1/ CÁC NHIỄM TRÙNG THỨC ĂN GIA TĂNG
Sự tôn trọng vài quy tắc vệ sinh hạn chế ảnh hưởng của vài tác nhân gây bệnh.
SANTE PUBLIQUE. Vào đầu tháng 12 năm 2011, CNR (Centre national de référence) des salmonelles, có nhiệm vụ theo dõi vi trùng học của salmonella, báo động giới hữu trách y tế : một biến thể của vi khuẩn này thường có liên quan trong những nhiễm trùng-nhiễm độc thức ăn (Tiac : toxi-infections alimentaires) được tìm thấy thường xuyên một cách không bình thường trong các bệnh phẩm gởi về Trung tâm. Từ tháng 11 đến tháng 12, biến thể này được nhận diện ở 337 người trong những trường hợp viêm dạ dày-ruột trên khắp toàn đất nước. Những triệu chứng của chúng (ỉa chảy, đau bụng, mửa và sốt trong 3 đến 5 ngày) gợi một nhiễm trùng do salmonelles.
ÍT NHẤT HAI TRƯỜNG HỢP GIỐNG HỆT.
Sự vấn chẩn những người này hướng các nhà dịch tễ học về charcuterie được phân phát bởi hai chaine alimentaire. Nhờ những carte de fidélité những khách hàng bị bệnh, thức ăn gây bệnh, saucisson khô, được nhận diện và những lot nghi ngờ được rút ra khỏi thị trường.
Thường xảy ra, các nhiễm độc nhiễm trùng thức ăn tập thể (Tiac : toxi-infections alimentaires collectives), được định nghĩa là sự xuất hiện của ít nhất hai cas groupé có cùng những triệu chứng, nói chung là tiêu hóa, với cùng nguồn gốc thực phẩm. “ Số những Tiac được nêu lên đã gia tăng nhiều với sự đưa vào năm 2006 một logiciel mới làm dễ những khai báo của họ, cho phép nhận diện nhiều hơn các trường hợp và, nhờ sự điều hòa sát các service, can thiệp nhanh hơn ”, Gilles Delmas, thầy thuốc dịch tễ học thuộc Viện theo dõi y tế (InVS) đã giải thích như vậy. Nhưng càng có ít những trường hợp thì nguồn gốc của nhiễm trùng nhiễm độc thức ăn càng khó xác định.
VÀI TRƯỜNG HỢP NẶNG
Trong phần lớn các trường hợp, các Tiac không nghiêm trọng. Những trường hợp nhập viện (7% năm 2009) chủ yếu liên quan nguy cơ mất nước ở các trẻ nhỏ hay những người già, và những trường hợp tử vong hiếm xảy ra (9 trường hợp năm 2009). Nhưng mới gần đây, sự lây nhiễm bởi vi khuẩn Escherichia coli E104 của các hạt mầm (graines germées), chịu trách nhiệm 48 trường hợp tử vong ở Đức và ở Aquitaine 9 trường hợp người lớn bị hội chứng tan máu tăng urée (SHU : syndrome hémolytique urémique), hay cả sự lây nhiễm bởi các steak haché surgelé bởi một coli khác, E157, nguồn gốc của nhiều SHU nhi đồng ở phía Bắc, đã nhắc lại rằng chúng có thể là nghiêm trọng. Vì SHU có thể gây ở trẻ nhỏ một suy thận nặng, E157 cần được theo dõi đặc biệt.
Hơn một nửa các Tiac xảy ra trong hộ gia đình hay trong hệ thống quán ăn thương mãi, dẫn xa trước hệ thống quán ăn học đường, xí nghiệp hay các cơ sở y tế-xã hội. Việc nhận diện các ổ phân tán trên nhiều vùng dựa vào sự khai báo nhanh chóng và bắt buộc các Tiac. Tác nhân gây bệnh không phải luôn luôn được phát hiện : trên 1255 ổ Tiac, được khai báo năm 2009, hoặc 13.905 người, tác nhân gây bệnh chỉ được nhận diện trong 18% các trường hợp, khi sự hiện diện của nó trong các mẫu nghiệm phù hợp với các triệu chứng được thể hiện. Mặc dầu không có sự xác nhận sinh học, các thức ăn được tiêu thụ và những triệu chứng đã cho phép nghi ngờ một mầm bệnh chính xác trong 40% các trường hợp. Nhưng trong 42% các trường hợp, mầm bệnh này đã không thể xác nhận được.
Các nhiễm trùng nhiễm độc thức ăn do salmonelles đã giảm nhiều trong vòng 10 năm nhờ một sự theo dõi gia tăng sự sản xuất trứng. Những vi khuẩn này vẫn là tác nhân gây bệnh thường gặp nhất, chủ yếu do hai loại, S. Typhimurium và S.enteritidis. “ Có 2500 sérotype de salmonelles. Phần lớn, có mặt khắp nơi, có ký chủ thông thường là ống tiêu hóa của các động vật khác nhau, gồm cả gia cầm và gia súc, những động vật lành mạnh mang mầm bệnh (porteur sain). Vậy các salmonelles có thể làm lây nhiễm thịt do tình cờ khi sự moi ruột không được thực hiện tốt, làm lây nhiễm thịt sữa khi vắt hay trứng, BS François-Xavier Weill, người phụ trách Centre national de référence salmonelles ở Viện Pasteur, đã chỉ rõ như vậy. Không có nguy cơ nếu các thức ăn này được bảo quản ở 4 độ C, được tiêu thụ nấu chín hay được tiệt trùng (pasteurisé). Nhưng, ở nhiệt độ môi trường, vi khuẩn tăng sinh và có thể làm người bị nhiễm trùng bị bệnh hay không, tùy theo tình trạng của các phòng vệ miễn dịch và lượng vi khuẩn được ăn vào.”
CÁC ĐỘC TỐ.
Được nhận diện trong 15% các trường hợp nhiễm trùng nhiễm độc thức ăn, tụ cầu khuẩn vàng cũng được nghi ngờ trong 38% các trường hợp trong đó tác nhân không được xác nhận. Không phải vi khuẩn gây bệnh, mà là do độc tố mà vi khuẩn tiết ra trong các thức ăn. Các triệu chứng, nhất là mửa dữ dội và đau bụng, xuất hiện từ một đến 6 giờ sau khi ăn. Sự lây nhiễm này cuối chaine alimentaire thường do những sai lầm về vệ sinh trong việc sửa soạn các món ăn hay desserts cuisinés và do sự gián đoạn chaine du froid. Sự lây nhiễm này thường xảy ra trong những nhiễm trùng nhiễm độc thức ăn trong hệ thống quán ăn tập thể. “ Cũng sản xuất các độc tố, Bacillus cereus gây nên cùng những triệu chứng như tụ cầu khuẩn và sốt, trong khi Clostridium perfringens chỉ gây tiêu chảy dữ dội. Tất cả hai chủ yếu là nguyên nhân của các ổ nhiễm trùng trong hệ thống quán ăn tập thể, chủ yếu do các món ăn được nấu để ở nhiệt độ môi trường sau khi nấu chín ”, Gilles Delmas đã xác nhận như vậy.
Tiac do virus ruột chủ yếu do sự tiêu thụ sò ốc và do những lây nhiễm thứ phát ở các nhà dưỡng lão. Là sản phẩm thoái biến của cá, histamine là nguyên nhân của vài chục ổ nhiễm trùng mỗi năm.
(LE FIGARO 20/2/2012)
2/ CÁC SHERLOCK HOLMES CỦA AN TOÀN Y TẾ
Ở Pháp, sự an toàn thực phẩm tùy thuộc vào nhiều kiểm tra được thực hiện trong suốt chaine alimentaire, từ nhà sản xuất đến người tiêu thụ.
“ Từ khi thiết lập “ paquet hygiène ” năm 2006, tất cả các opérateur từ nay chịu trách nhiệm trước luật pháp những sản phẩm mà họ đưa ra trên thị trường, Laurent Laloux, người phụ trách Laboratoire de sécurité des aliments (Anses) đã giải thích như vậy. Họ phải đảm bảo, bằng những biện pháp tự kiểm tra và những thủ thuật theo dõi nội bộ rằng những sản phẩm của họ là lành mạnh đối với người tiêu thụ. Các service của nhà nước can thiệp bằng hai đường : Direction de l’alimentation, tùy thuộc bộ Nông nghiệp, dựa vào những direction tỉnh của các ty thú y (service vétérinaire) để kiểm tra rằng những thủ thuật này được tôn trọng trong các xí nghiệp sản xuất hay cửa hàng ăn uống và theo dõi những nguy cơ này.”
KHAI BÁO BẮT BUỘC.
Khi xảy ra một nhiễm trùng nhiễm độc thức ăn, báo động xuất phát từ phía các bệnh nhân. Thầy thuốc đưa thông tin lên cấp tỉnh (các Tiac phải khai báo bắt buộc), điều này phát khởi sự can thiệp của các sở thú y tỉnh và các cơ quan y tế vùng.
Khi một cuộc điều tra dịch tễ là cần thiết, nó được tiến hành bởi InVS, hay thường hơn, bởi những chi bộ của nó ở tỉnh. Khi nhiều người bị bệnh, sự chuyển tin trở nên nhanh chóng. Việc thực hiện này thường khó hơn trong những Tiac gia đình hay khi chỉ hai hay ba người bị bệnh, nhất là nếu không có tình trạng nghiêm trọng. Vậy có một sự khai báo thấp.
Phòng xét nghiệm y khoa quốc gia can thiệp trong trường hợp Tiac bởi hệ các phòng xét nghiệm quy chiếu. “ Chúng có sứ mạng phân tích và xác định những tác nhân gây bệnh trong các phần còn lại của bữa ăn hay những bữa ăn chứng (repas témoin) mà tất cả các opérateur de restauration collective bảo tồn trong 5 ngày, Laurent Laloux đã giải thích như vậy. Sau đó cuộc thăm dò sâu hơn tùy theo các triệu chứng, tác nhân gây bệnh hay độc tố được nhận diện và xác suất tìm thấy nó trong một thức ăn nào đó.
Một công tác thường phức tạp khi lượng tác nhân gây bệnh trong các bệnh phẩm thấp hay khi không có những công cụ phân tích thích đáng
ENJEU INTERNATIONAL.
Những hệ thống theo dõi này đã cho phép một sự giảm quan trọng các nhiễm trùng nhiễm độc thức ăn trong hệ thống các cửa hàng ăn uống tập thể. “ Nhưng có một sự gia tăng thật sự các Tiac gia đình và hệ thống Fastfood, đối với chúng cần tăng cường các công cụ, Gilles Delmas, thuộc InVS, đã đánh giá như vậy. Điều hòa các hệ thu nhận và thăm dò các dữ kiện giữa các nước sẽ còn cần thời gian, ngay cả khi thông tin đã lưu hành tốt hơn ở Châu Âu, như ta đã có thể thấy trong cuộc khủng hoãn ở Đức.” Sự lưu hành trên quy mô thế giới của các thực phẩm trở nên một thach thức đáng kể đối với sự an toàn của những người tiêu thụ.
(LE FIGARO 20/2/2012)
3/ NHỮNG QUY TẮC ĐƠN GIẢN ĐỂ HẠN CHẾ CÁC NGUY CƠ
Với các thực phẩm, không có nguy cơ zero. Vài yếu tố làm dễ sự xuất hiện những nhiễm độc-nhiễm trùng thức ăn tập thể (Tiac) : trong restauration gia đình, đó là sự dùng những nguyên liệu bị lây nhiễm, nhất là những tiếp xúc giữa các thức ăn chín và sống trong các tủ lạnh hay trên các plan de travail, và sự không tôn trọng dây chuyền lạnh. Trong restauration tập thể, chính những trang bị không được thích ứng, sự vỡ dây chuyền nhiệt (chaine thermique), sự làm lạnh quá chậm các thức ăn hay hay sự làm nóng không thích đáng khi các đĩa ăn được đưa đến từ nhà bếp trung tâm, chịu trách nhiệm những Tiac.
Sự làm giảm các nguy cơ cũng tùy thuộc vào sự tôn trọng những quy tắc vệ sinh đôi khi rất đơn giản. “ Sẽ có ít hơn nhiều những trường hợp Tiac do tụ cầu khuẩn với sự rửa tay một cách hệ thống khi ra khỏi nhà xí, sau khi đã sờ các động vật, trước và sau khi préparation các thức ăn, bởi vì chúng ta mang loại vi khuẩn này ”, Gilles Delmas, thầy thuốc dịch tễ học thuộc InVS, đã nhấn mạnh như vậy. “ Cũng vậy, sự tôn trọng thời gian nấu đối với các steak surgelé cần thiết để làm giảm nguy cơ lien kết với E.coli 157 ”.
CÁC THỨC ĂN SỐNG.
Tất cả các thức ăn sống có nguy cơ nhiều hơn gây lây nhiễm. “Do đó, các cửa hàng ăn uống tập thể không còn sử dụng trứng sống nữa, nhưng những chế phẩm công nghiệp của trứng để hạn chế những nguy cơ nhiễm salmonelles, François-Xavier Weill, thuộc viện Pasteur đã nhắc lại như vậy. Các thức ăn được chế biến từ sữa và trứng sống (mayonnaise, crèmes…) phải được mang ra khỏi tủ lạnh vào phút chót. Tất cả các thức ăn được chế biến từ trứng sống, các fromage hay sữa sống, thịt sống có thể có một nguy cơ đối với những người có sức khỏe kém, các trẻ em dưới 3 tuổi, các phụ nữ có thai với chủ yếu nguy cơ listériose, và những người già. ” Vậy cần phải tránh.
Thật vậy, GS Jean-Michel Molina, thầy thuốc chuyên khoa truyền nhiễm (Bệnh viện Saint-Louis, Paris), “ ngoại trừ trường hợp ngoại lệ, mức độ nghiêm trọng của các nhiễm trùng nhiễm độc thức ăn do thể địa nhiều hơn là do tác nhân gây bệnh, những người có sức khỏe yếu ớt nhất chịu dung nạp kém hơn tình trạng mất nước. Một sự hồi dịch (réhydratation) tốt và một điều trị triệu chứng cũng đủ trong các Tiac thông thường mà tác nhân gây bệnh được thải đi một cách tự nhiên. Việc nhờ đến các kháng sinh hiếm khi cần thiết. Nhưng một sự xử trí nhanh chóng là quan trọng để tránh tình trạng mất nước ở những bệnh nhân có sức khỏe kém, đặc biệt là những trẻ nhỏ, những người già và những người bị suy giảm miễn dịch. Trường hợp ngoại lệ, một điều trị đặc hiệu có thể cần thiết để chống lại vài độc tố, bằng kháng thể trong trường hợp toxine botulique hay échange plasmatique đối với vài hội chứng tan máu tăng urée (SHU : syndrome hémolytique urémique) ”.
CÁC KHÁNG SINH ÍT CẦN THIẾT
Ở người già nguy cơ đều giống nhau dầu tác nhân gây bệnh là gì. “ Những người già ở trong một tình trạng cân bằng mỏng manh, không ổn định, mà một biển cố phát khởi có thể đủ để phá hủy. Một tiêu chảy đơn thuần có thể gây nên mất nước, với nguy cơ làm gia tăng độc tính của các thuốc thường sử dụng nếu họ vẫn tiếp tục dùng, hay khiến phải ngừng thuốc, với nguy cơ làm mất bù một suy tim, GS Benoit de Wazières, thầy thuốc lão khoa (CHU de Nimes) đã giải thích như vậy. Đôi khi tiếp tục dùng thuốc lợi tiểu mặc dầu tiêu chảy, với nguy cơ làm gia tăng sự mất nước. Điều thiết yếu đối với thầy thuốc là ngừng tất cả các loại thuốc không cần thiết trong tình huống này.”
Tỷ lệ bệnh tật cao của các viêm dạ dày-ruột nhiễm khuẩn ở các người già cũng là do tính acid dạ dày bị giảm làm dễ những nhiễm trùng. “ Thường, một sự bù dịch tốt bằng nước canh, thậm chí các dung dịch bù nước (soluté de réhydratation) cũng đủ. Nhưng chủ yếu không dùng thuốc chống tiêu chảy như Imodium, phong bế sự phế thải các độc tố. Nhập viện hiếm khi cần thiết, ngoại trừ đối với những người sống đơn độc ở nhà hay quá yếu không thể tự điều trị.”
(LE FIGARO 20/2/2012)
4/ NHỮNG TẾ BÀO GỐC CÓ THỂ MANG LẠI THỊ GIÁC
NHỮNG ĐIỂM MỐC 1981 : dòng những tế bào đa năng (cellules pluripotentes) đầu tiên phát xuất từ những tế bào gốc phát xuất từ phôi thai chuột. |
Tiêm những tế bào gốc dưới võng mạc của hai phụ nữ bị suy giảm thị lực đã cho phép thực hiện những tiến bộ thị giác ngoạn mục. Những kết quả hứa hẹn về thời gian cần được xác nhận.
Đôi mắt của hai phụ nữ này bị bệnh đến độ họ không thấy hay thấy rất ít : trong hai tuần điều trị, các thầy thuốc đã thành công khiến họ có thể đọc vài chữ nhỏ trên những trắc nghiệm thị lực được thực hiện ở thầy thuốc nhãn khoa. Thấy lại được các ngón tay mình, một phụ nữ đã có thể sự dụng ordinateur, điều mà bệnh nhân này đã không làm được từ nhiều tháng : phụ nữ kia đã phục hồi lại phần nào thị lực đủ để có thể đi mua sắm một mình.
Hai phụ nữ bị suy giảm thị lực này, do một sự thoái hóa của mắt (bệnh Stargardt) đối với một phụ nữ và thoái hóa điểm vàng do tuổi tác (DMLA : dégénérescence liée à l’âge) loại khô đối với phụ nữ kia, đã tham gia một thử nghiệm lâm sàng của Hoa Kỳ nhằm đánh giá những tế bào phát xuất từ những tế bào gốc phôi thai người (CSEh : cellules souches embryonnaires humaines). Ý tưởng là tiêm dưới võng mạc 50.000 tế bào biểu mô sắc tố (épithélium pigmentaire), có một vai trò nuôi dưỡng cần thiết cho sự hoạt động của những tế bào nhạy cảm ánh sáng của mắt. Kết quả đã vượt quá tất cả những hy vọng của các nhà nghiên cứu.
“ Mục tiêu khởi đầu của công trình nghiên cứu đã đạt được, Marc Peschanski, giám đốc của unité I-Stem de l’Inserm đã bình luận như vậy. Sáu tháng sau mổ, những tế bào được ghép dường như hòa nhập hoàn toàn vào võng mạc.” Mối lo sợ là những tế bào này có thể gây viêm, thậm chí ung thư, nhưng đã không xảy ra như vậy. Và các bệnh nhân đã chỉ dùng bổ sung một liều nhỏ những chất làm suy giảm miễn dịch để phòng ngừa mọi phản ứng thải bỏ ghép (rejet de greffe).
Phải cần xác nhận rằng những tiến bộ thị giác là lâu dài và không có những phản ứng phụ. Những kết quả này là sơ khởi : chúng được ghi vào trong một công trình nghiên cứu 24 bệnh nhân và công trình này theo dự kiến kéo dài 2 năm. Một thử nghiệm tương tự, London Project to Cure Blindness, cũng sẽ được phát động năm nay ở Vương quốc Anh.
Trong lúc chờ đợi, những dữ kiện đầu tiên này đã là một tin rất tốt lành. Không những đối với bệnh nhân mà còn đối với đường hướng nghiên cứu này. Thật vậy, công ty Massachussets Advanced Cell Technology, nguồn gốc của thử nghiệm này, ngày nay là công ty sau cùng của Hoa Kỳ đầu tư mạnh vào công nghệ học này. Công ty cạnh tranh Geron, chủ yếu nghiên cứu về sự sữa chữa tủy sống bị cắt đoạn, đã từ chối vào tháng 11. “ Sự công bố này cũng đáng quan tâm bởi vì nó cho thấy rằng vấn đề tham gia của các nhà công nghiệm lớn sẽ được đặt ra nếu một ngày nào đó ta muốn điều trị với kỹ thuật này những bệnh phổ biến như DMLA ”, Marc Peschnaski đã giải thích như vậy. Như thế công trình nghiên cứu tương lai của Anh đã nhận sự hổ trợ của phong bào chế Hoa Kỳ Pfizer.
(SCIENCES ET AVENIR 3/2012)
5/ NHỮNG TẾ BÀO GỐC ĐỂ ĐIỀU TRỊ NHỒI MÁU CƠ TIM
Những tế bào tim phát xuất từ những tế bào gốc. 1. Theo protocole của những thử nghiệm, những tế bào gốc (cellules souches) được lấy trong tim (cellules souches cardiaques), tủy xương (cellules souches mésenchymateuses) hay phôi thai (cellules souches embryonnaires). |
Không một loại thuốc nào cho phép đổi mới những tế bào bị mất sau một nhồi máu cơ tim. Từ đó ý nghĩ (được trắc nghiệm hôm nay trên người) thay thế chúng nhờ những tế bào gốc.
Hỏi : Ngày nay ta điều trị bệnh nhồi máu cơ tim như thế nào ?
Đáp : Khi bị nhồi máu, hàng triệu các tế bào chịu trách nhiệm sự co bóp của tim bị chết, bị ngạt do tắc các động mạch đến cơ tim. Sau nhồi máu, do đó tim fragilisé : nó đẩy máu vào tim một cách khó nhọc. Các loại thuốc cho phép gìn giữ tim, thí dụ làm giảm nhu cầu oxy của tim hay làm chậm nhịp đập của nó. Ghép tim là biện pháp tối hậu nếu các điều trị này không hiệu quả. Nhưng, dầu thế nào đi nữa, cũng không có những phương tiện để thay thế những tế bào đã chết.
Hỏi : Tại sao các tế bào gốc được dự kiến trong điều trị nhồi máu cơ tim ?
Đáp : Bởi vì ta nghĩ sử dụng chúng để thay thế những tế bào chết trong một nhồi máu. Thật vậy Những tế bào gốc mà ta tìm thấy trong tim, tủy xương,… có những năng lực lớn tự đổi mới và tăng sinh. Không chuyên hóa khi còn là những tế bào gốc, chúng có thể biến đổi thành những loại tế bào của cơ thể, và nhất là thành những tế bào tim, nếu ta tác động lên vài trong số những yếu tố di truyền và sinh lý của chúng. Vậy nhờ những tế bào gốc, ta có thể tạo những tế bào tim thay thế. Một liệu pháp như thế là một giải pháp thay thế cho việc ghép tim, một thủ thuật ngoại khoa nặng nề và bị đinh chỉ khi thiếu tim để ghép.
Hỏi : Loại liệu pháp này phải chăng đã cho những kết quả trên người ?
Đáp : Vâng. Ở Hoa Kỳ, một thử nghiệm lâm sàng, được phát động cách nay một năm, vừa mang lại những kết quả đầu tiên đáng phấn khởi, theo các nhà hữu trách, Roberto Bolli, thuộc đại học Louisville, và Piero Anversa, thuộc trường y Havard. Để trắc nghiệm, họ đã nhờ đến 23 bệnh nhân bị suy tim cấp tính nặng : đối với mỗi lần tim đập, tâm thất trái của các bệnh nhân này chỉ còn khả năng phóng ra 30% máu được nhận vào, trong khi mức bình thường khoảng 50%.
Các bệnh nhân được chia thành hai nhóm. 16 người được trích lấy những tế bào gốc tim. Các nhà nghiên cứu đã làm tăng sinh chúng in vitro trước khi tiêm trở lại vào các bệnh nhân với hy vọng chúng tạo nên những tế bào tim mới. 7 bệnh nhân khác đã nhận một điều trị chuẩn, dựa trên các loại thuốc.
Sau một năm, Roberto Bolli và Piero Anversa đã quan sát thấy một sự cải thiện rõ rệt ở phần lớn các bệnh nhân được điều trị bằng liệu pháp tế bào : ở 8 trong số các bệnh nhân này, năng lực phóng máu của tâm thất trái, vốn tùy thuộc số các tế bào tim sống, đã đạt lại được 12%. Ở những bệnh nhân được điều trị bằng điều trị chuẩn, năng lực này vẫn không thay đổi.
Mặc dầu các kết quả đầy hứa hẹn, vài nhà nghiên cứu bày tỏ sự hoài nghi. “ Bolli và Anversa xác nhận đã tiêm trở lại 1 triệu các tế bào gốc tim cho mỗi bệnh nhân. Thế mà những công trình nghiên cứu được tiến hành trên những tế bào này cho thấy rằng ta còn khó hiểu được cơ chế của sự tăng sinh của chúng ”, Vincent Mouly, thuộc Institut de mythologie 5 (Paris) đã giải thích như vậy.
Những thử nghiệm khác đang được tiến hành. Thí dụ thí nghiệm được thực hiện bởi Jérome Roncalli, thuộc CHU de Toulouse, và Patricia Lemarchand, thuộc Institut du thorax de Nantes. Những kết quả của thử nghiệm giai đoạn 2 trên người với những tế bào gốc phát xuất từ tủy xương được chờ đợi năm 2013.
Hỏi : Ghép các tế bào gốc phôi thai có được dự kiến không ?
Đáp : Vâng, bởi vì những tế bào gốc phôi thai (cellules souches embryonnaires) tăng sinh và biến đổi thành những tế bào tim dễ dàng hơn những tế bào gốc trưởng thành (cellules souches adultes). Hiện nay, những nghiên cứu hứa hẹn nhất phát xuất từ sự cộng tác giữa kíp của Philippe Menasché, của bệnh viện Georges-Pompidou ở Paris, kíp cua Michel Pucéat, của Inserm ở Evry, và kíp của Jérome Larghero, thuộc bệnh viện Saint-Louis (Paris). Ngoài ra 3 nhà nghiên cứu này hy vọng được Afssaps cho phép thử nghiệm lâm sàng vào đầu năm 2012.
Trong trường hợp được sự chấp nhận, các nhà nghiên cứu sẽ trắc nghiệm protocole của mình trên 9 bệnh nhân ở giai đoạn cuối của suy tim. Mỗi bệnh nhân sẽ nhận 10 triệu những tế bào gốc phôi thai. Những tế bào này trước đó sẽ được cấy, được xử lý và làm tăng sinh in vitro và đã bắt đầu biến đổi thành những tế bào tim.
Chúng sẽ được đặt trên một patch de collagène hay de polyéthylène, và người ta sẽ ghép trên phần bị hỏng của tim lúc mổ mở ngực. Phương pháp này, xâm nhập hơn là tiêm, cũng đã tỏ ra có hiệu quả hơn. Trong những trắc nghiệm gần đây trên khỉ, Michel Pucéat, Philippe Menasché và Jérome Laghero đã cho thấy rằng patch cho phép các tế bào đi vào tốt hơn trong vùng bị hoại tử, góp phần làm tái sinh tốt hơn những năng lực co bóp của tim.
Để cải thiện tính hiệu quả của điều trị, 3 nhà nghiên cứu đã dự kiến kết hợp liệu pháp tế bào với một điều trị làm suy giảm miễn dịch. Vì những tế bào gốc phôi thai không xuất phát từ bệnh nhân, nguy cơ thải bỏ là có và do đó cần phải được làm giảm thiểu. Ngoài điều trị này cần những biện pháp thận trọng để làm giảm nguy cơ tạo khối u ung thư. Thật vậy khả năng của các tế bào gốc phôi thai phân chia vô hạn định làm chúng rất gần với những tế bào ung thư. Thế mà vài thí nghiệm đã cho thấy rằng có một nguy cơ thấy chúng thoái hóa thành u hiền tính, hay ngay cả ác tính.
Hỏi : Tất cả những người thoát khỏi một nhồi máu cơ tim đều cần phải ghép những tế bào gốc ?
Đáp : Theo Michel Pucéat, vâng. Nhà sinh học đánh giá, mà không dám xác định khi nào, rằng một ngày nào đó ta sẽ có khả năng sản xuất, nhờ các automate, những tế bào gốc phôi thai, từ các dòng, để điều trị 100.000 nạn nhân nhồi máu cơ tim mỗi năm ở Pháp. Vì lẽ những khả năng tăng sinh to lớn của những tế bào này, ta có thể rút lấy trong nhà banque này mà không sợ làm cạn nguồn cung cấp.
(LA RECHERCHE 1/2012)
6/ TẠI SAO BẢO TỒN MÁU CUỐNG RỔN CỦA EM BÉ ?
Được lấy vào lúc sinh, máu cuống rốn cho phép điều trị những bệnh nặng.
Mặc dầu còn không được công chúng biết đến, việc hiến máu nhau (sang placentaire) càng ngày càng trở nên thông thường ở Pháp. Vài mililit, được lấy trong cuống rốn vào lúc sinh, cho phép điều trị những bệnh nhân bị những bệnh nặng của máu, như bệnh bạch cầu (leucémie), những lymphome hay drépanocytose. “ Cùng với tủy xương và máu ngoại biên, máu nhau là nguồn thứ ba của những tế bào gốc sinh huyết (sang hématopoiétique). Hiện nay loại máu này liên quan đến 17% những trường hợp ghép hoặc trung bình 250 trường hợp mỗi năm ở Pháp, nhưng việc sử dụng máu nhau đang gia tăng mạnh, BS Catherine Faucher, thầy thuốc chuyên về ghép (greffeur) thuộc Viện chống ung thư Paoli-Calmettes (Marseille) đã chỉ rõ như vậy. Rất giàu các tế bào gốc, máu của em bé là một nguồn điều trị rất hứa hẹn. ” Nghiên cứu đang phát triển, 23 năm sau ghép máu nhau đầu tiên ở Pháp, được thực hiện bởi Eliane Gluckman, ở bệnh viện Saint-Louis (Paris). Những tế bào gốc mà ta biết, được biến đổi thành những loai tế bào khác nhau, như những tế bào của gan, của tim, của não, mở đường cho liệu pháp tế bào, còn được gọi là y khoa tái sinh (médecine régénérative). Hiện nay, sự nghiên cứu nhằm thử sử dụng chúng để sửa chữa một tim bị hao mòn, một lá gan bị biến đổi, hay điều trị một bệnh thoái hóa của não bộ như Alzheimer hay Parkinson.
Cụ thể, làm sao cho máu cuống rốn khi sinh ?
Bà mẹ tương lai được đả thông vào tháng thứ tư của thai nghén và phải ưng thuận bằng văn bản. Sự hiến máu có tính chất nặc danh và cho không. Nếu bà mẹ tán thành đề nghị, một cuộc nói chuyện y tế sẽ cho phép tìm kiếm những tiền sử và những chống chỉ định. Một lần thăm viếng cuối cùng bà mẹ và trẻ em sẽ cần thiết khoảng 6 tuần sau khi sinh. Sự lấy máu không đau và không có nguy cơ, được thực hiện ngay sau khi sinh, một khi đã cắt cuống rốn, trên phần được nối với nhau. Động tác y khoa đơn giản này không gây trở ngai gì hết diễn biến của cuộc sinh đẻ, Katia Valats, nữ hộ sinh ở nhà hộ sinh Saint-Roch de Montpellier đã xác nhận như vậy. Nhưng trong bất cứ trường hợp nào việc lấy máu này không tạo thêm một mối nguy hiểm, vào lúc các người điều dưỡng phải chăm chú tối đa vì những nguy cơ xuất huyết.”
“ Trong phần lớn các trường hợp, các bệnh nhân đều phấn khởi ; hiếm khi từ chối ”, BS Marion Baudard, người phụ trách ngân hàng máu đã kể lại như vậy. Nhưng chỉ 30% những trường hợp hiến máu sẽ được chấp thuận, sau những giai đoạn chọn lọc khác nhau. Thật vậy, máu phải được lấy với lượng đủ và có nhiều những tế bào gốc sinh huyết (cellules souches hématopoiétiques). Bệnh nhân sẽ nhận một lá thư, vào ngày mà máu hiến của họ được tích trữ. “ Một giây phút xúc động ”, theo Bernadette, 36 tuổi, đã cho máu nhau sau khi sinh đứa con gái Violette, cách nay vài tháng. “ Tôi rất sung sướng là đã làm như vậy, cô đã nói như vậy. Con gái tôi ra đời và biết rằng nó đã tham gia vào cái gì đó quan trọng. Ai biết được, sự ra đời của nó có thể sẽ cứu một mạng người. ” Một hành động vị tha, không nhằm mục đích cá nhân.
MỘT THỂ CHẾ PHÁP LÝ.
Từ lâu vốn tụt hậu, nước Pháp vào năm 2009 đã quyết định đẩy nhanh việc thu máu cuống rốn. Chỉ 3 ngân hàng (ở Paris, Bordeaux và Besançon) khi đó có thể bảo tồn những đơn vị máu quý giá này cho những người nhận trên toàn thế giới sử dụng. Ngày nay có 10 ngân hàng máu trên toàn bộ lãnh thổ.
“ Mục tiêu của chúng tôi sẽ đạt được trong vài tháng, Emmanuelle Prada-Bordenave, tổng giám đốc của Agence de la biomédecine đã xác nhận như vậy. Nhiên hậu, khoảng 60 nhà hộ sinh sẽ đề nghị với các bệnh nhân để họ cho máu cuống rốn , điều này sẽ chiếm 20% những trường hợp sinh đẻ ở Pháp.”
Khi Montpellier đã mở trung tâm bảo quản máu vào tháng ba vừa qua, tất cả các nhà hộ sinh công và tư đã mong muốn tham gia vào việc thu thập máu. Tuy vậy việc thực hiện có yêu cầu cao và có một phí tổn tài chánh. Để thực hiện công tác, cần phải dành cho hoạt động này một nữ hộ sinh làm việc toàn thời gian và cần huấn luyện cả một kíp điều dưỡng. Cũng phải đảm bảo sự vận chuyển các đơn vị máu được lấy, phải đến ngân hàng trong vòng 24 giờ sau khi lấy máu.
Mẫu nghiệm máu sẽ được làm đông lạnh, sau một loạt các phân tích, rồi được đăng ky vào sổ “ France greffe de moelle ”.
(LE FIGARO 31/1/2011)
7/ CÁC NỐT HEBERDEN
Các cục u của các ngón tay có mấu (doigts noueux) được xác nhận như là những nốt Heberden, nhưng chẳng ai biết ý niệm này xưa cổ đến mức độ nào. Phải ngược lên thế kỷ VIII để tìm lại dấu vết của thầy thuốc người Anh, nguồn gốc của tên của bệnh lý này : William Heberden.
William Heberden, con trai của một chủ trọ, sinh ở Londres năm 1710. Lúc 14 tuổi ông rời xa thủ đô để vào St John’s College (Đại học Cambridge), ở đây học trình xuất sắc đưa ông đến doctorat de médecine khi ông 29 tuổi. Ông hành nghề trong 10 năm ở Cambridge, ở đây ông tạo cho mình tiếng tăm là thầy thuốc gây nhiều thiện cảm. Ông ngốn ngấu tất cả các môn y khoa, trước khi trở lại Luân Đôn áp dụng thực tiễn lý thuyết mà mình đã được đào tạo. Ông 38 tuổi và từ hai năm nay, được bổ nhiệm ở Royal College of Physicians. Phải nói rằng những đồng nghiệp của ông đặc biệt đánh giá trị tuệ xuất sắc của ông. Là người sùng đạo, uyên bác về latin và hébreu, ông mở rộng thực hành và danh tiếng của mình trên toàn đất nước trong 30 năm.
NHÀ TIÊN PHONG CỦA HỒ SƠ Y KHOA
Heberden đưa vào, sau cuộc tiếp xúc này đến cuộc tiếp xúc khác với cac bệnh nhân, điều mà ta bây giờ sẽ gọi là hồ sơ y khoa toàn bộ (DMG : dossier médical global). Ông ghi chép bằng tiếng Latin và luôn luôn có chúng trong tầm tay, nối kết với những kết quả của thăm khám lâm sàng của mình. Cuối mỗi tháng, ông lấy lại tất cả các thông tin này và cố rút ra những kết luận tổng quát hơn. Việc sưu tập tỉ mỉ này, được theo đuổi trong suốt cuộc đời nghề nghiệp, đã đóng góp cho sự phát triển của y học. Ông mất nhiều năm để sắp xếp thứ tự những ghi chép của mình. Những Commentaries on the History and Cure of Diesease, được xuất bản bởi con trai sau khi ông qua đời, được biết như là chuyên luận y khoa quan trọng sau cùng hoàn toàn được viết bằng tiếng latin. Bản văn được tiếp nhận một cách nhiệt tình đến độ Heberden được so sánh với Hippocrate.
THẦY THUỐC KHÔNG MỆT MỎI VÀ QUYẾT TÂM.
Ở tuổi 51, Heberden được gọi phục vụ cho triều đình của George III và trở thành thầy thuốc riêng của hoàng hậu. Vả lại hơi miễn cưỡng, bởi vì ông sợ rằng chức vụ này sẽ làm thu hẹp thời gian dành cho việc thăm bệnh và săn sóc các bệnh nhân. Theo ông, cuộc đời của một thầy thuốc là phải theo 3 giai đoạn được mô tả bởi Plutarque : giai đoạn đầu tiên dành cho việc học các kiến thức và các bài tập, giai đoạn thứ hai là sử dụng chúng và giai đoạn cuối cùng là giảng dạy chúng. Ông đề nghị tạo một khoa trong College of Physicians, trong đó kiểm tra tất cả những quan sát có liên quan đến các bệnh tật và điều trị. Đó là điều được thực hiện vào năm 1768 dưới tên medical transactions, thuật ngữ được tái sử dụng trong logiciel médical hiện nay ! Ông cũng thành lập Heberden Society, dành cho việc nghiên cứu bệnh khớp, môn được ưa thích, còn gắn với tên ông.
MỘT KIẾN THỨC BÁCH KHOA.
Chúng ta chỉ biết từ ông những nốt thấp khớp (nodules rhumatologiques) nổi tiếng, nhưng Heberden đã từ chối không nhận một số các bệnh hiện nay đã được biết rõ nhưng tuyệt đối không được giải thích vào thời đó. Bách khoa toàn thư cá nhân thật sự của ông mô tả những rối loạn đa dạng như những triệu chứng thiếu máu cục bộ của nhồi máu cơ tim, những hiện tượng mù về ban đêm, bệnh thủy đậu, khác với bệnh đậu mùa và khả năng miễn dịch sau đó. Ngay trước khi có ống nghe và những cải tiến khác, ông quan sát bệnh lao, chứng ngứa của hoàng đản, sự giãn của các não thất và ngay cả ung thư (đặc biệt là lưỡi). Ông cũng nói gần xa rằng chứng hypochondrie masculine là cái giống với hystérie phụ nữ và, mặc dầu rất sùng đạo, đề nghị euthanasie là một thái độ trắc ẩn cần nghĩ đến.
MỘT CUỘC ĐỜI GƯƠNG MẪU.
Được gọi đến bên giường bệnh của Samuel Johnson, văn sĩ nổi tiếng vừa bị đột qụy, ông được tiếp đón với sự kính trọng dành cho “ Dr Heberden, ultimus Romanorum, the last of our learned physicians ”. Trong tiểu sử mà con trai dành cho ông, được nhấn mạnh những phẩm chất người của ông, suốt cuộc đời hoạt động cho tha nhân với lòng tốt và sự thanh thản. Đối với William Herberden, cha ông vẫn là một tấm gương về lòng thương người và tinh thần nhân đạo, thực hành médecine holistique. Con người đi trước thời đại này chết lúc được 91 tuổi, ở Windsor (1801). Con trai ông dịch và xuất bản tác phẩm của cha mình mà ta phải lật cho đến chương 28 để tìm thấy ở đó sự mô tả các digitorum nodi, được ông phân biệt với các tophi của bệnh thống phong, mà ngày nay vẫn còn làm cho ông nổi tiếng.
(LE JOURNAL DU MEDECIN 28/2/2012)
8/ MỘT VACCIN ĐƯỢC TRẮC NGHIỆM CHỐNG VIÊM GAN C.
Tuy sơ khởi, nhưng đáng phấn khởi : đó là những kết quả của một giai đoạn thử nhiệm lâm sàng đầu tiên của một vaccin chống lại viêm gan C, được cấu tạo bởi những mảnh nhỏ ADN của virus được lồng vào trong một virus cúm. Một năm sau tiêm chủng, các kháng thể luôn luôn hiện diện ở những người được miễn dịch. Tuy nhiên hiệu quả bảo vệ vẫn còn cần được chứng minh.
(SCIENCE ET VIE 3/2012)
8/ NHỮNG NGƯỜI BÁCH NIÊN DẦN DẦN ĐỂ LỘ NHỮNG BÍ MẬT.
Tác dụng của vài loại gène cũng như tác động của môi trường được làm sáng tỏ.
VIEILLISSEMENT. Những người bách niên đã tránh được một số bệnh lý nào đó của sự lão hóa. Có lẽ môi trường đóng một vài trò chủ yếu, nhưng di truyền một phần nào góp phần giải thích sự đề kháng đặc biệt của họ.
Rất khó chọc thủng những bí mật về tuổi thọ. Nhiều phòng thí nghiệm trên thế giới cố gắng tìm phương thuốc nhiệm màu nhưng cho đến nay không thành công. Và cũng dễ hiểu, tuổi thọ dường như do nhiều yếu tố, nhất là di truyền. Đó là điều được chứng tỏ bởi một công trình nghiên cứu được công bố mới đây trong tạp chí PloS. Công trình nghiên cứu này quan tâm đến việc khảo sát génome của vài trăm người bách niên. Hy vọng sống (espérance de vie) trong các nước phát triển hiện nay là 80 đến 85 tuổi. Ở Hoa kỳ, cứ 5000 người có một người bách niên và cứ 7 triệu người có một siêu bách niên (supercentenaire) (> 110 tuổi).
“ Những người rất già phát triển muộn các bệnh liên quan đến tuổi tác như chứng sa sút trí tuệ (démence), các bệnh ung thư, các bệnh tim mạch hay cả cao huyết áp. Vài trong số những người này ngay cả dường như được bảo vệ chống lại tai ương này, Paola Sebastiani, đồng tác giả của công trình nghiên cứu (trường Y thuộc đại học Boston Hoa Kỳ) đã giải thích như vậy. Và khả năng này một phần được ghi trong di sản di truyền (patrimoine génétique) của họ.”
Nhiều gène liên kết với tuổi thọ đã được nhận diện ở các sinh vật như chuột, drosophile hay con sâu. Đó là trường hợp của gène APOE có tác dụng cải thiện sự vận chuyển của cholestérol. Nhằm làm rõ sự việc ở người, nhóm của kíp Paola Sebastiani đã phân tích génome của hơn bách niên tuổi trung bình 104 và cùng số lượng người, được gọi là chứng, tuổi từ 53 đên 90. Nhờ những phân tích thống kê và những chương trình bioinformatique, họ đã nhận diện 281 séquence liên kết với những cuộc sống kéo dài này. “ Những séquence này biến đổi chức năng của khoảng 130 gène. Vài trong số những gène này liên kết với những bệnh liên quan với tuổi già, đặc biệt là bệnh Alzheimer và các chứng sa sút trí tuệ, các bệnh tim mạch. Một gène khác có liên quan trong progeria, một căn bệnh được đặc trưng bởi một sự lão hóa gia tốc ngay năm đầu hay thứ hai của cuộc đời. Sau cùng những gène khác đóng một vai trò trong sự miễn dịch ”, Paola Sebastiani đã xác nhận như vậy. Nhưng không có một gène nào tự nó được liên kết thật sự với tuổi thọ. “ Chỉ có gène APOE là siêu biểu hiện ở những người bách niên. Còn lại, đó đúng hơn là những nhóm gène và điều đó cho thấy rõ tính chất phức tạp của hiện tượng này ”, Hugo Aguilaniu, trưởng kíp ở CNRS thuộc trường cao đẳng sư phạm đã nói rõ như vậy.
Sau những kết quả này, các tác giả đã dựng lên một profil di truyền tiên đoán tuổi thọ và đã trắc nghiệm nó ở nhiều người bách niên khác. Và người càng già, modèle càng đáng tin cậy, đạt 85% độ nhạy cảm sau 108 tuổi. Nhưng BS Jacques Tréton, giám đốc nghiên cứu ở Inserm (U872) vẫn tỏ ra thận trọng đứng trước những kết quả này “ Những công trình trước đây cho thấy rằng di truyền ít có ảnh hưởng lên thời gian sống. Nó không ảnh hưởng cho đến 60 tuổi, rồi giải thích khoảng 20% sự biến thiên của tuổi tác cho đến năm 80 tuổi. Vậy môi trường vẫn là yếu tố chính, mặc dầu công trình nghiên cứu này dường như xác nhận rằng sự góp phần của di truyền gia tăng với tuổi tác, ông đã công nhận như vậy. Và ông nói thêm, “ tuy nhiên cần lưu ý một ý tưởng về một profil tiên đoán. Đó là những công trình nghiên cứu những liên kết (études d’associations), nghĩa là một gène hay một nhóm gène được liên kết với sự lão hóa, nhưng điều đó không có nghĩa rằng nó là nguyên nhân. Sự tương quan không được chứng minh. Và những cơ quan thưong mãi không nên đưa ra một trắc nghiệm tiên đoán tuổi thọ dựa trên những dữ kiện như thế ”, ông đã cảnh cáo như vậy.
NHỮNG BIẾN DỊ HIỂM
Nhóm nghiên cứu của Hoa Kỳ sau đó đã séquencer génome của hai siêu bách niên tuổi 114, được chọn vì sức khỏe rất tốt cho đến một tuổi rất cao. Những kết quả cho thấy rằng génome của họ cuối cùng khá tương tự với génome của những người thường và có những gène làm dễ các bệnh của sự lão hóa. Tuy nhiên họ đã ghi nhận sự xuất hiện của những biến dị hiếm. Tuổi thọ rất cao là một hiện tượng đặc biệt và do đó phải bao hàm những cơ chế sinh học đặc hiệu và bảo vệ. Chúng ta còn phải nhận diện vai trò của những biến dị hiếm này, nhưng không loại trừ rằng chúng giải thích một phần hiện tượng này ”, Paola Sebstiani đã đánh giá như vậy.
“ Sau cùng, bí quyết của tuổi thọ có thể là sở hữu những enzyme sửa chữa và bảo trì ADN và những tế bào hiệu năng hơn mức trung bình của dân chúng ”, Jacques Treton đã kết luận như vậy. Tương lai sẽ nói điều đó.
(LE FIGARO 26/1/2012)
9/ BỆNH ĐÁI ĐƯỜNG LOẠI 2 : NHỮNG LỢI ÍCH CỦA MỘT LỚP MỚI CÁC LOẠI THUỐC.
GS Christian Boitard, trưởng khoa bệnh đái đường thuộc bệnh viện Hôtel-Dieu (Paris), mô tả những đóng góp của các loại thuốc chống bệnh đái đường , được chứng mình bởi những công trình nghiên cứu quốc tế.
Hỏi : Những đặc điểm của bệnh đái đường loại 2 ?
GS Christian Boitard : Ở Pháp, bệnh đái đường loại 2 ảnh hưởng lên hơn 6% dân số ! Có hai loại bệnh đái đường. Bệnh đái đường loại 1 (10% các trường hợp) là một bệnh lý tự miễn dịch, trong đó những tế bào sản xuất insuline bị phá hủy bởi hệ miễn dịch của bệnh nhân. Kích thích tố này, được tiết bởi tụy tạng, điều hòa chất đốt chính của chúng ta : đường (hay glucose), nguồn năng lượng đầu tiên của cơ thể. Bệnh đái đường loại 2 (85% các trường hợp) là do một sự kém tiết insuline.
Hỏi : Những yếu tố nào làm dễ sự xuất hiện của bệnh đái đường loại 2 ?
GS Christian Boitard : Một thể địa gia đình, một chế độ ăn uống quá dồi dào, thiếu hoạt động vật lý, tình trạng tăng thể trọng. Đó là một bệnh không có triệu chứng trong thời gian lâu. Không điều trị, tỷ lệ đường trong máu (glycémie) đạt những mức cao, độc hại cho các mạch máu, làm dễ những tai biến mạch máu : nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, những thương tổn thận hay những dây thần kinh của võng mạc.
Hỏi : Việc điều trị như thế nào ?
GS Christian Boitard : Phải bắt đầu bằng một chế độ ăn uống thich ứng và một hoạt động vật lý đáng kể (ít nhất cứ 2 ngày một lần). Những biện pháp này được bổ sung bởi những loại thuốc, trước hết là những biguanide thuốc uống, làm dễ tác dụng của insuline, chủ yếu trên gan. Sau đó, tùy theo kết quả, thầy thuốc có thể bổ sung diều trị bằng cách thêm vào các sulfamide, kích thích sự tiết insuline bởi tụy tạng. Ở nhiều bệnh nhân, sự xử trí toàn bộ này tỏ ra có hiệu quả. Nhưng với thời gian, tác dụng của các loại thuốc bị giảm và bệnh đái đường dần dần thắng thế trở lại. Ở một giai đoạn tiến triển, sự mất tính hiệu quả của các thuốc uống cần những mũi tiêm insuline dưới da, được thực hiện bởi chính bệnh nhân nhờ một stylo. Trước hết để tác dụng vào ban đêm và bình thường hóa đường huyết lúc thức dậy, rồi nhiều lần mỗi ngày, trước mỗi bữa ăn, tùy theo nồng độ đường huyết.
Hỏi : Vậy để làm chậm sự chuyển qua insuline mà ta đã tìm kiếm những điều trị mới. Tác dụng của các chất tương cận của GLP-1 là gì ?
GS Christian Boitard : GLP-1 là một kích thích tố (một peptide) đuoc tiết ra bởi ruột. 1. GLP-1 kiểm soát sự chuyển nhanh thức ăn vào hệ tiêu hóa và, do đó, sự tăng lên của đường huyết trong máu. 2. Nó kích thích sự tiết insuline bởi tụy tang. 3. Ở não bộ, nó gây nên cảm giác no nê. Trong bệnh đái đường loại 2, nồng độ GLP-1 bị giảm, sự tiết insuline bi hạ, sự kiểm soát cảm giác ăn ngon bị rối loạn, do đó nảy sinh ý tưởng sử dụng peptide này.
Hỏi : Những công trình nghiên cứu nào đã cho phép hiệu chính điều trị này ?
GS Christian Boitard : Những công trình nghiên cứu ở thằn lằn đã cho thấy rằng GLP-1 mà nó tiết ra, được tiêm vào người, đề kháng hơn nhiều so với GLP-1 người, bị thoái hóa rất nhanh bởi một enzyme, biến mất khỏi máu trong vài phút : để được hiệu quả, GLP-1 phải được tiêm truyền liên tục, điều này không thể được. GLP-1 của thằn lằn do đó được tổng hợp trong phòng thí nghiệm để trở thành một loại thuốc có tác dụng lâu hơn nhiều.
Hỏi : Hiện nay, protocole của điều trị này như thế nào và các kết quả của nó ra sao ?
GS Christian Boitard : Những loại thuốc này được cho bằng hai mũi tiêm dưới da mỗi ngày (bởi chính bệnh nhân). Những dạng mới của GLP-1 đã được phát triển, cần những mũi tiêm ít hơn. Theo các kết quả của những công trình nghiên cứu quốc tế, những loại thuốc này có hiệu quả, làm giảm nồng độ đường trong máu. Nhưng cần những công trình nghiên cứu khác để đánh giá hiệu quả về lâu về dài của chúng. Một lớp dược phẩm đã được phát triển với một chiến lược khác : các gliptine, những chất ức chế men làm thoái hóa GLP-1. Chúng ít hoạt tính hơn những chất tương cận GLP-1 nhưng có để sử dụng dưới dạng thuốc viên.
Hỏi : Nói tóm lại, những ưu điểm của của các thuốc tương cận của GLP-1 đối với các mũi tiêm insuline là gi ?
GS Christian Boitard :
1. Làm mất cân.
2. Không gây hạ đường huyết, phản ứng phụ của insuline và nhiều thuốc chống bệnh đái đường khác.
3. Chúng có ít tác dụng phụ.
4. Điều trị đơn giản hơn, tần số kiểm tra mỗi ngày ở “ đầu các ngón tay ” ít hơn.
(PARIS MATCH 2/2 – 8/2/2012)
BS NGUYỄN VĂN THỊNH
(4/3/2012)