1/ VIÊM CẬN RĂNG (PARODONTITE) : MỘT CĂN BỆNH LỢI RĂNG QUÁ THƯỜNG XẢY RA.
3 bệnh cận răng (maladie parodontale) 1. Viêm lợi răng (gengivite) : sự tích tụ mảng răng (plaque dentaire), cấu tạo bởi các vi khuẩn, virus hay ký sinh trùng. Lợi răng bị tấn công với quá trình viêm. Đau, sưng, đỏ và chảy máu. |
Đánh răng vẫn là chủ yếu để bảo tồn hàm răng tự nhiên và tránh những viêm nhiễm này.
ODONTOLOGIE. “ Không bao giờ được lơ là sự chảy máu xảy ra đều đặn của các lợi răng, đó là dấu hiệu đầu tiên của một phản ứng viêm có thể dẫn đến viêm cận răng (parodontite) ”, GS Pascal Ambrosini, trưởng khoa parodontologie và implantologie orale thuộc CHU de Nancy đã nhắc lại như vậy. Tuy nhiên một vệ sinh răng miệng tốt có thể đủ để tránh những hậu quả đôi khi nghiêm trọng của các bệnh có thể bắt đầu ngay ở lứa tuổi 25.
Viêm cận răng (parodontite) là những phản ứng viêm sâu của các lợi răng và các mô bao quanh chân răng, có thể dẫn đến một sự phá hủy xương của hàm. Khi đó răng không còn được giữ nữa, chúng cử động và có thể bị rụng. Một khi quá trình viêm đã thành hình, có nhiều phương pháp khác nhau để loại bỏ quá trình này nhưng chỉ có một can thiệp sớm mới cho phép trở lại trạng thái nguyên thủy. Gần 80% những người Pháp bị viêm lợi răng (gingivite) một lần trong suốt cuộc đời mình và hơn 2/3 bị viêm cận răng (parodontite), những thể nặng ảnh hưởng từ 8 đến 15% dân số trong các nước công nghiệp.
Khi không có một vệ sinh răng miệng tốt, khi đó các vi khuẩn tích tụ trong miệng tạo thành một màng (film), dần dần cứng lại để tạo thành plaque dentaire. Ở trong lòng của lớp bảo vệ này, các vi khuẩn sản xuất các phân tử tấn công (molécules agressives) tấn công vào các mô chung quanh. Khi đó cơ thể phát khởi một phản ứng viêm để loại bỏ các vi khuẩn. Không can thiệp nhanh chóng, quá trình này trở nên trầm trọng dần, với những hậu quả không những lên miệng mà còn lên sức khỏe của toàn cơ thể.
SỰ LẤY CAO RĂNG (DETARTRAGE).
Dưới tác dụng của phản ứng viêm, lợi răng đỏ và sưng lên. Cấu trúc chằng chịt của các sợi collagène cấu tạo lợi răng bị tan rã để nhường chỗ cho những mạch máu nhỏ cần thiết để vận chuyển những yếu tố miễn dịch của cơ thể. Vì dễ vỡ, những mạch máu này là nguồn gốc của những xuất huyết được quan sát ngay giai đoạn đầu của viêm lợi răng.
Vào giai đoạn này, chỉ cần lấy cao răng (détartrage) và một vệ sinh răng miệng tốt hơn cho phép tránh tiến triển thành viêm cận răng (parodontite). Nếu vi khuẩn không được loại bỏ kịp thời, lợi răng tách khỏi răng, mở ra một khe qua đó nhiễm trùng có thể đến chân răng và xương bao quanh nó. Những bọc cận răng (poche parodontale) này có thể tồn tại không gây triệu chứng, và nhất là không gây đau đớn, mặc dầu chúng thường dẫn đến một hơi thở hôi và xuất huyết.
Để loại bỏ các vi khuẩn, người nha sĩ khi đó phải thực hiện một nettoyage profond, dưới lợi răng, bằng gây tê tại chỗ. Động tác lấy cao răng này có thể được thực hiện bằng tay nhưng từ nay thường được thực hiện nhờ các siêu âm. Những kỹ thuật bằng laser cũng đã được hiệu chính mới đây, chúng cho phép hạn chế sự xuất huyết và dường như kích thích sự tái sinh các mô. Surfaçage radiculaire thường cần nhiều buổi để loại bỏ hoàn toàn các vi khuẩn trong tất cả các bọc cận răng .
CALENDRIER DE MAINTENANCE.
Một vệ sinh hoàn hảo là cần thiết trong suốt thời gian lành sẹo, cho phép lợi răng lại đến dính vào răng. Nếu matrice của xương không bị thương tổn, thì xương cũng có thể được tái sinh. Một kiểm tra được thực hiện 3 tháng sau cho phép kiểm tra xem các túi cận răng đã biến mất hay không và thiết đặt một calendrier de maintenance, cần thiết để đảm bảo rằng plaque dentaire không xuất hiện trở lại. Chính vào lúc thăm khám kiểm tra này đôi khi phải dự kiến một điều trị ngoại khoa, khi các túi vẫn tồn tại hay khi các mô nâng đỡ đã bị quá tổn hại (đọc dưới đây).
“ Rất thường chúng tôi chỉ thấy các bệnh nhân đến khi họ chứng thực rằng răng bị lung lay hay ngay cả khi họ bị rụng một cái răng ”, GS Hennri Tennenbaum, trưởng khoa parodontologie thuộc faculté de chirurgie dentaire de Strasbourg, đã lấy làm tiếc như vậy. “ Nạo cao răng (détartrage) đều đặn, một hay hai lần mỗi năm, là một cách rất tốt để phòng ngừa chứng viêm cận răng nặng, ông đã nói thêm như vậy. Vả lại đó là điều trị duy nhất được ghi trong danh mục Assurance-maladie đối với điều trị bệnh này và trong phần lớn các trường hợp dẫn đến rụng răng mà việc thay thế rất tốn kém.”
Kết hợp với việc đánh răng kỹ, hai lần mỗi ngày, cũng như một sự lau chùi mỗi ngày kẽ giữa các chiếc răng nhờ một bàn chải nhỏ (brossette) hay một fil interdentaire, đó vẫn là chiến lược có hiệu quả nhất (và ít tốn kém nhất) để giữ cho miệng được lành mạnh và răng được chắc chắn.
(LE FIGARO 23/1/2012)
NGỮ VỰNG :
– Odontologie : khoa răng
– Parodonte (cận răng) : toàn bộ những cấu trúc đảm bảo sự gắn và nâng đỡ răng vào các xương hàm. Ta phân biệt parodonte profond (cận răng sâu) (xương ổ răng, dây chằng và cément) với parodonte superficiel (cận răng nông) (lợi răng)
– Parodontite : viêm cận răng. Một viêm cận răng là do tác dụng có hại của plaque dentaire và của cao răng (tartre) (chứa nhiều vi khuẩn) lên các mô nâng đỡ của răng (lợi răng, xương ổ răng, cément)
– Parodontologie : Môn chuyên nghiên cứu các bệnh của cận răng (parodonte).
2/ VỆ SINH RĂNG : HÃY THAY ĐỔI BÀN CHẢI ĐÁNH RĂNG !
Các bàn chải đánh răng là một tổ vi trùng (nhiều triệu mỗi bàn chải) đôi khi là nguồn gốc của những bệnh tim và nhiễm trùng. Chiến dịch thông tin được tài trợ bởi Colgate tìm cách truyền đạt thông điệp này : Những người Pháp chỉ thay bàn chải đánh răng hai hay 3 lần mỗi năm, như thế quá ít ; cần phải đổi mới bàn chải mỗi 3 tháng. Phải tưới rửa bàn chải bằng nước lạnh sau khi dùng và đặt đầu bàn chải lên cao để hạn chế sự tăng sinh của các vi khuẩn.
(PARIS MATCH 26/1- 1/2/2012)
3/ BỆNH VIÊM CẬN RĂNG (PARODONTITE) : NGOẠI KHOA VẪN CẦN THIẾT ĐỐI VỚI NHỮNG TRƯỜNG HỢP NẶNG NHẤT.
Nếu surfaçage radiculaire cho phép điều trị phần lớn các bệnh viêm cận răng (parodontite), trong 5 đến 10% các trường hợp, động tác này phải được tiếp theo sau bởi một điều trị ngoại khoa. Khi đó điều trị này cho phép loại bỏ plaque dentaire trong những vùng không thể tiếp cận được bằng những kỹ thuật khác nhưng cũng để tái tạo mô nâng đỡ cần thiết cho các răng cắm vào khi xương đã bị phá hủy rộng lớn.
Người nha sĩ đánh giá sự cần thiết của một can thiệp ngoại khoa sau điều trị ban đầu. Nếu các túi cận răng (poche parodontale) vẫn tồn tại sau một thời gian lành sẹo bình thường, như thế có thể buộc phải can thiệp “ à ciel ouvert ”. Một đường xẻ vào lợi răng cho phép tiếp cận trực tiếp để quét sạch toàn bộ các túi cận răng.
Ngoại khoa đôi khi cần thiết để tái tạo các mô bị tổn hại. “ Các viêm cận răng có thể tiến triển âm thầm trong nhiều năm và xương đã bị thương tổn rộng lớn khi chúng tôi nhận điều trị bệnh nhân, GS Pascal Ambrosini, trưởng département de parodontologie et d’implantologie orale thuộc CHU de Nancy, đã lấy làm tiếc như vậy. Sau khử nhiễm ban đầu, phải can thiệp ngoại khoa để tái tạo một mô nâng đỡ đủ cho các chiếc răng còn lại hay cho các implant cần thiết đặt.”
XƯƠNG NHÂN TẠO
Khi mất xương khu trú, ta có thể đạt lại chiều cao của xương bằng cách lấp các lỗ với xương tự ghép (os autologue), lấy trên một vùng xương khác, hay xương tổng hợp (os synthétique). Có nhiều loại xương tổng hợp, phát xuất từ các động vật hay những chất hữu cơ hay chất khoáng khác.
“ Lý tưởng là sử dụng một vật liệu có thể tiêu (matériau résorbable), sẽ được xâm chiếm bởi những tế bào của chính bệnh nhân vào khi quá trình lành sẹo, GS Bruno Gogly, trưởng khoa răng của bệnh viện Henri-Mondor (Créteil) đã nhấn mạnh như vậy. Khi quá trình hóa sẹo có nguy cơ chậm hơn, tốt hơn là sử dụng một vật liệu không tiêu (matériau non résorbable) để chắc chắn rằng xương sẽ có thời gian để tự tái tạo trên cơ sở vật liệu dùng để lấp (matériau de comblement).”
Khi xương đã bị phá hủy quanh chân răng, phải sử dụng một màng để hướng dẫn sự tái sinh tế bào. Những màng này thường có hai mặt, một mặt có khả năng làm dễ sự tăng trưởng xương và mặt kia làm dễ sự tái sinh lợi răng.
Chúng cũng có thể tiêu đi, điều này tránh một can thiệp thứ hai để lấy chúng đi nhưng cũng có thể dẫn đến, như đối với những vật liệu lấp (matériaux de comblement), một sự tái tạo không đủ nếu quá trình hóa sẹo quá chậm. Từ nay những yếu tố tăng trưởng (facteurs de croissance) đôi khi được sử dụng để kích thích sự tái sinh tế bào, với những kết quả còn không giống nhau tùy theo các bệnh nhân.
“ Tương lai có thể dựa trên sự ghép những tế bào gốc, phát xuất từ chính bệnh nhân, có khả năng tái tạo một cách an toàn các mô bị thiếu ”, GS Gogly, mà nhóm nghiên cứu đang khảo sát những tế bào lợi răng, đã nhấn mạnh như vậy. Loại phương thức này có thể cho phép làm tái sinh một mô nâng đỡ đủ để cắm một bộ răng có hiệu quả ngay cả đối với những bệnh nhân đã hoàn toàn mất răng.
(LE FIGARO 23/1/2012)
4/ MIỆNG : TIỀN ĐỒN CỦA SỨC KHOẺ ?
“ Một công trình nghiên cứu mới đây đã cho thấy rằng các bệnh cận răng (maladie parodontale), do làm dễ các bệnh tim mạch, có thể là nguồn gốc của 14.000 trường hợp tử vong ở Pháp mỗi năm ”, GS Henri Tenenbaum, trưởng khoa parodontologie của phân khoa chirurgie dentaire de Strasbourg đã chỉ rõ như vậy. Vậy sự thăm khám hàng năm ở các nha sĩ cho phép bảo vệ răng mình nhưng cũng có thể bảo vệ toàn cơ thể do làm giảm nguy cơ bị các bệnh tim mạch, những bệnh phổi hay cả bệnh đái đường.
Vào năm 1998, một nhóm nghiên cứu Hoa kỳ do Marc Herzberg điều khiển đã chứng minh lần đầu tiên rằng một vi khuẩn hiện diện trong plaque dentaire có khả năng di chuyển đến tận các động mạch và làm dễ sự tạo thành các cục máu đông ở đó. Từ đó, nhiều công trình nghiên cứu đã xác lập một mốỉ liên hệ giữa các bệnh toàn thân khác nhau và một vệ sinh răng miệng kém. Nguy cơ nhồi máu cơ tim tăng gấp đôi ở những người bị viêm cận răng (parodontite). Những người này có một nguy cơ gia tăng 30% đối với toàn thể các bệnh tim mạch.
CÁC TƯƠNG TÁC.
Viêm lợi răng và viêm cận răng cũng làm dễ các bệnh phổi, làm chậm thời gian thụ thai ở phụ nữ và làm gia tăng nguy cơ sinh non. Sự liên hệ hai chiều đối với bệnh đái đường : nếu bệnh đái đường làm dễ sự xuất hiện của bệnh viêm lợi răng (gingivite), các thầy thuốc chuyên bệnh đái đường từ lâu biết rằng đường huyết của các bệnh nhân đái đường dễ cân bằng hơn nếu họ không bị bệnh cận răng (maladie parodontale).
“ Các vi khuẩn của plaque dentaire có thể đóng một vai trò đối với vài trong số những bệnh này, những thành phần viêm có lẽ cũng ở tâm điểm của những tương tác này ”, BS Pierre Barthet, trưởng khoa odontologie complexe của phân khoa chirurgie dentaire de Toulouse đã nhấn mạnh như vậy. Ông nhắc lại rằng một mối liên hệ cũng đã được nhận diện với viêm đa khớp dạng thấp, bệnh được đặc trưng bởi một phản ứng viêm quá mức. Sự hiện diện liên tục của các vi khuẩn trong miệng làm tái hoạt hóa một cách thường trực đáp ứng viêm, dẫn đến sự phóng thích các chất hoạt hóa như cytokines, có khả năng biến đổi sâu đậm hành vi của nhiều tế bào. Những chất này có thể được vận chuyển qua máu trong toàn bộ cơ thể và phát khởi những phản ứng loại viêm trong những cơ quan ở xa, ngay cả khi không còn phản ứng viêm nào thật sự hiện diện.
THUỐC LÁ
Mặt khác, vài trong số những căn bệnh này được làm dễ bởi cùng những yếu tố nguy cơ : thuốc lá, stress hay ngay cả chứng béo phì. “ Thuốc lá làm dễ bệnh cận răng (maladie parodontale) và làm giảm một cách đáng kể tính hiệu quả của các điều trị ”, GS Tenenbaum đã xác nhận như vậy. Vài điều trị ngoại khoa của các viêm cận răng không thể được sử dụng ở những bệnh nhân nghiện thuốc lá, bởi vì tính hiệu quả của chúng sẽ bị ảnh hưởng bởi thuốc lá.
Những hậu quả lên sức khỏe toàn bộ của các bệnh cận răng từ nay đặt vấn đề một điều trị tốt hơn những căn bệnh này, với một mục tiêu phòng ngừa và y tế công cộng.
(LE FIGARO 23/1/2012)
5/ VIÊM GAN B VÀ C : PEDICURE VA MANUCURE BỊ CÁO GIÁC.
Một báo cáo chỉ rõ một nguy cơ thấp lây truyền những virus này trong vài mỹ viện.
CONTAMINATION. Ra khỏi tiệm sửa móng tay (manucure) với bệnh viêm gan B hay C ? Đó không phải là một kịch bản xấu série B nhưng đúng là một khả năng được nhắc lại nhân hội nghị vừa qua của Collège américain de gastroentérologie, cách nay hai tuần. Bộ y tế của tiểu bang Virginia đã tiến hành một cuộc điều tra và đã thực hiện một phân tích meta cho thấy những trường hợp viêm gan B và C thật sự được liên kết với sự lui tới thường xuyên các institut de manucure, de pédicure hay các các tiệm hớt tóc. Những kết quả này cần phải được xem xét một cách thân trọng, xét vì tính không đồng nhất của những người được theo dõi và những protocole d’étude nhưng “ mối liên hệ giữa hai không thể loại bỏ nếu dụng cụ dùng nhiều lần (matériel à usage multiple) không được khử trùng theo những tiêu chuẩn được dự kiến cho vấn đề này ”, BS David Johnson, người đánh giá công trình nghiên cứu ở trường y Eastern Virginie đã công nhận như vậy.
Thông tin này, ít được đại chúng biết đến, thật ra không phải là mới. Một công trình nghiên cứu của Pháp, được tiến hành năm 2001 đã xác lập mối liên hệ nhân quả này. Các tác giả đã nghiên cứu những nguy cơ truyền virus của viêm gan C ở những người không được truyền máu và không bị nghiền ma túy. “ Gần 70% các trường hợp là do truyền máu và sử dụng chất ma túy bằng đường tĩnh mạch, GS Patrice Cacoub, khoa nội thuộc bệnh viện La Pitié-Salpêtrière và đồng tác giả của công trình nghiên cứu đã giải thích như vậy. Điều này có nghĩa là trong 30% các trường hợp, chúng ta không biết cách truyền bệnh ”, ông đã xác nhận như vậy. Cuối công trình nghiên cứu này, các tác giả đã nhận diện 15 yếu tố nguy cơ, trong số đó có sự lui tới các phòng châm cứu (cabinet d’acupuncture), sửa sắc đẹp ở các mỹ viện, tiệm sửa móng tay cho đẹp (manucurie) hay cả pédicurie.
Mặc dầu khó định số các trường hợp liên kết những đường lây truyền này, nhưng sự khai báo bắt buộc viêm gan B làm dễ sự theo dõi dịch tễ học của bệnh này. Cho đến nay Viện quốc gia theo dõi y tế đã không thống kê những trường hợp do điều trị thẩm mỹ nhưng đã xác định những lây nhiễm do những động tác châm cứu được thực hiện với các kim chỉ dùng một lần nhưng được sử dụng lại. Một nhiễm trùng cấp tính đã được ghi nhận ở Languedoc-Roussillon vào năm 2008 ở một cô thiếu nữ sau khi đã theo những buổi châm cứu. Giới hữu trách y tế sau cùng đã nhận diện 4 trường hợp khác do cùng giống gốc virus ở những người thường lui tới cùng phòng châm cứu.
DỤNG CỤ DÙNG MỘT LẦN DUY NHẤT
Đối với Michèle Lamoureux, chủ tịch của Confédération nationale artisanale des instituts de beauté, nguy cơ nhiễm trùng không hiện hữu khi người ta đến những mỹ viện do những cô sửa sắc đẹp được đào tạo (esthéticiennes formées). “ Những người hành nghề có văn bằng đã theo học hai năm gồm cả những lớp sinh học. Họ biết những nguy cơ truyền bệnh và tôn trọng nghiêm túc những khuyến nghị về vệ sinh, học được trong thời gian đào tạo, để ngăn ngừa chúng, bà chủ tịch đã đảm bảo như vậy. Mọi dụng cụ có thể dùng lại (matériel réutilisable) đều được khử khuẩn một cách hệ thống sau khi được dùng cho mỗi khách hàng, dầu đó là những bàn chải, những dao phết (spatule), những cốc nhỏ (coupelle), những cái giũa (limes),.. ”. Đối với Michèle Lamoureux, nguy cơ đúng hơn phát xuất từ những cửa tiệm nhỏ, thường do những người châu Á không được đào tạo quản lý. Những người này niêm yết trung tâm sắc đẹp, thư giãn hay cả tiệm sửa móng tay móng chân (onglerie).
Tuy vậy những dữ kiện năm 2003 khiến nghĩ rằng vài người hành nghề ít nghiêm túc hơn những người khác. Công trình nghiên cứu 30 cabinet de pédicurie của vùng trung tâm bởi Direction régionale des affaires sanitaires et sociales cho thấy nhiều thiếu sót về mặt vệ sinh. Các pédicures-podologues là những paramédicaux và phải tôn trọng những biện pháp được quy định bởi một thông tư của Tổng giám đốc y tế. Điều đó có thể là cái đảm bảo cho sự an toàn, và tuy vậy… Những kết quả trong vài trường hợp phát hiện sự không lau chùi trước khi khử khuẩn, sử dụng các chất gột sạch (détergent) thay thế chất sát trùng (désinfectant), sử dụng lại những lames de gouge hay dao được khử trùng kém trong khi có dụng cụ sử dụng một lần duy nhất (matériel à usage unique).
Nhiều thực hành thẩm mỹ bị bó buộc bởi luật về vệ sinh và sự trong lành. Đó là trường hợp của các tiệm hớt tóc, những centre de tatouage hay de perçage, là trường hợp của maquillage hay ngay cả cabine des UV (tia tử ngoại) nhưng không có điều lệ gì cả đối với sắc đẹp của các bàn chân và bàn tay.
Những biện pháp vệ sinh trên lý thuyết phải y hệt với những biện pháp được áp dụng đối với các thiết bị y khoa tiếp xúc với các niêm mạc hay da bị thương tổn nông. Nghĩa là phải được rửa và xử lý diệt khuẩn, diệt nấm hay cả diệt virus. Đối với BS David, ông thích khuyên các người sử dụng những trung tâm này đến với dụng cụ riêng của họ, các coupes ongles, lưỡi dao cạo, giũa, để được an toàn hơn.
(LE FIGARO 28/11/2011)
NGỮ VỰNG :
– Manucure : thợ sửa tay và móng tay
– Manucurie : nghề sửa móng tay, tiệm sửa móng tay
– Pédicure : người chữa bệnh da chân
– Pédicurie : tiệm chữa bệnh da chân
– Podologue : chuyên gia về bàn chân
6/ PHỐI ĐƯỢC GÌN GIỮ TRONG LÚC CHỜ ĐỢI GHÉP
Đó là một kỹ thuật ghép phổi mới được gọi là ex vivo. Kỹ thuật này nhằm lấy phổi của người cho đã chết và, thay vì ghép chúng ngay, thì giữ chúng “ sous cloche ” (trong chuông) đến tận 4 giờ. Trong thời gian này, nhờ một bơm (pompe) và máy thông khí (ventilateur), chúng được “ boosté ” nhờ những cung cấp oxy, các chất dinh dưỡng và kháng sinh. Ngoài ra, thời hạn này cho phép các thầy thuốc có thời gian đánh giá chúng để cố gắng ngăn ngừa những thải bỏ. Nhiên hậu, mục đích là nhân gấp hai số phổi những người cho thật sự mang lại một ghép : Hai ghép ex vivo vừa được thực hiện thành công ở New York Presbyterian Hospital. Những ghép phổi này nằm trong một công trình nghiên cứu của FDA nhằm so sánh phương pháp mới này với phương pháp truyền thống. Một protocole tương tự được thiết đặt ở Pháp, trong khung cảnh một hợp tác giữa trung tâm ngoại khoa Marie-Lannelongue (Le Plessis-Robinson) và bệnh viện Foch (Suresnes).
(SCIENCES ET AVENIR 2/2012)
7/ MỘT LIỆU PHÁP GÈNE ĐÃ DẬP TẮC BỆNH ƯA CHẢY MÁU (HEMOPHILIE)
Có 6 bệnh nhân và tất cả đều bị một dạng hiếm và đặc biệt nghiêm trọng của bệnh ưa chảy máu (hémophilie), bệnh di truyền do sự thiếu hụt một protéine, yếu tố IX, cần thiết cho sự đông máu. Tất cả những bệnh nhân này đã hưởng được một liệu pháp gène (thérapie génique) đặc biệt có hiệu quả. Nguồn gốc của căn bệnh : một biến dị nằm trên một gène của nhiễm sắc thể X, làm hạn chế rất nhiều sự chế tạo yếu tố IX bởi gan. Cho đến nay sự thiếu hụt này được bù trừ bởi những mũi tiêm 2 đến 3 lần mỗi tuần. Thế mà liệu pháp gène, nhờ sửa chữa gène bị biến dị, đã cho phép gia tăng nồng độ yếu tố IX ở tất cả các bệnh nhân, 4 trong số 6 bệnh nhân này đã có thể không cần đến mọi điều trị trong gần một năm rưỡi. Kỹ thuật được hiệu chính bởi Amit Nathwani (University College, Londres) và nhóm nghiên cứu nhằm tiêm một virus được làm vô hại (AAV8), mang một dạng gène được sửa chữa. Khi đi vào trong gan, virus này đưa vào cùng với nó biến thể “ bình thường ” của gène trong các tế bào gan. Những tế bào này khi đó có thể sản xuất yếu tố IX với lượng đủ. Ta càng tiêm nhiều virus, những hiệu quả của điều trị càng dương tính. Cho đến nay, những liệu pháp gène khác được trắc nghiệm cuối cùng đều thất bại, tác dụng có lợi của chúng biến mất rất nhanh.
(SCIENCE ET VIE 2/2012)
8/ PHẪU THUẬT HALSTED
Được mọi người biết đến với một phẫu thuật triệt căn của ung thư vú, Halsted có lẽ là cha đẻ của nền ngoại khoa hiện đại. Việc ông say mê Sherlock Holmes và hiệu năng cải tiến của ông mang lại hình ảnh của một con người phức tạp mà thiên tài đã cách mạng hóa các phòng mổ.
William Stewart Halsted xuất thân từ một gia đình những thương gia giàu có người Anh. Ông sinh ở Nữu ước năm 1852 và được hưởng một đào tạo trong những trường tư tốt nhất. Sau đó ông theo học ở Yale và Đại học Columbia (Nữu ước), ở đây ông tốt nghiệp y khoa ở tuổi 25 trong số 10 người đứng đầu,. Ông tu nghiệp 2 năm ở châu Âu, ở Áo với Billroth, và ở Đức, ở đây phương pháp giảng dạy ghi một dấu ấn sâu đậm nơi ông. Ngay khi trở về nước, ông mở một phòng mạch ngoại khoa, phục vụ cho 6 bệnh viện và đồng thời giảng dạy môn cơ thể học. Tên tuổi của ông gắn liền với phẫu thuật cắt bỏ vú triệt căn (mastectomie radicale), nhưng cũng gắn liền với một phẫu thuật thoát vị bẹn, một phương pháp khâu và một pince cầm máu.
THẦY THUỐC NGOẠI KHOA VÀ NGHIỆN COCAINE
Halsted, bị gây ấn tượng bởi việc sử dụng cocaine để gây tê nhãn cầu, đã thí nghiệm chất này trên chính bản thân mình và ông đề nghị như là thuốc gây tê tại chỗ mới để phong bế sự dẫn truyền cảm giác đau đớn. Ông thêm vào đó garrot để kéo dài tác dụng. Rất nhanh chóng ông bị nghiện cocaine, nhưng chứng nghiện này, được chia xẻ bởi nhiều đồng nghiệp và các sinh viên, chỉ thật sự được phát hiện sau khi ông đã qua đời. Trong một cố gắng khắc phục hai chứng phụ thuộc cocaine-morphine, ông được nhập viện ở Rhode Island, trong 6 tháng vào năm 1886 và trong 9 tháng năm ông 35 tuổi. Mặc dầu hết sức kín đáo, sự nghiệp của ông bị ảnh hưởng bởi vì tiếng đồn lưu truyền. Ông di cư đến Maryland, ở đây ông làm việc với tư cách nhà giải phẫu bệnh lý ở Đại Học John Hopkins, hoàn thiện trên chó các kỹ thuật khâu ruột. Về sau ông nói : “ Phải từ chối hành nghề ngoại khoa đối với kẻ nào không thể chứng tỏ khả năng thực hiện một đường khâu nối vòng tròn ruột (suture anastomotique intestinale circulaire) trên động vật ”.
LẠI TRỞ NÊN NỒI TIẾNG
Giới hữu trách của Bệnh Viện John Hopkins, tin là ông đã cai được ma túy, bổ nhiệm ông làm trưởng khoa ngoại năm ông 38 tuổi và giáo sư hai năm sau đó. Thật ra vấn đề không hẳn đã được giải quyết, và gần 10 năm sau, ông vẫn còn theo điều trị cai nghiện morphine. Với tư cách trưởng khoa, ông buộc phải sử dụng những gant bằng cao su mỏng cho những động tác ngoại khoa được thực hiện trong những điều kiện vô trùng chưa bao giờ được thấy cho đến lúc đó. Ý nghĩa này đã đến với ông nhằm bảo vệ những bàn tay của một nữ y tá bị dị ứng với các thuốc sát trùng. Không những ông phổ biến việc sử dụng, mà còn cưới người phụ nữ trẻ này làm vợ. Ông cũng là người đầu tiên mổ lấy đi các sỏi mật (ở người mẹ của ông), và còn dám thực hiện sự truyền máu đầu tiên (máu của chính ông) và cứu sống chị mình ! Ông cho ra đời một quan niệm mới sẽ trở thành “ trường phái ngoại khoa Halsted ” : một kỹ thuật vô trùng nghiêm túc, sự xử lý nhẹ nhàng các mô, việc sử dụng các chỉ may bằng lụa mảnh, những point de suture nhỏ và một động tác kéo nhẹ trên vết thương. Vào thời kỳ đó, những ý niệm này có tính chất cách mạng.
MỘT CON NGƯỜI DỄ MẾN
Chưa được 40 tuổi, Halsted gần như sói đầu và mang một râu mép giống như một túm tóc xám. Ông cận thị, tai ông bị tách rời ra đến độ trở nên một chủ đề để giễu cợt, và đôi vai cựu vận động viên thể thao của ông hơi xệ xuống. Các đồng nghiệp mô tả ông là lạnh lùng và dè dặt, tránh né những quan hệ xã hội nhưng đối với vài người bạn thân của ông, ông rất hiếu khách, nhiệt tình và đầy dí dỏm. Sự khác nhau bên ngoài này có lẽ do ông được giáo dục nghiêm túc theo giáo phái Calvin (éducation presbytérienne), mặc dầu ông thoát bỏ đến độ trở thành người theo thuyết bất khả tri (agnostique). Là giáo sư giảng dạy, ông phàn nàn “ Nội trú không những thiếu kinh nghiệm (inexpérience), mà còn tự cho là quá nhiều kinh nghiệm (sur-expérience). Anh ta được trao cho những trách nhiệm quá lớn đối với mình. Như thế anh ta quen hành động không được chuẩn bị và có một lòng tự tin và tự phụ, hữu ích trong trường hợp cấp cứu, nhưng có khuynh hướng làm anh ta mù quáng không thấy những thiếu sót và làm hỏng nghề nghiệp của mình (1904) ”. Và ông lại phàn nàn : “ Vũ khí duy nhất mà một bệnh nhân không tri giác có thể tức thời trả đũa thầy thuốc ngoại khoa không có năng lực là sự xuất huyết (1912)”. Năm 1919, chính ông phải chịu phẫu thuật để lấy sỏi mật nhưng 3 năm sau, một đợt vàng da đau đớn mới buộc phải mổ lần thứ hai, lần này không cứu được ông. Halsted qua đời ngày hôm sau lúc ông được 70 tuổi.
(LE GENERALISTE 26/1/2012)
9/ KHẢ NĂNG SINH SẢN NAM GIỚI : WI-FI HỦY HOẠI ADN CỦA CÁC TINH TRÙNG.
Công trình nghiên cứu đầu tiên đánh giá tác động trực tiếp của việc sử dụng ordinateur portable lên các tinh trùng người, kết luận rằng 4 giờ tiếp xúc với Wi-Fi gây nên những thiệt hại to lớn, làm giảm khả năng di động của chúng và làm gia tăng sự phân mảnh các ADN của các tinh trùng.
“ Sử dụng một connexion Wi-Fi có thể có hại đối với các tinh trùng của các bạn ” : một ngày nào đó thông điệp cảnh cáo này có thể được ghi trên modem hay trên ordinateur của các bạn. Thật vậy Các nhà nghiên cứu Hoa kỳ của Trường y đông Virginie và trường y Á căn đình của Centre de médecine reproductrice Nascentis de Cordoba đã đo lường trong phòng thí nghiệm những tác dụng của réseau internet không dây trên tinh dịch người.
Kết luận : sau 4 giờ tiếp xúc mạnh, các tinh trùng cảm thấy khó “ bơi ” hơn và có những thương tổn không hồi phục được của mật mã di truyền của chúng. Nói một cách khác một sự tiếp xúc lâu dài của các cơ quan sinh sản nam với các sóng điện từ của Wi-Fi làm giảm tỷ lệ sinh sản.
NHỮNG KẾT QUẢ ĐÁNG LO NGẠI.
Để thực hiện công trình nghiên cứu này, các nhà nghiên cứu đã sử dụng tinh dịch được cho bởi 29 người tình nguyện lành mạnh và họ đã chia các mẫu nghiệm thành hai nhóm, được giữ ở cùng nhiệt độ, một nhóm được dùng làm chứng (référence), nhóm kia được đặt trong 4 giờ dưới một ordinateur portable ghi các dữ kiện qua một liason Wi-Fi.
Các tác giả của công trình nghiên cứu sau đó đã chứng thực rằng 25% các tinh trùng bị tiếp xúc không cử động nữa, hoặc 80% nhiều hơn so với trường hợp chứng. Cũng đáng quan ngại, thí nghiệm đã cho thấy rằng trung bình các mẫu nghiệm bị tiếp xúc có 3 lần nhiều hơn những tế bào trong đó ADN bị hủy hoại (9% đối với 3%). Những kết quả này có thể so sánh với những kết quả được quan sát với tia điện từ, đặc trưng của các điện thoại cầm tay (téléphone portable).
CHỜ ĐỢI ĐƯỢC XÁC NHẬN
“ Những dữ kiện của chúng tôi khiến nghĩ rằng việc sử dụng một ordinateur nối không dây với internet và được đặt gần những cơ quan sinh sản nam giới có thể ảnh hưởng lên chất lượng của tinh dịch nhưng, vào lúc này, chúng tôi không biết liệu tác dụng này có được quan sát với tất cả các loại ordinateur portable connecté hay không, chúng tôi cũng không biết những điều kiện sử dụng nào có thể làm gia tăng điều đó ”, B Conrado Avendano, phụ trách công trình nghiên cứu này đã kết luận một cách thận trọng.
Ngoài ra, những nguyên nhân chính xác của tác dụng này không được xác định và có thể rằng trong điều kiện sử dụng bình thường, in vivo, sự cách xa tự nhiên giữa antenne Wi-Fi và các tinh hoàn làm giảm hiện tượng. Thật vậy Liều lượng bức xạ nhận được tỷ lệ nghịch với bình phương khoảng cách đến nguồn phát và các milliwatt của Wi-Fi cạn nhanh khi ta xa máy phát. Vậy thiếu một thí nghiệm chính xác hơn tính đến khoảng cách.
Vì những nhà khoa học khác đã không do dự bày tỏ sự hoài nghi, do đó cần thực hiện những công trình nghiên cứu bổ sung, trong những điều kiện thật sự, để xác nhận hay phủ nhận những công trình sơ khởi này.
Trong lúc chờ đợi, thái độ thận trọng là đúng cách và BS Avendano khuyên không nên sử dụng ordinateur portable đặt trên đầu gối, gần các bộ phận sinh dục, và điều này dầu có nối hay không nối. Ngoài ra, ordinateur đặt trên đầu gối làm gia tăng nhiệt độ ở các tinh hoàn. Thế mà, theo những công trình nghiên cứu trước đây, mọi tình huống tăng nhiệt độ ở bìu dái đều có hại cho sức khỏe tốt của các tế bào sinh dục nam mảnh khảnh…
(LE JOURNAL DU MEDECIN 10/1/2012)
10/ NGỪA THAI VĨNH VIỄN: SỰ THÀNH CÔNG CỦA MỘT PHUƠNG PHÁP BẰNG ĐƯỜNG NỘI SOI TỬ CUNG (VOIE HYSTEROSCOPIE)
GS Patrice Lopès, Khoa phụ sản và y khoa sinh sản thuộc CHU de Nantes, giải thích tại sao kỹ thuật mới này là một cuộc cách mạng trong kế hoạch hóa gia đình.
Hỏi : Ở Pháp, số các phụ nữ nhờ đến ngừa thai vĩnh viễn là gì ?
GS Patrice Lopès : Ta ước tính con số này khoảng 35.000 mỗi năm. Những phụ nữ mong muốn không có con nữa nhất thiết hẳn là vấn đề quan trọng và phải ký một tờ thỏa thuận. Sau đó họ phải đợi 4 tháng để nhận được một trả lời khẳng định
Hỏi : Ngày nay những chống chỉ định đối với một kỹ thuật triệt sản là gì ?
GS Patrice Lopès : Trước khi đề cập đến các chống chỉ định này, trước hết phải nói về những trường hợp đặc biệt tế nhị (như trường hợp của một người tàn tật tâm thần), khi đó một ủy ban sẽ họp để xét về tính chất có căn cứ của một đơn xin ngừa thai vĩnh viễn. Ủy ban này gồm có một thầy thuốc, hai đại diện hiệp hội những người tàn tật, hai thầy thuốc phụ khoa và một thầy thuốc tâm thần. Quyết định sẽ được xác nhận bởi một juge de tutelle. Ngoài ra các thầy thuốc rất dè dặt đối với những phụ nữ chưa được 35 tuổi và có dưới 2 con. Người ta ngại rằng sau đó những người này hối tiếc quyết định của mình. Một điều chắc chắn, vào lúc khám bệnh lần đầu, các thầy thuốc luôn luôn thử đặt các phụ nữ này trước trách nhiệm của mình, vì lẽ tính chất không đảo ngược được của phương pháp.
Hỏi : Cho đến nay, những kỹ thuật quy ước của một triệt sản không đảo ngược là gì ?
GS Patrice Lopès : Có 3 kỹ thuật. 1. Sự thiết đặt, trong lúc mổ lấy thai, những clip để thắt vòi trứng. 2. Bằng đường âm đạo, kỹ thuật nhằm xẻ đáy âm đạo để đặt các clip để làm tắc các vòi trứng. 3. Một phương pháp nội soi ổ bụng (coelioscopie) (vi xâm nhập) trong đó thầy thuốc thực hành thực hiện hai lỗ nhỏ để đưa qua đó những vi dụng cụ đặc hiệu. Với những dụng cụ này, thầy thuốc thực hiện thắt vòi trứng. 3 kỹ thuật này cần gây mê tổng quát và nhập viện 24 đến 48 giờ. Nghỉ việc khoảng 1 tuần.
Hỏi : Những nguy cơ của những phương pháp cổ điển này là gì ?
GS Patrice Lopès : Đó là những nguy cơ do gây mê và phẫu thuật, cũng như mọi cuộc mổ, nghĩa là những nguy cơ xuất huyết, nhiễm trùng. Với nội soi ổ bụng (coelioscopie), ta có thể sợ, mặc dầu hiếm, khả năng gây nên một vết thương.
Hỏi : Ông hãy giải thích cho chúng tôi phương pháp mới bằng đường nội soi tử cung (hystéroscopie) ?
GS Patrice Lopès : Trong trường hợp này, không còn cần thực hiện một đường xẻ nữa, ta đi qua những đường tự nhiên, nhờ một ống nội soi (endoscope) rất mảnh (đường kính từ 3 đến 5 mm), ở đầu mút được trang bị bởi một caméra nhỏ xíu cho phép nhìn thấy phẫu trường trên một màn ảnh. Thầy thuốc phụ khoa đưa ống nội soi này vào trong âm đạo rồi qua cổ tử cung đến tận lối vào của những vòi trứng. Lần này, để làm tắc các vòi trứng, ông ta không đặt một clip mà là một stent (một lò xo nhỏ). Can thiệp, kéo dài khoảng từ 7 đến 8 phút, được thực hiện không cần gây mê. Bệnh nhân, mặc dầu được cho một thuốc kháng viêm và paracétamol, vẫn cảm thấy một sự khó chịu nào đó, đôi khi đau đớn (có thể so sánh với kinh nguyệt).
Hỏi : Kỹ thuật mới này có cần sửa soạn gì đặc biệt không ?
GS Patrice Lopès : Thầy thuốc, lúc khám bệnh, giải thích chi tiết quá trình của can thiệp. Cần xét nghiệm máu để kiểm tra sự hiện diện hay không của một bệnh lây nhiễm bằng đường sinh dục. Cũng cần thực hiện một trắc nghiệm thai nghén, một tuần trước động tác triệt sản.
Hỏi : Những kết quả thu được với phương pháp ngừa thai mới nhất này là gì ?
GS Patrice Lopès : Những kết luận của một công trình nghiên cứu rất rộng lớn được thực hiện trên 2.000 phụ nữ đã chứng minh tính hiệu quả của kỹ thuật với một tỷ lệ thành công từ 93 đến 96%.
Hỏi : Sau đó sự theo dõi được thực hiện như thế nào ?
GS Patrice Lopès : Sau can thiệp được thực hiện ngoại trú này, ta kiểm tra kết quả bằng một siêu âm hay một phim chụp X quang. Chỉ có điều bất tiện : phải tiếp tục ngừa thai trong 3 tháng. Vào hội nghị quốc tế ngoại khoa vi xâm nhập (chirurgie mini-invasive) vừa qua ở Londres, những kết quả này đã chứng minh rằng phương pháp bằng nội soi tử cung (méthode par hystéroscopie) đã vượt qua phương pháp nội soi ổ bụng (coelioscopie).
(PARIS MATCH 26/1- 1/2/2012)
BS NGUYỄN VĂN THỊNH
(19/2/2012)
Pingback: Thời sự y học số 608 – BS Nguyễn Văn Thịnh | Tiếng sông Hương