Phát minh mới: BÒ THUỐC – Cuộc cách mạng về dược phẩm

Lần đầu tiên, các nông trang khoa học đã nuôi dưỡngthành công những con bò có thể tạo ra sữa có chứa các protein chữa bệnh được cho người. Các nhà khoa học đang tiến đến một cuộc cách mạng về dược phẩm ?
Nông trang nằm cách thành phố Buenos Aires, Achentina, khoảng 100km về hướng bắc, nhìn bên ngoài thì cũng giống như các trang trại khác. Tuy nhiên, khi lại gần nhìn kỹ thì ta sẽ thấy các nông trang viên đều mặc áo blu trắng, đeo khẩu trang và các con nghé lại được cho bú bằng bình sữa. Cách hành xử này cho thấy đây sẽ trở thành các viện bào chế dược phẩm trong tương lai. Nông trang có diện tích khoảng 550 ha, tại đây Viện công nghệ sinh học Biosidus của Achentina nuôi các con bò đặc biệt. Các nhà nghiên cứu vừa thực hiện vào tháng 3 năm 2007 một điều kỳ diệu đầu tiên trên thế giới: sinh sản 4 con bò nhân giống vô tính chuyển đổi gen. Trong gen di truyền của chúng, các nhà khoa học đã gắn vào một gen điều khiển việc chế tạo insulin người, được dùng để điều trị bệnh đái đường. Một khi trưởng thành, những con bò này sẽ tạo ra sữa mà người ta có thể chiết xuất ra chất insulin quý giá đó. Từ 5 năm nay, Biosidus đã tạo ra một bước đột phá cách mạng : tạo ra những con bò chuyển đổi gen mang trong bộ mã của chúng một loại gen về hormon tăng trưởng của con người. Hormon tăng trưởng này được dùng để điều trị chúng lùn ở trẻ em. Một cuộc thử nghiệm tại Bệnh viện Buenos Aires đã khẳng định hormon được tạo ra trong sữa cũng tác dụng tương tự như hormon của người.

TỈ LỆ NHÂN BẢN THÀNH CÔNG KHÔNG VƯỢT QUÁ 1%
Cách đây 10 năm, việc nhân bản vô tính cừu Dolly đã mở ra con đường nhân bản vô tính các loài thú khác. Hiện nay, sau nhiều thành công trên thế giới về nhân bản dê, thỏ, nhưng việc nhân bản vô tính những con bò này đã mang lại những lợi ích lớn lao cho con người. Tuy nhiên, con đường dẫn đến việc tạo ra những con bò-thuốc vẫn còn dẫy đầy chông gai. Viện Biosidus cho biết tỉ lệ thành công mới chỉ đạt được ở con số rất khiêm tốn là khoảng 1%. Dự án này dự kiến phải tốn đến hàng triệu đô-la mà lợi ích có được sẽ tuỳ thuộc vào mức đầu tư. Viện bào chế hy vọng sẽ giảm được 30% giá thành sản xuất insulin so với công nghệ sản xuất hiện nay. Lợi ích to lớn khác là bò có thể sản xuất được một khối lượng lớn sữa mà người ta có thể chiết xuất ra insulin. Theo TS Carlos Melo, giám đốc điều hành dự án, chỉ cần 25 con bò sữa như Patagonia (tên của bò nhân giống vô tính) là có thể cung cấp đủ lượng insulin cần thiết để điều trị cho tất cả bệnh nhân đái đường của Achentina, có nghĩa là khoảng 150kg insulin mỗi năm.

TA CÓ THỂ CHIẾT XUẤT TỪ SỮA CỦA DÊ CÁI CHUYỂN ĐỔI GEN, MỘT LOẠI PROTÊIN CÓ ÍCH KHÁC
Công ty dược phẩm GTC Biotherapeutics, Hoa Kỳ, thông báo vào cuối năm 2007, họ sẽ tung ra trên thị trường châu Au một loại thuốc có tên gọi là Atryn, có chứa antithrombine alpha. Protein này được chiết xuất từ sữa của dê chuyển hoá gen. Bình thường protêin này được sản xuất một cách tự nhiên trong cơ thể, có tác dụng thải trừ các cục máu đông trước khi chúng có thể gây tác hại cho cơ thể. Thuốc được sử dụng cho những người mà vì bệnh lý di truyền đã không thể sản xuất được protêin này trong cơ thể.
Yêu cầu đầu tiên trước khi thương mại hoá các loại dược phẩm chuyển đổi gen này là phải kiểm tra các nguy cơ liên quan đến sự lây truyền từ thú vật như các prion. Theo TS Jean-Hugues Trouvin, giám đốc kiểm định thuốc và sản phẩm sinh học của Cơ quan kiểm tra vệ sinh y tế Pháp cho biết tất cả các con vật chuyển đổi gen được nuôi trong chu trình khép kín, không tiếp xúc với bên ngoài, nên sẽ không có nguy cơ nào. Các hormon tăng trưởng, insulin và ngay cả các protêin chống ung thư đang làm thủ tục xin cấp phép để có thể tung ra rộng rãi trên thị trường trong thời gian sắp đến.

CHÚ THÍCH ẢNH: Hai mươi lăm “Bò-Insulin” đủ để điều trị tất cả bệnh nhân đái đường của Argentina
Anh 1: Giai đoạn 1: lấy trứng từ trong buồng trứng. Để có được 200 noãn bào cần thiết cho mỗi công trình thử nghiệm, các nhà nghiên cứu đã trích xuất từ khoảng bốn mươi buồng trứng của bò giống Aberdeen Angus. Sau đó, họ chọn lọc những trứng tốt nhất và sau cùng các nhà khoa học rút ra từ mỗi trứng nhân chứa mã di truyền của chúng rồi thay vào đó là tế bào đã chuyển đổi gen.

Anh 2: Giai đoạn 2: Sản xuất phôi bào nhân giống chuyển đổi gen. Sau khi đã gắn vào trong một tế bào bò chuỗi mã di truyền insulin hoặc kích thích tố tăng trưởng của người, các nhà khoa học tiêm tế bào đó vào trong trứng đã rút nhân. Như vậy, họ đã có được các phôi bào biến đổi gen và đưa vào tử cung của bò để mang thai. Tuy nhiên tỉ lệ thất bại vẫn còn khá cao.

Anh 3: Giai đoạn 3: Chăm sóc kỹ các con bê chuyển đổi gen. Môi trường trong sạch, cho bú bằng bình để tránh lây nhiễm, khử trùng lối ra vào của chuồng nuôi, theo dõi 24/24 giờ…

Anh 4: Giai đoạn 4: Thu gom sữa có chứa các phân tử quý giá. Sau 18 tháng, các con bò đã bắt đầu sản sinh sữa và sữa được thu hồi trong chuồng bằng hệ thống xử lý điện cổ điển. Mỗi con bò sản sinh 20 lít sữa mỗi ngày và mỗi lít chứa khoảng 5 gam protêin trị liệu. Các nhà nghiên cứu đánh giá khoảng 25 con bò có thể cung cấp số lượng insulin cần thiết cho bệnh nhân đái đường của một quốc gia 40 triệu dân! Một triễn vọng đầy hứa hẹn.

Anh 5: Giai đoạn 5: Chiết xuất chất protêin-thuốc. Quay trở lại phòng thí nghiệm, các nhà khoa học thực hiện một thao tác trên sữa gọi là sắc ký, cho phép phân tách các thành phần khác nhau. Theo các công đoạn tuần tự, người ta sẽ thu được protêin tinh khiết. Từ đây đến cuối năm 2008, các con bò chuyến đổi gen sinh vào tháng 3 này sẽ tạo ra insulin. Về phần kích thích tố tăng trưởng, cũng sẽ có được bằng công nghệ này và sẽ được thử nghiệm trên lâm sàng ở người tại Achentina.

(Theo ça m’intéresse)
BS NGUYỄN VĂN THÔNG
DrThong007@gmail.com

Bài này đã được đăng trong Khoa học ngày nay. Đánh dấu đường dẫn tĩnh.

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s