Thời sự y học số 271 – BS Nguyễn Văn Thịnh

1/ LÀM SAO BẢO VỆ CHỒNG LẠI BỆNH LYME

Tique (ve) Ixodes ricinus
    – kích thước 3 đến 4 mm
    – vecteur acarien của vi khuẩn Borrelia gây bệnh Lyme 
    – một mũi chích không dau mà những hậu quả có thể xuất hiện một năm sau.
Những giai đoạn truyền bệnh 
     1. Vi khuẩn Borrelia, nguyên nhân của bệnh Lyme, hiện diện ở một động vật chứa vi khuẩn (animal-réservoir) (những động vật gặm nhấm hay thú săn lớn)
     2. Một con ve (tique) được nuôi dưỡng nhờ máu động vật bị nhiễm trùng. Vi khuẩn gây bệnh tăng sinh bên trong ruột của ve.
    3. Ve chích người (mũi chích không đau) và truyền cho nạn nhân tác nhân gây bệnh (thời gian tiếp xúc cần thiết : 12 đến 24 giờ).
    Không có sự lan truyền từ người này qua người khác
    Không phải tất cả những người bị nhiễm trùng đều phát triển bệnh Lyme
Những triệu chứng sau khi bị chích 
    + Từ 3 ngày đến 3 tháng : xuất hiện một vết đỏ ở da và hình tròn với đường kính đến 30 mm quanh chỗ bị chích, những triệu chứng cảm cúm.
    + Vài tuần : đau ở các chị, liệt mặt, loạn nhịp tim  
    + Nhiều tháng : sưng khớp, những rồi loạn thần kinh, bệnh của da.

Sự phòng ngừa vẫn là vũ khí tốt nhất chống lại bệnh nhiễm trùng này, có thể trầm trọng nếu bị xem thường.
INFECTOLOGIE. Trong Bắc bán cầu, bệnh Lyme vẫn là bệnh thường gặp nhất trong số những nhiễm trùng do vi khuẩn được truyền bởi ve (tique). Chủ yếu chịu trách nhiệm những biểu hiện ngoài da, bệnh Lyme nếu không được điều trị, có những hậu quả lên nhiều cơ quan. Vài trong số những biểu hiện rất muộn được gán cho bệnh Lyme đang gây nhiều tranh cãi, và đôi khi những đánh giá khác nhau giữa các chuyên gia về việc điều trị bệnh, như những trao đổi mới đây, khá gay gắt, trong một tạp chí y khoa quốc tế.
Tỷ lệ mắc bệnh Lyme (hay borréliose) thay đổi tùy theo vĩ độ, môi trường thiên nhiên (rừng rậm, bãi cây, đồng cỏ), mật độ của tique và tỷ lệ bách phân thay đổi (từ 5 đến 30%) của các tique bị nhiễm bởi vi khuẩn gây bệnh, Borrelia burgdorferi và các vi khuẩn tương cận. Ở châu Âu, bệnh chiếm ưu thế chủ yếu ở Áo, ở Slovénie và ở Đức. Ở Pháp, những vùng bị ảnh hưởng nhất là Alsace (mỗi năm gần 2 trường hợp trên 1000 dân), Lorraine, Franche-Comté và Limousin. Ở những nơi khác mặc dầu hiếm (mỗi năm dưới 1 trường hợp trên 5000 dân), nhưng bệnh hiện diện hầu như khắp nơi dưới độ cao 1500m. Có lẽ bệnh Lyme ít được chẩn đoán.
LẤY TIQUE MỘT CÁCH ĐÚNG ĐẮN
Những nạn nhân chính : những nghề nghiệp bị ảnh hưởng (các nhà nông, những nhân viên lâm nghiệp) và những người đi dạo chơi. Tique truyền bệnh, Ixodes ricinus, sống trên cỏ và lá. Ở mỗi giai đoạn, các ấu trùng, nhộng trùng (nymphe) và con ve cái trưởng thành, ve cần một bữa ăn máu và bị nhiễm do nuốt máu một động vật mang vi khuẩn mà nó chích vào nạn nhân tiếp theo. Giải pháp tốt nhất vẫn là phòng ngừa : mang quần áo dài khi ở trong rừng và đi thăm khám cơ thể lúc trở về, kể cả da đầu, bởi vì ve, nhỏ bé, gắn vào da bằng một mũi chích không đau.
Ver (tique) phải được lấy đi một cách đúng đắn bằng một tire-tique hay một pince, càng sớm càng tốt trong vòng 12 giờ sau khi bị chích, là khi tique chưa truyền vi khuẩn.
Sau đó chỉ cần khử khuẩn vùng bị chích và theo dõi là đủ. Thường nhất không hoặc hầu như không xảy ra gì hết. Nhưng nếu một mảng đỏ, mặc dầu nhỏ bé, xuất hiện sau vài ngày và lan rộng, tốt nhất là thăm khám thầy thuốc bởi vì có thể đó là một érythème migrans. Cứ 10 trường hợp thì 8 trường hợp đó là biểu hiện đầu tiên của bệnh Lyme, đôi khi kèm theo sốt nhẹ, mệt mỏi và đau.
“ Chẩn đoán dựa vào vấn chẩn và thăm khám thương tổn. Nếu thầy thuốc nghi ngờ một érythème migrans, ông ta kê đơn tức thì một kháng sinh. Được theo dõi một cách đúng đắn, điều trị này sẽ trừ khử bệnh. Quá nhiều thầy thuốc vẫn còn đòi một xét nghiệm huyết thanh để tìm kiếm những kháng thể chống lại Borrelia. Ở giai đoạn này điều đó chẳng ích lợi gì bởi vì chưa có kháng thể : huyết thanh, do âm tính trong 80% các trường hợp, làm an lòng một cách sai lầm và có thể làm hỏng chẩn đoán. Vậy không nên thực hiện xét nghiệm huyết thanh ở giai đoạn này ”, GS Christian Perronne, thầy thuốc chuyên khoa bệnh truyền nhiễm (hopital de Garches) đã nhấn mạnh như vậy.
Những lý lẽ gợi ý rằng một liều duy nhất các kháng sinh, cho một cách hệ thống ngày sau khi bị tique chích sẽ làm giảm nguy cơ bị nhiễm trùng. Một công trình nghiên cứu mới đây trên chuột cho thấy rằng, được cho ngay vào ngày bị chích, liều kháng sinh duy nhất làm giảm 75% nguy cơ bị nhiễm trùng và 47% sau 24 giờ. Bởi vì érythème migrans không luôn luôn xuất hiện, nên phương pháp cho kháng sinh, mặc dầu không được nhất trí, nhưng được thực hiện, do thận trọng, tùy theo mỗi trường hợp, nhất là ở vùng có dịch.
Nếu érythème migrans vắng mặt, không được thấy, hay nếu điều trị không đủ, những rối loạn khác, do sự phát tán của vi khuẩn, có thể xuất hiện trong những tuần hay những tháng tiếp theo sau đó. “ Những rối loạn thường gặp nhất là viêm khớp, thường của một đầu gối hay của mắc cá. Phản ứng huyết thanh, cần được thực hiện, dương tính trong 90% các trường hợp, và điều trị kháng sinh hầu như luôn luôn có hiệu quả ”, GS Jean Sibilia, thầy thuốc chuyên khoa bệnh khớp (CHU de Strasbourg) đã giải thích như vậy. Trong 10% các trường hợp, xảy ra neuroborréliose, với những thương tổn thần kinh khác nhau. “ Thể thường gặp nhất thường liên kết triệu chứng đau, cảm giác kiến bò và rối loạn vận động. Chọc dò tủy sống cần thiết để chẩn đoán, bởi vì, chủ yếu ở vùng có dịch, phản ứng huyết thanh thường dương tính ở những bệnh nhân không bị bệnh nhưng đã tiếp xúc với vi khuẩn, BS Frédéric Blanc, thầy thuốc chuyên khoa thần kinh (CHU Strasbourg) đã chỉ rõ như vậy. Liệu pháp kháng sinh bằng đường tĩnh mạch có hiệu quả, nhưng có thể cần thời gian lâu và đôi khi vẫn còn những di chứng.” Bệnh Lyme cũng gây nên, nhưng hiếm, những rối loạn ở tim hay ở mắt.
Những biểu hiện muộn có thể xảy ra sau 6 tháng, đôi khi giống hệt với những biểu hiện của thể khuếch tán (forme disséminée), đôi khi đặc hiệu, như acrodermatite cutanée atrophiante, hay vài biến chứng thần kinh hay tâm thần. Nhiều bệnh nhân bị hội chứng “ sau Lyme ” gồm có mệt mỏi, đau dưới mọi hình thức và khó tập trung.
(LE FIGARO 21/5/2012)

2/ BỆNH LYME : MỘT VI KHUẨN ĐÔI KHI KHÓ NHẬN DIỆN
Chẩn đoán bệnh Lyme có thể tỏ ra tế nhị. Vào giai đoạn đầu của nhiễm trùng, chẩn đoán chủ yếu là lâm sàng, dựa trên sự hiện diện của những trường hợp thuận lợi như đi dạo trong rừng, nhớ là đã bị chích…và dựa trên sự xuất hiện của một érythème migrans, một mảng hồng hình tròn, càng ngày càng lan rộng, tập trung quanh chỗ chích, nhạt màu hơn ở trung tâm và được bao quanh bởi một đường viền đỏ. Mặc dầu thường lan rộng, nhưng đôi khi ban đỏ chỉ đo được vài cm và có thể được xem như là một vết thương do nhện cắn.
Mặc dầu đôi khi vắng mặt, érythème migrans trong 80 % các trường hợp là biểu hiện đầu tiên của bệnh. Vì vi khuẩn có khả năng che dấu các kháng nguyên của nó, nên các kháng thể chống lại nó chỉ xuất hiện giữa 6 tuần và 3 tháng sau khi bị chích. “ Vậy không nên làm xét nghiệm huyết thanh trong giai đoạn này : trong 50% các trường hợp kết quả sẽ là một âm tính giả, bởi vì các kháng thể chưa xuất hiện,, GS Benoit Jaulhac, nhà vi khuẩn học, phụ trách Centre national de référence de la maladie de Lyme (CHRU Strasbourg) đã nhấn mạnh như vậy. Nếu thương tổn da không điển hình, thầy thuốc chuyển bệnh nhân đến thầy thuốc chuyên bệnh ngoài da và vị thầy thuốc chuyên khoa này, trong trường hợp nghi ngờ thực hiện một sinh thiết ở da để tìm kiếm ở đó vi khuẩn bằng kỹ thuật phân tử (PCR) hay bằng cấy.”
Nếu vi khuẩn khuếch tán đến những cơ quan khác, bệnh có thể được phát hiện hơi muộn hơn, thường bằng một viêm khớp hay những rối loạn thần kinh (neuroborréliose).Khi đó phản ứng huyết thanh để tìm những kháng thể chống Borrelia trở nên cần thiết. “ Trong viêm khớp, phản ứng huyết thanh dương tính trong 90 đến 95% các trường hợp ”, GS Jean Sibilla, thầy thuốc chuyên khoa thấp khớp (CHRU Strasbourg) đã chỉ rõ như vậy. “ Như mọi khi, mức độ đáng tin cậy của một trắc nghiệm là một thỏa hiệp giữa tính nhạy cảm và tính đặc hiệu của nó đối với tác nhân gây bệnh cần tìm kiếm, GS Jaulhac đã giải thích như vậy. Trong nguyên tắc của nó, phương pháp phản ứng huyết thanh hiện nay đáng tin cậy, nhưng có một biến thiên lớn về chất lượng giữa các thuốc thử được thương mại hóa ”.
Vì Borrelia rất nhạy cảm với kháng sinh, sự thoái lui của bệnh viêm khớp với điều trị nhiên hậu xác nhận chẩn đoán. Trong những trường hợp nghi ngờ, vi khuẩn được tìm kiếm trong hoạt dịch (liquide synovial) bằng chọc dò khớp bị thương tổn.
Khó khăn khác, vào giai đoạn đầu của một neuroborréliose, phản ứng huyết thanh có thể âm tính trong máu, và các kháng thể chỉ hiện diện trong dịch não tủy.
“ Ngoài ra, trong những vùng dịch bệnh như Alsace, sự hiện diện của các kháng thể trong huyết thanh không có nghĩa rằng đó là một bệnh Lyme đang hoạt động, bởi vì 6 đến 20% dân chúng có huyết thanh dương tính do bị nhiễm trùng trước đây mà không được nhận biết, BS Frédéric Blanc, thầy thuốc chuyên khoa thần kinh (CHRU Strasbourg) đã giải thích như vậy. Vậy phương pháp duy nhất đáng tin cậy là cùng định lượng các kháng thể trong dịch não tủy bằng chọc dò tủy sống và tính, với nồng độ kháng thể trong huyết thanh, một index spécifique ” . Như thế ta tránh bỏ sót một bệnh Lyme hay gán làm cho nó một rối loạn thần kinh mà đúng ra phải tìm nguyên nhân ở nơi khác.”
Trong trường hợp những rối loạn rất muộn, chẩn đoán hội chúng sau Lyme (syndrome post-Lyme) ở những bệnh nhân đã được điều trị trước đây có thể khó khăn, vì lẽ sự đa đang vô cùng của các triệu chứng. Chẩn đoán chắc chắn chỉ có thể dựa vào sự khám phá một chất chỉ dấu sinh học (marqueur biologique) có khả năng phân biệt giữa bệnh Lyme và một trí nhớ miễn dịch cũ (mémoire immunitaire ancienne). Bằng không, chẩn đoán này sẽ vẫn là, như hiện nay, một chẩn đoán xác suất (diagnostic de probabilité) căn cứ trên sự đối chiếu của những triệu chứng lâm sàng và phản ứng huyết thanh.
(LE FIGARO 21/5/2012)

3/ BỆNH LYME : NHỮNG RỐI LOẠN KHỚP VÀ THẦN KINH THƯỜNG GẶP
Ngoài érythème migrans, viêm khớp là triệu chứng thường gặp nhất của bệnh Lyme. “ Đó là một sưng viêm của một khớp, điển hình là đầu gối hay mắc cá chân, gây trở ngại nhưng đau vừa phải, và không hủy hoại khớp ”, GS Sibilia (CHU de Strasbourg) đã giải thích như vậy. Đôi khi 2 hay 3 khớp bị thương tổn.
“ Đó là một trong những bệnh viêm khớp hiếm đáp ứng với các kháng sinh, amoxicilline, ceftriaxone hay doxycycline, tùy theo đó là các trẻ em hay người lớn, tùy theo đó là những dạng khớp đơn độc hay kết hợp với những thương tổn thần kinh.” Nếu không đáp ứng với điều trị, trước hết phải nghi vấn về chẩn đoán, và kiểm tra sự hiện diện tồn đọng của vi khuẩn trong khớp. “ Trường hợp vi khuẩn không đáp ứng với kháng sinh rất là hiếm, nhưng việc không tuân thủ điều trị khá thường xảy ra, do đó trong trường hợp không đáp ứng cần cho kháng sinh bằng đường tĩnh mạch.”
“ Với chiến lược này, những thể mãn tính hoạt động thật sự là ngoại lệ, thầy thuốc chuyên khoa khớp đã đánh giá như vậy. Ngược lại, có một nhóm nhỏ các bệnh nhân mà nhiễm trùng vi khuẩn có thể làm phát khởi một đáp ứng miễn dịch khớp sau nhiễm trùng, trở thành độc lập. Trong trường hợp này, điều trị cũng phải nhờ đến những mũi tiêm ngấm corticoides trong khớp, như đối với một bệnh phong thấp (rhumatisme). ”
Bệnh viêm màng não-rễ dây thần kinh (méningoradiculite) chiếm 85% các thương tổn thần kinh cấp tính xảy ra trong 10% các bệnh Lyme thể khuếch tán (maladie de Lyme disséminée). Chứng viêm một hay nhiều rễ thần kinh liên kết đau, cảm giác kiến bò và thường bại liệt mặt hay một chi, là khá điển hình của bệnh. “ Chẩn đoán được xác nhận bằng chọc dò tủy sống cũng cho thấy sự hiện diện của nhiều bạch cầu trong dịch não tủy ”, BS Blanc (CHU de Strasbourg) đã chỉ rõ như vậy. Hiếm hơn, những triệu chứng đau đầu bất thường do viêm các màng não có thể xảy ra.
“ Trong 90% các trường hợp, liệu pháp kháng sinh ceftriaxone bằng đường tĩnh mạch trong 21 ngày đủ để hủy bỏ đau đớn và mang lại sự hồi phục hoàn toàn trong vài tháng. Các di chứng vẫn tồn tại trong 10% các trường hợp và được điều trị triệu chứng.” Đối với thầy thuốc chuyên khoa thần kinh, “ những thể mãn tính rất là hiếm hoi, dưới 1%, nhưng có những chẩn đoán muộn, và những người mà ta bảo là họ bị bệnh Lyme bởi vì có phản ứng huyết thanh dương tính, điều này không đủ. Cũng có những trường hợp rất hiếm hoi những bệnh nhân mà các triệu chứng trầm trọng dần đi và, trên một thể địa thuận lợi, có lẽ phát triển một hiện tượng tự miễn dịch.
Những bệnh nhân khác có những triệu chứng của điều mà ta gọi là một bệnh sau Lyme (maladie post-Lyme). Đối với GS Sibilla, “ đó là những rối loạn thật sự, rất ít đặc hiệu : mệt mỏi mãn tính, những rối loạn thần kinh tâm thần (trí nhớ, sự chú ý), đau xơ cơ (douleurs fibromyalgiques). Đó là điều đã được biết sau tất cả những bệnh nhiễm trùng chứ không riêng gì bệnh Lyme. Vì lý do thận trọng, tôi kê đơn một hay hai liều kháng sinh trong 1 hay 3 tháng, nhưng với một kết quả gần như số không. Có lẽ đó là một rối loạn trung ương vẫn còn không được biết rõ, nhưng bệnh nhân không còn bị nhiễm trùng nữa. Trong thực tế tôi gạt bỏ những chẩn đoán sai lầm về bệnh Lyme nhiều hơn là tôi xác nhận.
(LE FIGARO 21/5/2012)

4/ BỆNH ALZHEIMER LAN TRUYỀN NHƯ MỘT BỆNH NHIỄM TRÙNG
NEUROLOGIE. Một protéine bệnh lý có liên quan trong bệnh Alzheimer đi đến những bộ phận khác nhau của não bộ bằng cách đi từ neurone này đến neurone khác.
Bệnh Alzheimer phát triển như thế nào trong não bộ ? Từ nhiều năm nay, câu hỏi gây tranh luận ở các thầy thuốc chuyên khoa thần kinh. Thật vậy có hai lý thuyết đối đầu nhau. Lý thuyết thứ nhất muốn rằng bệnh lý phát triển một cách độc lập trong cortex entorhinal (một vùng chủ chốt trong trí nhớ) rồi trong hồi hải mã (hippocampe) và sau cùng trong tận vỏ não (néocortex). Lý thuyết thứ hai muốn rằng bệnh lan tràn từ cortex entorhinal đến hai vùng khác này của não bộ. Một công trình nghiên cứu của Hoa Kỳ, được chỉ đạo ở đại học Columbia, củng cố những người bảo vệ lý thuyết thứ hai. Công trình tiết lộ rằng thể bệnh lý của một protéine có can dự trong bệnh Alzheimer (protéine Tau hiện diện bên trong các neurone) lan tràn từ tế bào thần kinh này qua tế bào thần kinh khác từ cortex entorhinal ; một sự lây nhiễm lần lần, hơi giống như cách của một tác nhân gây nhiễm trùng.
SOURIS TRANSGENIQUE.
Để chứng tỏ điều đó, nhóm nghiên cứu đã sử dụng các con chuột transgénique mà não bộ sản xuất thể bệnh lý của protéine Tau, ở cortex entorhinal. Sau đó các nhà nghiên cứu đã truy nã sự xuất hiện của protéine Tau trong các neurone của não bộ của các con chuột, cho đến khi chuột được 22 tháng. Đúng là protéine Tau lan tràn từ cortex entorhinal qua hồi hải mã, đến tận vỏ não. Ở mỗi giai đoạn, các neurone bị thương tổn phát triển những đám rối các sợi (enchevetrements de filaments) khiến chúng bị thoái hóa : một trong những đặc điểm của bệnh Alzheimer, liên kết với sự ngưng kết của các protéine Tau bệnh lý.
Dọc theo circuit cérébral này, các neurone được nối kết và thông với nhau nhờ các synapse. “ Trong vài neurone của vỏ não entorhinal, chúng tôi đã quan sát một sự giảm dung lượng của protéine Tau, rồi một sự tích tụ trong vài neurone của hồi hải mã, Valérie Drouet, một trong các tác giả của công trình nghiên cứu đã chỉ rõ như vậy. Thế mà ta biết rằng những neurone thứ nhất gởi các message cho những neurone thứ hai qua các synapse : vậy rất có thể là protéine Tau lan tràn từ neurone này đến neurone khác qua các khớp thần kinh này.”
“ Nếu, vào những lúc nào đó, protéine Tau bệnh lý nằm ở ngoài các neurone, khi đó nó có thể tiếp cận được bởi phòng vệ tự nhiên của cơ thể, Luc Buée, chuyên gia về bệnh Alzheimer ở Inserm để Lille đã chỉ rõ như vậy. Khi đó ta có thể xét đến việc phát triển những thuốc điều trị có khả năng huấn luyện phòng vệ tự nhiên chống lại nó, và điều này ngay ở giai đoạn đầu xuất hiện bệnh trong cortex entorhinal. ” Nhóm nghiên cứu của ông hiện đang nghiên cứu kỹ thuật được gọi là miễn dịch liệu pháp (immunothérapie) này trên chuột.
(LA RECHERCHE 4/2012)

5/ CHỐNG LẠI CÁC VIÊM GÂN : 3 TIẾN BỘ ĐIỀU TRỊ MỚI NHẤT
GS Jacques Rodineau,thầy thuốc chuyên khoa y khoa vật lý và phục hồi chức năng, cựu chủ tịch Société française de traumatologie, giải thích tác dụng của những điều trị mới nhất được sử dụng chống lại sự biến đổi của các dây gân.
Hỏi : Sự cấu tạo của một dây gân như thế nào ?
GS Jacques Rodieau : Một dây gân (tendon) được cấu tạo bởi những sợi collagène, được sắp xếp một cách song song tạo thành những bó (faisceaux), và những tế bào, những ténocytes. Dây gân cũng bao gồm một contigent nhỏ các sợi đàn hồi.
Hỏi : Với tuổi tác gia tăng, những dây gân của chúng ta bị biến đổi như thế nào và những dây gân đầu tiên bị liên hệ là những dây gân nào ?
GS Jacques Rodieau : Trong ngôn ngữ thông thường, ta nói viêm gân (tendinite), điều này hàm ý những hiện tượng viêm, trong khi thật ra đó là những bệnh dây gân (tendinopathie), không phải là một bệnh lý viêm. Sự xuất hiện những biến đổi là do nhiều yếu tố. Có lẽ có những yếu tố di truyền. Các sợi liên kết mỏng đi, mất tính song song của chúng và tách rời ra khỏi nhau : ta nói là chúng bị rối loạn tổ chức (désorganisation). Collagène của dây gân bị biến đổi. Các dây gân trở nên cứng hơn, do đó dễ bị đứt hơn. Những đây gân bị ảnh hưởng nhất là những dây gân của vai (coiffe des rotateurs), của khuỷu tay (le tennis-elbow) và dây gân Achille.
Hỏi : Ngoài tuổi tác, những yếu tố nào khác có thể gây nên các bệnh dây gân (tendinopathies).
GS Jacques Rodieau : Một sự sử dụng quá mức và lập lại của các dây gân là một yếu tố quan trọng. Đối với vai : những môn thể thao dùng vợt và bóng, được chơi với các bàn tay (volleyball, handball). Đối với khuỷu tay : tennis, đấu kiếm (escrime). Đối với dây gân Achille : chạy đua, nhảy.
Hỏi : Đối với những bệnh nhân không đáp ứng đối với những điều trị quy ước, bao gồm, tùy theo những giai đoạn nghiêm trọng : glaçage, thuốc chống dau, thuốc chống viêm, tiêm ngấm corticoides và vào giai đoạn cuối một sự ngừng hoàn toán các hoạt động, những tiến bộ mới nhất là gì ?
GS Jacques Rodieau : 3 điều trị mới nhất, được cho tùy theo định vị, tầm quan trọng và mức độ thâm niên của bệnh dây gân, cho phép có được một tính hiệu quả lớn hơn. 1. Đối với những dây gân Achille, khuỷu tay và mỏm xương bánh chè : một phương pháp được gọi là travail actif excentrique. 2. Đối với cùng những dây gân cũng như cân lòng bàn chân (aponévrose plantaire) : một điều trị bằng tiêm plasma được làm phong phú bởi những yếu tố tăng trưởng. 3. Đối với hầu hết các dây gân : một điều trị bằng ondes de choc.
Hỏi : Méthode de travail excentrique là gì ?
GS Jacques Rodieau : Phương pháp này gồm, trong 6 đến 12 tuần, những buổi exercice de freinage, được thực hiện mỗi ngày đối với dây gân bị thương tổn. Lúc đầu, những buổi luyện tập được khởi xướng bởi một thầy thuốc kiné, dạy cho bệnh nhân thực hiện chúng một cách đúng đắn. Phương pháp này là phương pháp duy nhất kích thích sự tổng hợp của collagène và cho phép sự tái tổ chức mô của dây gân. Nhiều công trình khoa học được công bố trong những tạp chí y khoa lớn nhất (như Clinical Orthopedics) đã xác nhận những kết quả tuyệt vời ở những bệnh nhân thật sự có động cơ.
Hỏi : Ông hãy giải thích cho chúng tôi điều mà người ta gọi là những “ yếu tố tăng trưởng ” và ta sử dụng chúng như thế nào để điều trị một tendinopathie rebelle ?
GS Jacques Rodieau : Đó là những chất hiện diện trong các tiểu cầu, tác dụng như những chất kích hoạt sự hóa sẹo của các mô khác nhau. Phương thức nhằm lấy máu của bệnh nhân rồi quay ly tâm nó để có được một huyết thanh chứa một nồng độ mạnh các tiểu cầu (không có hồng cầu lẫn bạch cầu). Sau đó huyết thanh được tiêm vào trong hay quanh dây gân. Protocole gồm một hay hai mũi tiêm cách nhau 1 tuần. Nhiều công trình nghiên cứu quốc tế, trong đó có công trình được công bố trong The American Journal of Sports Medicine, báo cáo những kết quả tốt về lâu về dài, nhưng với những tỷ lệ rất thay đổi. Phương pháp này phát triển mạnh nhằm cố gắng làm dễ một sự tái tục nhanh chóng các hoạt động. Nhưng cần nhiều công trình nghiên cứu hơn để tiêu chuẩn hóa và tối ưu hóa những kết quả của nó.
Hỏi : Làm sao thực hiện một điều trị bằng ondes de choc.
GS Jacques Rodieau : Thầy thuốc sử dụng một máy phát ondes de choc. Những làn sóng này được đặt ở dây gân bị bệnh. Mục đích là làm dễ sự hóa sẹo và biến đổi vascularisation của nó, nhưng cách tác dụng không được làm sáng tỏ một cách rõ ràng. 5 đến 6 buổi, với nhịp độ mỗi buổi một tuần, là cần thiết để thu được kết quả. Theo nhiều công trình nghiên cứu, tính hiệu quả lâu dài được chứng minh ở 50 đến 75% các bệnh nhân được điều trị. Nhung kết quả thay đổi tùy theo các dây gân : Achille : 75%, coiffe : 70%, tennis-elbow : 50%. Điều trị này phải được bổ sung bởi một travail excentrique.
(PARIS MATCH 12/4 – 18/4/2012)

6/ BỆNH HƯ KHỚP KHÔNG PHẢI LÀ KHÔNG THỂ ĐẢO NGƯỢC.
Những người bị hư khớp phải chăng họ thật sự không thể tái sinh các sụn bị hỏng của họ ? Các nhà nghiên cứu Californie của Viện nghiên cứu Scripps và của cơ quan Novartis công kích kịch liệt ý tưởng này : họ đã nhận diện một phân tử nhỏ hiện diện tự nhiên trong cơ thể của chúng ta có khả năng kích thích sự sản xuất những tế bào gốc ở những người bị bệnh. Viên ngọc trai hiếm hoi này được gọi là kartogenin. Các nhà khoa học đã phải sàng lọc không dưới 22.000 chất trước khi nhận diện nó !
Keratogenin tác dụng như thế nào ? Trong phòng thí nghiệm khi được đặt vào những tế bào gốc phát xuất từ tủy xương, chất này gây nên sự tạo thành những tế bào sản xuất sụn, những chondrocyte. Còn hơn thế, khi được tiêm vào chuột bị bệnh, keratogenin gây nên sự tái sinh sụn đồng thời làm giảm hiện tượng viem liên kết với bệnh hư khớp. Keratogenin hoạt tính với liều lượng thấp. Vấn đề là còn phải xác nhận rằng nó không có những tác dụng phụ.
(SCIENCES ET AVENIR 6/2012)

7/ BỆNH HƯ KHỚP : CHẲNG BAO LÂU NỮA HAI ĐIỀU TRỊ MỚI ?
GS Francis Berenbaum, trưởng khoa thấp khớp thuộc bệnh viện Saint-Antoine, giải thích nhưng cơ chế tác dụng của các phương thức điều trị đổi mới này.
Hỏi : Có gì mới trong định nghĩa của bệnh hư khớp ?
GS Francis Berenbaum : Từ nay chúng ta biết rằng đó là một bệnh của toàn bộ các bộ phận của khớp, chứ không phải chỉ của sụn. Một bệnh lý rất thường gặp (gây bệnh 6 triệu người ở Pháp), dẫn đến sự thoái hóa, thậm chí sự hủy hoại của sụn và cũng gây thương tổn xương.
Hỏi : Phải chăng ta đã khám phá những nguyên nhân mới, nguồn gốc của bệnh khớp này ?
GS Francis Berenbaum : Bây giờ ta cho rằng có « những hư khớp » chứ không phải « một hư khớp » : ngoài những dạng được biết đến như những dạng hư khớp do một tố bẩm gia đình (une prédisposition familiale), do một chấn thương hay do sự hao mòn vì tuổi tác, ta đã khám phá sự hiện hữu của các hư khớp chuyển hóa (arthrose métabolique) (liên kết với nhiều yếu tố khác nhau như bệnh béo phì, bệnh đái đường, cao huyết áp) và sau cùng những hư khớp tương quan với một rối loạn kích thích tố.
Hỏi : Làm sao ta có thể phân biệt một bệnh hư khớp (arthrose) với một vấn đề khác của khớp như viêm dây gân (tendinite) ?
GS Francis Berenbaum : Chẩn đoán dễ dàng : trên một phim X quang đơn giản, ta xem khoang khớp (espace articulaire) có bị giảm hay không và xem xương có được tạo thành quanh khớp hay không. May mắn là ta dựa vào những phim chụp này, bởi vì việc mô tả các triệu chứng đau không luôn luôn cho phép phân biệt một hư khớp với một viêm dây gân. Dấu hiệu duy nhất cho phép phân biệt lúc thăm khám : trong hư khớp có sự giảm vận động khớp trong khi trong viêm đây gân thì không.
Hỏi : Thường nhất một hư khớp tiến triển như thế nào ?
GS Francis Berenbaum : Tiến triển này không phải giống nhau ở tất cả các bệnh nhân. Trước hết tiến triển đuợc thể hiện bởi những cơn bộc phát đau đớn (moussée douloureuse) có thể kéo dài nhiều ngày đến nhiều tuần. Giữa các đợt bộc phát, sự khó chịu, rất pénible vẫn ở trong tình trạng mãn tính. Đạt đến một giai đoạn tiến triển, bệnh lý này có thể gây nên một phế tật liên kết với định vị, như một tình trạng khó bước. Trong vài trường hợp, sau nhiều năm, hư khớp phá hủy khớp xương.
Hỏi : Mặc dầu ta không chữa lành được bệnh, ta làm thuyên giảm những triệu chứng như thế nào ?
GS Francis Berenbaum : Luôn luôn có cùng các phương sách từ nhiều năm qua : một điều trị không dùng thuốc (làm mất cân đối với những người béo phì, những hoạt động vật lý đặc hiệu) liên kết với những điều trị bằng thuốc (các thuốc chống viêm, tiêm ngấm cortisone, tiêm acide hyaluronique đối với đầu gối). Bất hạnh thay ở một số rất nhiều người bị bệnh hư khớp (arthrosiques) những triệu chứng đau vẫn tồn tại và khớp bị phá hủy. Chính khi đó ta nhờ đến ghép một khớp giả. Khớp giả này sau 15 hay 20 năm cần được thay thế một khớp giả mới.
Hỏi : Những kết quả rất đầy hứa hẹn của các công trình nghiên cứu khiến ta hy vọng sự ra đời những loại thuốc điều trị mới. Cách tác dụng của ranélate de strontium là gì ?
GS Francis Berenbaum : Điều trị nền (traitement de fond) này có mục đích làm chậm lại rất nhiều sự hủy hoại của các mô khớp. Ta đã nhận thấy rằng loại thuốc này, đã được sử dụng trong bệnh loãng xương, có một tác dụng bảo vệ đổi với xương và sụn. Một công trình nghiên cứu được tiến hành trong 3 nằm trên 1371 bệnh nhân bị bệnh hư khớp đã được trình bày trong hội nghị châu Âu về bệnh hư khớp vào tháng 3 năm 2012. Công trình nghiên cứu này đã cho phép chứng thực một sự cải thiện lên các triệu chứng và lên sự hủy hoại khớp. Những kết quả đáng phấn khởi này sẽ được xác nhận trong một tương lai gần đây.
Hỏi : Loại thuốc điều trị mới thứ hai, tanezumab, phải chăng cũng đáng phấn khởi ?
GS Francis Berenbaum : Những công trình nghiên cứu được thực hiện trên hàng ngàn bệnh nhân đã chứng minh một tính hiệu quả đáng chú ý đối với nhiều loại triệu chứng đau khác nhau với kháng thể được mệnh danh là “ anti-NGF ” này (tanezumab). Loại thuốc này làm ngừng hoạt tính của một phân tử có liên quan trong đau đớn. Đó là một điều trị nhằm làm thuyên giảm những người bị bệnh hư khớp đề kháng với những liệu pháp hiện nay. Mặt khác, và một cách nghịch lý, vài trường hợp hiếm hoi trong đó quá trình hư khớp bị gia tốc đã được phát hiện, liên quan đến các chất chống viêm, điều này chống chỉ định việc sử dụng cùng lúc hai loại thuốc này. Những công trình nghiên cứu quốc tế khác đang được tiền hành. Nếu hiệu quả dương tính của chúng được xác nhận, ta có thể hy vọng một sự thương mại hóa ngay năm 2015.
(PARIS MATCH 3/5-9/5/2012)

8/ MỘT TRẮC NGHIỆM CÓ THỂ TIÊN ĐOÁN MỘT NHỒI MÁU CƠ TIM
Khi một nhồi máu cơ tim xảy ra, các tế bào bình thường che phủ mặt trong của các huyết quản (những tê bào nội mô : cellules endothéliales) hiện diện với số lượng nhiều trong tuần hoàn máu. Đó là khám phá đáng ngạc nhiên được thực hiện bởi nhóm nghiên cứu của Eric Topol (Scripps Research Institute, La Jolia, Californie). Trong vòng một nom, các nhà nghiên cứu đã phân tích những mẫu nghiệm máu ở những người được nhập viện sau một nhồi máu cơ tim và đã so sánh chúng với những mẫu nghiệm máu của những người lành mạnh. Sau đó họ đã chứng thực rằng máu của những người bị nhồi máu cơ tim trung bình chứa 19 tế bào nội mô lưu thông trong máu đối với mỗi ml, so với 4 tế bào đối với máu của những người lành mạnh. Ngoài sự gia tăng số lượng những tế bào nội mô, các nhà nghiên cứu cũng đã khám phá rằng những tế bào này trung bình lớn hơn những tế bào của những bệnh nhân lành mạnh và rằng đôi khi chúng có nhiều nhân. Bây giờ các nhà nghiên cứu tìm cách để biết những đặc điểm này có thể được dùng như là cơ sở cho một trắc nghiệm tiên đoán (test prédictif) bệnh nhồi máu cơ tim hay không.
(SCIENCE ET VIE 6/2012)

9/ THUỐC ĐIỀU TRỊ CHỐNG SỐT RÉT TÁC DỤNG ÍT TỐT HƠN.
Ở Đông Nam Á, artémisinine, được bán đại trà chống lại bệnh sốt rét, đã mất tính hiệu quả.
Các nhà nghiên cứu xác nhận điều đó : sự đề kháng đối với loại thuốc điều trị mới nhất còn có hiệu quả chống bệnh sốt rét, đang lan tràn. Xuất hiện cách nay vài năm ở Cambodge, thể trầm trọng này của bệnh sốt rét từ nay lan đến Thái Lan, cho đến tận biên giới Miến Điện. Trong khi cách nay 11 năm, chỉ 0,5% các ký sinh trùng sốt rét được phân lập trên những bệnh nhân Thái Lan đề kháng lâu hơn trung bình với điều trị bằng artémisinine, thì vào năm 2010 tỷ lệ này là 20%. Không có một trường hợp tử vong nào do hiện tượng này đã được báo cáo trong công trình nghiên cứu, nhưng “ chúng ta không biết hậu quả thật sự của sự đề kháng này ở dân chúng ”, Ian Cheeseman, nhà chuyên gia di truyền thuộc Viện nghiên cứu sinh y học Texas đã giải thích như vậy. Ông ta chủ yếu e ngại sự tiến triển của các ký sinh trùng đề kháng ở châu Phi : “ Trong những năm 1980 và 1990, các ký sinh trùng đề kháng với các thuốc điều trị chống sốt rét cũ đã lan tràn trên lục địa châu Phi, điều này đã gây nên một số lượng tử vong khủng khiếp ”. Tuy nhiên tin tốt lành : nhà nghiên cứu đã nhận diện một vùng của génome của ký sinh trùng có liên hệ trọng hiện tượng đề kháng. Có lẽ một giai đoạn mới hướng về những loại thuốc điều trị mới.
(SCIENCE ET VIE 6/2012)

10/ HIỆU QUẢ CỦA ĐỒNG CHỐNG LẠI CÁC VI KHUẨN.
Những kết quả của một thí nghiệm được thực hiện về việc sử dụng đồng chống lại những nhiễm trùng mắc phải ở bệnh viện sẽ được loan báo vào tháng 9 năm nay.
Đó là một première ở Pháp. Từ tháng 10 năm 2011, bệnh viện Rambouillet , trong Yveline, thực hiện một thí nghiệm gây ngạc nhiên : đo tác động của những thiết bị bằng đồng lên tỷ lệ những nhiễm trùng bệnh viện (infection nosocomiale). Các khoa hồi sức và nhi đồng được trang bị bởi những quả đấm cửa, robinet, các thanh giường bằng …bằng đồng ! Vào tháng 9 bệnh viện sẽ loan báo tỷ lệ các nhiễm trùng bệnh viện được đo vào mùa đông vừa rồi có thấp hơn tỷ lệ năm 2011 hay không. Nếu kết quả xác chứng, một kế hoạch quốc gia nhằm trang bị bằng đồng các bệnh viện có thể ra đời.. Theo một công trình nghiên cứu của Hoa Kỳ, kim loại này, do làm giảm thời gian tồn tại và nồng độ của các vi khuẩn đa đề kháng, như tụ cầu khuẩn vàng, sẽ cho phép làm giảm 40% những sự lây nhiễm.
(LA RECHERCHE 6/2012)

BS NGUYỄN VĂN THỊNH
(8/6/2012)

Bài này đã được đăng trong Chuyên đề Y Khoa, Thời sự y học. Đánh dấu đường dẫn tĩnh.

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s