Rome

Lucien, giáo sư khoa hùng biện (rhéteur) Hy Lạp của thế kỷ thứ hai, đã nói rằng Rome là một mảnh của thiên đàng (“ morceau du Paradis ”). Vào thế kỷ XV, nhà nhân bản toscan Gian Francesco Poggio Bracciolini mô tả Rome như là “ thành phố đẹp nhất, tráng lệ nhất trong số tất cả những thành phố đã hiện hữu hay sẽ hiện hữu ”. Vào đầu thế kỷ XIX, nhà thơ người Anh Bercy Byssche Shelley tuyên bố : “ Thành phố hùng vĩ này…vượt quá tất cả những gì tôi đã kinh qua trong những chuyến du lịch của tôi. ” Rome đã biết chống lại thử thách của thời gian mặc dầu những khó khăn của cuộc sống hiện đại : lưu thông xe cộ, sự ô nhiễm, sư đô thị hóa vô tổ chức (vả lại, đang được cải thiện từ một chục năm nay) không thể làm phai nhạt vẻ đẹp của thành phố mà ta mệnh danh một cách chính đáng là Thành phố vĩnh cửu (Ville éternelle).Ta có thể viếng thăm Rome thật nhiều lần, thậm chí sống ở đó trong nhiều năm, thế mà vẫn luôn luôn ngạc nhiên bởi độ sáng chói lòa (luminosité éblouisssante), những màu sắc, màu đỏ đục, màu đất son và màu cam trộn lẩn với màu trắng cassé và màu xám của cẩm thạch và của travertin. Sự hài hòa của những chiếc cầu phóng mình trên các khúc cong của dòng sông, những bóng mát của các villa và của các ngôi vườn, những điểm nhìn lên các vòm bát úp (coupole) và các campanile là một niềm vui thích của mọi lúc. Panthéon, La Colisée, Capitole hay Forum được chiêm ngưỡng lúc hoàng hôn, chúng là những kỳ quan vượt thời gian (merveilles intemporelles), trong một quá khứ xa xăm (un passé immémorial) cũng như trong tương lai, đã luôn luôn lôi kéo một cách không cưỡng được những người yêu thích lịch sử và những người ngưỡng mộ cái Đẹp.Rome vào bất cứ lúc nào cũng đã biết những người dèm pha. Bạn hãy đọc những lời chỉ trích được viết bởi các du khách ít hay nhiều nổi tiếng hoặc bạn hãy nói chuyện với vài trong số những người dân hiện nay, bạn sẽ không thoát được những chữ như “ malpropreté ”, “ encombrement ”, “ décadence ”, “ tapage ”. Poggio Bracciolini chính ông trong một bài văn của đầu thế kỷ XV, đã không dấu được sự hoảng sợ của mình trước cảnh tượng của “ một thành phố có vẻ đẹp bị làm uế tạp, cũ nát như một thây ma quái dị, thối rữa, bị ăn mòn từ mọi phía ”
Vào năm 1377, các giáo hoàng trở về từ chốn lưu dày Avignon dưới sự bảo trợ của chế độ quân chủ Pháp, đã nhận thấy một thành phố bị kiệt quệ và bị tàn phá bởi các trận dịch bệnh dịch hạch và những cuộc xung đột nội bộ. Những tai họa khác đã ảnh hưởng sâu đậm Thành phố vĩnh cửu, như thành phố bị chiếm bởi quân Wisigoths vào năm 410 hay trận cướp phá năm 1527 bởi quân lính của Charles Quint, một épisode đẫm máu gây nên 4000 người chết. Chưa kể mới đây, sự áp bức của Phát xít Đức từ năm 1943 đến 1944 trước khi được quân đội Đồng minh giải phóng.
Rome đã vượt qua những thử thách của Đệ nhị thế chiến phần lớn nhờ kế hoạch Marshall và năng lực điển hình Ý thích ứng với mọi hoàn cảnh. Hệ thống chính trị dân chủ mới, được ghép trên những truyền thống tự do trước thời kỳ fascisme, đã phát triển một cách nhanh chóng, mặc dầu một cách hỗn loạn. Mặc dầu tất cả những khó khăn phải đương đầu, quốc gia còn non trẻ (Ý chỉ được xã hội, khủng bố,nhưng Rome đồng thời là chỗ ở của giáo hoàng và thủ đô thịnh vượng của một nước châu Âu hiện đại. Là trung tâm quan trọng của những hoạt động của các cơ quan và là trụ sở hành chánh, Rome cũng là địa điểm du lịch được ưa thích của hàng triệu du khách và những người hành hương đến để chiêm ngưỡng vô số những ngôi nhà thờ đẹp, các cung điện, viện bảo tàng và những vết tích thời thượng cổ. Ở đó những cửa tiệm rất thanh lịch, những tiệm ăn rất náo nhiệt. Những công viên xinh đẹp mang lại cho những người đi xe đạp, những người chạy jogging và những người đi dạo, khoảng 8000 ha khoảng xanh (espace verts).Dân số của Rome hiện nay có khoảng 3 triệu dân. Phần lớn những người Romain đến từ những miền phụ cận, từ Latium, từ miền Nam nước Ý. Nhiều người đã lập nghiệp ở đó với hy vọng tìm được việc làm hay nối lại những tiếp xúc chính trị có lợi. Sự nhập cư nội tại đã cho phép thành phố phát triển vượt quá những giới hạn lịch sử của nó. Rome không còn là thành phố kỹ nghệ (ngoại trừ électronique trong “ Tiburtina Valley ”), chủ yếu là những cơ quan hành chánh và các bộ. Chính sách gia đình trị (népotisme) và clientélisme đã phát triển ở đó một cách rõ rệt hơn so với phần còn lại của Tây Phương. Phần lớn những ngân hàng lớn của đất nước đều có trụ sở ở thủ đô, cũng như những công ty hàng không, những trung ương công đoàn và dĩ nhiên rất nhiều đảng phái chính trị. 3 đại học công lập của thành phố và các đại học tư mới được xây dựng gần đây, tiếp đón nhiều sinh viên.
Nếu ta tin vào thống kê cua municipalité, có hơn 6 triệu du khách và khách hành hương mỗi năm, trong đó 2/3 là những người nước ngoài, chủ yếu là Mỹ, Nhật và Đức.Tuy vậy, mặc dầu sự đổ xô đều đặn này, Rome từ lâu đã tỏ ra không tiếp thu những ảnh hưởng ngoại lai, khép mình trong một bầu không khí tỉnh lẽ hơn là thủ đô. Cách nay chỉ mới khoảng 20 năm, ta có thể đếm trên đầu các ngón tay các tiệm ăn của người nước ngoài của thành phố. Không có gì phải ngạc nhiên, vì lẽ, bản chất Ý vẫn là một nước của những người di cư cho đến đầu những năm 80. Ngày nay tất cả đã biến đổi hẳn và Rome dường như sắp nối lại cái bầu không khí nói nhiều thứ tiếng và của dân tứ xứ của thời kỳ Đế Quốc, là lúc khi đó người ta đổ đến từ khắp mọi nơi của Đế Chế. Thật vậy, từ vài năm nay, phong trào di dân theo hướng ngược lại : hàng chục ngàn người nhập cư gốc châu Phi, châu Á, Cận Đông và các nước Đông Âu đã gây nên một sự đảo lộn chủng tộc thật sự.

ĐẠI LINH
(24/2/2012)

Bài này đã được đăng trong Du lịch đó đây. Đánh dấu đường dẫn tĩnh.

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s