Pompei

POMPEI

Nếu như thành phố Pompei đã không chịu một trong những tai họa nổi tiếng nhất của lịch sử thì có lẽ nó chỉ là một trong nhiều colonie La mã mất hút trong các ngõ ngách của lịch sử. Nhưng nhờ trận phun tràn của núi lửa Vésuve năm 79 mà Pompei trở nên nổi tiếng. Thật nghịch lý, Pompei không bao giờ nổi tiếng trong thời đại của nó như trong thời đại chúng ta. Thành phố Pompei được bảo tồn cho hậu thế nhờ trận núi lửa Vésuve, làm chôn vùi các dinh thự và dân chúng của thành phố dưới những mảnh vụn của núi lửa.

Thành phố Pompei bị chôn vùi để lại cho chúng ta những vết tích được bảo tồn nhất của thời Thượng Cổ, để lộ bằng chứng duy nhất về cuộc sống hàng ngày vào thế kỷ thứ nhất

Pompei bị rơi vào quên lãng trong 1500 năm trước khi được được khám phá lại do tình cờ vào thế kỷ XVIII (1592) bởi kiến trúc sư Domenico Fontana trong lúc tiến hành đào một con kênh. Vào thời kỳ đó, vài tòa nhà được phát hiện trong cuộc khám phá này lại được cho là những toàn nhà của Stabies, một thành phố La mã khác. Mọi chuyện đều dừng lại đó cho đến năm 1748 là năm Charles de Bourbons, vua Naples, phát động chiến dịch khai quật đầu tiên.

Thành phố cổ đại Pompei đã được bảo tồn tốt đến độ nó cho một ý tưởng về lối sống La mã, hơn là điều đuợc thực hiện bởi cuốn sách chính xác nhất. Chỉ thiếu những người dân mà ta cảm thấy sự hiện diện ở mọi ngõ ngách của thành phố.

Henry Matthews, tiểu thuyết gia, đã ghi nhận trong nhật ký của mình vào năm 1820 : “ Chỉ thiếu những người dân. Một buổi sáng di dạo trong các đường phố trang trọng của Pompei cho một ý nghĩ về sự hiện hữu của chúng sinh động hơn tất cả những cuốn sách nào trên thế giới ”. Trong những con đường lát đá ở đó các bức tường còn mang những graffiti, các bóng ma của một quá khứ xưa gần 2000 năm gần như được cảm thấy.

Hầu như tất cả cư dân của thành phố nhỏ quý tộc này đã có thể thoát được, trong khi khoảng 2000 dân Pompei bị chết. Là người lính, nhà văn và nhà văn học, Pline l’ancien (23-79), vào lúc núi lửa phun tràn, chỉ huy hạm đội trấn đóng ở Misène, ở phía tây Naples. Ông chết vì ngạt thở trong lúc muốn đi đến Stabies để quan sát hiện tượng gần hơn và giúp một người bạn có một villa bị đe dọa. Cháu của ông ta Pline le Jeune, vẫn ở Misène, phía bên kia vịnh, trong một bức thư gởi cho Tacite, đã cho một bản báo cáo chi tiết, và hữu ích đối với những nhà khoa học, về những giờ đầu của thảm kịch.

Pompei được thành lập bởi bộ lạc Ý của những người Osques vào thế kỷ VII trước công nguyên. Một thế kỷ sau, nó trở nên một thương điếm Hy lạp và étrusque, rồi trong 200 năm rồi vào tay của Samnites, bị đánh bại bởi những người La Mã vào năm 290 trước công nguyên. Bắt đầu từ năm 80 trước công nguyên, trong khi Pompei trở thành một thuộc địa của La mã, thành phố bắt đầu thịnh vượng dần dần. Thành phố có kích thước trung bình này khi đó có từ 20.000 đến 35.000 dân. Trước khi bị trận động đất chôn vùi năm 79, thành phố đã bị một trận động đất năm 62 mà những thiệt hại đã được phần nào sửa chữa.
Sự tham quan của vị trí địa hình này (25.000 người đã sống ở Pompei) là một cuộc thám hiểm thật sự. Pompei trước đây là một trung tâm thương mại (ville marchande) quan trọng và thịnh vượng, ở đây có nhiều thợ thủ công làm việc, như số các cửa tiệm và xưởng chứng tỏ điều đó. Mặc dầu chỉ gần ½ của thành phố đã được phát hiện, nhưng dành trọn một ngày cho cuộc tham quan không phải là quá nhiều, chỉ để chiêm ngưỡng các dinh thự đặc sắc nhất. Cần đến đó sớm và sẵn sàng để đương đầu với một đám đông người, bởi vì đó là một trong những nơi được thăm viếng nhiều nhất của Ý (2 triệu du khách đến đây mỗi năm). Xe lửa của công ty Circumvesuviana nối trong vòng 45 phút Stazione Circumvesuviana, nằm trong Corso Garibaldi (gần Piazza Garibaldi), ở Naples, và nhà gare Pompeii-Villa dei Misteri, gần lối vào chính của nơi tham quan, ở Porta Marina.

Thành phố được khai quật Pompei rất rộng, phải 25 phút để đi từ amphithéatre đến Villa dei Misteri, ở hai cực đối diện, và ngay một cuộc tham quan rất sơ sài cũng mất ít nhất 2 giờ. Để tránh đám đông, tốt nhất đến vào buổi chiều và tốt hơn đến vào mùa đông.
Hãy bổ sung bằng cuộc tham quan viện bảo tàng khảo cổ học của Naples, nơi đây được mang đến những đồ vật và những tác phẩm nghệ thuật được tìm thấy trong lúc khai quật.

LE VESUVE

Mặc dầu Ý có những núi lửa cao hơn và hoạt động hơn, như Etna ở Sicile, nhưng không có một núi lửa nào nổi tiếng như Vésuve, mà trận phun thảm họa năm 79 đã chôn vùi những đô thị La mã Pompei và Herculanum. Ngày nay, núi lửa yên nghỉ, nổi lên như tấm cảnh phông của vịnh Naples, nhưng ta cũng có thể thấy nó gần hơn, từ bờ của miệng núi lửa.

Những cư dân sống kế cận núi Vésuve vào thế kỷ thứ nhất của công nguyên đã từng kinh qua những hiểm nguy của núi lửa. Vào năm 63, một trận động đất đã cho họ một điềm gỡ về những lực dưới đất đang thức dậy sau một thời gian dài ngừng hoạt động.
Vài ngày trước thảm họa, núi lửa bắt đầu khạc một cuộn tro (panache de cendres), lời cảnh cáo nhưng các cư dân không đếm xỉa. Tuy vậy, mối đe dọa là hiện thực, bởi vì chữ Vésuve, hay Vesubius như người ta gọi nó khi đó, phát xuất từ chữ ves, nghĩa là “ foyer ”. Buổi sáng 24/8/ năm 79, cái nút dung nham đông đặc bị bật ra và núi lửa cho thấy rằng tên của nó không bị chiếm đoạt.
Trái với Etna, Vésuve đã từng trải qua những trận phun rất đột ngột. Ngày hôm đó, một trận mưa khí, đá bọt (pierres ponces) và những mảnh vỡ khác đổ xuống một cách rất dữ dội. Cột lửa phun lên và một đám mây khí rất nóng tràn xuống núi, đạt một tốc độ 80km/giờ và một nhiệt độ 400 độ C. Một đám mây to lớn che khuất mặt trời.
Tro và xỉ núi lửa (scorie volcanique) chôn vùi thành phố Pompei trong vài giờ, trong khi các khí nóng làm ngạt thở 2000 dân đã không chạy trốn. Chiều lại, các thành trong của núi lửa đến lượt sụp xuống, để thoát ra dòng thác bùn núi lửa chôn vùi Herculanum.
Khi bụi rơi xuống thì Vésuve đã thay hình đổi dạng. Đỉnh, núi Somma, ngày xưa lên cao đến 2300 m, phần lớn đã biến mất, dẫn đến sự tạo thành một đỉnh núi thứ hai. Ngày nay Somma chỉ còn cao 1281 m và một miệng núi lửa mới (200 m chiều sâu và 1500 m viên chu) mở ra vào bên trong.
Mặc dầu vậy núi lửa Vésuve không tắt. Nó đã trải qua những thời kỳ yên tĩnh (thí dụ giữa năm 1306 và 1631) nhưng 18 trận phun lớn cũng như nhiều trận phun khác nhỏ hơn, đã lay động nà từ năm 79. Trận phun cuối cùng đã xảy ra năm 1944, khi đó núi lửa đã mất pennacchio, hay cụm khói (panache de cendres), vốn là đặc điểm của núi lửa Vésuve.Theo những thống kê, một trận núi lửa khác sẽ xảy ra trong một thời gian gần đây. Khoảng 700.000 người sống trong “ vùng đỏ ” (zone rouge), trong đó nguy cơ là cao nhất.
Nhưng tình huống này không ngăn cản các bạn thực hiện cuộc tham quan này. Khoảng 200.000 người thực hiện cuộc leo núi mỗi năm, và một phần lớn của vùng đã được xếp loại parc national và réserve de biosphère của Unesco.
Ngoài con đường mòn mà du khách thường sử dụng để lên đỉnh núi, giới hữu trách của parc đã bắt đầu đặt mục tiêu nhiều đường mòn.
Từ Naples, bạn có thể theo một cuộc tham quan có tổ chức hay dùng xe lửa Circumvesuviana đến tận gare d’Ercolano (15 phút). Rồi dùng taxi hay một navette đến tận lối vào của parc, ở độ cao 1017m. Cuốc bộ 1,5 km sẽ đưa bạn đến đỉnh. Ta chỉ có thể xuống trong miệng núi lửa dưới sự hướng dẫn của một người chỉ đường.

ĐẠI LINH
(8/3/2012)

Bài này đã được đăng trong Ảnh hải ngoại, Du lịch đó đây. Đánh dấu đường dẫn tĩnh.

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s