Chiến lược “Kéo dài tuổi thanh xuân”

Kêm chống da nhăn sẽ trở thành “cổ vật” vì sẽ không còn cần đến nữa. Các nhà nghiên cứu của các viện nghiên cứu về mỹ phẩm hàng đầu thế giới đang tập trung vào công trình đầy tham vọng: chế tạo các sản phẩm chống lão hoá toàn diện. Mục tiêu đật ra là tái tạo toàn bộ các cơ quan tạng phủ chủ yếu và da mà đã bị thời gian làm cho hư tổn. Các viện nghiên cứu hàng đầu thế giới về giải phẫu thẩm mỹ đang đẩy nhanh tốc độ để giải mã cấu trúc của da và chế tạo các sản phẩm có thể làm thay đổi “tận gốc” lớp da.
Cho đến tận bây giờ, các viện nghiên cứu đã thực hiện được 4 liệu pháp với công nghệ cực cao bao gồm:
– Công nghệ gen của hãng Lancôme (L’Oréal) làm cho làn da tươi trẻ bằng Proteome, một loại protêin công nghệ cao
– Absolue Precious Cell, cũng của Lancôme, với cơ chế tái tạo bằng tế bào gốc
– Ultra Correction Lift, của hãng Channel, nhắm vào mục đích tái tạo cấu trúc 3 chiều của các tế bào đệm
– Retinology của hãng Lancaster đưa ra liệu pháp gen nhằm tái tạo chất collagen cho lớp bì.

CÁC PROTÊIN LÀM TRẺ HOÁ LÀN DA
Nơi chúng ta đến viếng thăm đầu tiên là hãng L’Oreal, hãng mỹ phẩm hàng đầu thế giới. TS Jacques Leclaire, giám đốc viện nghiên cứu của L’Oreal khẳng định việc sử dụng các phương pháp sinh học phân tử của viện đã mở ra một kỷ nguyên mới, giúp các về nghiên cứu tình trạng lão hoá. Trong năm nay, lần đầu tiên trên thế giới, viện nghiên cứu L’Oreal đã cho thấy sự khác biệt giữa làn da tươi trẻ và da lão hoá là do một loại protein được gọi là “proteome”.
Theo kết quả nghiên cứu trong lớp sừng của da có sự hiện diện của khoảng 700 protêin khác nhau, tuy nhiên viện L’Oreal chỉ tập trung vào 2 loại protein đóng vai trò then chốt trong quá trình tróc da. Trên bề mặt của lớp thượng bì, lớp sừng được cấu tạo bởi các tế bào sừng mà các tế bào sừng này liên kết chặc chẽ với nhau nhờ một men gọi là “desmosome”. Dần dần, từng tế bào sừng sẽ bị bóc ra khỏi da và các tế bào trẻ từ lớp hạ bì sẽ lên thay thế. Ở tuổi trẻ, tiến trình này diễn ra rất nhanh làm cho lớp da bị thoái hoá, bị hydrat-hoá sẽ được thay bằng lớp da tươi trẻ, dẽo dai. Tuy nhiên, khi tuổi cao, các tế bào sừng lại kết tụ thành từng đám và cũng bóc ra theo từng đám, nên sự tái tạo da diễn ra chậm hơn, khiến cho da khô và nhăn. Do vậy, theo kết quả của công trình nghiên cứu, các nhà khoa học đã giải mã proteome, cho thấy thành phần quan trọng là chất desmogleine-1. Desmogleine bao gồm nhiều desmosome, có rất nhiều trong da lão hoá, ở dưới dạng không phân hoá được. Có nghĩa là chúng tạo ra các khối không tan trong nước, ngăn cản sự tróc da. Như vậy, chiến lược của viện là trả lại cho da chất desmogleine “tốt” tan được trong nước, để làm cho da tươi trẻ lại.

Ngoài ra, còn có thêm một loại protein khác, được gọi là CLSP (Calmoduline Like Skin Proteine). Protêin này có tác dụng như một chất hấp thu calci, có rất ít trong da lão hoá. Vì vậy, lượng calci hấp thu kém làm giảm sự tái tạo da, da sẽ bị nhăn.
Như vậy, sự kết hợp của 2 protein này trong kem dưỡng da sẽ làm cho làn da trở lại tươi trẻ. Đó là sự kết hợp của công nghệ cao trong loại kem dưỡng da thế hệ mới, có tên gọi “Nouvelle crème Genifique” đã được tung ra trên thị trường nước Pháp vào tháng 3/2009. Trở ngại duy nhất là giá thành còn cao ngất ngưỡng: 75 euro cho 30ml, tức là 2460 euro cho 1 lít.

TÁI TẠO DA TỪ TẾ BÀO GỐC
Cơ thể chúng ta luôn dự trữ một khối lượng tế bào gốc thượng bì bất kể tuổi nào. Các tế bào gốc này luôn nằm trong tình trạng sẵn sàng chờ tín hiệu để hoạt động. Khi cần tái tạo da, các tế bào gốc sẽ tự kích hoạt, tạo ra một tế bào gốc mới cũng như các tế bào con sẽ được chuyển hoá thành một dạng tế bào cần thiết và thiên di. Nhưng tuổi cao đã làm hư hại tiến trình này.
Các tế bào gốc ẩn mình trong một “cái tổ” bao gồm một màng cơ bản mà trên đó các tế bào gốc gắn vào, các chất biến dưỡng và các tín hiệu hoá học được các tế bào khác gởi đến. Ở da bị lão hoá, tổ bị “xuống cấp” khiến cho tế bào gốc bị “điếc” với các tín hiệu kích hoạt. Làm sao để cho các tế bào gốc hết “điếc” ? Theo kết quả nghiên cứu là cần tái tạo lại bản chất của màng cơ bản. Trên các mẫu da được tái tạo, các tế bào gốc đã tìm lại được năng lực của mình.
Từ kết quả của các công trình nghiên cứu trên, Viên nghiên cứu mỹ phẩm L’Oreal đã chế tạo sản phẩm kem dưỡng da thế hệ mới với công nghệ cực cao, đó là một loại kem mới có tên gọi “Absolue Precious Cells” sẽ được tung ra thị trường trong tháng 9/2009.

TENSIN CHO DA SĂNG CHẮC
Một công trình nghiên cứu khác của viện mỹ phẩm lừng danh “Chanel Recherche & Technologie” mở ra một hướng mới về tính “săng da”. Về phương diện cấu trúc, khả năng bền vững của một cấu trúc phụ thuộc vào lực tương tác giữa chúng. Lớp bì của da là một cấu trúc mạng sợi (gồm sợi collagen và elastin) tạo thành bộ khung để cho các sợi nguyên bào bám vào và làm cho da căng láng. Tuy nhiên, thời gian đã làm cho các sợi nguyên bào này bị biến dạng, không còn bám chắc vào bộ khung nữa làm mất đi tính săng chắc. Da sẽ trở nên khô và nhăn. Hơn nữa, chỗ kết nối giữa lớp bì và thượng bì, “vùng biên giới” này rất quan trọng vì là nơi trao đổi chất dinh dưỡng và tín hiệu thông tin, đã bị giảm đi. Như vậy, da sẽ bị mất đi cấu trúc và chức năng.

Viện nghiên cứu mỹ phẩm Chanel R&T đã định dạng được 3 phân tử chủ chốt để có thể tái tạo lại sự hoàn hảo của da, bao gồm Tensin, Lysyl Oxydase và Collagen VII. Tensin có khả năng sắp xếp lại các sợi nguyên bào về lại vị trí trên bộ khung. Lysyl Oxydase, đây là một loại men có tác dụng phục hồi lại các sợi collagen và elastin bị hư tổn. Và sau cùng, Collagen VII có tác dụng kiện toàn “vùng biên giới” này. Tất cả 3 yếu tố chủ chốt trên sẽ được hợp nhất vào trong một sản phẩm có tên gọi “Ultra Correction Lift” đầy hứa hẹn và sẽ được tung ra thị trường Au Mỹ vào tháng 9/2009.

RETINOL “BÌNH CŨ RƯỢU MỚI”
Đẫ từ lâu chúng ta đã biết retinol, hay còn gọi là vitamin A, có tác dụng kích thích sự sản xuất collagen bằng cách gắn vào trên các thụ thể bên trong của các sợi nguyên bào. Như vậy, vấn đề đặt ra là làm cách nào để đưa được retinol vào bên trong tế bào.

Các nhà nghiên cứu của viện nghiên cứu mỹ phẩm Landcaster đã sử dụng các liệu pháp chuyển đổi gen nhằm mục đích đưa các gen vào trong các tế bào đích, bằng các chất trung gian khác nhau, để phục hồi lại ADN bị hư hại. Một trong các chất trung gian được ưa chuộng là Liposome poly-cation. Bị hút bởi điện cực âm có trên bề mặt của sợi nguyên bào, liposome sẽ bám chắc vào đó và hoà lẫn vào màng tế bào. Như vậy, chất retinol ẩn chứa bên trong liposome sẽ được giải phóng và “đột nhập” được vào bên trong tế bào. Kết quả theo đánh giá bằng các phương tiện hình ảnh học (chụp cắt lớp vi tính, chụp cộng hưởng từ) do Viện nghiên cứu Lancaster thực hiện cho thấy vết nhăn đã giảm đi đến 42% trong 8 tuần lễ, độ săng chắc của da đã được cải thiện rõ rệt. Sản phẩm có tên gọi “Retinology” sẽ có mặt trên thị trường trong thời gian tới.

(Theo Sciences & Avenir)
BS NGUYỄN VĂN THÔNG
DrThong007@gmail.com

Bài này đã được đăng trong Chuyên đề Y Khoa. Đánh dấu đường dẫn tĩnh.

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s