Liệu pháp đông lạnh (Cryotherapy)

Tại Cap-Breton trong vùng Landes của nước Pháp, các nhà khoa học đã ứng dụng tính chất kháng viêm và chống đau của lạnh để điều trị cho các vận động viên bị chấn thương trong những căn phòng lạnh đến -110oC.

Từ thời Hippocrate (khoảng 400 năm trước DL) người ta đã biết dùng nước đá để chữa trị chấn thương. Tuy nhiên trước đây chỉ mới sử dụng ở mức độ hạn chế như dùng bịt nước đá để đắp lên chỗ đau cơ do bong gân trật khớp. Chỉ khoảng thời gian gần đây, liệu pháp đông lạnh toàn thân đang nở rộ lên trong thế giới thể thao.
Liệu pháp đông lạnh mà các chuyên gia gọi là “sốc nhiệt” là liệu pháp mà trong đó bệnh nhân được đưa vào trong một phòng đông lạnh trong một khoảng thời gian ngắn (không kéo dài hơn 4 phút) mà không gây thương tổn mô tế bào. Từ “Cryotherapy” xuất xứ từ tiếng Hy Lạp, “cryo” có nghĩa là lạnh và từ “therapy” có nghĩa là chữa lành.
Liệu pháp đông lạnh ra đời đầu tiên tại Nhật Bản vào năm1978. Sau đó, một nhóm khoa học gia người Ba Lan đã nắm bắt ý tưởng này để hình thành “Liệu pháp đông lạnh toàn thân” mà hiện nay đang trở thành liệu pháp vật lý trị liệu đầy hiệu quả. Trung tâm phục hồi chức năng Olympic ở Spala, Ba Lan được khai trương vào tháng 5 năm 2000 đã trở thành trung tâm điều trị chấn thương và phục hồi chức năng cho các vận động viên trên toàn thế giới. Tại Pháp, Trung tâm phục hồi thể thao châu Au (Cers) được thành lập vào năm 2004 tại Cap-Breton trong vùng Landes, được dành riêng để điều trị cho các vận động viên.

Các vận động viên (VĐV) trong trang phục quần tắm (nữ thì thêm áo nịt), tay mang găng, chân đi vớ, mủ trùm đầu, miệng đeo khẩu trang. Trong căn phòng kỳ lạ này, các VĐV bị chấn thương nặng ở khớp, đang ngồi chờ đến lượt mình. Trước tiên, cứ hai người một lượt, vào trong buồng thông áp ở nhiệt độ -60oC rồi sau đó chuyển sang căn phòng lạnh đến -110oC. Thời gian lưu lại trong căn phòng này từ 2-4 phút. Căn phòng khoảng chừng 5m2, bằng gỗ, rất kín trong đó một luồng khí lạnh rất khô lưu chuyển khắp nơi. Bên ngoài, có một chuyên viên điều khiển và theo dõi mọi diễn biến bên trong xuyên qua tấm kính trong suốt. Các VĐV ở bên trong không nhảy múa mà chỉ đi vòng quanh. Cứ mỗi 30 giây loa thông báo cho biết. Khi kết thúc, cửa mở , các VĐV bước ra với làn hơi nước đọng bao phủ quanh người.

Phòng thường được làm lạnh bằng nitơ dạng lõng đến nhiệt độ -110oC. Để khỏi bị đông cứng một số bộ phận nhạy cảm của cơ thể, bệnh nhân được bảo vệ bằng vớ, găng tay, khẩu trang và mũ trùm đầu, phần còn lại bệnh nhân chỉ mặc đồ như đi tắm biển. Thời gian ở trong phòng lạnh chỉ khoảng vài phút. Trong quá trình điều trị, nhiệt độ trung bình của da hạ xuống 12oC trong khi vùng da lạnh nhất nhiệt độ có thể là 5oC. Đây là ngưỡng cần thiết để cho tác dụng chống đau xảy ra. Ở nhiệt độ thấp này, các sợi thần kinh ít bị kích thích và làm giảm sự dẫn truyền thần kinh. Kết quả toàn thân tiếp xúc với lạnh khiến cho toàn thể các thụ thể cảm giác nhiệt ở da bị rối loạn và không truyền được tín hiệu đau về não. Ngoài ra, trong quá trình điều trị, chất endorphine tiết ra làm cho bệnh nhân hết đau tức thì. Về tác dụng chống viêm có thể là do cơ chế co mạch, nghĩa là do các mạch máu bị co thắt, khiến cho các chất gây viêm như prostaglandin và histamin trong máu giảm đi. Kết quả là các khớp bị sưng đã giảm đi.
Liệu pháp đông lạnh toàn thân còn có hiệu quả trong điều trị một số bệnh khác như stress, mất ngủ, thấp khớp, đau cơ khớp, viêm cơ, ngứa và bệnh vẩy nến. Hiệu ứng tức thì của làm lạnh da và chống đau kéo dài khoảng 5 phút nhưng việc phóng thích endorphin lại có hiệu ứng kéo dài. Các nhà nghiên cứu đã thử nghiệm máu bệnh nhân và nhận thấy rằng hiệu ứng chống đau và chống viêm của endorphin vẫn còn hiệu quả sau vài tuần lễ. Các nhà khoa học vẫn còn tiếp tục nghiên cứu những hiệu ứng của sự đông lạnh và phóng thích endorphin.

(Tổng hợp từ Sciences&Avenir và Wikipedia)

BS NGUYỄN VĂN THÔNG
DrThong007@gmail.com

Bài này đã được đăng trong Khoa học ngày nay. Đánh dấu đường dẫn tĩnh.

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s