CHUYÊN ĐỀ TAI MŨI HỌNG
1/ NHỮNG NGƯỜI NGHE KÉM : HAY HỘI NHẬP TRỞ LẠI THẾ GIỚI ÂM THANH
Nhờ những tiến bộ mới nhất trong lãnh vực vi ngoại khoa (microchirrurgie), ngoại quang tuyến (radiochirurgie), và những kỹ thuật đặt máy (appareillage), tất các các mức độ điếc có thể được điều trị một cách hiệu quả.
NHỮNG RỐI LOẠN ? ĐỪNG CHỜ ĐỢI RỒI MỚI ĐI KHÁM BỆNH
Sự xuất hiện một rối loạn thị giác do tuổi tác khiến chúng ta đi khám bệnh mà không do dự. Nhưng, mặc dầu những triệu chứng đầu tiên của một sự giảm thính giác, thường gặp ngay ở lứa tuổi 20, phần lớn những người ngũ tuần (và lớn hơn) sẽ không đi đến một thầy thuốc chuyên khoa TMH. Ngày nay, vấn đề điếc vẫn còn là một chủ đề cấm kỵ : một dấu hiệu lão hóa khó được chấp nhận và được liên kết với việc mang một chiếc máy biểu lộ sự suy tàn. Ở Pháp, 6 triệu người bị nghe kém (malentendant) ít hay nhiều. Đã đến lúc phải cho họ biết rằng ngày nay có những máy trợ thính (aide auditive) mà những người chung quanh ít hoặc không thể phát hiện được. Đối với vài trường hợp, những thiết bị mới hoàn toàn không thể thấy được và trong ngoại khoa, những kỹ thuật vi xâm nhập mới nhất tạo một bước tiến trong cuộc đấu tranh chống lại bức tường của sự im lặng. Những rối loạn thính giác càng được chẩn đoán sớm, những cơ may che đậy những hậu quả của chúng càng lớn. “ Nói chung, BS Gérald Fain đã xác nhận như vậy, thính giác (ouie) bắt đầu giảm do một sự biến đổi của vài tế bào giác quan (cellules sensorielles) của bộ máy thính giác có nhiệm vụ “décoder” những tần số cao. Sự biến đổi này thay đổi do di truyền tùy theo mỗi cá thể. Ở giai đoạn đầu, người bị điếc bù tai khiếm khuyết bằng cách khiến người đối thoại lập lại. Điều này gây trở ngại ghê gớm trong đời sống xã hội và nghề nghiệp. ”Phế tật này, GS Olivier Sterkers đã nhấn mạnh như vậy, thường khiến bệnh nhân tự khép mình lại, buồn bã và đôi khi một sự hỗn loạn tinh thần có thể gây trầm cảm. Thí dụ mất việc do giảm thính giác được sống như là một tai họa !”
NHỮNG TRIỆU CHỨNG BÁO ĐỘNG 1.Giảm thính lực (baisse d’audition = hypoacousie). Người bệnh bắt đầu nhận thay điều đó khi họ nghe kém trong một căn phòng ồn ào hay khi cần gia tăng cường độ âm thanh của TV. |
CHỨC NĂNG CỦA NHỮNG TẾ BÀO TIÊM MAO Những tế bào này nằm ở tai trong, tắm trong một chất dịch nội bạch huyết (liquide endolymphatique). Sự rung của các xương nhỏ (osselets) gây nên ở những tế bào này một chuyển động làm chúng hoat động. 3000 tế bào của tai trong cho phép nghe, 13.000 tế bào của tai ngoài khuếch đại âm thanh. Sự thương tổn hay phá hủy những tế bào này gây nên một thiếu sót thính giác. |
DÂY THẦN KINH THÍNH GIÁC : TA NGHE BẰNG NÃO
“ Ta có thể nói rằng ta có 4 tai, BS Gérald Fain đã giải thích như vậy.
1.Tai ngoài, gồm một loại đường hầm : một cornet ascoutique dẫn âm thanh đến tận màng nhĩ.
2. Sau màng nhĩ là tai giữa, loại thùng cộng hưởng (caisse de résonnance), được cấu tạo bởi 3 xương nhỏ : xương búa (marteau), xương đe (enclume) và xương bàn đạp (étrier), có tác dụng khuếch đại âm thanh và truyền vào tai trong.
3. Ốc tai (hình dạng vỏ ốc sên) chứa 16.000 tế bào được gọi là tiêm mao (cellules ciliées), biến đổi các âm thanh thành năng lượng điện, năng lượng này được dẫn trực tiếp đến não bộ bởi dây thần kinh thính giác. Sau ốc tai là cơ quan phụ trách sự thăng bằng : tiền đình (vestibule). Vậy thính giác có được do sự biến đổi một năng lượng cơ học (sự rung không khí) thành điện. Nếu ta nghe (entendre) bằng tai, ta lắng nghe (écouter) bằng não. ”
TECHNO, BALADEUR, ĐIỆN THOẠI CẦM TAY… HÃY COI CHỪNG CÁC DECIBEL.
Tuổi tác không phải duy nhất chịu trách nhiệm một sự biến đổi của thính giác. Ngoài sự lão hóa (lão thính : presbyacousie), di truyền và các bệnh của tai, vài yếu tố môi trường có thể gây nên một sự phá hủy của các tế bào tiêm mao (cellules ciliées). Những tế bào này không tái sinh được. “ Chấn thương âm thanh là kẻ thù số 1, BS Gérald Fain đã nhắc lại như vậy. Nó biến đổi thính giác. Ta cho rằng tiếng ồn trở nên có hại bắt đầu từ 70 đến 80 décibels (tiếng còi hú xe cứu thương, lính cứu hỏa, máy hút bụi, máy sấy tóc…). Trên 80 décibel (discothèque, marteau-piqueur, tiếng khoan răng của nha sĩ…), những tiếng ồn này tấn công những tế bào mỏng manh nhất dành cho những tần số cao. Có ba loại nguy cơ : thời gian tiếp xúc (trên 80 décibel không được vượt quá 30 phút), cường độ và nơi gần tiếng ồn.” Những công trình nghiên cứu của Hoa Kỳ được thực hiện trong những bộ tộc nguyên thủy, nhất là ở Soudan, đã cho thấy rằng những người già có những năng lực thính giác có thể so sánh với các khả năng của các thiếu niên Nữu Ước (ngày nay là những “ drogué ” de musique techno và những thanh thiếu niên mang baladeur suốt ngày…). Những kết quả của những công trình nghiên cứu khác về sự sử dụng hàng ngày và rất lâu dài những điện thoại cầm tay đã chứng minh rằng chúng không phải là không có nguy cơ. Việc sử dụng những loại thuốc khác nhau như vài kháng sinh, aspirine với liều cao, và hóa học liệu pháp cũng là những yếu tố làm dễ.
KHI NÀO CẦN KIẾM TRA THÍNH GIÁC Theo BS Gérald Fain, ta chủ trương kiểm tra chức năng thính giác bằng một examen audiométrique vào những lúc khác nhau của cuộc đời. Mọi trẻ sơ sinh phải được đánh giá lần đầu tiên, nhưng ở Pháp chỉ mới trở nên bắt buộc rất gần đây thôi. Sau đó ta khuyên bố mẹ kiểm tra thính giác của con mình ở những lứa tuổi 3, 6 và 15. Sau 45 tuổi, thăm dò được khuyến nghị mỗi 10 năm trong trường hợp bình thường. |
SỰ LÃO HÓA CỦA CÁC TẾ BÀO : PASTILLES AUDITIVES, IMPLANTS VÀ CHẲNG BAO LÂU NỮA MỘT ROBOT…
“ Trái với điều mà người ta thường nghĩ, BS Gérald Fain đã nhấn mạnh như vậy, phải đặt máy nghe càng sớm càng tốt để làm ổn định thính giác, kích thích trí nhớ, sự chú ý và sự thức tỉnh (những kết quả được chứng minh bởi IRM).
“ Đối với những giai đoạn khởi đầu, ngay những dấu hiệu đầu tiên, BS Gérald Fain nói tiếp, ngoài những máy cổ điển, hai thiết bị hoàn toàn không thể nhìn thấy mới đây đã được chế tạo bởi các người Thụy Sĩ và Mỹ. Những người Thụy Sĩ đã hiệu chính những pastille auditive, những máy nhỏ xíu được audioprothésite đưa vào tiếp xúc với màng nhĩ. Mặc dầu có hiệu quả 90%, tuy nhiên chúng tạo một sự gò bó : phải thay thế mỗi 3 tháng. Từ 3 năm nay 5000 pastille auditive đã được đặt ở Hoa Kỳ và ở Pháp 50 đã được đặt từ đầu năm nay. Vẫn luôn luôn dành cho những biến đổi nhẹ của thính giác, một máy nhỏ xíu (mini-appareil),chiều dài dưới 1 cm, “ lentille d’oreille ”, được đặt trong ống tai ngoài, do Hoa Kỳ hiệu chính. Ưu điểm : cũng như đối với lentille de contact, người sử dụng có thể tự lấy chúng đi mỗi ngày. 50.000 lentille d’oreille đã được đặt ở Hoa Kỳ và 2.000 ở Pháp. Chỉ có điều : việc mang những pastille và những lentille d’oreille này chỉ có thể trong vài loại điếc và nếu ống tai đủ rộng.
“ Đối với những trường hợp điếc trung bình, trong đó nhu cầu diễn đạt trở nên quan trọng hơn, GS Olivier Sterkers đã giải thích như vậy, những máy trợ thính cổ điển loại mới từ nay gần như không thấy được, bởi vì những đường viền tiếp giáp tai của chúng, vô cùng mảnh, được đưa vào trong nếp gấp tự nhiên, hoàn toàn trong suốt. Những máy này, khuếch đại rất đáng kể những âm thanh, được điều chỉnh theo từng cá thể bởi audioprothésiste, với một thời kỳ thử. Embout, được đưa vào trong ống tai ngoài, hoàn toàn có thể chịu đựng được. Một giai đoạn nghiêm trọng hơn của giảm thính giác cũng sẽ cần thiết đặt một prothèse. Nhưng với thiết bị quy ước, nếu sóng âm có cường độ mạnh hơn, đường viền của tai có thể thấy rõ hơn.”
“ Trong những trường hợp mất quan trọng những tế bào tiêm mao, GS Olivier Sterkers nói tiếp, communication orale đã trở nên khó khăn hơn. Khi đó ta dự kiến đưa vào một implant cochléaire. Ngày nay đó là một kỹ thuật ngoại khoa vi xâm nhập, chỉ cần mở một lỗ nhỏ và đưa vào những dụng cụ tiểu hình hóa (instruments miniaturisés). Đó là cấy một điện cực (implanter une électrode) trực tiếp vào ốc tai để truyền message électrique đến dây thần kinh thính giác (những điện cực mới nhất được thu nhỏ một nửa). Phương thức này cho phép các vùng não bộ nhận và hiểu những tín hiệu âm thanh, nghe âm nhạc và tiếng chim hót ! Ta có thể nói rằng nó đã biến đổi cuộc đời của nhiều người nghễnh ngãng. Ở vài bệnh nhân trong đó các tần số trầm được bảo tồn, ta còn có thể cải thiện những kết quả bằng cách phối hợp với sự thiết đặt implant cocléaire một máy thính giác.
“ Sự cải tiến sắp đến sẽ là sử dụng một robot để có thể đưa một cách chính xác hơn nhiều một điện cực vào trong ốc tai. Phương thức này sẽ cho phép bảo tồn hoàn toàn những cấu trúc của tai trong. ”
(LE FIGARO 29/9 – 5/10/2011)
2/ SỰ MẤT THÍNH GIÁC VỚI TUỔI TÁC PHẢI CHĂNG LÀ CHUYỆN BÌNH THƯỜNG ?
Professeur Bruno Frachet
Chef de service ORL
Hôpital Rothschild
Trong một thành phố Anh quốc, nếu anh dưới 20 tuổi, anh có nguy cơ bị ngăn cản không được đứng trước tủ kính của một magasin bởi một tiếng ồn rất khó chịu : “ mosquito sound ” có khả năng làm cách xa những trẻ hay gây rối. Âm thanh rất chói tai đó, 20.000 Hz, sẽ xoáy vào tai anh. 5 năm sau, anh sẽ không còn nghe âm thanh ấy nữa và điều đó sẽ là bình thường : “ mosquito sound ” khi đó sẽ trở thành vô hại… Khả năng nghe những âm thanh có tần số cao của chúng ta giảm ngay trước khi chúng ta đạt đến tuổi trưởng thành. Thế thì, tại sao thính giác kém lại thường liên kết với điều nực cười, với sự hóa lão (sénescence) và ngay cả với trạng thái lão suy (sénilité).
Nhiều lý do để giải thích tình trạng này :
– Tình trạng điếc là không thể thấy được và khi ngõ lời với người nào đó bề ngoài “ bình thường ”, ta không ngờ lại gặp phải những người nghễnh ngãng (malentendu) và những điều ngộ nhận do khuyết tật này gây ra.
– Ta hiểu ít rõ hơn điều ta chỉ nghe một cách không hoàn toàn. Và chính những hiểu sai này gợi ý rất nhanh tình trạng lão suy.
Thật vậy, sự mất thính giác gia tăng với tuổi tác. Đó là chứng giảm thính tuổi già (presbyacousie : lão thính), tương đương thính giác của chứng lão thị (presbytie) : bắt đầu từ 60 tuổi, những người đàn ông mất trung bình 0,5 décibel/năm, giữa 60 và 70 tuổi 1 décibel/năm, giữa 70 và 75 tuổi 1,5 décibel/ năm và trên lứa tuổi này 2 décibel/năm. Đối với các phụ nữ, những trường hợp mất thính giác cũng tương tự nhưng xuất hiện 10 năm chậm hơn. Đó là những con số trung bình, mỗi người mỗi khác nhau, do di sản di truyền và do sự tiếp xúc với những nguy cơ thính giác, mà hàng đầu là những âm thanh có cường độ mạnh.
Ỡ Pháp , 2/3 những người trên 65 tuổi có khó khăn trong việc hiểu lời nói trong tiếng ồn. Đó là dấu hiệu đầu tiên của kém thính giác (malaudition).
Nhiều công trình nghiên cứu ở Hoa Kỳ và ở Pháp cố liên kết sự mất thính giác với sự mất những chức năng nhận thức (fonction cognitive). Người ta đã chứng tỏ rằng những hiện tượng oxy hóa làm biến đổi não bộ cũng làm hư hại tai trong (oreille interne) và sự thương tổn thính giác trung ương rất thường thấy ở những người bị bệnh Alzheimer hay những người bị rối loạn về trí nhớ (trouble mnésique). Ngược lại, những lão niên đeo máy trợ thính (aide auditive) thành công những trắc nghiệm nhận thức (test cognitif) tốt hơn so với những người, cũng mất thính giác như nhau nhưng không được mang máy.
TRẮC NGHIỆM “ HEIN? ”
Chứng lão thính (presbyacousie) “ thông thường ”, khuyết tật ngăn cản chúng ta hiểu được những điều được nói ra trong một buổi họp nghề nghiệp rất náo nhiệt, một buổi họp gia đình, một bữa ăn tại restaurant, một buổi trình diễn kịch nghệ, làm phát khởi một tình trạng cô lập ngày càng lớn, có thể khiến người bị giảm thính do tuổi già rút lui khỏi những hoạt động này, thậm chí dẫn đến tình trạng trầm cảm.
Vậy phải làm gì ? thường thường bắt đầu từ 60 tuổi, ngay khi một trở ngại nghe do tiếng ồn xuất hiện, ngay khi một người thân đưa ra những nghi ngờ về khả năng thính giác của bạn, hãy đi thăm khám phát hiện bệnh. Đừng cho rằng sự trở ngại này là chỉ ở mức tối thiểu. Thí dụ trắc nghiệm “ HEIN ? ”, được sáng lập và được hợp thức hóa trong các CHU Pháp, cho phép phát hiện qua điện thoại những rối loạn hiểu lời nói trong tiếng ồn. Hơn 60.000 người đã thực hiện trắc nghiệm đáng tin cậy và nhạy cảm này. Sau đó, nếu kết quả của trắc nghiệm này không tốt hãy đi khám ORL để được chẩn đoán và đánh giá chính xác, với sự tôn trọng tiến trình điều trị.
Theo lời khuyên của thầy thuốc TMH, hãy dự kiến một máy thính giác (appareil auditif). Ở Pháp, trong khi chứng lão thính bắt vào khoảng 60 tuổi, sự phát hiện đầu tiên trung bình được thực hiện vào khoảng năm 67 tuổi và sự đặt máy đầu tiên vào khoảng năm 72.
Trong việc đặt máy nghe ở Pháp còn nhiều trường hợp do dự : chỉ 15,2% trong số 8 triệu người nghe kém được đặt máy. Chúng ta (Phap) đứng hàng thứ 8 ở châu Âu, cách xa sau Đan Mạch (42%). Tuy vậy, đại đa số những người mang máy đều thỏa mãn. Điều tra Eurotrak 2009 ở 1300 người nghễnh ngãng (trên một mẫu 15.000 người) đã cho thấy rằng, trái với huyền thoại, chỉ 6% máy trợ thính (aide auditive) được bán vẫn nằm trong ngăn kéo, và rằng con số này hạ rất nhiều với sự xuất hiện của những prothèse thế hệ mới nhất và với sự cá thể hóa các bilan được thực hiện bởi các audioprothésiste trước khi đề nghị với bạn thử máy trước khi mua.
Có những thất bại : các máy trợ thính không phải là phương thuốc vạn năng đối với những người rất già hay những người có tính dẻo não bộ (plasticité cérébrale) bị hạn chế. Đừng chờ đợi quá, hãy làm quen trước đã !
(LE FIGARO 19/3/2012)
NGỮ VỰNG
– Audioprothésiste : kỹ thuật viên chuyên môn có nhiệm vụ chọn, giao, thích ứng và theo dõi những prothèse auditive.
– Prothèse auditive : Đó là một máy tăng âm (appareil amplicateur) cho phép điều chỉnh một sự mất thính giác. Phần lớn các prothèse auditive là những máy điện tử được cấu tạo bởi một embout auriculaire, một microphone (để bắt âm thanh) và một máy tăng âm (amplificateur).Prothèse auditive được kê đơn bởi một thầy thuốc chuyên khoa TMH và được cấp bởi một audioprothésiste.
3/ NHỮNG DECIBEL CƯỜNG ĐỘ MẠNH PHẢI CHĂNG SẼ LÀM CHÚNG TA BỊ ĐIẾC ?
Professeur Claude-Henri Chouard
Oto-Rhino-Laryngologiste, Paris
Membre de l’Académie nationale de médecine
Những tiến bộ trong sự khuếch đại âm thanh và của sự công nghiệp hóa làm tăng thêm những chấn thương âm thanh (traumatisme sonore) và là nguyên nhân của một đại dịch mới, chứng điếc sớm (surdité précoce). Âm nhạc không còn làm dịu bớt những thói quen nghe những âm thanh có cường độ mạnh ngày nay : nó đã trở nên một loại thuốc ma túy thật sự, lại càng nguy hiểm khi nó càng âm ỉ và càng khó đánh giá. Bởi vì, kể từ khi chấm dứt nghĩa vụ quân sự, chúng ta không còn có nữa những thính lực đồ (audiogramme) trước đây vốn được thực hiện khi các tân binh trẻ nhập ngũ, điều này giải thích rằng chứng điếc này, quá lâu đã không được hay biết, từ nay chỉ được phát hiện khi nó gây trở ngại. Thường là quá muộn.
Chứng điếc sớm này xảy ra như thế nào ? Đó là một chứng điếc tiếp nhận (surdité de perception), nghĩa là của tai trong (oreille) : phải biết rằng trong cái ống hình ốc sên này, ở đó các chất dịch rung lên theo nhịp của các âm thanh được truyền bởi màng nhĩ và các xương con (osselets), có một dải dài các tế bào giác quan (cellules sensorielles), cơ quan Corti ; chức năng của cơ quan này là biến đổi những những biến thiên cơ học của các âm vang thành những tín hiệu điện ; dây thần kinh thính giác đặc biệt nhạy cảm với sự điều biến của những tín hiệu này. Mọi kích thích âm thanh quá mạnh làm lay chuyển đột ngột những chất dịch của tai trong và làm tháo rời cơ quan Corti, và những tế bào bị đụng giập của cơ quan này cuối cùng sẽ chết, nếu tiếng ồn mạnh hay thường tái diễn.
Trườnng hợp điển hình nhất của chấn thương âm thanh này được quan sát bởi các thầy thuốc TMH, thường hôm sáng thứ hai, bởi vì đó là chấn thương âm thanh của các hộp đêm disco với những tác hại hoành hành thường vào tối thứ bảy. Vào lúc đó chứng điếc trước hết dễ chịu, bởi vì nó được cảm nhận trong cảm giác khoan khoái của một nhóm người đang trong trạng thái lên đồng. Nhưng khi trở về nhà, sau đó chứng điếc làm âu lo, khi nó vẫn dai dẳng và nhất là khi xuất hiện một tiếng ù (acouphène), “ tiếng kêu nội tại không thể đặt tên này của tai bị thương tổn ”, loại tiếng rít hay tiếng ù bên trong mà chỉ có bệnh nhân nghe mà thôi. Thường ít ra vào lúc đầu của chấn thương âm thanh, mọi chuyện rồi đâu sẽ vào đấy trong một ngày.Tuy nhiên, sự lập lại của chấn thương làm các rối loạn tiếp tục, khiến bệnh nhân phải đi khám bệnh. Khi đó thầy thuốc TMH khám phá một tình trạng mất thính giác ít quan trọng (được gọi là giảm thính giác “ hypoacousie ”), nhưng điển hình cho bệnh, bởi vì lúc khởi đầu nó ảnh hưởng lên một dải tần số đặc biệt : vùng gần 4 kHz. Vào giai đoạn khởi đầu này, không được điều trị, chứng điếc sẽ trầm trọng dần, trở nên vĩnh viễn và có biến chứng.
Khi lao động, chấn thương âm thanh này đã trở nên rất thường xảy ra. Thương tổn này còn quá hiếm được công nhận như là một bệnh nghề nghiệp, trừ phi, từ hơn một nửa thế kỷ trở lại đây, đối với những thợ ghép đinh tán (riveteur) của nghành luyện kim (métallurgie) và những người thực hành marteau-piqueur, vả lại đối với họ việc mang casque bảo vệ tai là điều bắt buộc. Trường hợp những nhạc sĩ nghề nghiệp là đặc biệt, bởi vì chứng điếc do chấn thương âm thanh này, càng ngày càng phổ biến, vẫn thường là một chủ đề cấm kỵ do sợ bị déclassement. Thế mà các kèn đồng và những nhạc khí gõ (percussion) làm thương tổn thính giác không những đối với kẻ chơi, mà chủ yếu là thính giác của những người thân kế cận của họ trong dàn nhạc, như basson, hautbois hay clarinette.
Chấn thương âm thanh phải tránh ngay từ tuổi ấu thơ, bởi vì những hậu quả của nó cọng lại, và 3 biến chứng làm cho loại chấn thương này đáng sợ : chứng điếc, ù tai và tăng thính giác đau đớn (hyperacousie douloureuse). Lúc ban đầu, về phương diện xã hội chứng điếc không gây trở ngại, chừng nào người bị điếc vẫn còn trẻ. Nhưng ngay khi xuất hiện những tác hại bình thường do tuổi tác, được thêm vào những thương tổn do chứng giảm thính giác tuổi già (presbyacousie) trên cơ quan Corti, là những thương tổn của chấn thương âm thanh. Hậu quả là những người trưởng thành còn trẻ này, vì đã không chú ý vào giai đoạn đầu của bệnh, bị điếc sớm ngay khi mới 40 tuổi. Tăng thính giác đau đớn (hyperacousie douloureuse) đáng lo ngại hơn, ngay cả thí nghiệm trên động vật giải thích điều đó một cách dễ dàng, bởi vì triệu chứng này rất hiếm cách nay mười năm và ta hiểu không rõ về nó. Chứng tăng thính giác đau đớn càng ngày càng thường gặp ; nó thường xuất hiện một cách dữ dội, sau một chấn thương không nhất thiết là mạnh hơn những chấn thương khác, ở một bệnh nhân trạc 30 tuổi, vốn chịu từ thưở bé những âm thanh có cường độ dữ dội : chỉ cần tiếng động có cường độ thấp nhất, một cánh cửa được đóng lại, một chiếc thìa được đặt trên đĩa, một tiếng trẻ kêu cũng đủ làm phát khởi một “ cơn đau âm thanh ” (douleur sonore) dữ dội. Như thế càng ngày càng có nhiều người trẻ tuổi buộc phải sống thường trực với những bouchon protecteur đặt trong tai. Thế mà, không những những điều trị hiện nay ít hiệu quả, mà những thiết bị bảo vệ này càng hiệu quả khi chúng càng bị thấy rõ, để lộ các bệnh nhân này, vì trở nên bị điếc không nghe các giọng nói của những người chung quanh, nên tự giam mình trong một vòng xoắn ốc tách rời khỏi xã hội và nghề nghiệp.
Phương thuốc thật sự duy nhất là phòng ngừa. Chừng nào sự mất thính giác được giới hạn ở những tần số gần 4 Hertz, ta còn có thể tác động nhờ những thuốc giãn mạch, các corticoides, và nhất là sự hủy bỏ vĩnh viễn chấn thương âm thanh. Nhưng khi thính lực đồ (audiogramme) cũng sụt giảm với những tần số cao hơn, thì chẳng còn gì nhiều để làm ngoài các prothèse auditive. Điều trị hiệu quả nhất, nhưng khó thực hiện, là dạy, ngay ở tiểu học, những tác hại của các tiếng ồn cường độ quá mạnh và sử dụng một cách hệ thống, khi cần, một sự bảo vệ thính giác, lúc lao động cũng như khi giải trí vui chơi
(LE FIGARO 19/12/2012)
4/ TẠI SAO PHẢI PHÁT HIỆN ĐIẾC VÀO LÚC SINH ?
Professeur Françoise Denoyelle
Service d’ORL pédiatrique et de chirurgie cervicofaciale
Hôpital d’efants Armand-Trousseau
Những lợi ich của công tác điều tra phát hiện hệ thống chứng điếc vào lúc sinh (la surdité à la naissance) có nhiều và giải thích tại sao phần lớn các nước kỹ nghệ đã phát triển hay đang phát triển công tác điều tra phát hiện này (ở Châu Âu, sự điều tra phát hiện được phổ biến trong 16 nước và đang được thiết đặt trong 10 nước khác).
Chứng điếc thường gặp lúc sinh : cứ khoảng 1000 trẻ sơ sinh thì có một sinh ra bị điếc. Nếu không được phát hiện vào lúc sinh, chẩn đoán khi đó thuờng quá muộn : vào khoảng 18 đến 24 tuổi đối với những chứng điếc nặng nhất, lại còn chậm hơn đối với những chứng điếc ít quan trọng hơn. Thật vậy, trong những tháng đầu tiên, những dấu hiệu thường kín đáo, điều này là nguyên nhân chính của sự chẩn đoán chậm trễ.
CHẨN ĐOÁN QUÁ MUỘN
Lời nói líu lo (babil) xuất hiện bình thường, nhưng sau đó không tiến triển về ngôn ngữ thông thường : ta không quan sát thấy, như ở những em bé nghe bình thường, sự xuất hiện của hiện tượng láy âm (redoublement des syllabe) vào khoảng 6-8 tháng và những chữ đầu tiên vào khoảng năm 1 tuổi ; ngoài ra, những phản ứng thính giác giả (fausses réactions auditives) của nhũ nhi điếc gây nhầm lẫn (thí dụ một nhũ nhi điếc nặng không nghe tiếng cửa đóng sập nhưng cảm nhận được chấn động (vibration) và được nhận định bởi thị giác) ; đứa trẻ không quay đầu lại khi được gọi tên vào tháng thứ 6 –8 thường không khiến bố mẹ chú ý nếu đó là đứa con đầu tiên. Vậy không có gì ngạc nhiên khi mặc dầu nhiều cố gắng thông tin của những nhân viên y tế về chứng điếc, nhưng tuổi trung bình của chẩn đoán vẫn rất muộn và ít được biến đổi từ nhiều năm nay.
Hai trắc nghiệm phát hiện ở nhà hộ sinh hiện được hợp thức hóa, OEA (otoémissions acoustiques) và PEAA (potentiels évoqués auditifs automatisés), sử dụng những phương pháp khác nhau để kiểm tra thính giác, nhưng luôn luôn không gây đau đối với trẻ sơ sinh. Những trắc nghiệm này cho phép hạ rất nhiều tuổi chẩn đoán và điều trị. Đối với 98 đến 99% các trẻ sơ sinh được trắc nghiệm, ta có thể xác nhận ở nhà hộ sinh rằng thính giác là bình thường. Đối với 1 đến 2% những trẻ sơ sinh này, các trắc nghiệm không thể kết luận và sẽ phải được làm lại trong những tuần lễ sau khi sinh để kiểm tra thính giác, và chẩn đoán rối loạn thính giác khả dĩ xảy ra.
ĐẶT MÁY VÀO KHOẢNG 4 ĐẾN 6 THÁNG
Bây giờ ta đã chứng tỏ rằng một chẩn đoán và một sự phục hồi chức năng thính giác sớm có một tác dụng có lợi lên chất lượng langage oral và sự diễn đạt. Khi chẩn đoán được thực hiện vào thời kỳ sơ sinh, có thể thiết lập một cách nhanh chóng sự điều trị tâm lý gia đình và sự hướng dẫn bố mẹ. Gia đình sẽ được hướng về những hội phụ huynh trẻ em điếc và những trung tâm thông tin để biết những cách thức khác nhau điều trị đứa trẻ bị điếc.
Đại đa số các gia đình chọn một projet và một sự phục hồi chức năng nhằm tái lập thính giác và phát triển langage oral : sự đặt máy thính giác (appareillage auditif) có thể được tiến hành ngay ở lứa tuổi từ 4 đến 6 tháng, bởi một audioprothésiste chuyên môn. Đối với những trường hợp điếc nặng (surdité profonde) hay vài trường hợp điếc nghiêm trọng (surdité sévère), implant cochléaire (thiết bị rất hiệu năng được cấy (implanté) vào tai trong bằng phẫu thuật) có thể được đề nghị ngay khi trẻ 1 tuổi và lý tưởng là từ 1 đến 2 tuổi.
Nhờ một sự xử trí sớm và nghiêm túc, phần lớn các trẻ em điếc sẽ có thể diễn đạt với một langage oral có chất lượng tốt.
NHỮNG BỆNH LÝ LIÊN KẾT
Sau cùng, một lợi ích ít được biết đến hơn của việc phát hiện sớm là khả năng tìm kiếm nguyên nhân của bệnh điếc và điều trị những bệnh lý liên kết vốn không hiển nhiên vào lúc sinh. Thật vậy chứng điếc có những nguyên nhân rất khác nhau và vài chứng điếc có thể được liên kết với những bệnh và các dị tật, thí dụ của tim, thận hay mắt.
Tóm tắt, công tác phát hiện sớm chứng điếc bẩm sinh (surdité congénitale), đã được thực hiện trong hầu hết các quốc gia kỹ nghệ, mang lại nhiều lợi ích về mặt chất lượng điều trị đứa trẻ bị điếc.
Hiện nay, ta ước tính rằng chỉ 1/3 những trẻ sơ sinh ở Pháp được điều tra phát hiện và khẩn thiết phải có một đạo luật nhằm mở rộng việc điều tra phát hiện những rối loạn thính giác để đề nghị với tất cả các gia đình, tất cả các nhà hộ sinh, trên toàn thể lãnh thổ của Pháp.
(LE FIGARO 15/1/2012)
NGỮ VỰNG
– Implant cochléaire : kích thích những tế bào giác quan (cellules sensorielles) của tai trong bằng những điện cực. Chỉ định đặt một thiết bị như thế hiện nay dành cho những trường hợp điếc nặng hai bên, nguồn gốc bẩm sinh hay không. Những điện cực được cấy (implanté) vào trong ốc tai (cochlée) của bệnh nhân đồng thời một máy thu (récepteur) được đặt dưới da, sau tai. Các điện cực được nối với máy thu nhờ một sợi dây. Máy được bổ sung bởi một microphone, một máy tăng âm và một máy phát (transmetteur). Phí tổn của phẫu thuật rất cao.
5/ CÁC PROTHESE AUDITIVE PHẢI CHĂNG CẦN THIẾT ? BẮT ĐẦU TỪ KHI NÀO PHẢI MANG MÁY ?
Professeur François Legent
ORL (Nantes)
Membre de l’Académie nationale de médecine
Nếu, đối với nhũ nhi bị một chứng điếc nặng, cần phải mang máy khẩn cấp, chứng tỏ tầm quan trọng của một công tác điều tra phát hiện có hệ thống chứng điếc lúc sinh, thì chính ở đầu kia của cuộc sống mà vấn đề mang máy thường được đặt ra nhất. Có vô số những trường hợp bệnh lý trong đó thính giác có thể bị suy giảm, ở những mức độ khác nhau. Mỗi người là một trường hợp đặc biệt cần được điều trị, đồng thời xét đến tuổi tác, nghề nghiệp và tình trạng của tai, của ống tai ngoài cũng như phần còn lại của chuỗi thính giác (chaine auditive) cho đến những trung ương thần kinh. Nhưng chứng lão thính (presbyacousie), tương đương chứng lão thị đối với thính giác, là trường hợp thường gặp nhất, ảnh hưởng lên 4 triệu người Pháp sau 60 tuổi. Đó cũng là trường hợp trong đó vẫn tồn tại những phủ định về lợi ích của việc mang máy thính giác, mà ta tự hỏi có thật sự cần thiết hay không.
TIỂU HÌNH HÓA (MINIATURISATION)
Đó đúng là sự thích ứng của một máy khuếch đại (appareil amplificateur) hay một máy trợ thính (aide auditive) đối với một trường hợp xác định đáp ứng với một tình huống nhất định, với những chỉ dẫn được đưa ra bởi TMH. Audioprothésite ngày nay có nhiều loại máy trợ thính và nhất là nhiều khả năng thích ứng. Conception các máy tiến triển thường trực. Loại máy mới nhất là aide auditive à écouteur déporté.
Từ thời kỳ boitier với một dây ngày xưa, chấm dứt cuộc sống ngắn ngủi trong ngăn kéo của table de nuit, lịch sử appareillage đã vượt qua nhiều giai đoạn, mà quan trọng nhất là numérisation, với một sự thu nhỏ (miniaturisaton) càng ngày càng gia tăng và những khả năng điều chỉnh dễ dàng càng ngày càng tốt hơn thích nghi với những điều kiện sống và môi trường. Sự thích ứng phải khắc phục hai thách thức quan trọng : sự nghe trong tiếng ồn và hủy bỏ hiệu quả Larsen, tiếng rít do các fuites acoustiques của écouteur về phía microphone. Những hệ thống mới nhất làm biến mất hiệu ứng Larsen với sự phát triển một thế hệ các máy mới được gọi là mở và cho phép những khả năng tự động phát hiện môi trường âm thanh để thích ứng vài tham số. Đó là một sự tiến bộ không thể chối cãi, bởi vì những máy mới này không những không gây tắc ống tai ngoài, đôi khi được cảm nhận một cách khó chịu, mà còn cải thiện thính lực. Mặc dầu không phải tất cả những giảm sút thính giác đều được hưởng điều đó.
Sự thích ứng của prothèse không giống gì với việc mua một chaine hifi. Phải chấp nhận những bó buộc. Kết quả tối ưu của một sự đặt máy không thể có được sau thời kỳ thử. Khi đó programmation thường không được điều chỉnh đủ để cho phép người bị giảm thính giác mang máy mà không thấy khó chịu. Sau đó sự cải thiện được gia tăng từng bước khi càng đi khám kiểm tra. Sự cải thiện được cảm thấy thay đổi nhiều từ người này đến người khác đối với những thăm khám khách quan như vậy. Như thế vài người thỏa mãn với một sự cải thiện nhỏ lúc đeo máy trong khi những người khác không bằng lòng mặc dầu một sự cải thiện tốt với prothèse. Điều quan trọng là gặp lại audioprothésiste một cách đều đặn để hoàn thiện việc điều chỉnh tùy theo điều được cảm thấy, cải thiện khả năng nghe trong vài tình huống đặc biệt, để thực hiện những điều chỉnh đều đặn.
Việc mang máy càng ngày càng ít đặt vấn đề đối với những người sử dụng, càng ngày càng có nhiều người được cải thiện và biết sử dụng hàng ngày, thay pile, ngừng và lau chùi máy. Trước đây những người sử dụng phải vượt qua thử thách thẩm mỹ đôi khi là nguyên nhân của sự bỏ không muốn dùng, và thử thách về tài chánh, đòi hỏi nhiều giờ điều chỉnh bởi audioprothésiste, có một phí tổn còn quá cao đối với nhiều người.
(LE FIGARO 22/1/2010)
6/ TRONG TAI MŨI HỌNG, ROBOT SẼ THAY THẾ CON NGƯỜI ?
Docteur Sylvain Morinière
Service d’ORL
Hôpital Bretonneau, CHRU (Tours)
Từ vài năm nay, ngoại khoa được hỗ trợ bởi robot (chirurgie robot-assistée) đã đi vào trong lãnh vực ngoại khoa TMH. Ngoại khoa được hỗ trợ bởi robot có mục tiêu đẩy lùi thêm nữa những giới hạn của ngoại khoa qua những đường tự nhiên mà không cần phải thực hiện đường xẻ ở cổ (đường nội soi), nhằm rút ngắn và đơn giản hóa những hậu phẫu. Thật vậy, ngoại khoa nội soi (chirurgie endoscopique) này, có từ cuối những năm 1990 với sự sử dụng laser, cho phép một điều trị hiệu quả những khối u hiền tính và ác tính của hầu và thanh quản và những hậu phẫu tốt nhất.
Robot Da Vinci, được sáng chế bởi hãng Initiative Surgical của Hoa Kỳ, khởi đầu được phát triển cho ngoại khoa bụng và ngực, đã được sử dụng trong ngoại khoa nội soi bằng đường qua miệng (chirurgie endoscopique par voie transorale) (các dụng cụ được đưa qua miệng) bởi một kíp ngoại ORL của bệnh viện đại học Philadelphie (Hoa Kỳ) vào năm 2005. Sự đổi mới kỹ thuật này đã được nhập vào Pháp năm 2008 và hiện nay khoảng 15 trung tâm sử dụng nó.
CHÍNH XÁC TÔI ƯU.
Như thế trong vòng 3 năm, hơn 250 bệnh nhân đã được điều trị bằng kỹ thuật cải tiến này. Thật vậy, robot này là một công cụ rất chính xác ghê gớm đối với nhà phẫu thuật điều khiển nó. Từ một console vidéo 3 chiều, người phẫu thuật sử dụng hai “ joysticks ” có khớp, truyền những cử động của bàn tay mình đến 3 cánh tay của robot được đưa vào trong họng của bệnh nhân. Những cánh tay này mang những dụng cụ (kềm, kéo) xoay quanh 360 độ và một hệ thống quang học chất lượng cao, cho phép nhìn nổi (vision stéréoscopique) với một độ phóng đại lên đến 10 lần. Kỹ thuật này cho phép một sự chính xác tối ưu của động tác, chưa bao giờ có từ trước đến nay trong ngoại khoa, và không hề gây run.Tuy nhiên một người phụ tá hay một người đưa dụng cụ phải đứng thường trực ở phía đầu của bệnh nhân để hút các chất dịch và kiểm tra tư thế đúng đắn của các cánh tay của robot trong miệng. Những chỉ định được chấp nhận ban đầu đối với việc sử dụng robot là những u hiền hay ác tính kích thước nhỏ, khó có thể tiếp cận bởi vì nằm phía sau miệng ở vị trí sâu trong họng như là các hạnh nhân hay đáy lưỡi ở những bệnh nhân được chọn lọc, nhất là với khả năng há miệng tốt. Hiện nay các chỉ định được mở rộng đến nhiều lãnh vực khác của chuyên khoa như ngoại khoa của chứng ngừng thở ngắn lúc ngủ (apnée du sommeil) và ngoại khoa của các dị tật.
Những kết quả đầu tiên cho thấy một sự cải thiện rõ rệt của thời kỳ hậu phẫu với sự ăn uống trở lại nhanh hơn, ít thực hiện mở khí quản hơn và một thời gian nhập viện ngắn hơn so với những kỹ thuật cổ điển “ mở ” và cũng bằng với những kỹ thuật nội soi truyền thống.
Xét vì tính chất mới đây của kỹ thuật mới này, nên chưa thể đánh giá những kết quả lâu dài đối với những u ung thư. Sự phối hợp mới đây, với robot và với laser, một hệ thống hướng dẫn bằng hình ảnh (IRM hay scanner) chắc chắn sẽ cho phép cải thiện hơn nữa độ chính xác của dụng cụ này. Sự phát triển của những bộ phận quang học mềm (optiques souples) và khả năng lớn hơn trong việc tiểu hình hóa (miniaturisation) các dụng cụ cũng sẽ cho phép mở rộng những chỉ định trong những năm đến.
KHÔNG PHẪU THUẬT VIÊN
Mặt khác, các robot hoàn toàn tự động cặp với chụp hình ảnh 3 chiều, nhiên hậu sẽ không đòi hỏi sự can thiệp của phẫu thuật viên nữa, đang được phát triển trong khoa của chúng tôi, đặc biệt là trong phẫu thuật xương đá (rocher) để điều trị chứng điếc (otospongiose, đặt implant ốc tai). Thế hệ mới các robot này sẽ cho phép tối ưu hóa sự chính xác và mức độ đáng tin cậy của động tác. Mục đích là làm giảm nguy cơ tạo những thương tổn lên các cơ quan thần kinh-giác quan (organe neuro-sensoriel) của tai trong.
Để kết luận, những robot ngoại khoa này là những công cụ nhằm nối dài và cải thiện tính hiệu quả của các bàn tay của nhà phẫu thuật, như thế đẩy lùi các giới hạn của ngoại nội soi (chirurgie endoscopique) qua những đường tự nhiên và cải thiện mức độ chính xác của các động tác, do đó cải thiện thời kỳ hậu phẫu của các bệnh nhân. Nhưng vẫn còn trong vài năm, những robot này chưa thể tự động được, còn phải cần đến một phẫu thuật viên để điều khiển chúng
(LE FIGARO 16/1/2012)
7/ MỔ AMYGDALES VÀ SÙI VÒM HỌNG VẪN LUÔN LUÔN CÓ TÍNH THỜI SỰ Ở TRẺ EM ?
Professeur Patrice Trần Bá Huy
Hôpital Laboirisière (Paris)
Membre de l’Académie nationale de médecine
Mổ cắt bỏ amygdale từ lâu đã được xem như là động tác ngoại khoa biểu tượng của TMH và ngoài ra đã góp phần rất nhiều cho tiếng tăm là một chuyên khoa khá thô bạo : thật vậy, can thiệp được tiến hành hàng loạt trên những trẻ được bất động chắc chắn bởi một aide-soignante và được gây mê nhẹ bằng mặt nạ chlorure d’éthyle, nhằm lấy đi các amygdale và cạo các sùi vòm họng (végétations). Các nạn nhân đầy máu và la hét được tập trung lại trong các phòng được gọi là “ nghỉ ngơi ”, chờ đợi được thăm khám lại họng trước khi có thể trở về tổ ấm gia đình.
Sự biện minh cho loại lễ hiến sinh này, có một thời gần như là một nghi thức (rituel), dựa trên ý niệm cho rằng những cơ quan bạch huyết ứ đầy mủ này, dưới sự tấn công liên tiếp của các vi khuẩn và virus, đã đi vào qua miệng và mũi tạo nên một nguồn gieo mầm bệnh thường trực vào các đường hô hấp và một chướng ngại cho sự thông thương của không khí. Trong tinh thần của thời kỳ đó, việc cắt bỏ amygdale là một phương tiện hỗ trợ bắt buộc để hướng về một tương lai tốt hơn.
Nhiều yếu tố đã góp phần làm hiếm đi việc thực hiện những phẫu thuật này : trước hết là nguy cơ những tai biến hậu phẫu chủ yếu là xuất huyết cũng như nguy cơ tử vong, được truyền bá rộng rãi mặc dầu rất hiếm ; sau đó, việc nạo sùi vòm họng (adénoidectomie : nạo VA) không có hiệu quả trong việc phòng ngừa những trường hợp viêm tai hay viêm mũi-phế quản. Điều này từ nay đã được xác nhận.
Ngoài ra, nhiều công trình nghiên cứu lâm sàng và căn bản đã cho phép xác định tốt hơn chức năng miễn dịch của các amygdale và sùi vòm họng. Được đặt ở tiền đồn phòng vệ, các hạch hạnh nhân và sùi vòm họng được cho là để bảo vệ cơ thể của đứa trẻ chống lại những xâm nhập của vi khuẩn hay virus. Trên thực tế, vai trò này có vẻ rất nhỏ.
TRẤN AN BỐ MẸ
Đối với mổ cắt bỏ amygdale (amygdalectomie), có hai chỉ định chính. Trước hết là tình trạng phì đại gây tắc (hypertrophie obstructive) của các amygdale, khi sự phì đại này khiến đứa trẻ thở miệng mở ra thường trực, nhiên hậu có thể ảnh hưởng lên sự tăng trưởng của mặt và nhất là khi làm phong bế hô hấp vào ban đêm : đứa trẻ phải thức dậy để thở, thiếu oxy, mệt vào ban ngày, lớn lên nhưng không to ra nữa. Mổ cắt bỏ amygdale khi đó sẽ biến đổi đứa trẻ. Trong trường hợp do dự, việc ghi vidéo giấc ngủ của đứa trẻ bởi bố mẹ có thể rất hữu ích để lấy quyết định.
Chỉ định thứ hai là các viêm họng tái phát (angines récidivantes) với điều kiện đó không phải là pharyngite (viêm họng khuếch tán) nhưng đúng là angine hay chính xác hơn là những viêm hạnh nhân (amygdalite) được xác nhận đúng đắn bởi một thầy thuốc.
Vậy cắt bỏ amygdale vẫn giữ những chỉ định. Vấn đề còn lại là phải trấn an các bố mẹ về những cách thức kỹ thuật thực hiện nó. Ngày nay phẫu thuật cắt amygdale được thực hiện dưới gây mê tổng quát với nội thông khí quản để bảo vệ đường hô hấp, cắt bỏ kỹ càng và được kiểm tra, chuyển qua salle de réveil và điều trị đau. Những nguyên tắc an toàn này không được làm quên rằng luôn luôn có một nguy cơ xuất huyết, đặc biệt giữa ngày thứ 6 và 15, khi các “ croute ” (vảy kết) rụng, những xuất huyết khả dĩ cần một hội chẩn cấp cứu. Nếu buổi chiều hôm trước khi mổ đứa bé lành mạnh tại chỗ hay toàn thân, nếu bố mẹ ở gần bệnh viện và có điện thoại, phẫu thuật cắt bỏ amygdale này có thể được thực hiện ngoại trú, đó là trường hợp đối với ½ những trường hợp mổ cắt bỏ amygdale hiện nay.Nói chung các trẻ được mổ không còn giữ một kỹ niệm xấu nào về cuộc mổ này. Vậy không có gì phải lo ngại sẻ thấy xuất hiện ở chúng những “phức hợp tính chất (complexe caractériel) về sau này ”, điều mà các vị thầy thuốc TMH nhi đồng của chúng ta hằng mô tả.
(LE FIGARO 27/2/2012)
8/ VIÊM TAI, VIÊM HỌNG, VIÊM XOANG : CÁC KHÁNG SINH THƯỜNG VÔ ÍCH
INFECTION. Nếu bạn bị viêm xoang (sinusite) và không dùng kháng sinh, bạn sẽ lành bệnh giống như bạn không uống thuốc trong 10 ngày. Đó là điều vừa được chứng minh bởi một công trình nghiên cứu được thực hiện bởi Đại học Saint-Louis (Hoa Kỳ), được công bố trong tờ báo nổi tiếng Journal of the American Medical Association. Ngay ngày thứ ba sau khi thăm bệnh đầu tiên, 1/3 các bệnh nhân thấy bớt hơn chỉ với một điều trị chống đau, sung huyết mũi và sốt. Cũng như những người của nhóm nhận thêm kháng sinh ngoài những thuốc điều trị triệu chứng kể trên. Sau 10 ngày, bốn bệnh nhân trên năm thầy bớt hơn dầu có dùng kháng sinh hay không !
Những kết quả gây kinh ngạc này không làm ngạc nhiên GS Christian Chidiac (hôpital de la Croix-Rousse, Lyon) : “ Mức độ chứng cớ đối với các kháng sinh trong bệnh viêm xoang là rất thấp. Ngay cả ta có thể nói rằng không có ”, thầy thuốc chuyên khoa bệnh nhiễm trùng đã nhận xét như vậy và nói thêm : “ Đúng hơn đó là một thói quen kê toa ”. Đúng là bệnh viêm xoang là trường hợp hơi đặc biệt, BS Robert Cohen (bệnh viện Créteil), chủ tịch của nhóm công tác đã giải thích như vậy. Bởi vì “ đối với viêm xoang, thăm khám bệnh nhân dễ nhầm lẩn và chẩn đoán viêm xoang thật sự là khó, trong khi đó khi một thầy thuốc khám thấy một họng đỏ ông ta chẩn đoán là viêm họng (angine), và rằng khi ông ta thấy màng nhĩ ông ta có thể xác định là một viêm tai ”. Chính vì vậy, trong trường hợp viêm xoang, nhiều thầy thuốc thẳng tay dùng kháng sinh để điều trị.
Một thói quen xấu vả lại không chỉ giới hạn vào bệnh viêm xoang vì lẽ các thầy thuốc đều nhất trí tố cáo sự lạm dụng kháng sinh trong những bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên : viêm tai, viêm mũi họng (rhinopharyngite), viêm họng (angine). Đến độ khi ngõ ý với các thầy thuốc, các chuyên gia từ nay cảm thấy bắt buộc bắt đầu những lời khuyến nghị của họ bằng cách mô tả những tình huống trong đó việc kê đơn kháng sinh tức thời không được khuyến nghị !
MỘT BỆNH HIỀN TÍNH
Ví dụ bệnh viêm mũi họng (rhinopharyngite). Ở Pháp mỗi năm ta đếm được 3 triệu trường hợp, đặc biệt là ở những trẻ dưới 6 tuổi bị 5 đến 8 đợt mỗi năm. May mắn thay, khi chúng lớn lên, mọi chuyện đâu vào đó bởi vì chúng phát triển một khả năng miễn dịch, nói một cách khác hệ phòng vệ miễn dịch của chúng đã gặp đủ những virus khác nhau để học nhận biết chúng một cách nhanh chóng và do đó có hiệu quả hơn. Dầu thế nào đi nữa, các kháng sinh đều vô ích trong đại đa số những trường hợp viêm mũi họng vì lẽ những bệnh này nói chung đều do virus. Đó là chưa nói rằng đó là một bệnh hiền tính và lành một cách tự nhiên trong 7 đến 10 ngày.
Vâng, nhưng khi đứa trẻ có những dịch tiết có vẻ có mủ, há không phải là lúc phải chuyển qua kháng sinh hay sao ? Lại nữa, trái với một định kiến, đó chỉ là những tế bào chết và điều đó không có nghĩa rằng bệnh viêm mũi họng bị bội nhiễm. Dĩ nhiên thăm khám lại thầy thuốc nếu sự việc càng ngày càng xấu luôn luôn là điều được mong muốn nhưng dùng kháng sinh trong trường hợp nghi ngờ không phải là một chiến lược thích đáng lắm. “ Nghi ngờ có khía cạnh tốt. Nhiên hậu ta điều trị tất cả mọi người ”, GS Chidiac đã tố cáo như vậy. Vả lại đó là điều tương tự như trong bệnh viêm tai mà việc sử dụng kháng sinh vẫn ở những mức gây ấn tượng : “ 3 triệu liều được kê đơn mỗi năm trong bệnh viêm tai giữa cấp tính (otite moyene aigue) ! ”, GS Edouard Bingen, chuyên gia vi trùng học thuộc bệnh viện Robert-Debré (Paris) đã phàn nàn như vậy. “ Phần lớn các viêm tai có một tiến triển thuận lợi một cách ngẫu nhiên ”, GS Chidiac cũng nhất trí, “ một viêm tai viêm cấp tính đơn thuần (otite inflammatoire aigue) không cần điều trị bằng kháng sinh. Chỉ điều trị những viêm tai giữa cấp tính mưng mủ (otite moyenne aigue purulente) ”
Còn vấn đề viêm họng (angine). “ Vấn đề, BS Patrick Martin, thầy thuốc đa khoa ở Chennevières giải thích, đó là chỉ nên sử dụng các kháng sinh khi có một liên cầu khuẩn (streptocoque), nhưng để biết điều đó, còn cần phải làm một trắc nghiệm chẩn đoán nhanh.” Những trắc nghiệm chỉ trong vòng 7 phút này, giữa lúc lấy mẫu nghiệm và nhận kết quả, cho phép xác nhận sự hiện diện hay vắng mặt của mầm bệnh. Thế thì ta nghĩ gì về những thầy thuốc biết phân biệt một viêm họng do virus với một viêm họng do vi khuẩn chí với một cái nhìn đầu tiên ? “ Tôi, thường sử dụng test de diagnostic rapide, BS Martin đã nói như vậy, và tôi thuòng ngạc nhiên bởi kết quả. Khi thì đó là một viêm họng nặng, tuy vậy vẫn là do virus, khi thì một liên cầu khuẩn dấu mình sau một viêm họng có vẻ ở mức trung bình. Trắc nghiệm chẩn đoán nhanh là trắc nghiệm không thể tránh được. ”
(LE FIGARO 20/2/2012)
9/ VIÊM TAI TRẺ EM : CÁC KHÁNG SINH BỊ ĐẶT VẤN ĐỀ.
Những tác dụng phụ là quá quan trọng so với tính hiệu quả của điều trị.
PEDIATRIE. “ Các kháng sinh, không phải cho một cách tự động ”, cách nay vài năm một chiến dịch của Assurance-maladie đã từng nói như vậy. Cơ quan này nhấn mạnh sự việc là những loại thuốc này không chống lại các bệnh có nguồn gốc virus như bệnh viêm mũi họng (rhinopharyngite), cúm hay phần lớn các viêm họng (angine).
Theo một công trình nghiên cứu được công bố trong tạp chí chuyên khoa Journal of the American Medical Association, việc kê đơn các kháng sinh đối với những trường hợp viêm tai ở các trẻ em cũng không có hiệu quả. Tệ hại hơn, dùng các thuốc kháng sinh này đối với loại nhiễm trùng này ngay khi được chẩn đoán có hiệu quả kém so với không dùng một điều trị nào.
BỐI CẢNH CHUNG VÀ THỂ TRẠNG
“ Những công trình nghiên cứu của chúng tôi củng cố ý tưởng theo đó điều trị kháng sinh tốt nhất đối với những viêm tai thông thường của các trẻ em vẫn luôn luôn là không cho kháng sinh ”, BS Turmaini R. Coker, thầy thuốc nhi khoa thuộc bệnh viện nhi đồng Mattel thuộc UCLA (Hoa Ky) đã giải thích như vậy. Mặc dầu, cho kháng sinh cho phép chữa lành những nhiễm trùng này hơi nhanh chóng hơn. Nhưng vấn đề chủ yếu vẫn là những tác dụng phụ của các kháng sinh. Đó chủ yếu là những ban đỏ ở da và ỉa chảy.
BS Christian Meyer-Bisch là thầy thuốc chuyên khoa TMH ở Paris. Ông nhắc lại rằng khung cảnh chung cũng như thể trạng (nhất là sự lập lại của các đợt nhiễm trùng) cần phải được xét đến trước khi quyết định kê đơn kháng sinh. “ Nhưng nếu đó là ổ nhiễm trùng và khu trú rõ rệt, thì không có gì phải do dự ”, ông đã đánh giá như vậy. Những nhiễm trùng trong khu vực TMH, vì thường là do virus, nên dùng kháng sinh là vô ích. Ngược lại cần ưu tiên việc phòng ngừa và phải theo dõi làm sao để giữ mũi của các trẻ sạch chừng nào có thể được.
(LE FIGARO 22/11/2010)
10/ NHỮNG TIẾNG Ù TAI (ACOUPHENES) ĐƯỢC ĐIỀU TRỊ NHỜ TÍNH DẼO CỦA NÃO BỘ (PLASTICITE CEREBRALE)
AUDITION. Một sự kích thích thính giác (stimulation acoustique), phối hợp sự kích thích điện của một dây thần kinh, làm dễ sự tái tồ chức của vỏ thính giác (cortex auditif), kết quả là làm giảm những âm thanh ký sinh (sons parasites) mà vài người bị nghe một cách thường trực.
Những tiếng rít (sifflements) và những tiếng ù tai (bourdonnements) dai dẳng trong tai mặc dầu không có tiếng động…Đó là cuộc sống hàng ngày của 6 triệu người ở Pháp. Đối với khoảng 10% trong số những người này, những âm thanh ma (sons fantomes) này, được gọi là acouphènes, là một nỗi đau khổ dai dẳng. Thế mà, những điều trị duy nhất nhằm che lấp chúng hay học cách quên chúng. Vậy có thể hủy bỏ chính nguồn gây nên những tiếng ù tai này không ? Michael Kilgard và các cộng sự viên thuộc đại học Texas, Dallas, mang lại một niềm hy vọng theo chiều hướng này : ở chuột họ đã thành công hủy bỏ những acouphènes bằng cách tác động lên các cơ chế tạo nên tính dẽo của não bộ (plasticité cérébrale).
TẦN SỐ CHÍNH XÁC.
Các nhà sinh thần kinh (neurobiologiste) trước hết đã trắc nghiệm chiến lược của họ trên chuột không bị acouphène : họ đã kích thích ở những con chuột này nhiều lần mỗi ngày một dây thần kinh ở cổ (dây thần kinh phế vị) bằng những kích thích điện ngắn, đồng thời cho chúng nghe những âm thanh có một tần số nhất định. Sau 20 ngày, số các neurone đáp ứng với tần số này trong vỏ thính giác, phần của não bộ xử lý các âm thanh, gia tăng khoảng 70%. Sự kích thích của dây thần kinh phế vị làm dễ tính dẻo của não bộ (plasticité cérébrale) do phóng thích những chất điều biến thần kinh (neuromodulateur) trong não.
Sau đó các nhà nghiên cứu đã trắc nghiệm phương pháp của họ trên một mô hình chuột bị chứng ù tai : họ đã kiểm tra và thấy rằng những con vật này đã không phát hiện pause trong một âm thanh có tần số khoảng 9 kiloHertz, tần số được cho là của chứng ù tai. Rồi họ đưa ra giả thuyết là acouphène là do một biểu hiện quá mức (surreprésentation) trong vỏ thính giác của những neurone đáp ứng với tần số này. Vậy các nhà nghiên cứu đã cho những con chuột này nghe nhiều lần trong ngày cả một loạt các tần số âm thanh, ngoại trừ tần số của chứng ù tai, đồng thời kích thích dây thần kinh phế vị của chúng. Kết quả : sau 10 ngày điều trị, các con chuột phục hồi lại khả năng phát hiện một pause trong một âm thanh có một tần số tương tự với tần số của chứng ù tai, theo các nhà nghiên cứu đó là bằng cớ chứng tỏ rằng chúng không còn bị ù tai nữa. Ngoài ra, họ đã kiểm tra và thấy rằng, trong vỏ thính giác của chúng, số các neurone đáp ứng với tần số của acouphène giảm nhường chỗ cho các neurone đáp ứng với những tần số âm thanh được kích thích. Nói một cách khác, sự tổ chức của các neurone đã trở nên bình thường.
Nhóm nghiên cứu của Texas hy vọng chẳng bao lâu sẽ đánh giá chiến lược của mình trên người, bằng một thử nghiệm lâm sàng. “ Những kết quả này xác nhận rằng có thể sử dụng tính dẽo của não bộ để chống lại tình trạng tăng hoạt động của các neurone nguồn gốc của chứng acouphène ”, Patrice Trần Bá Huy thuộc bệnh viện Lariboisière (Paris) đã ghi nhận như vậy. Còn Arnaud Norena, thuộc đại học Provence (Marseille) thì gợi ý một chiến lược khác để sử dụng tính dẽo não bộ này : “Acouphène nói chung là do một sự mất thính giác ở một tần số đặc biệt, và chính tần số bị mất này mà người bệnh cảm nhận. Điều này cũng y hệt như đối với những cảm giác chi ma (membre fantome) sau khi bị cắt cụt, các neurone không đáp ứng với những tần số thính giác bị mất bắt đầu đáp ứng với những tần số kế cận.Vậy tôi thấy hợp lý là hãy kích thích những tần số âm thanh bị mất, nghĩa là tần số của chứng ù tai ”
(LA RECHERCHE 3/2011)
BS NGUYỄN VĂN THỊNH
(18/4/2012)