Được bất tử hóa trong Dolce Vita, film culte của Federico Fellini (1960), đài nước Trevi chắc chắn là đài nước nổi tiếng nhất của Rome, một trong những biểu tượng được ưa chuộng nhất của Thành phố vĩnh cửu. Dolce Vita thể hiện cuộc sống vô tư của cuối những năm 1950. Cảnh trong đó Marcello Mastroianni và Anita Ekberg tắm trong bể nước của Fontaine de Trevi đã mãi trong biên niên sử vì người làm phim không thể tìm thấy phối cảnh nào đẹp hơn.La Fontaine de Trevi (Fontana di Trevi) hiện hữu từ 240 nom nay. Nước của đài nước này phát xuất từ aqueduc Aqua Virgo, vốn cấp nước cho các therme của champs de Mars, gần Panthéon. Đài nước có tên như vậy là do 3 con đường (tre vie) hội tụ về nó.
Aqueduc Aqua Virgo được xây dựng năm 19 trước công nguyên bởi Marcus Vipsanius Agrippa (bạn trung thành và cố vấn của hoàng đế Auguste, đã bổ nhiệm ông làm édile năm 33 trước công nguyên). Aqueduc Aqua Virgo có tên như vậy là vì một nữ đồng trinh trẻ đã chỉ đường đến nguồn nước cho các lính La mã đang khát nước.
Hình khắc nổi phía trên và bên phải của đài nước cho thấy một cô gái trẻ chỉ tay về phía nguồn nước quý báu.
Trên hình khắc nổi khác, Agrippa chấp thuận thực hiện những dự thảo của công trình. Bị làm thiệt hại bởi quân Goths năm 537, aqueduc đã được sửa chữa nhiều lần và tiếp tục cấp nước khu vực champs de Mars trong suốt thời Trung Cổ.Ý tưởng dựng lên một đài nước hùng tráng ở địa điểm này đã nẩy mầm trong trí của nhiều giáo hoàng và đã mang lại nhiều dự án khác nhau, trong đó một của Bernin. Tuy vậy phải đợi năm 1732 để Clément XII (hãy quan sát các armoiries nằm trên tòa nhà của dòng họ Corsini mà ông là một thành phần) giao phó cho Nicolo Salvi những công trình sẽ chiếm 19 năm cuối của đời ông và kéo dài tổng cộng 30 năm (1732-1762).
Lấy nguồn cảm hứng từ cung khải hoàn Constantin, đài nước Trevi dựa mình vào bức tường của Palais Poli và xuất hiện như một ảo ảnh cuối những con đường nhỏ hẹp lát đá hội tụ về nó.Trung tâm của bồn nước phun được ngự trị bởi một bức tượng của thần Neptune, đang điều khiển một chiến xa được kéo bởi những con ngựa biển. Thấp hơn, hai vị thần đầu người đuôi cá (triton) đang điều khiển một con ngựa yên lặng và một con ngựa lồng lên, lần lượt biểu tượng cho biển lặng và cơn bão tố.
Nước chảy thành thác nước trên núi đá, tái tạo sức mạnh và sự sôi động của các thế lực thiên nhiên. Những bức tượng thuộc nhóm này đã được khởi công bởi một nhà điêu khắc ít tên tuổi, Giovan-Battista Maini, và được hoàn thành bởi Pietro Bracci
Là những tác phẩm của Fillipo Valle, các figure trong các hốc tường tượng trưng, bên phải, là Salubrité (sự trong lành), bên trái l’abondance (sự dồi dào).Gác thượng (attique) gồm những allégorie (bức họa phúng dụ) của 4 mùa thể hiện những tác dụng có lợi của nước theo những thời kỳ trong năm. Nằm cuối aqueduc d’aqua Virgo, đài nước Trevi ở trong số những mostre d’acqua, những đài nước La mã lớn có đủ áp lực để cấp nước cho những đài nước khác.
Ta không biết từ khi nào tục lệ ném một đồng tiền vào trong bể nước để đảm bảo là một ngày nào đó sẽ trở lại Rome. Xét số lượng các đồng tiền nằm ở đáy bể, các nhà du lịch đã trở lại Rome nhiều lần mà không biết chán.Đừng quên aedicola (niche) xinh đẹp của cuối thế kỷ XVIII trang điểm tòa nhà ở góc quảng trường và via del Lavatore.
Đối diện là nhà thờ baroque Santi Vincenzo Anastasio, giáo khu của các giáo hoàng khi họ ở tại Palais du Quirinal. Crypte bảo tồn các trái tim và những cơ quan khác của các giáo hoàng của những thế kỷ XVII, VIII và XIV trước khi Pie X (1903-1914) chấm dứt tục lệ rùng rợn này.Dọc theo các con đường lân cận, via del Lavoratore, via Panetteria và via in Arcione, là những tiệm bán đồ gia vị và những tiệm của các thợ thủ công. Mỗi sáng via del Lavoratore tiếp đón một phiên chợ rất nhộn nhịp.
ĐẠI LINH
(27/3/2012)