1/ PHUƠNG PHÁP ĐỂ NGỪNG HÚT THUỐC
Sự phụ thuộc (dépendance) thuốc lá được hình thành như thế nào ? 1. Nicotine được hít vào với thuốc lá lưu thông trong máu. Nicotine đến não bộ trong vòng dưới 10 giây. 2. Nicotine đến nằm trong noyau accubens của système limbique, vùng chủ yếu trong cảm giác khoái lạc (sensation de plaisir). 3. Nicotine kích thích tác dụng của một chất dẫn truyền thần kinh tự nhiên (acétylcholine) và gây sự phóng thích dopamine. 4. Não bộ liên kết sự hiện diện của nicotine với một đợt khoái lạc. Một circuit de “ récompense ” được thành lập. 5. Khi được tiếp xúc lập lại với nicotine, các chất dẫn truyền thần kinh trở nên bị giải cảm ứng (désensibilisation) và phản ứng càng ngày càng giảm : chúng cần càng ngày càng nhiều nicotine hơn. |
Hơn 80% những người nghiện thuốc mong muốn ngừng hút nhưng nhiều người sợ không đạt được.
ADDICTION. “ Từ nay có nhiều phương pháp để ngừng hút thuốc, mọi người đều có thể đạt được ”, GS Bertrand Dautzenberg, trưởng khoa bệnh phổi thuộc bệnh viện la Pitié-Salpetrière (Paris) đã nhấn mạnh như vậy.
Những chất thay thế nicotine (substituts nicotiniques), phương pháp được sử dụng nhất, là mục tiêu của một công trình nghiên cứu được công bố trong Tobacco Control vào tháng giêng : hiệu quả của những chất thay thế nicotine lên sự cai thuốc lá không được chứng tỏ trước 12 tháng. Những kết quả của công trình nghiên cứu này không đặt lại vấn đề về lợi ích của những chất thay thế nicotine vào lúc ngừng hút thuốc, mặc dầu người ta xác nhận rằng nicotine chỉ là một yếu tố của tình trạng phụ thuộc (dépendance). Ngoài ra, sự tái phát không luôn luôn có nghĩa là một sự thất bại : Trái lại, các công trình nghiên cứu cho thấy rằng sự thành công tùy thuộc vào số và thời gian của những lần thử. Trung bình, một nửa những người ngừng hút hút thuốc trở lại, nhưng sau 45 tuổi, phần lớn những người hút thuốc đều thành công ngừng hút. Mỗi lần tái phát thật ra là một lần học tập về những lý do vì sao bị hút trở lại.
Tính độc hại của thuốc lá đã được xác lập một cách rõ ràng : nó chịu trách nhiệm 66.000 trường hợp tử vong mỗi năm ở Pháp và là nguyên nhân đầu tiên của tử vong có thể tránh được. Thuốc lá là nguồn gốc của 90% các ung thư phổi, và cứ hai trường hợp ung thư bàng quang thì một là do nguyên nhân thuốc lá. Khói thuốc có những hậu quả lên nhiều bệnh, nó làm gia trọng những bệnh này và làm cho việc điều trị khó khăn hơn. Do đó Haute autorité de santé khuyến nghị ngừng thuốc lá như là một yếu tố thiết yếu của điều trị nhiều loại bệnh (đái đường, cao huyết áp, viêm gan B, suy thận hay bệnh Crohn…)
NHỮNG LỢI ÍCH RÕ RỆT.
Những lợi ích của việc ngừng thuốc lá cũng rất rõ rệt. Không thuốc lá, các cơ may chữa lành một ung thư phổi được nhân gấp hai và sau một nhồi máu cơ tim, nguy cơ tái phát được chia làm hai. Ngừng thuốc lá trước một can thiệp ngoại khoa cũng chia ba nguy cơ các biến chứng của các sẹo mổ. “ Những tác dụng dương tính đôi khi có thể được cảm thấy rất nhanh, GS Alain Didier, trưởng pôle voies respiratoires thuộc CHU de Toulouse đã nhắc lại như vậy. Da mất đi màu xám, sự khó thở biến mất dần dần, vị giác và khứu giác trở lại. ”
Hơn 80% những người nghiện thuốc mong muốn ngừng hút nhưng sợ không đạt được, tin rằng chỉ có ý chí mới bảo đảm sự thành công. Tuy vậy sự phụ thuộc thuốc lá phải được điều trị như mọi bệnh tật khác. “ Không một thầy thuốc nào sẽ nói với một bệnh nhân mắc phải một bệnh ung thư, cũng giết 50% các bệnh nhân : “ Ông bị một ung thư, tôi đề nghị sẽ điều trị ông nhưng trước hết ông phải tỏ ra có ý chí. Hãy trở lại khi ông đã sẵn sàng, tôi sẽ giúp ông ”, GS Dautzenberg đã nhấn mạnh như vậy. Chính người thầy thuốc phải quyết định, cũng như đối với bệnh đái đường, bằng cách đề nghị giúp đỡ khi bệnh nhân không đủ động cơ.”
TÂM LÝ LIỆU PHÁP
Không có sự hỗ trợ, từ 3 đến 5% những người ngừng hút thuốc trải qua 12 tháng đầu không thuốc lá. Các điều trị cho phép đưa con số này lên 15%. “ Lời khuyên tối thiểu không đủ bởi vì, khi ta hỏi bệnh nhân có muốn ngừng hút không, chỉ 20% trả lời vâng, bởi vì họ nghe : “ Anh có khả năng ngừng hút không ? ” Nếu ta nói với họ rằng ta có thể làm họ ngừng hút thuốc với một đơn thuốc, 90% chấp nhận thử xem.”, BS Raoul Harf, trưởng consultation tabac khoa phổi của CHU Lyon-Sud đã nói thêm vào như vậy.
Các chất thay thế nicotine giúp chống lại cảm giác thiếu thuốc, nguồn gốc của chứng phụ thuộc và lý do chính đốt một điếu thuốc. “ Tính hiệu quả thấp của các chất thay thế này thường do một liều lượng quá phỏng chừng khi được thực hiện bởi chính người hút ” GS Vincent Durlach, thầy thuốc nội khoa chuyên về addictologie ở đại học Reims đã nhắc lại như vậy. Thầy thuốc cũng có thể kể đơn những loại thuốc có những tác dụng phụ cần được theo dõi tăng cường.
(LE FIGARO 13/2/2011)
2/ NICOTINE : NHỮNG CÁCH TIÊU THỤ KHÁC CÓ ÍT NGUY HIỂM HƠN KHÔNG ?
Điếu thuốc đã được xem bởi các nhà công nghiệp thuốc lá, ngay những năm 1970, như là phương tiện tốt nhất cấp nicotine cho những người tiêu thụ và làm cho họ bị phụ thuộc sản phẩm này. Thật vậy, sự hít cho phép nicotine trong vòng vài giây đến tận não bộ và gây nên một cảm giác cấp tính làm dễ sự nghiện ngập. Vậy điếu thuốc đã nhanh chóng thay thế những phương tiện tiêu thụ thuốc lá khác như thuốc lá nhai (tabac à chiquer). Đối với vài chuyên gia, có lẽ đúng đắn xét lại những phương thức này (tabac à chiquer) để tránh những tác dụng có hại nhất của thuốc lá.
Thật vậy khói thuốc lá chứa hơn 45000 chất, trong đó vài trăm chất được công nhận là gây ung thư hay độc hại. Thí dụ lượng monoxyde de carbone (CO) được hít vào khi ta hút 20 điếu thuốc tương đương với ngưỡng báo động của ô nhiễm ở thành phố.
THUỐC LÁ NHAI (TABAC A CHIQUER) MỚI.
“ Khói thuốc gây ô nhiễm nhiều hơn một usine d’incinération d’ordures ”, GS Dautzenberg, trưởng khoa phổi của bệnh viện la Pitié-Salpêtrière (Paris) đã nhắc lại như vậy. Do đó các chuyên gia rất quan tâm đến những cách cho nicotine.
Hiện nay những công trình nghiên cứu nối tiếp nhau về lợi ích của “ snus ”, rất phổ biến ở Thụy Điển và Na Uy. Đó là những liều nhỏ thuốc lá được xay nhỏ được đặt dưới môi trên và phát ra nicotine trong khoảng 1 giờ. Các nhà công nghiệp thuốc lá bênh vực những giá trị của snus so với điếu thuốc lá, và vài chuyên gia nhấn mạnh rằng snus không gây những thiệt hại trên bộ máy hô hấp. Nhưng những công trình nghiên cứu mới đây dường như chỉ rõ rằng snus có những hậu quả trên bộ máy tiêu hóa và nó có thể làm dễ ở những người trẻ một sự phụ thuộc nicotine, khiến sau đó sẽ dẫn đến điếu thuốc. Những dạng thuốc lá nhai khác đang được đánh giá, tuy nhiên những hậu quả có hại lên sức khỏe miệng đã được biết rõ.
Rất hợp thời trang, điếu thuốc điện tử (cigarette électronique) cũng rất được tranh cãi. “ Đó không phải là những inhalateur de nicotine đơn thuần, như các inhalateur được sử dụng để giúp cai thuốc lá, GS Vincent Durlach, thầy thuốc nội khoa chuyên về addictologie thuộc đại học y khoa Reims đã xác nhận như vậy. Ta không biết rõ chúng khuếch tán ra những gì và không một công trình nghiên cứu nào đã đánh giá hiệu quả của chúng.” Cũng như trong các điếu thuốc lá, các nhà chế tạo các điếu thuốc điện tử thêm vào những chất để cải thiện khẩu vị của sản phẩm. Các điếu thuốc điện tử sinh ra một khí dung được sưởi nóng cùng nhiệt độ của khói thuốc lá, chủ yếu chứa nước và nicotine. Các người sử dụng cũng hít hương thơm và các chất bổ trợ (adjuvant) như glycérine hay propylène glycol, một cocktail mà những nhà chế tạo từ chối không muốn xác nhận thành phần chính xác.
(LE FIGARO 13/2/2011)
3/ TUỔI TRẺ VÀ THUỐC LÁ : TẦM QUAN TRỌNG CỦA NHỮNG NGƯỜI THÂN
“ Môi trường là một yếu tố quyết định để tạo nên tình trạng phụ thuộc, BS Harf, phụ trách consultation tabac thuộc service pneumologie (CHU Lyon-Sud, đã nhắc lại như vậy. Đối với các thiếu niên, đặc biệt nhạy cảm với ảnh hưởng nhóm, một chiến lược chống lại toàn bộ là một yếu tố thiết yếu. ”
Trái với những người trưởng thành, chỉ một thiểu số những người dưới 25 tuổi bày tỏ ước muốn ngừng hút một cách ngẫu nhiên bởi vì chúng chưa có cảm giác bị bệnh. Tuy vậy, vài tài liệu phát xuất từ công nghiệp thuốc lá phát hiện rằng những người trẻ là một đích nhắm ưu tiên, mà các nhà chế tạo muốn làm cho phụ thuộc để họ trở thành những người tiêu thụ thuốc lá tốt suốt đời.
“ Cách nay 40 năm, dưới ½ những người hút thuốc ở trong tình trạng phụ thuộc, ngày nay, 90% trong số những người hút thuốc ở trong tình trạng này, kết quả của những cố gắng của công nghiệp thuốc lá nhằm thúc đẩy những người trẻ hút càng sớm càng tốt ”, GS Dautzenberg, người phụ trách service de pneumologie thuộc bệnh viện la Pitié-Salpetrière (Paris) đã lấy làm nổi giận.
Thật vậy những công trình nghiên cứu cho thấy rằng sự phụ thuộc càng được xảy ra sớm, thì càng khó điều trị. Sự tiến triển này đặc biệt được thấy ở những phụ nữ. Trong những năm 1960 các phụ nữ bắt đầu hút muộn, thường là chỉ hút một đôi khi. Ngày nay, tỷ lệ các phụ nữ phụ thuộc thuốc lá gia tăng và, ở những thiếu niên, ngay cả những cô gái hút thuốc nhiều hơn các cậu con trai.
“ TỰ DO THOÁT KHỎI CHÚNG ”.
Các cố gắng trước hết phải nhằm vào sự phòng ngừa. Cho đến lớp 5, tất cả các trẻ em đều chống lại thuốc lá, nhưng sau đó, bị thúc đẩy bởi nhóm, chúng trở nên nghiện thuốc. “ Sự tuyên chiến với thuốc lá của Chirac, vào năm 2003, có một tác dụng ồ ạt, có thể thấy rõ ngay ở các thiếu niên, GS Dautzenberg đã nhắc lại như vậy. Chính loại cố gắng này tỏ ra hiệu quá bởi vì nó biến đổi sự cảm nhận thuốc lá. ”. Rất khó hành động một cách cá thể để giúp những thiếu niên ngừng hút thuốc một khi chúng đã bắt đầu. Phải hỗ trợ chúng để giúp chúng không trở thành phụ thuộc và bệnh không thành hình.
Vậy phải xác lập những quy tắc rất rõ ràng để thuốc lá không thuộc vào trong cuộc sồng hàng ngày : thí dụ, nhà ở là nơi không được hút thuốc. Điều quan trọng là đề nghị với các con mình thăm khám ngay khi chứng tỏ ra muốn ngừng hút.
“ Mặc dầu các thiếu niên không nhạy cảm với các lý lẽ liên quan đến sức khỏe của chúng, chúng có khả năng hiểu rằng điếu thuốc lá là một phụ thuộc được thiết đặt ngoài ý muốn của chúng bởi các nhà công nghiệp thuốc lá để lấy tiền của chúng, GS Dautzenberg nhắc lại như vậy. Đó cũng là sự tự do thoát khỏi chúng : mỗi điếu thuốc hút chỉ được dùng để làm giảm cảm giác khó chịu thiếu thuốc, mà các nhà công nghiệp mong muốn. ” Chỉ cần đề nghị chúng ngừng hút trong 8 ngày để chúng có thể tự chứng thực rằng chúng là những tù nhân.
(LE FIGARO 13/2/2012)
4/ CÁC CẶP VỢ CHỒNG BỊ MẤT KHẢ NĂNG SINH SẢN.
Tuổi tác, tăng thể trọng hay cả chứng nghiện thuốc lá ở phụ nữ là những yếu tố nguy cơ.
GYNECOLOGIE. Khoảng ¼ các cặp vợ chồng không thể có con sau một năm với nhiều lần thử không ngừa thai và hơn 10% vẫn không đạt được 2 năm sau. Đó là điều được phát hiện bởi một công trình nghiên cứu của Inserm, được công bố trong “ Bulletin épidémiologique hebdomadaire ” số 21/2, dành cho môi trường và vô sinh (infertilité).
Để đi đến kết luận này, các nhà nghiên cứu Pháp đã theo dõi hai quần thể các phụ nữ. Một quần thể, 14.187 phụ nữ Pháp đã sinh trong toàn bộ các nhà hộ sinh công hay tư (điều tra chu sinh : enquête périnatalité), quần thể kia, 867 phụ nữ từ 18 đến 44 tuổi, có những giao hợp đều đặn không ngừa thai, được hỏi đều đặn về thời gian trôi qua mà không có thai từ khi ngừng áp dụng phương pháp ngừa thai.
Kết quả là 26% những phụ nữ sinh con đã có thai ngay tháng đầu tiên, hoặc khoảng ¼, nhưng 32% các thai nghén đã xảy ra hơn 6 tháng sau. Trong số những người này, 18% đã chờ 1 năm và 8% đã kiên nhẫn 2 năm. Những con số của cơ quan Observatoire épidémiologique de la fertilité hơi bi quan hơn nhưng có lẽ gần thực tế hơn. Những con số được đưa ra là 46% các cặp vợ chồng đã không có thai sau khi ngừng áp dụng biện pháp ngừa thai 6 tháng, 24% sau 1 năm và 11% sau 2 năm. Chung cục, từ một cặp trên 4 chuyển thành 1 cặp trên 10 phải kiên nhẫn chờ đợi ít nhất một năm để có một đứa con. Phải chăng sự vô sinh đang tiến triển ? Khó có thể nói được vì thiếu những dữ kiện trước đây. Tuy nhiên, nhiều công trình nghiên cứu gợi ý một sự gia tăng những vấn đề vô sinh trên thế giới và ở Pháp trong những năm qua. Điều này có thể là do sự giảm số lượng các tinh trùng đã được nêu lên ở vài công trình nghiên cứu ?
VỀ CHẤT LƯỢNG CỦA TINH DỊCH.
Ở Pháp chất lượng tinh dịch của những người cho giảm trong vài vùng như Paris. Và cũng giảm ở những partenaire những cặp nhờ đến hỗ trợ y khoa sinh sản (assisstance médicale à la procréation) trong thời kỳ 1989-1994, đặc biệt là ở những người đàn ông sinh sau 1950. Tuy nhiên phải rất thận trọng trong việc giải thích những dữ kiện này, theo BS Joelle Belaisch-Allart trưởng service de fertilité thuộc centre hospitalier des Quatre Villes (Sèvres, 92) : “ Những chuẩn về chất lượng của tinh dịch đã thay đổi từ 2010, bà BS Joelle đã giải thích như vậy. Đứng trước sự gia tăng quan trọng của số các tinh dịch đồ (spermogramme) được xem là bất thường, Tổ chức Y tế thế giới đã ấn định những chuẩn mới từ những mẫu nghiệm của các đàn ông có khả năng sinh sản. Ngày nay một tinh dịch đồ có 15% tinh trùng điển hình là bình thường trong khi cách nay vài năm, tỷ lệ này là 60% ! ”. Dầu thế nào đi nữa, những yếu tố hành vi và môi trường ngày càng bị nghi ngờ ảnh hưởng khả năng sinh sản. “ Ở các phụ nữ, tuổi tác cao hơn, tình trạng tăng thể trọng hay cả chứng nghiện thuốc lá trong thai nghén hay không là những yếu tố nguy cơ được chứng minh rõ ”, Joelle Bellaisch-Allart đã xác nhận như vậy. Và người ta nghi ngờ nhiều vài kim loại nặng như chì, các chất gây ô nhiễm hữu cơ, những chất làm xáo trộn nội tiết (perturbateur endocrinien) như bisphénol trong đời sống trong tử cung hay sau khi sinh, những hợp chất perfluoré hay cả sự ô nhiễm không khí (khói thuốc diesel,…).
Như vậy, việc thiết đặt một sự theo dõi khả năng sinh sản của các cặp vợ chồng trong thời gian có thể được dùng làm fonction sentinelle, chứng cớ của ảnh hưởng y tế của những biến đổi môi trường hay của những hành vi. Đối với các tác giả của công trình nghiên cứu, điều đó thích đáng “ đối với sức khỏe công cộng với tư cách indicateur de santé nhưng cũng để tiên đoán tiến triển của nhu cầu về sinh sản được hỗ trợ về mặt y tế (procréation médicalement assistée). Thí dụ Observatoire épidémiologique de la fertilité cho thấy rằng gần 10% các phụ nữ khám bệnh vì vô sinh (infertilité) sau một năm nhiều lần thử không kết quả. “ Công trình nghiên cứu này có thể là điểm khởi đầu của của một sự theo dõi như vậy ”, Rémy Slama đã đánh giá như thế. Theo ông, một hệ thống theo dõi khả năng sinh sản có thể dựa trên những công trình nghiên cứu dân số như những công trình này, bổ sung sự theo dõi những yếu tố sinh học về sinh sản nữ và nam giới (tỷ lệ các hormone, chất lượng của tinh dịch,…) để xét đến toàn thể dân chúng và không chỉ những cặp vợ chồng muốn có con. Từ nay, chính chính quyền quyết định sự việc gần ¼ cặp vợ chồng không có con sau một năm là một vấn đề y tế hay xã hội và sự theo dõi này có cần thiết hay không.
(LE FIGARO 21/2/2012)
5/ VIÊM GAN C : LIỆU PHÁP 3 THỨ THUỐC (TRITHERAPIE) Ở BỈ
Ngày đầu tháng tư sắp đến, các bệnh nhân bị nhiễm bởi virus của viêm gan C sẽ có thể được điều trị ở Bỉ với một liệu pháp 3 thứ thuốc (trithérapie) cải tiến, sẽ làm gia tăng một cách ngoạn mục số những bệnh nhân được chữa lành. Theo những thử nghiệm lâm sàng, tính hiệu quả của điều trị đổi mới này đôi khi có thể tăng gấp đôi những tỷ lệ chữa lành thật sự.
Ta ước tính rằng 1% những người Bỉ bị nhiễm bởi virus của viêm gan C. Nhưng chỉ 1/3 những bệnh nhân khi bắt đầu điều trị biết trước rằng họ mắc phải virus. Hầu hết đã nhiễm virus lúc chịu một can thiệp ngoại khoa trước tháng 7 năm 1990. Sau đó những trường hợp hiến máu đã được trắc nghiệm một cách hệ thống để tránh sự lây nhiễm. Phần lớn những nhiễm trùng hiện nay xảy ra ở những bệnh nhân khi tiêm cho mình chất ma túy.
Trước hết đã được nghĩ ra trong điều trị bệnh sida, các inhibiteur de protéase bây giờ đã được phát triển chống lại virus của viêm gan C. Protéase cho phép chẽ ra (clivage) và rắp lại (assemblage) các protéine virus, quá trình cần thiết để có được virus gây nhiễm. Bằng cách phong bế protéase, ta làm giảm rất nhiều sự tăng sinh của virus, như thế cho phép khả năng miễn dịch chống lại tốt hơn.
Hai inhibiteur de protéase đến Bỉ, télaprévir và bocéprévir, tác dụng khác nhau tùy theo ta cho chúng ở những bệnh nhân đã không bao giờ được điều trị hay đã theo một điều trị.
“ Ở những bệnh nhân đã không bao giờ được điều trị, các loại thuốc hiện nay, hoặc một phối hợp interféron pérylé với ribavirine, chữa lành 40% các bệnh nhân. Với những loại thuốc mới này (télaprévir và bocéprévir), ta đạt được 70%. Lại càng gây ấn tượng hơn với những bệnh nhân thất bại sau một điều trị đầu tiên : ta chuyển từ 20% lên 65% các bệnh nhân ”, giáo sư Henrich Reynaert, thầy thuốc chuyên khoa dạ dày-ruột thuộc UZ, Brussel, đã giải thích như vậy.
Việc nhờ đến những điều trị mới này do đó cho phép thực hiện một tiến bộ to lớn. Nhưng ta vẫn chưa tìm được vũ khí tuyệt đối. Télaprévir và bocéprévir chỉ hiệu quả đối với những bệnh nhân bị génotype 1 của bệnh. Thế mà, 40% các bệnh nhân bị nhiễm một virus với những génotype từ 2 đến 6.
MỘT QUYẾT ĐỊNH TÙY THEO MỖI CÁ THỂ.
“ Những loại thuốc mới này rất có hiệu quả, nhưng đó không phải là những bull-terrier, chúng không thể khuất phục tất cả các virus ”, giáo sư Markus Cornbergn thuộc Haute école de médecine d’hanovre, đã giải thích như vậy. “ Trước hết chúng không thể tác động đơn độc. Chúng phải được sử dụng bổ sung interféron pégylé và ribavirine, hiện đang được sử dụng. Nếu ta dùng chúng đơn độc, ta chứng thực một đề kháng của virus chỉ sau 7 ngày. Sau đó, chúng có nhiều tác dụng phụ, trong đó bệnh nhân rất mệt. Các tương tác với các thuốc như statine, làm giảm cholestérol, nước bưởi vắt hay millepertuis cũng quan trọng. Chính vì vậy mọi điều trị phải được quyết định theo từng cá thể, tùy theo nguy cơ được ước tính.
(LE SOIR 14/2/2012)
6/ CÓ CÒN NGUY CƠ BỊ LÂY NHIỄM BỞI MỘT VIRUS KHI TA ĐƯỢC TRUYỀN MÁU ?
Professeur Jean-Pierre Cazenave
Professeur d’hématologie-transfusion à Strasbourg
Membre de l’Académie nationale de médecine.
Ở Pháp, đối với gần một triệu người bệnh, sự truyền máu vẫn còn cần thiết, hiệu quả và có tính chất sinh tử khi không có giải pháp điều trị thay thế. Những nguy cơ y khoa do việc truyền những sản phẩm máu không bền (produits sanguins labiles), nghĩa là nhanh chóng bị hỏng, và những loại thuốc dẫn xuất từ máu đã luôn luôn làm bệnh nhân và các thầy thuốc sợ hãi.
Trong số những nguy cơ này, những nguy cơ truyền cho những người nhận những tác nhân gây bệnh nhiễm virus (nhưng cũng những vi khuẩn và ký sinh trùng), do sự lây nhiễm bệnh của những người cho máu, và do đó sự ô nhiễm của những sản phẩm máu không bền dẫn xuất từ máu : hồng cầu cô đặc (concentrés de globule rouge), tiểu cầu cô đặc (concentrés de plaquettes), huyết thanh đông lạnh dùng điều trị (plasma thérapeutique frais congelé) và những loại thuốc dẫn xuất từ máu, được bào chế công nghiệp từ nhiều người cho huyết thanh (dons de plasma). Trong một quá khứ gần đây, chúng đã gây nên những thảm kịch người với sự xuất hiện bất ngờ của các virus của viêm gan B, của HIV gây bệnh sida, và của viêm gan C. UN SYSTEME DE TRACABILITE
Những thảm kịch này đã khiến Etablissement français du sang (EFS) thiết đặt những biện pháp mới, đã tăng cường một cách đáng kể sự an toàn khi truyền máu : cải thiện quá trình chọn lọc y khoa những người hiến máu tình nguyện, những trắc nghiệm huyết thanh (test sérologique) và những trắc nghiệm sinh học phân tử (test de biologie moléculaire) nhằm phát hiện, sử dụng một cách hệ thống huyết thanh đã được khử bỏ những bạch cầu, vốn là những tế bào tàng chứa virus. Như thế một trình độ an toàn rất cao lúc truyền máu đã đạt được, một việc chưa từng có trước đây. Sự an toàn này lại được tăng cường bởi một système traçabilité (một hệ thống nhằm truy tìm) ở những người hiến máu và nhận máu, được kiểm soát bởi Afssaps (Agence française de sécurité sanitaire des produits de santé), độc lập với EFS.
Tuy nhiên vẫn tồn tại một nguy cơ truyền virus do truyền máu, thay đổi tùy theo trường hợp. Ở Pháp, nguy cơ đã trở nên thấp đối với những virus gây bệnh quan trọng được trắc nghiệm (viêm gan B, VIH, viêm gan C), dưới 1% đối với 2 đến 8 triệu lần hiến máu. Nhưng vẫn tồn tại một nguy cơ đối với những virus đã được biết, nhưng không được xét nghiệm một cách hệ thống và những virus mới phát sinh (virus nouveaux émergents). Nguy cơ này gia tăng ở những bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch và sau hóa học liệu pháp, ghép tủy hay ghép cơ quan. Những biến đổi dịch tễ học của các quần thể những người cho và người nhận tiếp theo sau những biến đổi trên thế giới do những di dân vì chiến tranh, đói kém hay du lịch và những biến đổi về khí hậu làm lo ngại xuất hiện những virus mới, mới phát sinh (émergent) hay tái phát sinh (réémergent) vì đối với những virus mới này ta không có trắc nghiệm phát hiện có thể dễ dàng sử dụng với quy mô lớn lúc truyền máu.
Những sự biến đổi về khí hậu, những sự di cư của các loài chim và những cuộc du lịch có hậu quả làm lan rộng những vùng cư trú của các loại muỗi vecteur của các arbovirus và sự xuất hiện của những trận dịch mới. Những trận dịch do virus West Nile ở Hoa Kỳ như thế đã gây nên những tử vong do lây truyền sau khi truyền máu. Những trận dịch do virus chikungunya trên đảo Réunion đã khiến phải đình chỉ việc quyên máu và thiết đặt sự làm bất hoạt các virus sinh bệnh trong các tiểu cầu. Những nguyên nhân này cũng đã làm dễ sự xuất hiện mới đây của những ổ dịch địa phương của virus chikungunya và của virus bệnh sốt xuất huyết (dengue) trong vùng Balkans, Bắc Ý và vùng Paca quanh Marseille.
Khoảng thời gian giữa lúc nhận biết một nguy cơ bệnh nhiễm trùng và sự thiết lập một trắc nghiệm phát hiện (test de dépistage) đã càng ngày càng giảm đi, 30 năm đối với viêm gan B, 15 năm đối với viêm gan C, nhưng chỉ cần 4 năm để phát triển một xét nghiệm phát hiện virus West Nile. Tuy nhiên rõ ràng là công nghiệp không thể theo đúng lúc và gia tăng các hiệu chính những xét nghiệm phát hiện (test de dépistage) đối với một tác nhân gây bệnh mới phát khởi mới, có thể làm ô nhiễm những người cho máu
MỞ RỘNG SỰ LÀM BẤT HOẠT CÁC TÁC NHÂN GÂY BỆNH.
Do đó hữu ích nhắc lại rằng những phương pháp phòng ngừa làm bất hoạt các tác nhân gây bệnh có vẻ là một giải pháp : albumine pasteurisée đã không truyền một nhiễm trùng nào cho những người nhận trong 60 năm sử dụng ; việc xử lý, để làm tan các màng của các virus bằng một dung môi hay những yếu tố đông máu được sử dụng để điều trị các bệnh nhân ưa chảy máu (hémophiles), đã làm ngưng rõ rệt sự lan truyền của các virus HIV, virus của viêm gan B và của viêm gan C bằng các thuốc dẫn xuất từ máu. Cho đến rất gần đây, không có kỹ thuật đáng tin cậy để bất hoạt hóa huyết thanh hay những tế bào máu, các tiểu cầu và các hồng cầu, mỏng manh hơn nhiều so với các protéine của huyết thanh. Bây giờ có những kỹ thuật làm bất hoạt huyết thanh và các tiểu cầu , được hợp thức hóa và được chấp thuận ở Pháp bởi Afssaps.
Hiện nay, sự bất hoạt hóa các tác nhân gây bệnh, đặc biệt các virus, được áp dụng ở Pháp, đối với mọi huyết thanh đông lạnh (plasma frais congelé). Về các tiểu cầu cô đặc (concentrés plaquettaires), sự bất hóa các tác nhân gây bệnh được sử dụng 100% trong các tỉnh hải ngoại (Réunion, Guadeloupe và Martinique), ở đây hiện diện nguy cơ dịch bệnh chikungunya, bệnh dengue hay bệnh Chagas. Ở Pháp chỉ có vùng Alsace truyền cho tất cả các bệnh nhân với các tiểu cầu và huyết thanh được xử lý bằng hoạt hóa bởi các tia UVA của một phân tử làm biến thái ADN hay ARN của những tác nhân gây bệnh.
(LE FIGARO 31/1/2011)
7/ IMPLANT SINH HỌC TRONG Y KHOA MIỆNG-RĂNG PHẢI CHĂNG LÀ CON ĐƯỜNG TƯƠNG LAI ?
Professeur Martine Bonnaure-Mallet
Directrice de l’Equipe EA 1254 de microbiologie risque infectieux à l’ université de Rennes
Président scientifique du Congrès 2011 de l’Asociation dentaire française
Hôm nay, những răng thiếu được thay thế bởi các răng giả có thể tháo ra được hay cố định (prothèse amovible ou fixe), hay ngay cả bởi các implant. Ra đời cách nay khoảng 30 năm, implant dentaire là một cuộc cách mạng, một chân răng nhân tạo (racine dentaire) – một loại vis – được đưa vào trong xương ổ răng (os alvéolaire) để thay thế răng bị thiếu. Chân răng nhân tạo (racine artificielle), thường bằng titane hay bằng zircone, được dùng làm giá nâng đỡ cho thân răng giả (couronne prothétique). Như thế răng thiếu được thay thế bởi một yếu tố hoàn toàn nhân tạo, một chân răng giả được cắm vào trong xương và một răng giả (prothèse dentaire) trong xoang miệng.Toàn bộ hoàn toàn tương hợp sinh học (biocompatible), bền như một chiếc răng tự nhiên đối với các lực nhai, có tuổi thọ tốt. Văn liệu báo cáo những tỷ lệ thành công trên 95% sau 10 năm.
Mặc dầu tỷ lệ thành công có sức thuyết phục, tuy vậy implant dentaire không mang lai trạng thái sinh lý của một chiếc răng và môi trường của nó.
Thật vậy với implant dentaire, không có tủy răng (pulpe dentaire), cơ quan sinh tử của răng. Môi trường của răng không được tái tạo toàn bộ. Đặc biệt trên tất cả bề mặt của chân răng, thiếu dây chằng cận răng (ligament parodontal), dải mô liên kết nhỏ nằm giữa răng và xương. Dây chằng cận răng, không được khoáng hóa, bề dày khoảng 1/4 mm, rất được phân bố mạch và thần kinh mang lại cho răng tính cơ động sinh lý (une mobilité physiologique) đối với xương và đóng vai trò amortisseur hydraulique.
Trái lại, những yếu tố thiếu này sẽ hiện hữu trong các implant biologique. Những implant này là do những tiến bộ to lớn của những năm qua về các tế bào gốc. Các tế bào gốc xuất hiện như một nguồn làm trẻ lại, từ những ấn bản năm 1981 của hai công trình tiền phong xuất phát từ những phòng thí nghiệm Gail Martin, Hoa Kỳ và Martin Evans ở Anh. Họ cho thấy rằng, những tế bào của phôi thai lúc cấy bảo tồn các khả năng biệt hóa đồng thời tăng sinh rất nhiều.Về sau, người ta cũng chứng tỏ rằng, ở người trưởng thành, có những ngăn (compartiment) những tế bào có tính chất tế bào gốc (cellules à propriétés souches) và những tế bào này tạo nên một nguồn không bao giờ cạn những tế bào có thể sử dụng trong y khoa tái sinh (médecine régénérative), kể cả trong y khoa miệng răng (médecine bucco-dentaire). Việc chứng minh sự hiện hữu của các ngăn những tế bào gốc ở người trưởng thành không đủ để đạt tiến bộ trong ingénierie dentaire, phải có nhiều dữ kiện về sự phát triển của răng.
Các chiếc răng là những cơ quan rất đặc biệt : các mầm răng bắt đầu phát triển ngay tuần lễ thứ năm đời sống phôi thai đối với những răng cửa ngoài (incisives latérales) và chấm dứt ở tuổi 20 với răng cấm. Và, cũng như một số lớn các cơ quan, những mầm răng này phát triển từ một trao đổi giữa biểu mô (épithélium) và trung mô (mésenchyme). Quá trình tạo hình thái răng (morphogenèse dentaire) và sự biệt hóa (différenciation) được điều hòa bởi những tương tác giữa các tế bào của épithélium stomodéal (miệng nguyên thủy ở phôi thai) và những tế bào ngoại trung mô (cellules ecto-mésnechymateuses), phát xuất từ những tế bào của crête neurale. Nhiều nhà nghiên cứu đã cho thấy rằng có thể sinh ra một chiếc răng từ những thí nghiệm liên kết/tái liên kết những tế bào có năng lực, nghĩa là những tế bào đã được điều kiện hóa trước để là một yếu tố của răng. Chính như thế đã có thể làm mọc các chiếc răng ở gà mái hay từ những mầm răng cấm, thay thế răng thiếu ở một cá thể. Điều này có nghĩa chúng ta chỉ ghép răng. Làm sao có thể đi xa hơn ? Phải tìm những tế bào có các tính chất gốc (cellules à propriétés souuhes) trong các ngăn ở người trưởng thành, một thuộc loại ngoại trung mô, một thuộc loại biểu mô.
NHƯNG TÊ BÁO ĐƯỢC PHÂN CỰC
Những công trình cho thấy rằng đối với loại ngoại trung mô, các odontoblaste, những tế bào phân cực sẽ sinh ra ngà răng (dentine), có thể được tìm thấy trong tủy răng. Chính những tế bào này góp phần một cách sinh lý vào việc sửa chữa ngà răng. Chúng hiện diện với số lượng quan trọng trong răng còn non, nhưng giảm đi với tuổi của răng. Các tế bào có những tính chất gốc để có được ngà răng cũng có thể được tìm thấy ngoài răng như trong tủy xương : đó là những tế bào có khả năng biệt hóa thành những tế bào khác nhau (các neurone, myoblaste, chondroblaste, ostéoblaste). Chúng cũng có thể phát xuất từ những tế bào gốc đa năng (cellules souches pluripotentes) sau khi transfectiong những tế bào thân thể người với những yếu tố biệt hóa khác nhau. Con đường nghiên cứu này có vẻ hứa hẹn nhất, đặc biệt nếu các tế bào được biệt hóa /cấy trong một matrice de collagène.
Đối với loại biểu mô, những tế bào này sẽ sinh ra men răng (émail), vào lúc này, không có những ngăn trưởng thành của răng được biệt, khả dĩ cho dồi dào các améloblaste (những tế bào sản xuất men răng). Men răng, mô được khoáng hóa nhất của cơ thể (khoảng 95% matrice minérale), thật vậy, là một sản phẩm trong sự tạo thành răng, và những tế bào tạo men răng biến mất ngay khi răng lộ dạng trong xoang miệng. Men răng người trưởng thành là một cấu trúc không tế bào, không huyết quản, không thần kinh : nó không thể tự sửa chữa. Chỉ ở người trưởng thành còn tồn tai vài cụm rải rác những améloblaste trong dây chằng cận răng (ligament parodontal). Trong những cụm này có vài tế bào có tiềm năng của améloblaste, quá ít để có thể sự dụng trong ingénierie tissulaire. Vào năm 2010, Wang và các cộng sự viên tuy nhiên đã thành công biến đổi những tế bào của biểu bì (épiderme) thành những améloblaste có khả năng tiết men răng dưới tác dụng của những yếu tố tăng trưởng. Những công trình này là một phần của những con đường tương lai đối với răng sinh học (biodent).
(LE FIGARO 9/1/2012)
NGỮ VỰNG :
– Implant : Mọi dụng cụ tự nhiên hay nhân tạo được đưa vào trong cơ thể. Các implant nhằm thay thế một cơ quan bị bệnh (implant cristallinien, implant dentaire)) hay cải thiện chức năng của nó, điều trị vài loại bệnh, khuếch tán các loại thuốc (implant médicamenteux) hay các kích thích tố, hay cả điều biến đường nét (implant mammaire).
– Implant dentaire : Thiết bị dùng để gắn răng giả. Cấu trúc hình trụ nhỏ bằng kim loại (titane), được gắn vào xương hàm bằng phẫu thuật và nhằm thay thế chân của một răng bị nhổ và dùng làm giá nâng đỡ một răng giả (prothèse dentaire).
8/ IMPLANT MAMMAIRE : NHỮNG ĐIỀU BẤT NGỜ CỦA SILICONE
Khi một prothèse vỡ, gel mà nó chứa không được cơ thể thải đi. Không được chính thức công nhận, gel de silicone của công ty PIP lại còn gây những phản ứng viêm.
Các implant mammaire của công ty PIP được đặt cho khoảng 30.000 phụ nữ ở Pháp phải chăng là nguy hiểm ? Vài người mang xác nhận rằng chúng là nguồn gốc của những ung thư mà họ đã phát triển.Nhưng ngày nay, tất cả vấn đề là xác định những luận cứ để chứng tỏ điều đó. Thật vậy, theo Inca (Institut national du cancer), trong tình hình thông tin hiện nay, không thể quy sự xuất hiện của các ung thư vú cho những prothèse PIP. Ngược lại, theo FDA (Food and Drug Administration) Hoa Kỳ, những ung thư hiếm khác của bạch huyết, những “ lymphome anaplasique à grandes cellules ” dường như thường xảy ra hơn ở những phụ nữ mang các implant mammaire, nhãn hiệu PIP hay khác, mặc dầu, đây cũng vậy, không có một mối liên hệ nhân quả nào đã được chứng tỏ.
Làm sao một prothèse mammaire lại có thể làm dễ sự xuất hiện của một khối u, trong khi nó được cấu tạo bởi silicone, một vật liệu được xem là trơ (inerte) trong cơ thể ? Thật vậy thay vì silicone số ít, phải nói silicones số nhiều, vì họ những sản phẩm này đa dạng, từ những gels hầu như lỏng cho đến những élastomères cứng nhất. Điểm chung : tất cả đều được cấu tạo bởi những chuỗi silicium và oxy, và trên mỗi silicium có những groupements carbonés. Nhưng bằng cách làm biến đổi chiều dài của các chuỗi, tính chất của các groupements carbonés và số những liason giữa các chuỗi, các nhà hóa học điều hòa theo mong muốn những tính chất cơ học.
“ Trong những năm 50, ta tiêm trực tiếp gel de silicone vào các bệnh nhân, Sydney Ohara, thầy thuốc ngoại khoa tạo hình và chủ tịch danh dự của Hiệp hội ngoại khoa thẩm mỹ Pháp, đã kể lại như vậy. Nhưng vì nó tạo nên những phản ứng viêm, nên ngày nay gel được encapsulé trong một lớp vỏ bằng silicone.”
Tuy nhiên chính gel de silicone, trong các prothèse PIP, không theo đúng các yêu cầu cho việc sử dụng trong y khoa : nó chứa những chất cho thêm (additif) mà tính vô hại không được chứng minh. Gel này đã làm lớp bọc dễ vỡ, do đó một tỷ lệ vỡ quan trọng. Thế mà silicone không được loại bỏ bởi cơ thể và có thể tích tụ trong vài vùng, như các hạch trong các nách.
Gel lau PIP ngoài ra phải chăng có những những đặc điểm toxicologique đặc biệt ? Afssaps (Agence française de sécurité sanitaire des produits de santé) đã cho thấy rằng, mặc dầu các prothèse PIP không có tác dụng độc cấp tính lên các mô, nó có một khả năng kích thích mà ta không tìm thấy với các gel được hợp thức hóa. Vậy nó có thể là nguồn gốc của vài phản ứng viêm ở vài phụ nữ. Từ đó buộc tội gây ung thư, còn cần phải chứng minh về mặt khoa học.
(SCIENCES ET AVENIR 2/2012)
9/ CÓ NÊN TÁI TẠO VÚ RẤT NHANH SAU KHI PHẪU THUẬT CẮT BỎ UNG THƯ ?
Docteur Marie-Christine Massana
Chirurgie plastique reconstructrice et esthétique, chirurgie carcinologique mammaire
Service de chirurgie plastique Centre hospilaire Princesse Grace, Monaco
Chữ “ được khuyên ” thật ra không thích hợp. Thật vậy, nhà phẫu thuật có thể đề nghị một sự tái tạo (reconstruction) nhưng không thể khuyên trong bất cứ trường hợp nào bởi vì đó là một chặng đường khó khăn với nhiều can thiệp để có được một kết quả hoàn hảo.
Khuyên thực hiện động tác này có thể tạo nên một cảm giác tội lỗi (un sentiment de culpabilité) ở những phụ nữ không mong muốn thực hiện động tác này, và điều này vì nhiều lý do : sợ đau đớn, sợ nhận lấy những nguy cơ, sợ thất bại, sợ chia lìa con cái, những người thân, sợ làm đảo lộn sự cân bằng gia đình, mặc cảm tội lỗi đã đưa vai trò phụ nữ lên hàng đầu so với vai trò làm mẹ.
NHIỀU NGHI VẤN
Vấn đề được đặt ra nêu lên nhiều câu hỏi : ta có thể đề nghị tái tạo vú ngay khi ung thư đã được lấy đi, vào lúc cùng cuộc mổ, hay ta có thể thực hiện điều đó ngay sau khi mổ cắt bỏ ung thư và vào lúc nào ?
Trước hết, ta có thể đề nghị tái tạo vú trong cùng cuộc mổ cắt bỏ ung thư ?
Vâng, điều đó thật sự có thể đối với những bệnh nhân mà kế hoạch điều trị không gồm có phóng xạ (irradiation) thành ngực được mổ. Thật vậy, tất cả những tái tạo, đặc biệt bao gồm sự thiết đặt một implant mammaire, sẽ bị hủy hoại bởi những điều trị của phóng xạ liệu pháp. Những trường hợp mổ lại dĩ nhiên có thể thực hiện nhưng hiếm khi mang lại những kết quả thẩm mỹ có chất lượng về mặt tính mềm mại và kết cấu (texture) của vú được tái tạo và tỷ lệ những biến chứng ngoại khoa sẽ gia tăng.
Đối với tất cả những phụ nữ phải chịu một phóng xạ thành ngực, khuyên nên tránh đề nghị một sự tái tạo trong cùng lúc với phẫu thuật cắt bỏ vú. Vài bệnh nhân từ chối giải pháp này. Những kỹ thuật ngoại khoa duy nhất khi đó có thể mang lại một kết quả tái tạo thỏa mãn, tuy nhiên có thể thay đổi với phóng xạ liệu pháp, là những tái tạo được thực hiện duy nhất với các mô của bệnh nhân, mỡ, cơ và da, thường nhất được lấy ở lưng và bụng.
Những ưu điểm của một sự tái tạo trong cùng lúc với sự cắt bỏ vú là, trên bình diện kỹ thuật, khả năng làm giảm số lượng và chiều dài của của các vết sẹo, sự dễ thực hiện nhất nhờ sử dụng các mô mềm mại không bị làm hỏng bởi các điều ếtrị. Thật vậy, những tái tạo duy nhất có thể mang lại áo tưởng đã không bị làm bin dạng là những tái tạo được thực hiện trong cùng thời gian với sự cắt bỏ vú.
Tuy nhiên, sự tái tạo tức thời (reconstruction immédiate) không được làm che khuất sự cắt xéo (mutilation) cũng như căn bệnh, như nhà tâm lý Anfrée Lehmann đã nhấn mạnh một cách đúng đắn như vậy. Một vú được tái tạo, dầu hoàn hảo đến mấy, sẽ không bao giờ thay thế vú đã mất, và không nên hy vọng làm như chẳng có chuyện gì đã xảy ra bởi vì vẻ bên ngoài được bảo tồn.
Nếu sự tái tạo tức thời tha miễn cho các phụ nữ phải đối diện với căn bệnh, nó không có vai trò tránh cho họ phải chịu tang về chiếc vú đã bị lấy mất. Tất cả các phụ nữ sẽ phải thực hiện công tái tạo lại bản sắc của họ với một hình dáng mới, một chiếc vú mới, những vết sẹo phải chấp nhận, một xúc giác và một cảm giác khác nhau. Lấy chiếc vú mới này làm chiếc vú của mình sẽ là một công tác cơ bản phải thực hiện đối với tất cả các phụ nữ.
TÙY THEO MỖI BỆNH NHÂN
Thứ hai, ta có thể tái tạo vú sau phẫu thuật cắt bỏ ung thư và vào lúc nào ?
Khi vú đã được lấy đi vào can thiệp ban đầu, lúc thuận tiện nhất để tái tạo thay đổi tùy theo bệnh nhân.
Những bệnh nhân hút thuốc phải ngừng hút vài tuần trước ngoại khoa tái tạo. Cũng vậy, những bệnh nhân có một tình trạng tăng thể trọng quan trọng phải thực hiện tối đa để đạt một trọng lượng cho phép họ chịu cuộc mổ một cách an toàn.
Có nhiều khả năng :
– Bệnh nhân được chữa lành chỉ nhờ giải phẫu. Phẫu thuật tái tạo có thể được đề nghị trong một thời hạn từ 3 đến 6 tháng.
– Bệnh nhân cần hóa học liệu pháp. Sự tái tạo sẽ có thể được đề nghị tối thiểu một tháng sau khi hoan thành những buổi hóa học trị liệu. Trên thực tiễn, bệnh nhân bị kiệt lực sau những điều trị mệt nhọc của hóa học trị liệu và sự hợp lý là đề nghị họ một phẫu thuật ngay khi họ cầm thấy có khá năng đương đầu một can thiệp.
– Bệnh nhân cần nhận một phóng xạ trị liệu của thành ngực. Sự tái tạo sẽ được đề nghị 3 đến 6 tháng sau khi chấm dứt điều trị.
– Những điều trị của hormone liệu pháp không ảnh hưởng lên chương trình của một cuộc mổ tái tạo.
– Có thể tốt hơn chờ đợi chấm dứt những điều trị bởi miễn dịch liệu pháp (immunothérapie) rồi mới lên chương trình mổ tái tạo (hoặc hiện nay 1 năm điều trị với nhịp độ một mũi tiêm mỗi 3 tháng) nhằm tránh làm xê xích những buổi tiêm trong trường hợp biến chứng ngoại khoa.
(LE FIGARO 14/11/2012)
10/ CÁC BỆNH TỰ MIỄN DỊCH: HY VỌNG CỦA INTERLEUKINE 2
GS Patrice Cacoub, thầy thuốc chuyên khoa các bệnh tự miễn dịch, trưởng khoa sinh liệu pháp (service des biothérapies), bệnh viện la Pitié-Salpetrière, giải thích ý niệm đổi mới, được hiệu chính bởi GS David Klatzmann để thắng các bệnh lý trong đó cơ thể tấn công những tế bào của chính mình.
Hỏi : Ông định nghĩa như thế nào một bệnh tự miễn dịch (maladie auto-immune) ?
GS Patrice Cacoub. Đó là một bệnh lý trong đó cơ thể sản xuất vài chất (những tự kháng thể, autoanticorps) sẽ tấn công những tế bào của chính mình. Những tự kháng thể này được chế tạo bởi những bạch cầu của hệ miễn dịch, những tế bào lympho B, những tế bào này không còn làm tròn chức năng bình thường của chúng nữa. Sự tự phản ứng (autoréaction) có hại này được làm gia trọng do sự tham dự của những tế bào khác của phòng vệ miễn dịch, những tế bào lympho T “ giết ” (lymphocytes T tueurs), trở nên độc một cách bất thường và làm biến đổi các mô bị thương tổn.
Hỏi : Những tế bài lympho T này, những tế bào phòng vệ chống lại những tác nhân bên ngoài, làm sao có thể đã trở nên có hại ?
GS Patrice Cacoub. Bởi vì chúng không được kiểm soát bởi những tế bào khác của cùng họ, những tế bào lympho T “ điều hòa ”. Những tế bào này rất quan trọng bởi vì chúng ngăn cản cascade d’emballement đưa đến một bệnh tự miễn dịch.
Hỏi : Ta điều trị các bệnh nhân như thế nào ?
GS Patrice Cacoub. Phần lớn các điều trị hiện nay dựa trên các corticoides và những chất làm suy giảm miễn dịch. Các chất corticoides phong bế quá trình viêm, các chất làm suy giảm miễn dịch ức chế sự sản xuất của các tự kháng thể. Mới đây đã xuất hiện họ những sinh liệu pháp (biothérapie) nhằm một cách đặc hiệu vào vài loại bạch cầu (hay những chất trung gian protéine)
Hỏi : Những kết quả thu được với những liệu pháp này là gì ?
GS Patrice Cacoub. Ở hơn ½ các bệnh nhân bị các bệnh tự miễn dịch (viêm đa khớp dạng thấp, đái đường, xơ cứng rải rác, lupus…) ta thành công cải thiện rõ rệt những triệu chứng. Nhưng ta không chữa lành. Bất hạnh thay, trong nhiều trường hợp, những bệnh lý này vẫn nghiêm trọng, đề kháng với các điều trị.
Hỏi : Đối với những bệnh nhân đề kháng này, ta phải làm gì ?
GS Patrice Cacoub. Ta thử nhiều phối hợp thuốc khác nhau, nhưng những vấn đề trầm trọng về sự bất dung nạp được đặt ra và dẫn đến nhiều thất bại.
Hỏi : Những trường hợp nào đã khiến ông, cùng với GS Klatzmann đi đến chiến lược mới ?
GS Patrice Cacoub : Chúng tôi nghiên cứu từ nhiều năm nay về một bệnh tự miễn dịch : bệnh viêm mạch máu (vascularite cryoglobulinémique), gây nên bởi virus của viêm gan C. Chúng tôi đã khám phá rằng căn bệnh viêm mạch máu này là do một sự thiếu hụt các tế bào lympho “ điều hòa ”. Những công trình nghiên cứu khác nhau đã phát hiện sự thiếu hụt này trong những bệnh tự miễn dịch khác. Để chống lại bệnh viêm mạch máu, ở một số các bệnh nhân, chúng tôi đã thành công làm tăng lên lại tỷ lệ thiếu hụt của các tế bào T “ điều hòa ”, nhờ một điều trị chống virus. Nhưng đối với những bệnh nhân đề kháng, chúng đã nghĩ đến sử dụng interleukine 2 với liều thấp, và kết quả tỏ ra ngoạn mục.
Hỏi : Ông giải thích cho chúng tôi interleukine 2 là gì ?
GS Patrice Cacoub : Đó là một protéine tác dụng lên những phòng vệ miễn dịch. Cho đến nay, interleukine đã được sử dụng trong điều trị các ung thư thận và những u hắc tố (mélanome), với một hiệu quả khiêm tốn và nhiều tác dụng phụ. Nhưng với liều thấp, vai trò của nó chủ yếu nhằm bảo tồn sự quân bình giữa các tế bào lympho T “ giết ” và “ điều hòa ”. Công trình nghiên cứu của chúng tôi đã được tiến hành trên 10 bệnh nhân bị viêm mạch máu đề kháng (vascularite réfractaire) với các triệu chứng rất nặng kèm theo những cơn đau làm bất hoạt. Điều trị (với tiêm dưới da mỗi ngày interleukine 2) gồm 4 liều trong thời gian một tuần, cách nhau 21 ngày.
Hỏi : Những kết quả đạt được như thế nào ?
GS Patrice Cacoub : 8 bệnh nhân trên 10 đã thấy biến mất những triệu chứng (các vết loét ở da, đau khớp, thương tổn thận). Hai bệnh nhân khác, bị thương tổn ở những dây thần kinh ngoại biên, đã được cải thiện rõ rệt. Thuốc được dung nạp tốt. Chúng tôi chỉ đã ghi nhận một tác dụng phụ tạm thời : mệt mỏi và sốt tương tự với một tình trạng cúm. Yếu tố rất quan trọng : chúng tôi đã thành công làm tăng lên trở lại tỷ lệ bị thiếu hụt những tế bào lympho T “ điều hòa ”. Những kết quả này mở đường cho những triển vọng điều trị mới trong lãnh vực các bệnh tự miễn dịch.
Hỏi : Những giai đoạn tiếp theo là gì ?
GS Patrice Cacoub : Chúng tôi sẽ thực hiện những công trình nghiên cứu để xác nhận rằng những kết quả đầu tiên này áp dụng cho những bệnh lý tự miễn dịch khác.
(PARIS MATCH 29/12/2011 – 4/1/2012)
BS NGUYỄN VĂN THỊNH
(26/2/2012)