vẻ hoang tưởng nhưng tuy vậy,giả thuyết đó lại có thể giải thích được nhiều trường hợp về chứng tâm thần phân liệt. Thật vậy, nhiều yếu tố nguy cơ khác đã được xác định, như hàng chục gen nhạy cảm, tuổi thơ khốn khổ hay đã sống trong môi trường thành thị, khu ổ chuột, nghiện xi-ke ma túy. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đã thu thập được nhiều bằng chứng để có thể bổ sung virut, vi khuẩn vào danh sách thủ phạm gây ra chứng bênh này.
Vào thập niên 1980 các công trình nghiên cứu đã cho thấy rằng có mối liên hệ giữa dịch cúm và sự ra đời của những đứa trẻ mắc chứng tâm thần phân liệt sau này. Một tần suất rất cao mắc bệnh tâm thần phân liệt được ghi nhận ở những người sinh vào cuối đông đầu xuân hoặc trong thời kỳ đại dịch cúm xảy ra. Các nhà nghiên cứu đă dựa trên các kết quả công trình đó để hình thành giả thuyết này: bị nhiễm bệnh cúm thông thường ở phụ nữ có thai thì 20 năm sau đứa trẻ có nguy cơ mắc bệnh trên.
Mọi lứa tuổi đều có thể nhiễm bệnh
Để khẳng định điều đó, các nhà nghiên cứu khảo sát mối liên quan giữa sự hiện diện của các kháng thể (yếu tố then chốt của phản ứng miễn dịch) trong máu của phụ nữ mang thai hay ở các trẻ sơ sinh và sự phát triển chứng bệnh tâm thần phân liệt sau này ở những đứa trẻ này. Kết quả dương tính xảy ra ở bệnh nhân bị cúm, đồng thời cũng ở bệnh toxoplasma,herpes, rubella, sởi, bệnh bại liệt trẻ em… Cho dù bị nhiễm virus, vi khuẩn hay ký sinh trùng trong tam cá nguyệt đầu và thứ hai của thời kỳ thai nghén thì nguy cơ bị nhiễm trùng ở trẻ em tăng gấp 2,10 kể cả 20 lần, khiến trẻ dễ bị chứng tâm thần phân liệt. Và nhất là các protein của hiện tượng viêm như các cytokin có thể gây rối loạn sự phát triển của não bộ thai nhi. Hơn nữa, nhiều công trình nghiên cứu đã phát hiện các bất thường về giải phẫu ở não bộ trẻ sơ sinh sẽ phát triển thành chứng bệnh tâm thần phân liệt ở tuổi trưởng thành.
BỆNH TỰ KỶ
Tại sao trong giai đoạn 2 tuốỉ lại có một số trẻ em bắt đầu có trỉệu chứng sống cách ly với thế giới bên ngoài mà người ta gọi là bệnh tự kỷ? Trong khi các thầy thuốc ưu tiên hàng đầu về nguyên nhân do gen và độc hại của môi trường thì một giả thuyết khác lại cho rằng bệnh là do hậu quả của bệnh nhiễm trùng.
Thật vậy, vào năm 1998, điều tồi tệ nhất đã xảy ra với văcxin ROR (rougeole, oreillons, rubeole) tức là vacxin phòng chống sởi, quai bị và rubella, được tiêm cho trẻ vào năm 2 tuổi. Đúng vậy, tất cả dữ liệu nghi ngờ về mối liên hệ giữa vacxin và sự mắc bệnh đã được kiểm chứng. Từ vụ “xì-căn-đan” này, giả thuyết về nguyên nhân nhiễm trùng đã trở thành điều cấm kỵ. Tuy vậy, một con số tiến bộ trong thập niên 1990 lại trở thành nỗi ám ảnh của các chuyên gia: 43% các bà mẹ của trẻ tự kỷ đã mắc phải một bệnh nhiễm trùng (hô hấp, tiêt niệu, âm đạo… ) trong thời kỳ thai nghén đối với bình thường chỉ 26%. Theo TS Robert Bransfield, chuyên gia về thần kinh thuộc Bệnh viện Red Bank, Hoa Kỳ, có thể bệnh tự kỷ phát sinh do hậu quả của sự tái nhiễm nhiều lần. Thực vậy, người ta đã biết từ lâu là phản ứng miễn dịch có thể gây tổn thương sự phát triển của não bộ.
Một công trình nghiên cứu khác, đồng thời với tiêm chủng vacxin ROR, do TS Ellen Bolte, vừa làm việc từ thiện vừa là mẹ của một trẻ tự kỷ, thực hiện cho thấy bệnh tự kỷ có thể là hậu quả của một sự mất quân bình khuẩn ruột cùng với sự bội nhiễm vi khuẩn uốn ván (Clostrdium tetani) bởi vì vi khuẩn này sản sinh ra độc tố gây độc hại thần kinh. Một công trình nghiên cứu khác liên quan đến vi khuẩn Desulfovibrio, loại vi khuẩn nổi tiếng vì phóng thích một lượng lớn độc tố vào tĩnh mạch và từ đó tấn công vào não bộ. Giả thuyết về nguyên nhân nhiễm trùng đã được khẳng định hơn bởi một số công trình nghiên cứu mới đây. Theo các công trình này, các trẻ tự kỷ được điều trị bằng liệu pháp kháng sinh đã có sự cải thiện rõ rệt về hành vi.
BỆNH PARKINSON
Các bạn nghĩ sao nếu cuối cùng bệnh Parkinson lại là một bệnh do nhiễm trùng mà ra? Thật vậy, đây là công trình nghiên cứu của nhà thần kinh học người Đức, GS Heiko Braak và TS Thomas, chuyên gia về tiêu hóa người Úc. Dựa trên giả thuyết này, có 2 vấn đề cần được khảo cứu : trước tiên là các tổn thương đặc thù của bệnh thường xảy ra ở các nơ-ron của ruột non trước khi đi đến não bộ; sau đó, các triệu chứng giảm đi nhờ liệu pháp kháng sinh được thực hiện trên 7 bệnh nhân trong số 8 người. Vào năm 2008, một bệnh nhân bị mắc bệnh Parkinson đã cải thiện tình trạng bệnh lý đáng kể nhờ được uống kháng sinh để chữa trị chứng táo bón do vi khuẩn Clostridium difficile.Đa số các nhà nghiên cứu đã nghi ngờ sự thoái hóa của tế bào thần kinh và sự tiến triển của bệnh liên quan đến độc tố do các vi khuẩn đường ruột tiết ra. Độc tố này gây rối loạn sự điều hòa của một loại protein thường tích tụ lại trong các nơ-ron và sau đó phá hủy chúng. Tuy nhiên cho đến bây giờ vẫn chưa xác định được độc tố đó.
BỆNH ALZHEIMER
Phải chăng vi khuân đã gây ra bệnh Alzheimer? Thật ra ý tường này cũng không phải là mới lạ gì! Vào năm 1906, nhà thần kinh học người Đức, Alois Alzheimer, lần đầu tiên đã cho thấy có mối liên hệ giữa sự sa sút trí tuệ và các bất thường ở não. Xếp hàng đầu trong các bất thường này là các “mảng lão hóa”, một trong các dấu hiệu đặc thù của bệnh. Hiện nay, người ta đã biết được bản chất của các “mảng lão hóa” này, đó là protein beta-amyloid mà trước đây chưa được tìm ra. Sau đó, vào năm 1907, nhà thần kinh học Oskar Fischer đã nêu lên vấn đề các mảng này có thể do nhiễm trùng mà ra. Tuy nhiên vì chưa tìm ra bằng chứng thuyết phục, nên vào năm 1912 Fischer đành bỏ cuộc… Một thế kỷ sau, giả thuyết nhiễm khuẩn lại được đưa ra và lần này có tính thuyết phực hơn.
Cơ bản là sự đồng-nhiễm khuẩn
Loại vi khuẩn đầu tiên trong sự đồng-nhiễm khuẩn này là một loại virut rất phổ biến: HSV1 (Herpes simplex virus 1) là loại virut gây lỡ mép miệng. Virut này có khả năng ẩn náu trong cơ thể người bị nhiễm đến suốt đời. Vì vậy, khi giải phẫu tử thi những người cao tuổi thường phát hiện sự hiện diện của virut này rất cao nhất là ở những vùng có nhiều người bị bệnh thoái hóa tế bào thần kinh. Hiếm xảy ra ở tuổi trẻ, có thể là do virut này chỉ phát triển khi khả năng miễn dich bị suy giảm ở người lớn tuổi. Theo TS Ruth Itzhaki thuộc Viện đại học Manchester, Anh Quốc, virut này ẩn náu thầm lặng nhưng có thể bị hoạt hóa khi người bị nhiễm virut này bị stress hay bị nhiễm vi khuẩn khác. Tức thì virut sẽ tăng sinh trong một số vùng của não bộ và gây tổn thương tế bào thần kinh (nơ-ron) hoặc trực tiếp hoặc thông qua hiện tượng viêm. Ngoài ra, virut herpes còn tương tác với một loạỉ gen gọi là APOE, thường ở người có nguy cơ mắc bệnh Alzheimer.
Các nhà nghiên cứu khác lại quan tâm đến một thủ phạm bên cạnh vi khuẩn, thuộc dòng họ xoắn khuẩn (spirochete), đó là xoắn khuẩn giang mai (Treponema pallidum) hoặc xoắn khuẩn Borelia burgdorferi. Do những xoắn khuẩn này bình thường không hiện diện ở người lành mạnh mà lại xuất hiện đến 90% ở não người bệnh Alzheimer! Theo TS Judith Miklossy, giám đốc Trung tâm quốc tế nghiên cứu về bệnh Alzheimer ở Thụy Sĩ, những vi khuẩn này đặc biệt loại thuộc gây bất ổn bởi vì chỉ duy nhất sự hiện diện của chúng đã dẫn đến sự hình thành các “mảng lão hóa”. Trong các chủng loại thuộc diện bị nghi ngờ, còn kể đến các vi khuẩn như Chlamydophilia pneumoniae hoặc các virut như virut viêm gan C hay cytomegalovirus. Vì vậy, các nhà nghiên cứu đã đề cập đến hiện tượng đồng-nhiễm khuẩn. Tất cả các vi sinh vật đều có thể là tác nhân gây bệnh nhưng chưa thể xác định chính xác thủ phạm hàng đầu là loại nào.
BỆNH TRẦM CẢM
Từ lâu người ta đã biết có mối liên hệ giữa ruột non và căn bệnh này: trầm cảm thường kết hợp với rối loạn tiêu hóa và các thuốc chống trầm cảm có thể có hiệu quả với rối loạn này. Tuy nhiên, người ta mới chỉ nghĩ mối liên hệ này liên quan đến day thần kinh số X, còn gọi là day thần kinh phế vị. Các nhà nghiên cứu cho rằng day thần kinh này nối trực tiếp não bộ với tế bào của thành ruột non vào chỉ hoạt động một chiều: từ não bộ đến ruột non. Vậy tại sao lại không thể có chiều ngược lại từ ruột non lên não ?
Các công trình nghiên cứu rất gần đây cho thấy khả năng trực khuẩn ruột có thể điều hòa đáp ứng của chúng ta đối với stress. Một nhóm nghiên cứu kết hợp giữa các nhà khoa học Ai-len và Canada cũng đã cho thấy khi cho chuột thí nghiệm uống liều TrgB men tiêu hóa probiotic thuộc loại lactobacillus khiến chuột giảm lo âu và hạ nồng độ hormon corticoid trong máu. Tác dụng này của khuẩn ruột đã biến mất khi các nhà nghiên cứu cắt bỏ dây thần kinh X nối ruột non với não bộ chuột. Như vậy khuẩn ruột đã làm thay đổi đáp ứng với stress bằng cách tác dụng trực tiếp lên hệ thần kinh tương ứng khuẩn ruột đã tạo ra các phân tử có khả năng đi xuyên qua niêm mạc ruột và tác động lên hoạt động của nowrron liên quan đến ruột non. Hiệu ưng có lợi của ruột về đáp ứng với stress cũng có thể do tác động gián tiếp bởi vì khuẩn ruột được tái lập có thể hạn chế được các hiện tượng viêm nhiễm mà chính sự viêm nhiễm này có thể gây thương tổn não.
(Theo Science & Vie, 2/2012)
BS NGUYỄN VĂN THÔNG
DrThong007@gmail.com