CHUYÊN ĐỀ PNEUMOLOGIE
1/ VACCIN CHỐNG HEN PHẾ QUẢN DỊ ỨNG
Vaccin chống lại protéine của một acarien.
Để chống lại hen phế quản dị ứng (asthme allergique) và những hậu quả của nó (hách xì, chảy nước mắt, sưng phù các niêm mạc, những vấn đề về giấc ngủ), nói chung ta sử dụng những chất làm giãn các phế quản nhằm cho phép không khí đi qua, đôi khi kết hợp với các corticoides, những chất chống lại sự viêm mãn tính, hậu quả của sự tiếp xúc lặp đi lặp lại của bệnh nhân với chất kích thích nó. Để tránh sự tái phát của hen phế quản, có thể thực hiện một sự giải cảm ứng (désensibilisation) bằng cách cho tiếp xúc dần dần với những lượng ngày càng quan trọng chất kích thích, để có thể phát triển từ từ sức đề kháng.Tuy nhiên, tính hiệu quả vẫn bị hạn chế và rất thay đổi tùy theo những bệnh nhân.
Các nhà nghiên cứu của Inserm de Nantes vừa hiệu chính một vaccin cải tiến chống lại Derft, một trong những dị ứng nguyên thường được gặp nhất ở những người hen phế quản bởi vì được tải bởi acarien Dermatophagoides farinae. Các nhà nghiên cứu đã nghĩ ra một kỹ thuật căn cứ trực tiếp trên ADN của chất gây dị ứng. “ Thay vì cho những trích chất của các dị ứng nguyên (extraits d’allergènes) để làm giảm tính nhạy cảm, chúng tôi đã đi từ những séquences d’ADN đặc hiệu của dị ứng nguyên ”, Bruno Pitard, giám đốc của équipe Innovations en biothérapie, đã giải thích như vậy. Các nhà nghiên cứu đã chọn dị ứng nguyên đặc hiệu này bởi vì hơn một nửa các bệnh nhân dị ứng với acarien sản xuất những kháng thể chống lại nó. Họ đã liên kết những séquence génétique này với một nanovecteur được cấu tạo bởi một polymère tổng hợp. Séquence ADN này, được chuyên chở bởi một loại taxi moléculaire trong những tế bào cơ, đảm bảo sự tổng hợp protéine của dị ứng nguyên, đã cho phép điều hòa đáp ứng dị ứng.
GIẢM TỈNH TĂNG CẢM ỨNG
Vaccin sau đó đã được trắc nghiệm trên một mô hình chuột hen phế quản. Ở con chuột này, vaccin làm phát khởi sự chế tạo các kháng thể đặc hiệu và một đáp ứng tế bào đặc hiệu đối với Derft, như vậy hướng hệ miễn dịch về một đáp ứng không gây dị ứng và bảo vệ khi dị ứng nguyên được gặp lại. 2 mũi tiêm được cho cách nhau 3 tuần đã làm giảm một cách đáng kể tính tăng cảm ứng (hypersensibilité) của đường hô hấp và những nồng độ cytokine viêm hiện diện trong phổi của các con chuột hen không được tiêm chủng. Nhóm nghiên cứu hiện nay đang tiến hành những nghiên cứu bổ sung trước khi bắt đầu những thử nghiệm lâm sàng tương lai trên người.
MỘT KỸ THUẬT AN TOÀN HƠN VÀ HIỆU QUẢ HƠN NHUNG Ở TRÊN CHUỘT
BS Alain Michils là chef de clinique adjoint en pneumologie thuộc Bệnh viện đại học Erasme (ULB, Bỉ).
Hỏi : Tiêm chủng chống lại bệnh hen phế quản, có phải là đổi mới,
BS Alain Michils : Sự giải cảm ứng (désensibilisation), có thể được xem như là một hình thức chủng ngừa, hiện hữu từ hơn một thế kỷ nay. Điều mới ở đây, đó là kỹ thuật được sử dụng, được thiết lập nhằm mang lại một tính hiệu quả lớn hơn và một sự giảm nguy cơ.
Hỏi : Một sự giảm nguy cơ ?
BS Alain Michils : Nếu sự giải cảm ứng (désensibilisation) đặc biệt chậm, đó là bởi vì nó phải cho cơ thể tiếp xúc một cách thận trọng với dị ứng nguyên bình thường vốn gây nên một phản ứng dị ứng quá mức (sur-réaction allergique). Điều đó có thể gây nên không những viêm mũi, hen phế quản, mà còn một choáng phản vệ có thể rất nặng. Chính vì vậy mà ta phải tiến hành nhẹ nhàng. Nhưng đó cũng là một kỹ thuật, bằng tiêm hay thuốc uống, đã chứng tỏ tính hiệu quả của nó. Kỹ thuật được trắc nghiệm ở đây sẽ tránh những tác dụng phụ có thể xảy ra và những thời hạn keo dài này, bằng cách mang trực tiếp vào trong cơ những bộ phận của ADN để gây nên một hiện tượng dung nạp. Khi tiếp xúc cùng dị ứng nguyên, phản ứng dị ứng của cơ thể sẽ bị ức chế. Ta thiết lập một sự cân bằng mới giữa các tế bào lympho T điều hoà (lymphocytes T-régulateur) và Th2, chủ yếu liên hệ trong quy mô của phản ứng dị ứng. Trái lại ta để tăng sinh những Th1, một loại tế bào lympho khác. Chính đó là điều mà sự giải cảm ứng thực hiện một cách từ từ. Và đó cũng là điều mà dường như vaccin này sẽ đạt được trong 3 tuần.
Hỏi : Một vaccin màu nhiệm ?
BS Alain Michils : Chắc chắn là đầy hứa hẹn. Nhưng hiện nay điều đó chỉ hiệu quả ở chuột. Thế mà chúng ta không phải là chuột. Phải còn ít nhất 10 năm nữa trước khi xác nhận những giải pháp khả dĩ có thể sử dụng cho người
(LE SOIR 4/4/2012)
2/ HEN PHẾ QUẢN : NHỮNG KẾT QUẢ ĐÁNG PHẤN KHỞI ĐẦU TIÊN CỦA MỘT VACCIN.
BS Bruno Pitard, Directeur de l’équipe Innovation en biothérapie ở Institut du thorax à Nantes giải thích một kỹ thuật mới sau cùng mang lại hy vọng chữa lành bệnh hen phế quản.
Hỏi : Một hội chứng hen (syndrome asthmatique) xảy ra do cơ chế nào ?
BS Bruno Pitard. Hen phế quản, căn bệnh hô hấp rất thường gặp (ở Pháp 4 triệu người bị bệnh), tương ứng với một tính quá nhạy cảm (hypersensibilité) của các phế quản, gây nên một phản ứng dữ dội ít hay nhiều với sự tiết các chất có khuynh hướng gây viêm (substances pro-inflammatoires). Sự hoạt động của hệ miễn dịch bị rối loạn gây nên một tác dụng có hại lên hai lá phổi. Chuỗi các biến cố này, do làm co các cơ, sẽ gây trở ngại rất nhiều sự hô hấp. Trong đại đa số các trường hợp, hen phế quản là do một đáp ứng không thích hợp (une réponse inappropriée) của hệ miễn dịch.
Hỏi : Những yếu tố phát khởi là gì ?
BS Bruno Pitard. Trong 70% các trường hợp, khởi đầu đó là một phản ứng doi với một dị ứng nguyên (allergène). Trái với một virus hay một vi khuẩn, dị ứng nguyên này hoàn toàn vô hại (pollens, bụi, acariens, lông mèo…). Những yếu tố khác liên quan đến một vấn đề di truyền, một thể địa tố bẩm (terrain prếdisposé). Bệnh hô hấp này ảnh hưởng lên những người trưởng thành cũng như các trẻ em. Ở trẻ em, hen phế quan thường biến mất trước tuổi dậy thì.
Hỏi : Những hậu quả khả dĩ của bệnh lý này trong cuộc sống hàng ngày ?
BS Bruno Pitard. Các cơn hen phế quan có tính chất rất là căng thẳng, khó chịu và gây lo lắng. Các cơn được bắt đầu bằng triệu chứng ho khan, tiếp theo là khó thở rít, nghiêm trọng ít hay nhiều, có thể gây tử vong (250.000 trường hợp tử vong mỗi năm trên thế giới). Các bệnh nhân kêu mất ngủ, mệt và trở ngại lúc gắng sức.
Hỏi : Hiện nay đối với phần lớn những trường hợp do một dị ứng nguyên, những điều trị là gì ?
BS Bruno Pitard. Mục đích duy nhất hiện nay của các điều trị là làm giảm những khó khăn về hô hấp bởi vì điều trị không chữa lành bệnh. Loại thuốc thường được dùng nhất là corticostéroides. Một phương pháp khác được gọi là sự giải cảm ứng (désensibilisation), nhằm tiêm lặp lại dưới da những liều dị ứng nguyên tăng dần. Liệu pháp này, do làm giảm tính tăng phản ứng phế quản (hyperactivité bronchique), sẽ làm giảm những triệu chứng vào lần tiếp xúc sau này với tác nhân gây dị ứng.
Hỏi : Chiến lược mới, lần này nhằm chữa lành là gì ?
BS Bruno Pitard. Mục đích của một phản ứng miễn dịch bình thường là bảo vệ cơ thể chống lại một tác nhân xâm lăng. Để được như vậy, cơ thể “ chế tạo ”, như trong trường hợp bị ký sinh trùng tấn công, những kháng thể thuộc loại E mà ta có thể so sánh với một trung đoàn lính bộ binh. Nhưng, trong trường hợp bệnh hen phế quản, sự sản xuất này, được thực hiện bởi hệ miễn dịch, không được thích đáng, bởi vì trái với một ký sinh trùng, một dị ứng nguyên là hoàn toàn vô hại. Có một sự sai lầm. Chính những kháng thể loại E này là nguồn gốc của phản ứng tăng phản ứng phế quản (réaction d’hyperactivité bronchique) và viêm.
Hỏi : Nhưng một hệ miễn dịch lành mạnh bình thường phải phản ứng như thế nào để chống lại một dị ứng nguyên,
BS Bruno Pitard. Bằng cách sản xuất những kháng thể G, có thể được so sánh với những người lính của một trung đoàn khác : thí dụ của không quân.
Hỏi : Vấn đề cơ bản của bệnh hen phế quản dị ứng vậy hoàn toàn là do một sự rối loạn chức năng của các phòng vệ miễn dịch ?
BS Bruno Pitard. Vâng, chính vì vậy những công trình nghiên cứu của chúng tôi đã tìm cách cải tạo chúng bằng cách làm cho chúng không sản xuất những kháng thể loại E nữa mà là sản xuất những kháng thể loại G. Để được như vậy, chúng tôi đã trích ADN từ một dị ứng nguyên chủ yếu (acarien) và chúng tôi đã đưa nó vào trong một vecteur (loại nanotaxi moléculaire) để tiêm nó vào trong một cơ. Một phương pháp tiêm thường được sử dụng đối với nhiều vaccin. Séquence d’ADN được đưa vào này sẽ hướng hệ miễn dịch để sau đó sẽ sản xuất những kháng thể G hữu ích.
Hỏi. Tôi không hỏi ông giải thích cơ chế, ở đây quá phức tạp đối với những người không trong giới khoa học, nhưng những công trình nghiên cứu của ông đã diễn ra như thế nào ?
BS Bruno Pitard. Những công trình nghiên cứu đã được thực hiện trên chuột với hai mũi tiêm cách nhau 3 tuần. Sau nhiều tháng, chúng tôi đã quan sát thấy các triệu chứng giảm một cách rõ rệt với một mức độ dung nạp rất tốt. Đó là một điều trị nền (traitement de fond), lần đầu tiên tấn công nguyên nhân chủ yếu của căn bệnh.
Hỏi : Khi nào ông tiến hành những công trình nghiên cứu đầu tiên trên người ?
BS Bruno Pitard. Những thử nghiệm khác đang được tiến hành ở động vật để xác nhận những kết quả rất tốt này. Chúng tôi sẽ chuyển qua những công trình nghiên cứu trên người khi vecteur được sử dụng ở chuột sẽ được tổng hợp, để có một chất lượng tương hợp với việc cho vaccin ở người.
(PARIS MATCH 26/4-2/5/2012)
3/ VIỆC SỬ DỤNG KHÁNG SINH CÓ LIÊN HỆ TRONG BỆNH HEN PHẾ QUẢN ?
Docteur Isabelle Tillie-Leblond
Pneumologue, CHU Lille
Từ giữa thế kỷ XX, tần số của các bệnh dị ứng và của hen phế quản đã không ngừng gia tăng trong các nước công nghiệp hóa. Hen phế quản là một bệnh của các phế quản, do sự tương tác giữa một thể trạng di truyền có tính chất làm dễ (cha và/hoặc mẹ bị dị ứng) và một môi trường đặc biệt. Chỉ có những thay đổi trong môi trường của chúng ta mới có thể giải thích sự gia tăng tần số của bệnh hen phế quản trong vòng chưa được một thế kỷ.
Những yếu tố như nhiễm độc thuốc lá (tabagisme) trong tử cung hay sự tiếp xúc với những hạt diesel rõ ràng bị buộc tội trong tiến triển này. Sự việc sống trong những ngôi nhà thường được sưởi ấm quá mức, sự việc đã cho vào nơi cư ngụ chó, mèo và những gia súc khác cũng biến đổi sự tiếp xúc của chúng ta với những dị ứng nguyên (allergène).
Đất nước chúng ta có ưu điểm tuyệt vời là đã làm giảm tỷ lệ tử vong nhi đồng sau khi sinh và những di chứng của nó, nhờ vào những biện pháp vệ sinh đời sống, kháng sinh liệu pháp và các tiêm chủng.
Ngược lại, những công trình nghiên cứu mới đây đã nêu lên vai trò của việc sử dụng paracétamol và/hoặc kháng sinh trong năm đầu tiên của cuộc sống như là yếu tố làm dễ sự xuất hiện của hen phế quản khoảng 5-6 tuổi. Hệ miễn dịch của chúng ta, do không còn phải phòng vệ chống lại những tác nhân nhiễm trùng này, định hướng một cách khác, do đó làm dễ sự xuất hiện một bệnh dị ứng.
Thật ra, những công trình nghiên cứu này đã được tranh luận và những kết luận không theo cùng một chiều hướng. Có thể là vài trẻ có nguy cơ nhạy cảm với các tác nhân vi khuẩn hơn. Các bệnh nhân bị bệnh hen phế quản trong công trình nghiên cứu này đã có nhiều đợt sốt hơn trong thời kỳ thơ ấu, và hai công trình nghiên cứu năm 2008, Úc và Tân Tây Lan (hai nước có những tỷ lệ kỷ lục bệnh hen phế quản), đã không tìm thấy mối liên hệ giữa liệu pháp kháng sinh và bệnh hen phế quản lúc 5 tuổi, khi sự đánh giá nguy cơ có xét đến những yếu tố khác ảnh hưởng lên sự xuất hiện bệnh hen phế quản.
THẾ ĐỊA DI TRUYỀN
Trái lại, sự hiện hữu của các vi khuẩn trong họng của các nhũ nhi 1 tháng sinh ra từ những người mẹ bị hen phế quản (nghĩa là có một thể địa di truyền thuận lợi) làm gia tăng nguy cơ hen phế quản lúc 5 tuổi (từ 10% den 33%), và sự hiện hữu của các vi khuẩn trong nước ối làm gia tăng nguy cơ xuất hiện hen phế quản lúc 15 tuổi từ 2 đến 4,5 lần nhiều hơn. Như vậy, tùy theo thời điểm của cuộc đời, thể địa di truyền (quan trọng đối với hen phế quản), sự tiếp xúc giữa đứa bé và các tác nhân vi khuẩn sẽ làm dễ, hay không, sự xuất hiện của bệnh hen phế quản sau này. Những công trình nghiên cứu này khiến phải xét đến ở những đứa trẻ có nguy cơ việc tiếp xúc sớm với vi khuẩn (trong tử cung hay tháng đầu của cuộc sống). Những kết luận đối với trẻ lớn hơn ít khẳng định hơn. Hợp lý hóa việc kê toa kháng sinh là thiết yếu đối với sức khỏe cộng đồng cũng như đối với cá nhân. Ngược lại, những dữ kiện hiện nay ở đứa bé, không cho phép một cách rõ ràng quy việc cho kháng sinh trong sự xuất hiện sau này của một hen phế quản.
(LE FIGARO 7/6/2010)
4/ NHỮNG NGUYÊN NHÂN NÀO GÂY HO VỀ ĐÊM ?
Docteur Philippe Therriot
Pneumologue (Meaux)
Ho là một phương tiện phòng vệ nhằm khai thông đường dẫn khí khỏi các các chất nhớt (mucosités) làm tắc nghẽn nó. Đó cũng là một phản ứng phản xạ được phát khởi bởi những kích thích khác nhau, như viêm nhiễm, hóa học hay cơ học của cùng những đường dẫn khí này. Ho được xem như là mãn tính nếu nó kéo dài hơn 6 đến 8 tuần. Khi đó ho làm biến đổi chất lượng sống của người ho (“tousseur”) và làm khó khăn cho cuộc sống của những người chung quanh. Sự xuất hiện ho về đêm lại còn làm cho ít có thể chịu đựng được, làm hỏng mất những đêm ngủ, gây khó ngủ và suy nhược thứ phát, khi đó việc tìm ra nguyên nhân càng khẩn cấp nhằm đảm bảo tính hiệu quả của điều trị.
Các loại thuốc có thể là nguyên nhân gây ho về đêm ? Vâng, nhưng những triệu chứng được gọi là do thuốc (toux médicamenteuse) này không có tính chất gì đặc biệt. Ho có thể xảy ra ban ngày cũng như ban đêm, ho xảy ra khi nào không tiên đoán được, thường ho khan và có tính chất kích thích. Hơn 300 loại thuốc có thể là nguồn gốc của chứng ho về đêm này, và thường bị quy kết nhất là những inhibiteur de l’enzyme de conversion de l’angiotensine, được kê đơn để điều trị cao huyết áp hay suy tim. Những loại thuốc này gây ho ở 2 đến 33% các bệnh nhân sau khi dùng thuốc nhưng đôi khi vài tuần hay ngay cả vài tháng sau. Ho thoái lui vài ngày hay tuần sau khi ngừng thuốc, nhưng sự biến mất hoàn toàn đôi khi có thể cần thời gian lâu hơn.
HEN PHẾ QUẢN, MỘT NGUYÊN NHÂN THƯỜNG GẶP.
Thuộc một lớp điều trị tương cận, sartans (inhibiteurs de l’angiotensine II), và trong số chúng olmésartan (Olmetec), cũng có thể bị quy kết gây nên những triệu chứng ho này. Sau cùng các betabloquant, không quên các collyres, có thể gây ho, đặc biệt hơn ở những người bị dị ứng. Tuy nhiên, những loại thuốc này, mặc dầu cần phải được tìm kiếm như là những nguyên nhân tiềm năng của một triệu chứng ho nói chung, nhưng chúng không thuộc vào những nguyên nhân gây ho về đêm.
Hen phế quản, chảy nước mũi sau (rhinorée postérieure) và trào ngược dạ dày thực quản (reflux gastro-oesophagien) vẫn là những nguyên nhân chính gây họ ban đêm. Hen phế quản là một nguyên nhân thường gặp. Thật vậy, bệnh này có thể có một biểu hiện “ gây ho” (tussigène) quan trọng và chính thường về đêm mà cơn ho được biểu hiện, nhất là vào giữa đêm. Để xác định chẩn đoán, phải tìm kiếm những trường hợp phát khởi khác như sự gắng sức, cười hay những yếu tố môi trường. Nói chúng ta tìm thấy một thể địa dị ứng cá nhân hay gia đình. Ho do hen phế quản, thường xảy ra thành cơn, được kèm theo một sự khó thở thở rít, tiếng rít mà ta tìm thấy lúc thính chẩn. Đo hơi thở cho phép xác nhận chẩn đoán nhờ phát hiện một tắc phế quản, có thể đảo ngược với điều trị giãn phế quản (traitement bronchodilatateur).
Một nguyên nhân khác thường gặp của ho về đêm là viêm mũi với nước mũi chảy sau họng, gây ho khi nằm và vào đầu đêm. Loại ho này thường tái xuất hiện vào buổi sáng lúc thức dậy. Ho có thể kèm theo đằng hắng họng, chảy mũi trước hay tắc nghẽn mũi và đôi khi những rối loạn khứu giác. Viêm mũi này có thể xảy ra trong một bối cảnh dị ứng và đáp ứng tốt với những điều trị antihistaminique và với corticoides dùng bằng đường mũi. Viêm mũi cũng có thể là hậu quả của một bệnh do virus ảnh hưởng đường hô hấp trên.
Trong hồi lưu dạ dày thực quản, cũng có ho khan, riêng rẻ, xảy ra sau bữa ăn nhưng cũng xảy ra ban đêm ở tư thế nằm. Ho có thể được kèm theo bởi cảm giác rát bỏng tiêu hóa ở vùng thượng vị hay sau ức và đôi khi có cảm giác nước dãi đắng. Một điều trị thử chống hồi lưu được chủ trương. Một nội soi dạ dày thường cần thiết trong trường hợp viêm thực quản có dấu hiệu nặng hay có những yếu tố nguy cơ, đặc biệt là ở những người trên 50 tuổi.
Dĩ nhiên, phải kể ung thư phế quản (cancer bronchique), có thể được phát hiện bởi triệu chứng ho, nhất là về đêm. Triệu chứng ho này kèm theo ho ra máu và xảy ra ở người thường trẻ tuổi. Những thăm dò nội soi phế quản xác nhận chẩn đoán. Việc cho một câu trả lời y khoa cho một vấn đề ho về đêm do đó cần một sự tìm kiếm chính xác và nghiêm túc, bằng vấn chẩn xác định những đặc điểm của triệu chứng ho này ; thời điểm xảy ra cũng là một yếu tố quan trọng để nhận diện một nguyên nhân. Điều trị, khi đó hướng theo nguyên nhân, sẽ càng có hiệu quả, đồng thời tránh điều trị chống ho không hợp lúc và thường không có hiệu quả.
(LE FIGARO 2/5/2011)
5/ NHỮNG PISCINE CHLOREE CÓ GÂY NÊN NHỮNG NGUY CƠ HÔ HẤP ?
Được cụ thể hóa do việc hít những chất khí phát xuất từ các hơi chlore bốc lên, trộn lẫn với những chất hữu cơ, đặc biệt là azote (chất này phát xuất từ những sản phẩm thoái hóa của da, của nước dãi và nước tiểu), trong các bể tắm công cộng, nguy cơ phát khởi những hiện tượng viêm ở đường dẫn khí và tăng cường bệnh lý hen phế quản ở những người có tố bẩm, ngày nay dường như đã được xác nhận. Ngoài ra tính thích đáng của vấn đề này ngày càng tăng thêm, nhất là do sự kiện nước Đức đã đình chỉ vào cuối năm 2010 những chương trình em bé bơi (bébés nageurs) của họ.
Mặc dầu, cách nay khoảng 10 năm, những công trình nghiên cứu khác nhau, được tiến hành ở những người bơi đua (nageurs de compétition), ước tính những người có triệu chứng hen phế quản từ 30 đến 70%, nhưng cần đặc biệt phê phán đối với những dữ kiện này. Và điều đó thật dễ hiểu, trong nhiều môn thể thao được thực hành ở trình độ cao, như đua xe đạp, ski de fond, ta nhận thấy những tỷ lệ không phải là ít những người bị hen phế quản. Một mặt, cố gắng hô hấp, mạnh và kéo dài trong khí lạnh hay kích thích, có khả năng làm gia tăng hệ thống cơ trơn (musculature lisse) của các phế quản và gây nên hen phế quản ; mặt khác, vài vận động viên thể thao trình độ cao, đặc biệt bị theo dõi và muon được đứng đầu, đôi khi thấy có lợi khi tuyên bố bị hen phế quản và như vậy nhận được những tác dụng của Ventoline lên những hiệu năng của họ.
MODERER LA FREQUENCE
Hen phế quản gây nên bởi gắng sức rất thông thường và sinh lý bệnh của nó được giải thích bởi tình trạng mất nước của đường hô hấp do tăng thông khí trong khí lạnh. Chính vì vậy bơi lội đã luôn luôn được khuyên cho những người bị hen phế quản mong muốn chơi thể thao, vì piscine thích ứng hơn với khí nóng và ẩm của nó. Những dữ kiện của hai công trình nghiên cứu lớn được công bố năm 2000 bởi nhóm nghiên cứu của Alfred Bernard của đại học Louvain, soi sáng cho chúng ta. Công trình nghiên cứu thứ nhất, được công bố trong European Respiratory Journal năm 2010, đã khảo sát bệnh sử của 430 trẻ trong lớp mẫu giáo. Những đứa trẻ này được chia thành hai nhóm, những trẻ ít hay không lui tới piscine trong hai năm đầu và những trẻ đã lui tới nó hơn 20 giờ trong cùng thời kỳ. Kết quả : nguy cơ bị viêm tiểu phế quản (bronchiolite) trong thời kỳ thơ ấu khác nhau tùy theo tầm quan trọng của sự lui tới bể tắm. Nguy cơ này 4,5 lần lớn hơn ở những bébés nageurs của công trình nghiên cứu.
Công trình nghiên cứu thứ hai, được công bố tháng 9 năm 2009 trong Pediatrics, đã quan tâm đến 847 thiếu niên từ 13 đến 18 tuổi. Công trình này đánh giá nguy cơ bị hen phế quản tùy theo thời gian lui tới piscine. Ta nhận thấy một nguy cơ gia tăng bị hen phế quản (có khả năng 10 lần lớn hơn) ở những thiếu niên đã lui tới hơn 1000 giờ. Tuy vậy, sự gia tăng nguy cơ này đặc biệt rõ ràng ở những thiếu niên có tố bẩm, nhất là những thiếu niên có một dị ứng hô hấp. Đặc biệt hơn trong một piscine mà phương thức khử trùng dựa trên một hệ thống bạc đồng chứ không phải là chlore, công trình nghiên cứu không phát hiện sự gia tăng nguy cơ này.
Có cần phải nhắc lại rằng bơi lội có nhiều tình tốt và, và đó là điều nghịch lý, nhất là ở người bị hen phế quản vì lẽ bơi lội làm phải thở trong không khí nóng. Vì thế không nên cấm bơi lội ở những người có tố bẩm, nhưng tiết chế tần số vì lẽ nguy cơ, nếu lui tới nhiều, dường như được xác nhận. Ở những em bé, trong trường hợp tiền sử gia đình rất rõ rệt hay khi trẻ đã bị tiểu phế quản hay khi bố mẹ nghi vấn về khả năng biến con mình thành một bébé nageur, điều hợp lý là yêu cầu họ trì hoãn dự định này.
(LE FIGARO 19/9/2011)
6/ LIỆU PHÁP VẬN ĐỘNG (KINESITHERAPIE) CÓ HIỆU QUẢ TRONG VIÊM TIỂU PHẾ QUẢN (BRONCHIOLITE) ?
Professeur Christophe Delacourt
Service de pneumologie pédiatrique
Hôpital Necker-Enfants malades, Paris
Bệnh viêm tiểu phế quản cấp tính (bronchiolite aigue) là một nhiễm trùng do virus gây bệnh cho các nhũ nhi. Do là một vấn đề y tế công cộng thật sự, vì mỗi năm khoảng 450.000 trẻ em bị bệnh này. Các bệnh nhi có triệu chứng ho, khó thở với cường độ thay đổi và thở rít. Những triệu chứng khó thở quan trọng nhất được quan sát trước 6 tháng, và đặc biệt là trước 3 tháng. Cần khám bệnh để đánh giá mức độ dung nạp của đứa bé đối với bệnh viêm tiểu phế quản mà nó mắc phải. Tuy nhiên nhiên trong đại đa số các trường hợp, sự nhập viện không cần thiết.
Không có điều trị đặc hiệu của bệnh viêm tiểu phế quản. Những kháng sinh không có lợi ích vì lẽ tác nhân nhiễm khuẩn là một virus. Vậy những biện pháp được chủ trương nhằm cải thiện sự thoả mái của đứa bé, trong lúc chờ đợi sự chữa lành tự nhiên của tình trạng nhiễm trùng. Tiến triển tự nhiên di qua một giai đoạn gia tăng các triệu chứng trong hai đến ba ngày, trước một giai đoạn cải thiện diễn ra chậm từ 5 đến 7 ngày. Virus, nguyên nhân của viêm tiểu phế quản, đồng thời gây nhiễm đường hô hấp trên (mũi ; họng) và dưới (phế quản). Virus gây nên một sự tăng tiết quan trọng, góp phần làm tắc nghẽn không những các phế quản, mà còn cả mũi nữa. Những hậu quả đối với đứa bé sẽ là một sự hấp thụ oxy khó khăn hơn, do đó để thích ứng, đứa trẻ phải thở nhanh hơn. Khi sử khó thở trở nên quan trọng, nó ảnh hưởng lên khả năng dinh dưỡng của đứa bé : bú sữa bình ít tốt hơn và mửa dễ dàng hơn.
Vậy những biện pháp điều trị nhằm khai thông mũi trước mỗi lần cho bú bằng sérum sinh lý và chia nhỏ các bữa ăn nghĩa là cho những phần ăn ít hơn thường lệ nhưng với một nhịp đó thường xuyên hơn.. Kinési hô hấp thường được chỉ định để làm dễ sử khai thông các phế quản. Tuy nhiên vị trí của nó rất được bàn cãi, và nhiều société savante không khuyến nghị thực hiện nó một cách hệ thống. Thí dụ Viện hàn lâm nhi khoa Hoa Kỳ nhấn mạnh rằng những bất tiện của liệu pháp vận động (kinésithérapie)(gây căng thẳng cho đứa bé, phí tổn đối với xã hội) là trên những lợi ích tiềm tàng của nó. Ngay ở Pháp, sự nhất trí, được xác lập vào năm 2000, xác nhận rằng liệu pháp vận động không được chỉ định một cách hệ thống mà tùy thuộc vào tình trạng lâm sàng của đứa bé, nghĩa là tùy thuộc vào mức độ ứ tiết phế quản của nó. Tuy nhiên sự nhất trí này lấy làm tiếc về việc thiếu những công trình nghiên cứu được thực hiện tốt để cho phép đánh giá tính hiệu quả thật sự của phương pháp thực hành này.
3 BUỔI MỖI NGÀY
Từ nay chúng ta có được một công trình nghiên cứu như thế. Công trình này đã được điều phối bởi BS Gajdos (thầy thuốc nhi khoa, Antoine-Béclère) và được thực hiện ở nhiều bệnh viện của Ile-de-France. Gần 500 trẻ được nhập viện vì viêm tiểu phế quản đã tham dự vào công trình nghiên cứu này, với sự đồng ý của bố mẹ chúng. Một nửa trong số những đứa trẻ này đã nhận 3 buổi liệu pháp vận động mỗi ngày phối hợp với điều trị khai thông đường hô hấp trên và một nửa kia chỉ được điều trị khai thông đường hô hấp trên. Chung cuộc, cả hai nhóm đã lành bệnh với cùng mức độ nhanh chóng, gợi ý rằng kiné hô hấp không làm tăng nhanh tiến triển tự nhiên của viêm tiểu phế quản. Kết quả này rất quan trọng bởi vì nó tăng cường ý niệm cho rằng kiné hô hấp không có sự biện minh để được chỉ định một cách hệ thống ở mọi nhũ nhi với viêm tiểu phế quản.
Ngược lại công trình nghiên cứu này không có nghĩa là kiné hô hấp là vô ích ở mọi trẻ. Các nhà lâm sàng đã quan sát thấy một sự cải thiện quan trọng sau kini hô hấp, khi có một sự ứ tiết phế quản quan trọng lúc ban đầu. Chưa có những khuyến nghị nhất trí mới về những chỉ định của kiné hô hấp, nhưng ngày từ bây giờ ta có thể đề nghị những kê đơn hợp lý. Kiné hô hấp có vẻ thừa ở những trẻ có một viêm tiểu phế quản thể nhẹ với một mức độ dung nạp tốt. Những biện pháp đơn giản nêu trên là đủ, phối hợp với những lời dặn dò thăm khám lại trong trường hợp gia tăng các triệu chứng. Cũng cần ngừng tình trạng nhiễm độc thuốc lá thụ động, một yếu tố gia trọng đã được chứng tỏ. Kiné hô hấp có lẽ phải dành cho những nhũ nhi, lúc khám lâm sàng, có một ứ tiết phế quản rõ ràng, với một ảnh hưởng đáng kể lên sự dung nạp (hô hấp nhanh, giảm bù). Trong những tình huống này, công tác của người thực hiện kiné không chỉ hạn chế vào những buổi khai thông đường khí, mà còn góp phần một cách quan trọng vào việc theo dõi sát những nhũ nhi này.
(LE FIGARO 10/1/2012)
7/ VIÊM TIỂU PHẾ QUẢN (BRONCHIOLITE) : LIỆU PHÁP VẬN ĐỘNG (KINESITHERAPIE) KHÔNG GÂY NGUY CƠ
40% các trẻ dưới 1 tuổi bị chứng bệnh viêm tiểu phế quản.
Như mỗi độ thu về, dịch bệnh viêm tiểu phế quản gây bệnh cho các nhũ nhi. Bệnh viêm tiểu phế quản là một nhiễm trùng hô hấp của các tiểu phế quản do các virus rất lây nhiễm. Bệnh này ảnh hưởng lên 30% đến 40% những nhũ nhi dưới 1 năm. Thường thường bệnh hiền tính và chỉ đòi hỏi bố mẹ sự kiên nhẫn bởi khi thấy con mình thở khó khăn. Nhưng bệnh viêm tiểu phế quản. cũng tỏ ra nghiêm trọng hơn, với những hậu quả về lâu về dài lên sức khỏe hô hấp.
Viêm tiểu phế quản gây tắc đường hô hấp bằng một nút nước nhầy (bouchon để mucus), ngăn cản phổi trao đổi một cách đúng đắn oxy bên ngoài với máu của cơ thể ; sự thực hiện liệu pháp vận động (kinésithérapie) nhằm giúp các nhũ nhi khạc điều làm tắc nghẽn các phế quản của chúng, đã được thử từ những năm 60. “ Nhưng vấn đề là ta đã thực hành trên các nhũ nhi, trong những nước anglo-saxon và ở Pháp, những kỹ thuật được dựa trên những kỹ thuật hữu ích cho người lớn. Thế mà phổi của các nhũ nhi không giống với người lớn ”, GS liệu pháp vận động Guy Postiaux thuộc khoa nhi của Grand Hôpital de Charleroi đã giải thích như vậy. Thế mà ta vừa thực hiện công trình nghiên cứu đầu tiên cho thấy tính hiệu quả của một kỹ thuật mới đối với những trẻ nhỏ mà không gây nguy hiểm.
Được công bố trong tạp chí quy chiếu Hoa Kỳ Respiratory Care, công trình nghiên cứu cho thấy một sự cải thiện tình trạng của các nhũ nhi 2 giờ rưỡi sau khi sử dụng kỹ thuật mới này, cũng như một sự giảm số ngày nhập viện từ 7 xuống còn 5 ngày. Kỹ thuật này ít thô bạo hơn nhiều so với kỹ thuật đang thịnh hành ở Pháp, bất hạnh thay vẫn còn được sử dụng. Ở Pháp kỹ thuật viên kiné thực hiện một sự ép bóp nhanh ngực-bụng (pression thoraco-abdominale) bằng tay, thậm chí mạnh lên cả hai lá phổi. Sự sự ép bóp này có thể mạnh đến độ gây gãy xương sườn, mửa và bất ổn định hô hấp khiến phải ngừng điều trị, GS Postiaux đã giải thích như vậy. Ngoài ra một công trình nghiên cứu ở Pháp mới đây đã cho thấy rằng kỹ thuật này không làm thuyên giảm các bệnh nhân nhỏ tuổi. Mối nguy hiểm không phải là không đáng kể, vì lẽ khí quản của nhũ nhi không cũng như khí quản của người lớn và do đó có thể gây nên một sự tăng áp lực trong hai lá phổi nhỏ.
Ngoài ra, kỹ thuật này đã được đánh giá là nguy hiểm bởi Centre belge d’expertise des soins de santé trên cơ sở nhiều công trình nghiên cứu, vài công trình ngay cả đã xem kỹ thuật này như là sự ngược đãi trẻ em (maltraitance), tương tự với “ syndrome du bébé secoué ”.
Trái lại, kỹ thuật cải tiến được sử dụng ở Charleroi phối hợp một kỹ thuật thở ra chậm với sự kích thích ho. “ Điều được thực hiện trong một khoảnh khắc thô bạo với kỹ thuật cần phải được cấm chỉ thi ở đây được thực hiện trong nhiều phút. Những bàn tay của kỹ thuật viên kiné theo một cách chăm chú đặc điểm hô hấp của mỗi đứa bé. Trước khi thực hiện liệu pháp vận động hô hấp, hãy cho trẻ hít một dung dịch ưu trương nhằm làm giảm phù nề được tạo nên trong phổi.” Kỹ thuật cải tiến này cải thiện một cách đáng kể những triệu chứng của viêm tiểu phế quản. Mặc dầu những kết quả này vẫn còn khiêm tốn. Và chính GS Postiaux cũng chấp nhận rằng chỉ có một công trình nghiên cứu trên một số lượng lớn hơn các bệnh nhân trong những nước khác nhau mới có thể chứng to lợi ích của viec thực hiện liệu pháp vận động chống bệnh viêm tiểu phế quản.
KINESITHERAPIE CHỈ HIỆU QUẢ CHỐNG LẠI BỆNH VIÊM TIỂU PHẾ QUÂN THỂ TRUNG BÌNH.
Điều quan trọng cần nhấn mạnh là công trình nghiên cứu này, dựa trên những kỹ thuật mới, chỉ có lợi ích đối với viêm tiểu phế quản trung bình (bronchiolite modérée).
Đối với viêm tiểu phế quản nhẹ hay hiện tính (bronchiolite légère ou bénigne), hoặc 40% các trường hợp, vận động liệu pháp không hữu ích và không nên thực hiện, theo GS Postiaux. Trong trường hợp này, tần số hô hấp vẫn dưới 40 lần mỗi phút, mức độ bảo hòa oxy vẫn trên 92% và đứa bé vẫn ăn uống.
Đối với viêm tiểu phế quản thể nang (bronchiolite sévère), chỉ liên hệ 3% các trường hợp, nhập viện là cần thiết. Điều trị có tính cách bảo tồn : oxy, cung cấp dịch, thậm chí, trong những trường hợp nặng nhất, thông khí cơ học. “ Vận động liệu pháp không những vô ích mà còn nguy hiểm đối với những bệnh nhân này. Xét vì tình trạng nghiêm trọng của các trẻ bị bệnh, chúng không thể chịu được sự vận động này mà không có nguy cơ ”, GS Postiaux đã giải thích như vậy. Lúc đó tần số hô hấp trên 60 lần mỗi phút và độ bảo hòa đã sụt dưới 80%. Không thể ăn uống được.
Chính trong viêm tiểu phế quản trung bình, tần số hô hấp giữa 40 và 60, mà kỹ thuật này có thể mang lại lợi ích. Đối với thầy thuốc chuyên khoa, kỹ thuật có thể được thực hiện ở nhà bệnh nhân, điều này có thể làm giảm những trường hợp nhập viện vô ích.
(LE SOIR 22/12/2012)
8/ BỆNH PHẾ QUẢN PHỐI TẮC MÃN TÍNH : 680.000 NGƯỜI BỊ BỊ BỆNH, NHƯNG MỘT NỬA KHÔNG HAY BIẾT
Trên 680.000 người Bỉ bị bệnh bệnh phế quản phối tắc mãn tính (BPCO : bronchopneumopathie chronique obstructive), hết một nửa không hay biết mình bị bệnh. Phần lớn các bệnh nhân không nhận thấy rằng triệu chứng ho và đờm khạc của họ đã thay đổi tính chất so với triệu chứng ho buổi sáng thường ngày hay với triệu chứng ho của một cảm lạnh tầm thường. Các triệu chứng của BPCO gồm có khó thở, ho mãn tính và khạc đờm phát xuất từ những đường hô hấp dưới. Những nguyên nhân đầu tiên là nhiễm độc thuốc lá, nhưng đó không phải là những nguyên nhân duy nhất ”, GS Guy Brusselle, thầy thuốc chuyên khoa về phổi, điều khiển laboratoire de recherche translationnelle sur les maladies pulmonaires thuộc đại học Gand, đã giải thích như vậy.
MỘT SỰ TIẾN TRIỂN ÂM THẦM
Recherche translationnelle, như tên chỉ rõ, nhằm áp dụng vào y khoa những kết quả khoa học của nghiên cứu cơ bản. Nhà nghiên cứu, GS Brusselle, vừa nhận giải BPCO của Société européenne de pneumologe, dành một công trình nghiên cứu cải tiến và có một hậu quả đáng kể lên điều trị bệnh nhân. Đó là lần đầu tiên mà một giải thưởng được trao cho một nhà nghiên cứu người Bỉ.
Những công trình nghiên cứu của GS Brusselle đã cách mạng hóa cái nhìn về căn bệnh này : “Theo truyền thống, ta hằng nghĩ rằng sự suy tàn gia tăng của phổi là nguyên nhân của bệnh BPCO. Một nhóm quốc tế những nhà nghiên cứu, trong đó có labo của tôi tham dự, đã phát hiện những nguyên nhân di truyền gây nên sự mất chức năng phổi. Nhiều gène rất quan trọng để tạo thành những đường hô hấp, không những ở giai đoạn phôi thai, mà còn ở thời kỳ thiếu niên hay khi là người trưởng thành trẻ tuổi. Những nguyên nhân khác với những nguyên nhân di truyền đã được chứng minh, như sự nhiễm độc thuốc lá của người mẹ trong thời kỳ thai nghén, thậm chí sự tiếp xúc thụ động của bà mẹ này với khói thuốc. Và sự thiếu hụt vitamine A ở những dân tộc thiểu số cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh.”
Giáo sư Brusselle chủ yếu phát hiện sự tiến triển âm thầm của căn bệnh : “ Nếu hai lá phổi của các bên đã phát triển một cách bình thường, ở tuổi 20, các bạn ở mức 100% capacité pulmonaire của các bạn. Dĩ nhiên capacité này sẽ suy tàn với thời gian. Nhưng nếu capacité này, vì một loạt các nguyên nhân, bị làm giảm bởi bệnh BPCO, các bạn bắt đầu từ 80% hay 70% của capacité. Ở giai đoạn này, điều đó không gây nên một sự trở ngại rõ ràng, nhưng điều đó sẽ được cảm thầy dần dần. Và một ngày nào đó, chiếc cầu thang trước đây không làm cho bạn sợ giờ đây sẽ khiến bạn bị khó thở. Nhưng phần lớn các bệnh nhân đổ lỗi điều đó cho một sự hạn chế tạm thời và chỉ đi khám bệnh khi sự trở ngại trở nên nghiêm trọng. Điều này càng trầm trong khi hiện nay không có điều trị chống lại bệnh này, chỉ có điều trị triệu chứng mà thôi. Ta có thể làm giãn các phế quản, nhưng ta không thể làm gì để chống lại sự tiến triển của bệnh cũng như ngay cả để làm giảm tỷ lệ tử vong.”
Theo OMS, căn bệnh này gây hơn 6% những trường hợp tử vong ở người đàn ông và 4% ở phụ nữ và con số này tăng gấp 3 giữa năm 1965 và 1998.
(LE SOIR 18/1/2011)
9/ FIBROSE PHỐI : SAU CÙNG MỘT ĐIỀU TRỊ CÓ HIỆU QUẢ !
GS Dominique Valeyre, pneumologue của bệnh viện Avicenne de Bobigny giải thích bước tiến quan trọng tạo nên một bước ngoặt trong điều trị bệnh xơ hóa phổi không rõ nguyên nhân (fibrose pulmonaire idiopathique).
Hỏi : Bệnh xơ hóa phổi không rõ nguyên nhân (fibrose pulmonaire idiopathique) gây thương tổn phổi như thế nào ?
GS Dominique Valeyre. Đó là một bệnh nguy hiểm tác động lên khung phổi (charpente pulmoanire), mô nâng đỡ cho phép sự thông khí của các phế bào và đảm bảo sự trao đổi oxy giữa phổi và tuần hoàn máu. Xơ hóa phổi gây nên suy hô hấp tiến triển chậm. Nhiều chục ngàn người ở châu Âu mắc phải bệnh lý này (trong đó 3000 đến 5000 trường hợp mới mỗi năm ở Pháp).
Hỏi : Những triệu chứng nào khiến phải tìm kiếm chẩn đoán ?
GS Dominique Valeyre : Có hai triệu chứng chính. 1. Khó thở tiên triển trong nhiều tháng với một sự giảm rõ rệt nhưng năng lực hô hấp khi gắng sức. 2. Ho khan dai dẳng, nhưng không hề bị sốt. Đỉnh cao của tần số của bệnh này, chủ yếu gây bệnh cho những người hút thuốc, được quan sát ở khoảng 65 tuổi. Đó là một bệnh lý rất nghiêm trọng bởi vì nó làm giảm hy vọng sống (espérance de vie) (với những dị biệt rất lớn tùy theo các cá thể) và dần dần gây nên một phế tật vật lý.
Hỏi : Làm sao đảm bảo một cách chính xác chẩn đoán này ?
GS Dominique Valeyre. Chẩn đoán dựa trên 3 tiêu chuẩn. 1.Một scanner cho một hình ảnh đặc hiệu của xơ hóa (ở 70% các bệnh nhân). 2. Trong trường hợp nghi ngờ lâm sàng, với một scanner không đủ điển hình (30% các bệnh nhân), ta nhờ đến sinh thiết phổi bằng ngoại khoa. 3. Một sự loại bỏ tất cả những bệnh lý khác có cùng những triệu chứng (như một abestose do amiante).
Hỏi : Ta biết nguồn gốc của bệnh xơ hóa phổi này như thế nào ?
GS Dominique Valeyre. Trong 5 đến 15% các trường hợp, trong đó xơ hóa phổi có thể gây bệnh cho nhiều thành phần của một gia đình, có một tố bẩm di truyền (prédisposition génétique). Trên thể địa này, thuốc lá làm gia tăng một cách đáng kể nguy cơ xuất hiện bệnh xơ hóa phổi. Đối với những trường hợp khác, ta không biết được nguyên nhân.
Hỏi : Ta điều trị những bệnh nhân này như thế nào ?
GS Dominique Valeyre. Điều trị duy nhất có hiệu quả lên sự sống còn rất là nặng nề vì lẽ đó là một ghép phổi. Tuy nhiên, trước khi thực hiện phẫu thuật này, trong vài trường hợp ta cho một phối hợp cortisone, các thuốc làm suy giảm miễn dịch và N-acétylcystéine. Nhưng ta đang xem xét lại tính hiệu quả thật sự của tam liệu pháp này và những tác dụng phụ của nó (lên cân, cao huyết áp, đái đường). Những điều trị khác gồm có cho oxy và điều trị những bệnh liên kết (hồi lưu dạ dày, ngừng thở ngắn lúc ngủ). Ở những bệnh nhân này, cũng cần thiết ngăn ngừa sự xuất hiện của những nhiễm trùng bằng vaccin. Ta cũng cố cải thiện chất lượng sống bằng những buổi phục hồi chức năng hô hấp.
Hỏi : Để tránh phải ghép phổi, phải tìm ra một điều trị. Tác dụng của pirfénidone, thuốc xuất hiện trên thị trường châu Âu, là gì ?
GS Dominique Valeyre. Đó là một thuốc chống xơ hóa (antifibrosant), được cho bằng đường miệng và làm giảm một cách hiệu quả tiến triển của bệnh, bằng cách làm chậm sự tạo thành quá mức mô sợi trong phổi. Sản phẩm này vừa nhận được giấy phép thương mãi hóa (AMM : autorisation de mise sur le marché) ở Ẩn Độ, Nhật Bản và châu Âu. Ở Pháp, sẽ còn phải đợi vài tháng trước khi được sử dụng
Hỏi : Nhiều công trình nghiên cứu phải chăng đã nêu lên những tác dụng phụ ?
GS Dominique Valeyre. Cho đến nay, các công trình nghiên cứu đã được thực hiện trên hàng trăm các bệnh nhân, ở một giai đoạn ít tiền triển của căn bệnh cực nặng này. Các kết quả cũng đề cập đến trong vài trường hợp hai tác dụng phụ : những rối loạn tiêu hóa và tính nhạy cảm với ánh sáng (photosensibilité). Tất cả những biến chứng này mới đây đã được công bố trong tạp chí khoa học “ The Lancet ”.
Hỏi : Hiện nay có những thử nghiệm khác để điều trị thể bệnh xơ hóa này không ?
GS Dominique Valeyre. Một công trình nghiên cứu đang được tiến hành với acétylcystéine, lần này được cho riêng rẻ không phối hợp với cortisone và những thuốc làm suy giảm miễn dịch. Nhiều thuốc khác cũng đang được thử nghiệm. Sự xuất hiện của pirfénidone đánh dấu một kỷ nguyên mới trong nghiên cứu những điều trị chống lại bệnh xơ hóa phổi không rõ nguyên nhân (fibrose pulmonaire idiopathique).
(PARIS MATCH 23/6 – 19/6/2011)
10/ VIÊM PHỔI GÂY TỬ VONG CHO MỘT BỆNH NHÂN TRÊN 5 NGƯỜI BỊ BỆNH.
Theo một công trình nghiên cứu mà các kết quả vừa được công bố nhân hội nghị IDSA ở Boston, cứ 5 bệnh nhân trên 50 tuổi được đưa vào khoa điều trị tăng cường ở Bỉ thì có một chết vì bệnh viêm phổi. Theo các chuyên gia, điều đó nhấn mạnh sự cần thiết xét đến ở những bệnh nhân có nguy cơ việc tiến hành tiêm chủng chống phế cầu khuẩn. Một vaccin mới có trên thị trường ở Bỉ từ 10 ngày qua có thể giúp điều đó.
Tất cả các viêm phổi không phải đều gây nên bởi phế cầu khuẩn, nhưng vi khuẩn này hiện diện trong 8 trường hợp trên 10. Phế cầu khuẩn (pneumocoque) hiện diện ở ¼ những người khỏe mạnh, ở miệng, mũi và hầu. Ở một ký chủ nhạy cảm, phế cầu khuẩn có thể gây nên những nhiễm trùng, hoặc ở đường hô hấp (viêm phổi), hoặc trong tai (viêm tai), hoặc trong tuần hoàn máu (viêm màng não, vi khuẩn huyết).
Vaccin chống phế cầu khuẩn, chỉ bảo vệ một phần chống lại vài giống gốc phế cầu khuẩn (hiện nay có 13 souche), là một phần của những khuyến nghị tiêm chủng ở các trẻ em. Một vaccin khác dùng cho người lớn, chủ yếu dành cho những người già, nhưng chủ yếu dành cho những người có một yếu tố nguy cơ. Vấn đề là phải biết xem sự tiêm chủng này có đúng là thích ứng với các giống gốc hiện diện trên lãnh thổ của chúng ta hay không. Chính vì vậy những bệnh viện lớn của Bỉ đã phân tích một cách hệ thống để xem một gióng gốc của Streptococcus pneumoniae có hiện diện ở những bệnh nhân trên 50 tuổi được nhập viện vì bệnh lý này hay không. Thật vậy vài giống gốc không có mặt trong những vaccin hiện được sử dụng và những giống gốc khác phát triển một sự đề kháng đối với những kháng sinh chính đươc sử dụng.
Kết quả : 1/3 những bệnh nhận được nhập viện vì bệnh này đã phải được điều trị ở khoa điều trị tăng cường. Tệ hại hơn : 22% các bệnh nhận được điều trị như thế dầu sao cũng bị ngã gục vì căn bệnh.
“ Đôi khi, sự tiến triển của bệnh là nhanh đến độ các kháng sinh không có thời gian để tác dụng. Nhưng tỷ lệ tử vong này phù hợp với những kết quả quốc tế. Điều đó nhấn mạnh rằng viêm phổi không phải là một căn bệnh của quá khứ mặc dầu có các kháng sinh. Căn bệnh được theo dõi tốt ở Bỉ, nhưng cho đến nay, ta không biết những giống gốc nào gây bệnh cho những bệnh nhân được điều trị trong các bệnh viện, GS Yves Van Laethem, thầy thuốc chuyên khoa bệnh nhiễm trùng thuộc bệnh viện Saint-Pierre và đồng tác giả của công trình nghiên cứu đã giải thích như vậy. Những kết quả khá đáng phấn khởi, bởi vì cho thấy rằng những giống gốc gây bệnh ở những bệnh nhân của chúng ta phần lớn là những giống gốc vi khuẩn mà chống lại chúng một vaccin phối hợp mang lại một sự bảo vệ. Vaccin này, Prevenar 13, vừa được chấp nhận dùng cho người lớn bởi giới hữu trách dược phẩm châu Âu.
Vaccin được sử dụng từ 10 năm nay bảo vệ chống lại 23 giống gốc thay vì 13. “ Những vaccin mới này là một vaccin được gọi là “ conjugué ”, trong đó capsule polysaccharidique được cặp với một protéine porteuse, điều này cho phép kích thích tốt hơn tính miễn dịch và tạo một immunité-mémoire có thời gian tác dụng dài hơn.Tuy nhiên, tính ưu việt này còn cần phải được chứng mình trên lâm sàng.” Theo ý kiến của Hội đồng cao cấp y tế, sự tiêm chủng hiện nay “ rất được khuyến nghị ” đối với những bệnh nhân mà lách không còn hoạt động nữa. Sự tiêm chủng được khuyến nghị đối với tất cả những người lớn 65 tuổi và bắt đầu từ 50 tuổi đối với những bệnh nhân bị nhiễm trùng phế quản phổi mãn tính, bệnh tim sung huyết, nhiễm độc rượu có hay không có xơ gan và đối với những bệnh nhân huyết thanh dương tính đối với sida.
(LE SOIR 11/11/2011)
BS NGUYỄN VĂN THỊNH
(19/5/2012)