Điểm báo khoa học

                                   LIỆU PHÁP GEN CHỮA TRỊ CHỨNG MÙ SẮC
Một liệu pháp mới đang được thử nghiệm trong lĩnh vực về nhãn khoa đã có những kết quả đầy hứa hẹn. Sau thành công đạt được vào năm 2001 về điều trị chứng mù mắt (hội chứng Leber) ở chuột thì giờ đây đến lượt bệnh mù sắc (không phân biệt được màu đỏ và màu lục, được gọi là bệnh Dalton hay Daltonisme).
Công trình nghiên cứu được thử nghiệm trên loài khỉ-sóc Saimiris, có gốc từ Nam Mỹ. Loại khỉ-sóc này bị chứng mù sắc đỏ bẩm sinh, tương tự như người mắc bệnh Dalton, không thể phân biệt được màu đỏ với màu lục. Sau khi tập cho 2 con khỉ-sóc, được đặt tên là Sam và Dalton, làm quen với các test phát hiện bệnh Dalton, TS Maureen Neitz thuộc Viện đại học Washington, Hoa Kỳ, đã tiêm một loại gen nhạy cảm với màu đỏ vào trong võng mạc của 2 con khỉ-sóc này. 5 tuần lễ sau, 2 chú khỉ-sóc Sam và Dalton bắt đầu nhận biết tất cả màu của bảng màu và cũng không thấy phản ứng phụ nào xảy ra sau 2 năm.

Các nhà nghiên cứu hy vọng là liệu pháp này sẽ được thử nghiệm trên người trong vòng vài năm đến và tin rằng liệu pháp cũng sẽ có hiệu quả như liệu pháp gen chữa trị chứng mù Leber ở 3 bệnh nhân trước đây.
(Theo Sciences & Avenir)

                              “THẦN GIAO CÁCH CẢM” QUA MÁY VI TÍNH
Đây không phải là “thần giao cách cảm” thực sự nhưng cũng gần tương tự như vậy. Các nhà nghiên cứu thuộc Viện đại học Southampton, Anh Quốc, đã thực hiện “hiện tượng ngoại cảm” này trên 2 người ở cách xa nhau. Người thứ nhất được đặt các điện cực nối với máy điện não đồ. Người này sẽ tưởng tượng là mình đưa bàn tay phải hoặc bàn tay trái lên tuỳ thích. Ý nghĩ này sẽ được ghi bằng máy điện não đồ và được đưa vào máy vi tính dưới dạng mã nhị phân bao gồm số 0 đối với tay trái và số 1 đối với tay phải, thí dụ như 11001… Sau đó, ý nghĩ này sẽ được truyền qua Internet đến máy vi tính thứ hai. Máy này sẽ phát ra 2 dạng tín hiệu flash trên bóng đèn nắm kế cận với 2 tần số khác nhau, một đối với 0 và tin hiệu khác dành cho 1. Người thử nghiệm thứ hai này cũng được trang bị các điện cực nối với máy điện não đồ. Người này thấy được tín hiệu flash nhưng không thể phân biệt được. Ngược lại, điện não đồ cho thấy não của người này lại phân biệt được. Như vậy, người này đã nhận được ý nghĩ của người kia từ khoảng cách rất xa.
Các bạn có thể xem minh hoạ trên Youtube theo địa chỉ: http://www.youtube.com/watch?v=93p7oDkA5WA&feature=email.
(Theo Sciences & Avenir)

                 CHỮA TRỊ CHỨNG ĐAU NHỨC KINH NIÊN BẰNG SIÊU ÂM
Không cần dùng đến dao mỗ cũng không phải gây mê mà cũng không mở hộp sọ nhưng vẫn có thể chữa trị được chứng đau kinh niên (chứng nhức nửa đầu, đau lưng…). Các nhà phẫu thuật Thuỵ Sĩ đã dùng đến siêu âm để chữa trị.
Lần đầu tiên trên thế giới, GS Daniel Jeanmonod thuộc Bệnh viện Trường đại học y khoa Zurich, Thuỵ Sĩ, đã chữa trị thành công cho hơn một chục bệnh nhân bị chứng đau nhức kinh niên bằng liệu pháp siêu âm can thiệp trong nhiều tiếng đồng hồ mà bệnh nhân vẫn tỉnh táo. Sau vài tháng, chứng đau nhức đã giảm đến 60% và có thể giảm liều thuốc chống đau đến mức thấp nhất. Kết quả công trình được công bố trên tạp chí y khoa “Annals of Neurology”.

Trong tiến trình điều trị, bệnh nhân được theo dõi chặc chẽ bằng máy cộng hưởng từ hạt nhân. Bệnh nhân được đội một cái mũ tương tự như mũ bảo hiểm, trên mũ có gắn các bộ chuyển đổi để tạo ra các sóng siêu âm có tần số 600 KHz và hội tụ sóng vào mục tiêu định sẵn. Điều trở ngại duy nhất là xương sọ vì xương này có khả năng hấp thu và làm lệch pha sóng siêu âm. Tuy nhiên, các nhà phẫu thuật thần kinh này đã được trang bị hệ thống thiết bị Ex-Ablate” do Công ty InSightec của Israel sản xuất, có khả năng điều chỉnh cường độ và hướng đi của sóng siêu âm. Trong các chứng đau kinh niên, mục tiêu được nhắm tới là đồi thị (thalamus).

(Theo Sciences & Avenir)

BS NGUYỄN VĂN THÔNG
DrThong007@gmail.com

Bài này đã được đăng trong Khoa học ngày nay. Đánh dấu đường dẫn tĩnh.

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s