Khả năng siêu việt và hội chứng tự kỷ

KHẢ NĂNG PHI THƯỜNG
Ngày 14 tháng 3 năm 2004, Hiệp hội Động kinh Anh Quốc đã tổ chức một buổi biểu diễn đặc biệt tại Viện bảo tàng Lịch sử khoa học Oxford. Đây là buổi trình diễn của Daniel Tammet về con số Pi kỳ bí. Với trí nhớ phi thường, Tammet đã mất 5 giờ 9 phút để đọc rõ từng số một của một chuỗi số lẻ của Pi lên đến 22.524 số mà không hề nhầm lẫn một lần nào!
Không dừng lại ở đó, Tammet còn có khả năng tính nhẩm những bài tính nhân với nhiều con số cũng như tính được số căn. Ngoài ra, Tammet còn nói được 10 thứ tiếng, đặc biệt là tiếng Aix-len, anh ta chỉ cần học trong vòng một tuần lễ. Điều cần nói là Daniel Tammet mắc chứng bệnh Asperger, một dạng của bệnh tự kỷ.

Nhưng đây không phải là trường hợp duy nhất. Donny, một người Mỹ cũng bị bệnh tự kỷ, có khả năng cho biết ngày của sự kiện lịch sử trong khoảng thời gian từ năm 400 đến 3.500 trước công nguyên chỉ trong vòng một giây. Mac Thioux của Viện đại học Gronigue, Hà Lan, không những chứng tỏ khả năng tính toán siêu việt mà còn có trí nhớ kỳ diệu về ngày tháng của 14 bộ lịch khác nhau. Stephen Wilshire, hoạ sĩ bị bệnh tự kỷ người Anh có khả năng lưu giữ một khối lượng lớn về các dữ liệu 3 chiều. Ong ta có thể phác hoạ lại toàn cảnh thành phố Tokyo sau khi được quan sát thành phố này chỉ một lần trên chiếc máy bay trực thăng trong thời gian 30 phút.
Nói chung, theo kết quả nghiên cứu của TS Patricia thuộc Trường đại học Hoàng gia London, cho thấy 39 trong tổng số 137 người bị bệnh tự kỷ (chiếm tỉ lệ 28,5%) là những “thiên tài tự kỷ” có trí nhớ siêu việt. Những người này có khả năng siêu việt đó ngay từ thời thơ ấu.
Định nghĩa về hội chứng này, các từ điển y khoa thường viết: “Tự kỷ là triệu chứng rối loạn thần kinh não trong quá trình phát triển của trẻ, làm ảnh hưởng tới chức năng của vùng quan hệ tương giao và vùng kỹ năng giao tiếp. Vào năm 1943, bác sĩ người Áo Leo Kanner mô tả những nét chung của hội chứng tự kỷ và dùng thuật ngữ “autism”, như một dạng tâm thần phân liệt của trẻ em. Đến năm 1960, hội chứng tự kỷ còn được gọi là “hội chứng Kanner”, được nghiên cứu khá đầy đủ kể cả hướng điều trị.
Chúng ta biết rằng não bộ của chúng ta được chia làm 2 bán cầu, 4 thùy não, chịu trách nhiệm về các giác quan và kỹ năng khác nhau : thùy trước về ngôn ngữ và vận động; thuỳ sau về thị giác; thùy phải về khả năng đọc và vị giác; thùy trái về khả năng thính giác và khứu giác. Não bộ được cấu tạo từ tế bào thần kinh (nơron) và những tín hiệu được truyền đi trong não bộ nhờ các phản ứng hóa học diễn ra cực nhanh giữa các nơron. Một sự rối loạn gây ra tình trạng các tín hiệu không truyền đi được trên vùng tương giao và kỹ năng giao tiếp thì các trẻ trở thành “nạn nhân” của hội chứng tự kỷ.
TRI GIÁC SIÊU NHẠY
Vào năm 2006, để hiểu sâu hơn về giả thuyết này, các nhà nghiên cứu thuộc Viện đại học Montreal đã cho thấy nhóm tự kỷ “thông thái” này có điểm tương đồng với những con người “bình thường”: các chuyên gia như các kỳ thủ cờ vua, cũng phải được “trui luyện” mà thành. Các kỳ thủ này, qua quá trình tập luyện, đã đạt ssượ trình độ hiểu biết sâu rộng trong lĩnh vực này. Khi vào cuộc chiến, họ tính toán nước cờ rất nhanh và biết rất rõ vị trí các quân cờ. Vì vậy, các nhà khoa học đã”tấn phong” cho họ là các chuyên gia tri giác. Tuy nhiên, các chuyên gia này lại không phải lúc nào cũng có thể giải thích được khả năng “siêu nhạy” này cũng như khả năng này sẽ mất đi khi chuyển sang lĩnh vực khác.
Các nhà khoa học cũng có sự nhận thức như vậy đối với các “thiên tài tự kỷ”: các “thiên tài tự kỷ” này cũng là các chuyên gia tri giác. Trong lĩnh vực đặc thù của họ, các “thiên tài tự kỷ” này cũng hiểu rất sâu và thực hiện nhanh chóng dễ dàng nhờ trí nhớ siêu việt của họ. Thông thường, các chuyên gia tự kỷ này lại có khuynh hướng thiên về các con số, thí dụ như họ có thể nhớ rất chính xác thời gian biểu của các chuyến tàu, danh bạ điện thoại, ngày tháng của các sự kiện lịch sử (đối chiếu âm-dương lịch hoặc lịch của các nước khác)…
KẾT QUẢ CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
Các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Viện đại học Montreal, Canada và các Viện đại học Luân Đôn và Cambridge, Anh Quốc, cho thấy các “thiên tài tự kỷ” này đều có khả năng siêu việt về nhận thức hình học không gian 3 chiều cũng như có trí nhớ đặc biệt về thính-thị giác. Các công trình được kiểm chứng bằng chụp cắt lớp điện toán (CT Scan) cho thấy não bộ của các “thiên tài tự kỷ” này đều có sự tăng hoạt của các thùy chẩm-thái dương. Các thùy này chịu trách nhiệm xử lý các tín hiệu về thị giác phức tạp và khả năng nhận thức về ngôn ngữ, vật thể.

Tất cả các công trình nghiên cứu đều cho thấy có sự tăng hoạt của các vùng não chịu trách nhiệm về nhận thức tri giác ở các “thiên tài tự kỷ”. Và vấn đề được đặt ra : liệu chúng ta có thể lợi dụng phát hiện này ở bệnh nhân tự kỷ và ứng dụng vào con người bình thường để biến thành thiên tài được không? Câu trả lời của các nhà khoa học là không thể được vì cấu trúc bộ não của các “thiên tài tự kỷ” rất đặc biệt!

(Theo La Recherche )
BS NGUYỄN VĂN THÔNG
DrThong007@gmail.com

Bài này đã được đăng trong Chuyên đề Y Khoa. Đánh dấu đường dẫn tĩnh.

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s