1/ CAI RƯỢU : GIÁO ĐIỀU KIÊNG KHEM (ABSTINENCE) BỊ ĐẶT VẤN ĐỀ.
Thế giới alcoologie đang trải qua những đảo lộn lớn. Cách điều trị bệnh này có thể bị xét lại.
ADDICTION. Chắc chắn sẽ có nhiều chuyển biến trong việc xử trí những người nghiện rượu bị phụ thuộc (alcoolique dépendant) : những thay đổi này được phát khởi bởi baclofène (một thuốc dường như có tac dụng làm mất sự nghiện ngập ở vài người) khiến một số các chuyên gia tự hỏi về thái độ xử trí đối với căn bệnh này. Từ nay, đó là một khía cạnh quan trọng của điều trị những căn bệnh mãn tính này, sự kiêng khem vĩnh viễn (abstinence définitive) sau cai rượu bị đặt lại vấn đề. Đến độ Société française d’alcoologie sẽ tranh luận vấn đề này vào hội nghị tháng ba sắp đến.
Có lẽ sẽ cần nhiều năm để đạt được những điều chắc chắn về vấn đề này. Những thử nghiệm đầu tiên về tính hiệu quả của baclofène, được dự kiến năm 2012, có thể sẽ mang lại những câu trả lời. Và có lẽ hỗ trợ cho lý thuyết về những nhóm bệnh nhân phụ thuộc rượu (alcoolo-dépendant) khác nhau, biện minh một thái độ xử trí cá thể hóa hơn
30.000 TRƯỜNG HỢP TỬ VONG MỖI NĂM Ở PHÁP.
Các đánh giá đều nhất trí về quy mô của chứng nghiện rượu mãn tính (alcoolisme chronique) ở Pháp : 30.000 trường hợp tử vong mỗi năm, 4 đến 5 triệu người uống “ có vấn đề ”(buveurs problématiques) và 1 đến 1,5 triệu bệnh nhân phụ thuộc rượu (malades alcoolo-dépendants), “ nghĩa là những người đã đánh mất sự tự do nhịn rượu ”, GS François Paille, alcoologue (CHU Nancy) đã nói rõ như vậy. Tình trạng phụ thuộc rượu (alcoolo-dépendance) là kết cục của một quá trình liên tục (continuum) của sự lạm dụng rượu. Trong thể nghiêm trọng, tình trạng phụ thuộc vật lý và tâm lý này mạnh đến độ toàn bộ cuộc sống được tổ chức quanh việc mua và tiêu thụ rượu . Phát sinh những khó khăn cá nhân, xã hội, nghề nghiệp, tình trạng phụ thuộc này thường kèm theo những biến chứng tâm lý và y khoa. ” Lo âu, chứng sợ xã hội (phobie sociale), chứng nghiện thuốc lá, dùng thuốc hay các chất ma túy thường đi đôi với nghiện rượu mãn tính, và chính tình trạng này lại gây nên chứng trầm cảm.
Làm sao có thể bỏ rượu khi nó đã chiếm một vị thế như vậy ? Quá trình dài lâu này, trong đó bệnh nhân trước hết phải từ bỏ việc phủ nhận (déni) tình trang phụ thuộc (dépendance) của mình, dựa trên một điều trị nội khoa và tâm xã hội và điều trị này thay đổi tùy theo cá thể. “ Thái độ xử trí của chúng tôi là đặt bệnh nhân vào trung tâm : bệnh nhân làm điều mà anh ta muốn, khi nào anh ta muốn, anh ta muốn ra làm sao. Mục tiêu là mang lại cho bệnh nhân năng lực điều khiển cuộc đời mình, lấy những quyết định, BS Philippe Batel, alcoologue (bệnh viện Beaujon, Clichy) đã giải thích như vậy. Điều đó đòi hỏi một thời gian dài để tạo động cơ (motivation) cho bệnh nhân, để đàm luận đều đặn, để cùng bệnh nhân tổng kê những tổn hại vật lý, tâm lý, cá nhân, nghề nghiệp, quan hệ, tư pháp…do việc tiêu thụ rượu, và đồng thời làm gia tăng cảm tưởng về tính tự hiệu quả (auto-efficacité), về lòng tự tin và khả năng hành động. Vào một lúc nào đó, công tác này khiến bệnh nhân nghĩ đến một sự thay đổi, và mở cửa hướng đến một mục tiêu kiêng khem hay thu giảm, mà bệnh nhân chọn lựa lúc và những phương cách thực hiện.”
Thường nhất, việc điều trị được thực hiện ở nhà. Nhập viện được dành cho những trường hợp nặng, tái phát hay désocialisé. Sự cai rượu cho phép vượt qua, trong vài ngày, sự phụ thuộc vật lý đồng thời tránh những biến chứng của nó (những cơn động kinh và delirium tremens) nhờ sử dụng các benzodiazépine và vitamine B1-B6. Giai đoạn duy trì lâu dài nhằm ngăn ngừa những tái phát nhờ sự kèm cặp tâm xã hội (accompagnement psychosocial) và những loại thuốc, acamprosate và naltrexone, làm giảm cảm giác thèm rượu (appétence pour l’alcool).
NHỮNG TÁI PHÁT
Vì những kết quả nào ? “ Đó là một bệnh mãn tính. Những tái phát, thường xảy ra, là một bộ phận của quá trình của bệnh ”, GS Paille đã nhấn mạnh như vậy. Cùng chứng thực đối với GS Michel Lejoyeux (CHU Bichat) : “ Ta thu được những kết quả với những bệnh nhân vẫn còn trong circuit de soins, mặc dầu cũng có nhiều bệnh nhân biệt tăm không trở lại. Việc tái phát không phải là định mệnh và đó không phải là một bệnh không thể tránh được.”
Nhưng ít bệnh nhân chịu dấn thân vào con đường điều trị. Đứng trước nanh vuốt quá mạnh của rượu, viễn ảnh kiêng khem làm hoảng sợ. “ Đề nghị với một bệnh nhân phụ thuộc rượu từ nhiều năm tháng, tức thời và như là mục tiêu duy nhất, một kế hoạch kiêng khem hoàn toàn và suốt đời là một sai lầm chiến lược nghiêm trọng, làm tách khỏi hệ điều trị 80% các bệnh nhân, tin chắc rằng họ sẽ không bao giờ bỏ được rượu. Thay vì thế, đề nghị với họ giảm bớt, đó là mở cho họ cánh cửa, mặc dầu đó chỉ là một giai đoạn. Mặc dầu sự kiêng khem được ưa thích hơn, nhưng việc tiêu thụ ít hơn thay vì không thay đổi gì hết vẫn có hiệu quả hơn.
CẢI THIỆN SỰ PHÁT HIỆN
“ Chúng ta cũng biết rằng có lẽ vài bệnh nhân có thể duy trì một sự tiêu thụ thấp, và 20% có thể tiếp tục một sự tiêu thụ không gây tổn hại (une consommation non dommageable), GS Batel đã xác nhận như vậy. Nhưng ta chưa biết làm sao nhận diện những đối tượng này. ” GS Pierre-Michel Llorca (Clermont-Ferrand) đồng ý với ý kiến này : “ Có thể rằng vài bệnh nhân phải hoàn toàn kiêng khem, và rằng những người khác có thể chuyển từ một sự phụ thuộc (dépendance) sang một sự tiêu thụ được kiểm soát (une consommation contrôlée). ” Một phát biểu chưa hẳn được nhất trí. Những tiến bộ cũng phải đến từ phía các phòng mạch của các thầy thuốc đa khoa, ở tuyến đâu để nhận diện chứng nghiện rượu. “ Chỉ 30% các thầy thuốc đa khoa đề cập vấn đề với các bệnh nhân của họ, GHS Philippe Jaury (đại học Paris-Descartes) đã giải thích như vậy. Phần lớn cảm thấy khó chịu, thiếu chuẩn bị đối với vai trò này.” Quả thật là việc giảng dạy alcoologie chỉ tóm gọn vài giờ trong quá trình đào tạo.
(LE FIGARO 5/12/2011)
2 CÓ THUỐC ĐỂ CHỮA LÀNH BỆNH NGHIỆN RƯỢU KHÔNG ?
Professeur Claude Dreux
Pharmacien
Membre de l’Académie nationale de médecine
Trong số 5 đến 6 triệu người uống quá độ (buveurs excessifs), 2 triệu người phụ thuộc rượu (alcoolo-dépendant), những nạn nhân của tình trạng nghiện rượu (addiction à l’alcool), một khởi đầu tiêu thụ ngày càng sớm, một sự gia tăng hằng định tình trạng nghiện rượu phụ nữ (alcoolisme féminin), đặc biệt trầm trọng ở phụ nữ có thai : nghiện rượu (alcoolisme) là một trong những vấn đề y tế công cộng quan trọng nhất. Thế mà ta không thể ngừng uống và làm gián đoạn một cách đơn giản chu kỳ địa ngục (cycle infernal) của tình trạng phụ thuộc (dépendance). Trong khi chờ đợi chính phủ áp dụng biện pháp đầy đủ cho tai ương này, các người hành nghề y tế phải phát hiện những dấu hiệu vật lý, tâm thần, sinh học chứng tỏ tình trạng phụ thuộc rượu. Thuốc men hữu ích, nhưng việc xử trí một người nghiện rượu cũng phải xét đến về phương diện tâm thần, không quên sự hỗ trợ cần thiết của những người chung quanh.
Thuốc có thể hữu ích trước, trong và sau khi cai. Trước khi cai, điều trị bằng thuốc neuroleptique có thể giúp vượt trở ngại đối với những bệnh nhân sợ những tác dụng phụ của một sự ngừng uống rượu đột ngột. Trong khi cai, ta thường sử dụng những benzodiazépine để làm giảm những rối loạn đôi khi được quan sát (kích động, co giật, mê sảng..). Không nên sử dụng chúng trong hơn 8 đến 10 ngày để tránh việc chính các benzodiazépines gây nên một tình trạng phụ thuộc.
Nhưng chính sau khi cai, để giúp sự kiêng khem (abstinence) kéo dài, mà vài loại thuốc được sử dụng. Ví dụ, acamprosate (Campral, Aotal) thường được dung nạp tốt. Tuy nhiên ta ghi nhận những tác dụng dạ dày-ruột, những rối loạn ngoài da (ngứa), và phải tránh thuốc này trong trường hợp suy gan nặng. Naltrexone (Revia, Nalorex) nói chung ít hiệu quả hơn và thường gặp những tác dụng phụ nặng nề (nôn, mửa, ỉa chảy, đau đầu, mất ngủ). Dầu sao loại thuốc này phải được cấm chỉ ở những toxicomane phụ thuộc nha phiến (opiacés). Disulfirame (Antabuse, Espéral), trong trường hợp uống rượu, gây nên những phản ứng khó chịu (đỏ mặt, đau đầu, ra nhiều mồ hôi, vị kim loại và hơi thở hôi, nôn, hồi hộp), như vậy làm dễ sự kiêng khem, nhưng đôi khi cũng gây những rối loạn tim nghiêm trọng (loạn nhịp, nhồi máu), viêm gan, mất trí nhớ, co giật
HỖ TRỢ TÂM LÝ CẦN THIẾT.
Không quên baclofène (Lioresal). Thuốc giãn cơ (myorelaxant) “ xưa cũ ” này, đôi khi được sử dụng trong những trường hợp co thắt cơ (spasme musculaire), mới đây đã được chủ xướng điều trị cai rượu bởi một thầy thuốc chuyên khoa tim, bảo là đã được chữa lành một tình trạng phụ thuộc rượu nặng. Vài thử nghiệm dương tính đã được báo cáo nhưng chúng chỉ được tiến hành trên một số lượng nhỏ các bệnh nhân ; nhất là các tác dụng phụ đã xuất hiện khi dùng với liều mạnh. Đối với các chuyên gia về addictologie, vậy cần tiếp tục đánh giá loại thuốc này trước khi khuyến nghị sử dụng nó. Những loại thuốc mới đầy hứa hẹn cũng đã được thử nghiệm : ondansétron (Zophren, Zofran), topiramate (Epitomax,Topamax). Nhất là đừng nên quên rằng đối với tất cả các loại thuốc này có những interférence với những loại thuốc khác. Việc sử dụng thuốc một mình không đủ. Chúng tôi nhấn mạnh tầm quan trọng, suốt trong thời kỳ cai rượu, cần liên kết điều trị bằng thuốc với một sự hỗ trợ tâm lý xã hội (soutien psychosocial). Những người xung quanh bệnh nhân có một vai trò thiết yếu, đặc biệt là những phụ nữ có thai và những người trẻ mà những hành vi hiện nay rất đáng quan ngại. Những người hành nghề y tế (thầy thuốc, dược sĩ, y tá..), những tác nhân tâm lý xã hội (acteurs psychosociaux) và nhiều hiệp hội tương trợ (Alcooliques anonymes…) có thể được đòi hỏi.
(LE FIGARO 30/8/2011)
3/ NGHIỆN RƯỢU : HƯỚNG VỀ NHỮNG ĐIỀU TRỊ CÁ THỂ HÓA HƠN
Là xứ sở tiêu thụ nhiều rượu, Pháp cũng nổi bật bởi sự hiếm hoi của những kíp nghiên cứu về chủ đề này. “ Rượu có một đặc điểm đáng sợ : trái với các chất ma túy khác, ruợu không có thụ thể đặc hiệu (récepteur spécifique), nhưng nó tác động lên phần lớn các hệ dẫn truyền não bộ, GS Mickael Naassila (Inserm ERI 124, Amiens) đã giải thích như vậy. Trong tình trạng thấm rượu cấp tính (alcoolisation aigue), rượu làm gia tăng dopamine, các opioide nội tại, sérotonine và GABA, có liên quan hơn trong những tác dụng dương tính, “ khen thưởng ” (effet récompensant) của rượu. Trái lại, sự thiếu rượu được kèm theo sự giảm của các chất này, nhưng một sự gia tăng của CRF, một yếu tố can dự trong trục của stress, và của NPY, một peptide làm dễ tình trạng lo âu, do đó gây tái phát.” Rượu cũng đi vào trong các neurone và biến đổi sự biểu hiện của gène và của các enzymes.
TÍNH NHẠY CẢM DI TRUYỀN
Từ đó nói lên tầm quan trọng nhận diện những đích (cibles) bằng cách trắc nghiệm tính hiệu quả của những điều trị mới. Nhưng tính hiệu quả này cũng thay đổi tùy theo các bệnh nhân, đặc biệt là tùy theo vài hiện tưởng đa hình di truyền (polymorphisme génétique). Những yếu tố di truyền có vai trò trong tính nhạy cảm đối với rượu (susceptibilité à l’alcool) từ 40 đến 60%. “ Thí dụ tốt nhất là thụ thể đối với opiacés, mà hiện tượng đa hình (polymorphisme) làm biến đổi đáp ứng đối với naltrexone, do đó tính hiệu quả của nó trong điều trị. Phải ưu tiên trắc nghiệm génotype của các bệnh nhân đối với hiện tượng đa hình này, GS Naasila đã đánh giá như vậy..Những tiêu chuẩn topologique hiện nay của tình trạng nghiện rượu (alcoolisme) (précocité, giới tính, trait de personnalité..) gợi ý sự hiện diện các sous-groupe và đã định hướng việc cho thuốc. Nhưng tương lai rõ rệt là phải typage các gène de susceptibilité của các bệnh nhân để cá thể hóa những điều trị .”
Nếu baclofène chiếm vị trí hàng đầu, thì những thuốc khác khả dĩ làm giảm sự phụ thuộc đang được nghiên cứu. “ Nalméfène, được phát triển bởi hãng bào chế Lundbeck, đang là đối tượng của nhiều công trình nghiên cứu. Có lẽ là loại thuốc sắp được đưa ra thị trường gần nhất. Chất đối kháng opiacés này làm giảm sự thèm muốn cưỡng bức (envie compulsive) rượu, “ craving ”. Chất này có vẻ rất thích ứng với một sự sử dụng “ theo yêu cầu ”, khi sự thèm muốn rượu xuất hiện, để làm giảm sự tiêu thụ, hơn là để tìm kiếm một sự kiêng khem hoàn toàn. Các kết quả chưa được công bố nhưng hãng bào chế cho thấy một sự giảm 50% sự tiêu thụ rượu sau 6 tháng, và một bilan cuối cùng khá dương tính để có thể xin phép đưa ra thị trường châu Âu vào đầu năm 2012 ”, GS Paille (CHU Nancy) đã giải thích như vậy
GHB
“ Loại thuốc khác được trắc nghiệm, GHB có một lịch sử sulfureuse hơn nhiều. “ Tương cận với GABA, GHB cũng như baclofène hoạt hóa thụ thể Gaba-B có can dự trong tình trạng phụ thuộc rượu. Được kê đơn chủ yếu trong cơn ngủ rũ (narcolepsie). Ở Ý và Áo, GHB cũng được sử dụng trong cai thuốc và phòng ngừa tái phát. Một phân tích méta những thử nghiệm trước đây gợi ý rằng GHB năm lần hoạt tính hơn một placebo để phòng ngừa những tái phát này.” Nhưng, vị thầy thuốc đã nhắc lại như vậy, “ chất thuốc gây mê mạnh này đặc biệt được biết là đã có liên quan trong những vụ hiếp dâm. Là chất lỏng, tác dụng mạnh, GHB có thể bị sử dụng như thuốc ma túy đường phố (drogue de rue) với giá rẽ và nó có một tác dụng gây nghiện (effet addictif). Mặc dầu có profil đáng ngại như vậy, GHB đang được trắc nghiệm và một công trình nghiên cứu mới trên 195 bệnh nhân sẽ được phát động vào năm 2012, với những kết quả được dự kiến sau 3 năm.
Sau cùng, những loại thuốc có tiềm năng khác cũng được nghiên cứu : một thuốc chống động kinh (topiramate, Topamax), một thuốc chống mửa đối kháng các thụ thể sérotonine (ondansetron,Zofran), hay một thuốc chống loạn thần tác dụng lên các thụ thể của dopamine (aripiprazole, Abilify).
(LE FIGARO 5/12/2011)
4/ BACLOFENE : KHỞI ĐẦU NHỮNG THỬ NGHIỆM VÀO MÙA XUÂN ĐẾN.
Gần 20.000 bệnh nhân nhờ đến baclofène (Loresal) để cố thoát khỏi tình trạng phụ thuộc rượu, theo những ước tính căn cứ trên số lượng thuốc bán. Thuốc giãn cơ (myorelaxant) này được kê đơn từ năm 1974 trong điều trị chứng co cứng (contracture musculaire) của bệnh xơ cứng rải rác (sclérose en plaques). Với những liều lượng đã được chỉ rõ, thuốc không có những tác dụng phụ và không có một nguy cơ nào.
Được phổ biến bởi cuốn sách của BS Olivier Ameisen, kể lại baclofène đã làm chấm dứt như thế nào chứng phụ thuộc rượu của ông. Baclofène dường như có một tác dụng rõ rệt ở các bệnh nhân nghiện rượu, làm biến mất sự thèm uống khẩn thiết, nhưng với những liều lượng 10 lần lớn hơn những liều được dung trong bệnh xơ cứng rải rác. “ Lần đầu tiên, một loại thuốc cho phép bệnh nhân nghiện rượu suốt ngày không chỉ nghĩ đến rượu, não bộ không còn bị xâm chiếm bởi nỗi ám ảnh này, GS Philipp Jaury (Đại học Paris-Descartes), vốn có một kinh nghiệm vững chắc trong chỉ định này, đã giải thích như vậy. Trên một série 132 các bệnh nhân, chúng tôi đạt được 80% những kết quả tốt. ”
MỘT HIỆU QUẢ TRÊN 50% CÁC BỆNH NHÂN
Là người tiền phong của phương pháp này, thầy thuốc tâm thần Renaud de Beaurepaire (bệnh viện Guiraud, Villejuif) báo cáo hơn 350 bệnh nhân được điều trị. “ Với một thời gian nhìn lại hai năm đối với 150 bệnh nhân, 50% không uống nữa, trong đó 10% đã có thể ngừng baclofène. Trong số những bệnh nhân khác, 1/3 đã không thể đạt liều lượng cần thiết vì những tác dụng phụ và 25% đã thất bại.”
Mặc dầu những kết quả này bị tranh cãi, nhưng có thêm những quan sát khác : “ Có một hiệu quả trên một nửa các bệnh nhân, thật sự rõ rệt trên vài bệnh nhân, mặc dầu ta không biết trước những bệnh nhân nào cũng như với những liều lượng nào ”, GS Pierre-Michel Llorca (Clermont-Ferrand) đã chứng thực như vậy, đồng thời nhấn mạnh rằng với sự không còn màn đến rượu do baclofène, vấn đề kiêng khem không còn được đặt ra nữa.
Việc phổ biến thông tin những kết quả này và sự đòi hỏi của các bệnh nhân đã khiến một số ngày càng nhiều các thầy thuốc kê đơn loại thuốc này, mặc dầu vẫn còn những dè dặt. “ Chúng tôi không hề chống lại điều trị này. Nhưng sự hâm mộ này đòi hỏi phải được đánh giá. Baclofène được kê đơn trong bệnh phụ thuộc rượu với những liều mà chúng ta không có một dữ kiện độc chất nào ”, GS Lejoyeux, chủ tich Société française d’ alcoologie đã nhấn mạnh như vậy. Với những liều lượng lớn, baclofène đặc biệt gây một tình trạng ngủ gà (somnolence) rất sau. Afssaps do đó không khuyên dùng nếu không có những dữ kiện đầy đủ, và baclofène không có AMM (giấy phép để thương mãi hóa) trong chỉ định này. Lý lẽ này không thể được chấp nhân được, theo BS de Beaurepaire, đối với ông “ trong tâm thần học, 50% các đơn thuốc được cấp không cần AMM ”.
Để trả lời những chỉ trích này và để trắc nghiệm một cách thật sự tính hiệu quả của baclofène, những thử nghiệm được dự kiến. 2 ở nước ngoài và một ở Pháp. Vấn đề : thử nghiệm đã phải nhiều lần bị trì hoãn và chỉ bắt đầu vào tháng 3 đến, với các kết quả vào cuối năm 2013. “ Thật là xấu hổ, GS Paille (CHU Nancy) đã đánh giá như vậy. Ta biết từ năm 2008 rằng thuốc có thể hữu ích. Thế mà chẳng ai muốn bỏ ra một xu, còn chính quyền thì đã khó khăn lắm mới xuất ra 500.000 euro để đánh giá loại thuốc này.”
(LE FIGARO 5/12/2011)
CHỨNG NGHIỆN RƯỢU : BACLOFENE VẪN LUÔN LUÔN CHỜ ĐỢI ĐƯỢC ĐÁNH GIÁ.
Thuốc “ nhiệm màu ” này cho phép ngăn ngừa sự tái phát ở những người phụ thuộc rượu.
PHARMACOLOGIE. Khoảng 5 triệu người Pháp có vần đề với rượu, trong đó 2 triệu bị tình trạng phụ thuộc (dépendance). Từ hai mươi năm nay, nhiều người trong số họ đã thành công điều trị chứng nghiện (addiction) nhờ baclofène (Lioresal), một thuốc giãn cơ (myorelaxant) được dùng với liều rất cao, trong khi đó cho mãi đến nay những người bị phụ thuộc rượu này đã thử tất cả nhưng không thành công. Hôm nay, trong khi những bệnh nhân này được sự nâng đỡ cua các thầy thuốc của mình, thì không hiểu tại sao giới hữu trách y tế lai không quan tâm hơn đến loại thuốc “ nhiệm màu ” này, nguyên thủy vốn dùng để điều trị những co cứng cơ ở những người bị xơ cứng rải rác. Nếu quả đúng là baclofène cho phép ngăn ngừa sự tái phát ở những người bị nghiện rượu, thì sự việc đã không bao giờ có công trình nghiên cứu quy mô lớn và do đó không được AMM (autorisation de mise sur le marché) trong chỉ định này, là một mất mát thật sự cơ may điều trị họ ”, GS François Paille, alcoologue ở CHU de Vandoeuvre-lès-Nancy (Meurthe-et-Moselle) và tác giả của một báo cáo mới đây về baclofène cho Société française d’alcoologie đã phát biểu như vậy.
Cùng tiếng chuông từ phía của Fédération française d’addictologie, đòi đánh giá điều trị với baclofène. “ Ta cần biết profil bệnh nhân nào có thể hưởng được điều trị này, với những kết quả nào, với liều lượng nào, theo protocole nào và trong thời gian bao lâu.. ” GS Paille đã nhấn mạnh như vậy. Tiếc thay, Novartis Pharma, xí nghiệp dược phẩm đã hiệu chính loại thuốc này đã cho biết rằng công ty không mong muốn tài trợ một công trình nghiên cứu như vậy. Và cho mãi đến nay, đất nước của chúng ta (Phap) đã tỏ ra không có khả năng huy động công quỹ. “ Một công trình nghiên cứu đúng là đã dự kiến ở bệnh viện Cochin nhằm trả lời những câu hỏi này, nhưng vẫn luôn luôn không được khởi động, vì thiếu tài trợ ! ” GS Paille đã lấy làm tiếc như vậy.
(LE FIGARO 25/5/2011)
5/ INSULINE TỎ RA HIỆU QUẢ CHỐNG LẠI BỆNH ALZHEIMER
Phun insuline vào mũi hai lần mỗi ngày trong 4 tháng đã cho phép 74 bệnh nhân bị bệnh Alzheimer, được theo dõi bởi Suzanne Craft, thuộc trường y Seattle (Hoa Kỳ), cải thiện trí nhớ của họ. 3 giả thuyết được đưa ra : ảnh hưởng của insuline lên sự tổng hợp của các synapse (khớp thần kinh), mối liên hệ của insuline trong sự sử dụng glucose trong não bộ hay khả năng kềm hãm sự kết tụ của protéine có vai trò trong sự xuất hiện của bệnh Alzheimer.
(SCIENCE ET VIE 12/2011)
6/ BỘ GOLGI (APPAREIL DE GOLGI).
Camillo Golgi là người Ý đầu tiên nhận giải Nobel sinh lý học vào năm 1906. Tên ông đã được đặt cho một bộ (bộ Golgi , appareil de Golgie), những tế bào, những tiểu thể (corpuscule), một chu kỳ sản xuất, một loại thuốc thử. Nước Ý ngay cả đã dành cho ông một con tem, nhưng chúng ta đã biết gì về ông ?
Camillo Golgi sinh năm 1843 gần Brescia, ở miền Bắc nước Ý. Cha ông, thầy thuốc địa phương, không biết rằng tên của ông sẽ được nổi tiếng đến độ ngôi làng Corteno, nơi ông ở, sẽ được đặt tên là Corteno Golgi ! Camillo Golgi học y khoa ở Đại học Pavie, tốt nghiệp ra trường vào năm 22 tuổi và thường trú Bệnh viện San Matteo ở Pavie. Sau đó ông quan tâm cơ thể bệnh lý. Đang làm việc tại khoa này lúc đó có một giáo sư trẻ, Giulio Bizzozero, ông này sẽ khám phá chức năng của những tiểu cầu trong tủy xương. Lòng nhiệt tình của nhà mô học này có tính chất lây truyền và mang lại cho Camillo năng khiếu nghiên cứu thực nghiệm. Họ sẽ vẫn là những người bạn thân thiết suốt đời.
TỪ TÂM THẦN HỌC ĐẾN KÍNH HIỂN VI.
Golgi công bố về bệnh pellagre rồi về bệnh đầu mùa, những công trình nghiên cứu quan trọng đầu tiên của ông nói về tủy xương. Dưới sự chỉ đạo của Cesare Lombroso, giám đốc của Viện tâm thần, ông bước ra khỏi các khuôn sáo khi cho rằng những bệnh tâm thần có thể là do những thương tổn cơ thể học của các trung tâm thần kinh. Khi đó ông tập trung tất cả cố gắng vào nghiên cứu thực nghiệm cấu trúc của hệ thần kinh và bỏ hành nghề tâm thần học. Những kỹ thuật mô học của thời kỳ đó đã cho phép thấy được sự tổ chức tế bào bằng cách nhuộm màu carmin hay hématoxyline, nhưng những kỹ thuật này tỏ ra không thích ứng với những tế bào thần kinh. Do khó khăn về tài chánh ông buộc phải gián đoạn sự nghiệp đại học và chấp nhận một nhiệm sở ở tỉnh. Ban đêm, dưới ánh đèn của một ngọn nến, ông làm việc trong nhà bếp để hiệu chính một chất chỉ dấu thần kinh (marqueur neurologique). Đó sẽ là một hỗn hợp nitrate d’argent và bicarbonate de potassium, “ thủ thuật nhuộm màu Golgi ” được khám phá lúc ông 30 tuổi.
MỘT SỰ NGHIỆP BAY CAO
Nhờ “ reazione nera ” (réaction noire : phản ứng đen) của ông, Golgi nhận diện những tế bào của thùy hải mã (hippocampe), những tế bào Purkinje của tiểu não, những đuôi gai (dendrite), cấu trúc của hành khứu (bulbe olfactif). Lúc 32 tuổi sức khỏe tài chánh được cải thiện và ông trở lại Paris, nơi đây ông trở lại môn mô học và gặp lại Bizzozero, người bạn thân của ông và ông cưới người cháu gái của người bạn mình. Năng lực của ông cho phép ông trở thành giáo sư “ extraordinaire ” về mô học (histologie) ở Pavie và với tính cách phụ, giáo sư “ ordinaire ” về môn cơ thể học (anatomie) ở Sienne. Hai năm sau ông giữ ghế trưởng bộ môn Bệnh lý tổng quát (Pathologie Générale) ở Pavie, ở đây ông thiết lập một phòng thí nghiệm rất hoạt động, nhanh chóng được quốc tế công nhận. Chính trong phòng thí nghiệm này ông đã nhận diện những tế bào tiểu não mang tên ông, cũng chính ở đó Negri đã khám phá những thể vùi (inclusion) trong tế bào thần kinh đặc hiệu cho bệnh dại (the Negri). Tuy nhiên Camillo đã trên 50 tuổi khi ông phát hiện “ bộ Golgi ” trước hết bị tranh cãi, mạng không đều gồm những sợi nhỏ (fibrilles), các túi (vésicules) và hạt (granules) ở trong không những những tế bào thần kinh, mà còn trong tất cả các tế bào mà chức năng vẫn còn không được biết nhiều.Về những “ organe de Golgi ” chúng nằm trong các dây chằng và cho não bộ biết về tư thế của các khớp.
MỘT TUỔI GIÀ VINH HIỂN
Golgi không chỉ nghiên cứu hệ thần kinh trung ương, ông cũng tập trung cố gắng về một bệnh gây nhiều tàn phá, bệnh sốt rét. Ông chứng thực rằng những cơn sốt rét xảy ra mỗi 3 ngày (fièvre tierce) và bốn ngày (fièvre quarte) được gây nên bởi hai loại Plasmodium khác nhau và rằng những cao điểm sốt (pics fébriles) trùng hợp với sự phóng thích những bào tử (spores) của ký sinh trùng ngoài hồng cầu. Vào năm 1906, lúc 63 tuổi, ông nhận giải Nobel sinh lý thần kinh cùng với người Tây Ban Nha Santiago Ramon y Cajal “ để tỏ lòng biết ơn những công trình nghiên cứu của họ về cấu trúc của hệ thần kinh trung ương ”. Những người ủng hộ Camillo thì cho rằng Santiago đáng ra sẽ không có được các kết quả nếu không có thủ thuật nhuộm màu của Golgi nhưng những người khác thì đánh giá Ramon y Cajal còn xuất sắc hơn trong sự mô tả tinh tế các tế bào thần kinh. Golgi, sau khi trở thành khoa trưởng Đại học y khoa và viện trưởng của đại học Pavie, đã nhận khoảng 80 titre danh dự của nhiều đại học châu Âu. Ngoài ra ông tham gia tích cực vào đời sống chính trị, quan tâm những vấn đề y tế công cộng. Trong đệ nhất thế chiến, mặc dầu đã 70 tuổi, ông còn điều khiển một bệnh viện quân y ở Pavie. Ông qua đời năm 1926 lúc được 83 tuổi khi còn là giáo sư danh dự,
(LE GENERALISTE 15/12/2011)
7/ BỆNH BÉO PHÌ : MỘT LOẠI THUỐC “ GIẾT MỠ ”
Một nhóm các nhà nghiên cứu của Anderson Cancer Center nổi tiếng (Houston, Texas), được lãnh đạo bởi GS Renata Pasqualini, đã hiệu chính một loại thuốc nhằm vào những huyết quản nuôi dưỡng mỡ trắng (graisse blanche) (mỡ trong chứng tăng thể trọng) và phá hủy chúng. Không được cung cấp máu, các tế bào mỡ bị loại bỏ bởi cơ thể. Thuốc này là một protéine nhỏ được gọi là “ adipotide ” (diệt mỡ). Sau khi được tiêm vào dưới da, thuốc gắn vào một thụ thể đặc hiệu nằm ở thành trong của các huyết quản, làm phát khởi tại chỗ quá trình tiêu hủy mỡ. Trong một công trình nghiên cứu mới đây ở khỉ bị bệnh béo phì (mô hình rất gần giống với người), adipotide được tiêm trong 4 tuần đã làm mất 11% trọng lượng, làm giảm 38% mỡ toàn cơ thể (trong đó 27% là mỡ bụng). Công trình nghiên cứu đầu tiên lên người đã được lên chương trình.
(PARIS MATCH 1/12 – 7/12/2011)
8/ ĐAU : NHỮNG ĐIỀU TRỊ MỚI NÀO ?
Nathalie Vergnolle
Directeur de recherche
Centre de physiopathologie de Toulouse Purpan
Đau là triệu chứng đầu tiên khiến bệnh nhân đi khám bệnh. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải phân biệt đau cấp tính mà chức năng là báo động cơ thể về một mối hiểm nguy đe dọa đến tính vẹn toàn của cơ thể, với đau mãn tính, làm suy yếu và suy sụp, thường tiến triển thành một hội chứng, nghĩa là “ một căn bệnh tự nó ” (maladie en soi), mà những nguyên nhân đặc hiệu có thể không biết được.
Đau cấp tính là một tín hiệu báo động (signal d’alerte) đối với cơ thể, cho phép cơ thể thiết đặt những cơ chế phòng vệ (mécanisme de défense) khác nhau. Đau báo động tri thức của chúng ta về tình trạng bấp bênh (fragilité), thường là thoáng qua, của một cơ quan nào đó. Vì vậy, không phải luôn luôn hữu ích khi muốn điều trị một cách quá nhanh loại đau đớn này, nhất là bằng cách tự cho thuốc lấy (automédication). Khi đau cấp tính kéo dài, chức năng bảo vệ của nó ít hiển nhiên hơn và đau mãn tính ảnh hưởng con người về phương diện vật lý, tâm lý và xã hội. Khi đó cần thiết làm thuyên giảm sự đau đớn này, đồng thời cố gắng xác định các nguyên nhân của nó.
CÁC LOẠI THUỐC
Các điều trị không được áp dụng theo cùng cách tùy theo loại đau được xét đến. Nhiều thuốc giảm đau (antalgiques) có sẵn trên thị trường, nhưng sự đa dạng này không tương ứng với rất nhiều lớp thuốc khác nhau. Thật vậy, chỉ có 3 loại classe médicamenteuse đáp ứng với định nghĩa “ chống đau ” : paracétamol, các thuốc chống viêm không phải stéroide (AINS) và các opioides. Hai loại thuốc đầu nói chung được kê đơn cho các trường hợp đau nhẹ đến trung bình. Một sự phối hợp paracétamol hay AINS với các opioides yếu, như codéine, được sử dụng để điều trị đau mạnh hơn và dai dẳng. Đối với những trường hợp đau mạnh và dữ dội, việc sử dụng các opioides “ durs ”, như morphine, hiện nay vẫn là phương thức điều trị duy nhất. Tuy nhiên, việc kê đơn 3 classe médicamenteuse này vẫn được thực hiện mặc dầu những tác dụng phụ quan trọng.
Để hạn chế những tác dụng phụ này, công nghiệp dược phẩm tìm cách phát triển những dẫn xuất của các thuốc có cùng cách tác dụng này. So với những đơn thuốc cách nay 10 hay 15 năm, những loại thuốc tốt hơn hiện có trên thị trường, và sự sử dụng nhắm đích hơn của chúng ta làm chúng có hiệu quả hơn, mặc dầu vẫn còn những tác dụng phụ. Nghiên cứu đã cố gắng hiểu tốt hơn những cơ chế phát sinh message douloureux và đặc biệt xác định toàn bộ những tín hiệu làm hoạt hóa những dây thần kinh dẫn truyền cảm giác đau. Từ việc nghiên cứu này đã sinh ra những thuốc mới, được cho dưới dạng patch, phóng thích tác dụng của chúng trong vùng đau đớn được cảm thấy, điều này tránh vài tác dụng không được mong muốn.
CHO THUỐC BẰNG PATCH
Đó là trường hợp của patch à la capsaicine, trích chất từ ớt gây nên tác dụng nhiệt khi được tiêu thụ lúc ăn uống. Chất này đã chứng tỏ tính hiệu quả và vô hại của nó trong nhiều thử nghiệm lâm sàng của những bệnh nhân bị đau thần kinh ngoại biên (douleur neuropathique) và đau viêm mãn tính. Vậy cho thuốc bằng patch có thể mở đường cho nhiều điều trị giảm đau và nhằm vào nhiều chất trung gian tại chỗ của đau mới được nhận diện gần đây. Như vậy, hy vọng thấy phát triển một cách nhanh chóng những điều trị tác động tận nguồn của đau đớn đúng là có thật.
Nhóm nghiên cứu mà tôi điều khiển ở Inserm đã phát hiện vai trò của vài messager moléculaire : những protéase, tác động lên những protéine hiện diện trên những dây thần kinh. Những protéase này có tác dụng phát khởi một message douloureux và khuếch đại nó. Chúng đã được nhận diện ở những bệnh nhân bị colopathie fonctionnelle, một bệnh lý rất thường xảy ra (10% dân số), chủ yếu được đặc trưng bởi những cơn đau bụng tái diễn. Những loại thuốc nhằm vào những protéase này do đó có thể có những tác dụng có lợi chống lại sự đau đớn mà bệnh nhân cảm thấy. Những điều trị như thế phải chăng sẽ có thể áp dụng cho những dạng đau khác ? Cho đến nay câu hỏi vẫn được đặt ra. Ngoài ra, câu hỏi được đặt ra đối với toàn bộ những chất trung gian được nhận diện trong nghiên cứu những bệnh lý gây đau đớn.
Việc phát triển những điều trị mới nhất thiết cần phải hiểu những cơ chế nguồn gốc của đau. Trong những năm qua, kiến thức của chúng ta về những cơ chế này đã tiến triển nhiều trong những mô hình nghiên cứu và nhiều đích điều trị đã được nhận diện. Những trắc nghiệm trên người cũng đang được tiến hành.
(LE FIGARO 9/5/2011)
8/ BỨC XẠ CẤP TÍNH : HY VỌNG VỀ MỘT SỰ SỬ DỤNG THUỐC.
Sự chịu đột ngột và dữ dội một bức xạ rất cao (như bức xạ của một tai họa nguyên tử) được biểu hiện bằng gray. Với 1 gray, các tia bức xạ giết các tế bào của vài loại mô : phổi, máu, ống tiêu hóa… bắt đầu từ hai gray xuất hiện nhưng rối loạn rất nghiêm trọng, huyết học, dạ dày-ruột và hô hấp, có thể dẫn đến tử vong. Chết hầu như luôn xảy ra trong vài tuần đối với một tiếp xúc 15 gray. Nhóm nghiên cứu của BS Eva Guinan đã chứng thực sự xuất hien một đợt nhiễm trùng do các vi khuẩn độc (bactéries toxiques), ở những bệnh nhân bị ung thư máu và đã chịu một chiếu xạ cần thiết trước khi được ghép tủy. Ở người lành mạnh, những vi khuẩn này có thể được trung hòa bởi một protéine (BPI) được phóng thích bởi các bạch cầu (không còn hiện hữu nữa ở những người bị phóng xạ). Từ đó nảy ra ý tưởng cho BPI phối hợp với một kháng sinh ở những con chuột bị phóng xạ cường độ 7 gray. Kết quả : tỷ lệ sống còn từ 65 đến 80% đã được quan sát. Còn cần phải đánh giá kết quả này ở người.
(LE FIGARO 8/12 – 14/12/2011)
9/ DAU THAN KINH NGOAI BIEN (DOULEURS NEUROPATHIQUES) : MỘT ĐIỀU TRỊ ĐỔI MỚI CO TÁC DỤNG KÉO DÀI.
GS Alain Serrie, trưởng khoa médecine de la douleur thuộc bệnh viện Lariboisière, trình bày những lợi ích của một liệu pháp tại chỗ mới dành cho những trường hợp đau đề kháng với thuốc.
Hỏi : Định nghĩa của douleur neuropathique périphérique (đau hệ thần kinh ngoại biên) là gì ?
GS Alain Serrie : Những cảm giác đau này (đối với 10% dân số) liên hệ đến hệ thần kinh nằm ngoại biên của cơ thể chứ không phải là hệ thần kinh trung ương (hệ thần kinh của não bộ và tủy sống). Chức năng của các dây thần kinh là chức năng của một tín hiệu báo động (signal d’alarme) gởi message douloureux khi bị những loại tấn công khác nhau (chấn thương, zona..) Trong trường hợp bất thường của quá trình này, khi đó vài chất được tiết ra (histamine, sérotonine), kích thích những sợi thần kinh dẫn truyền. Khi đó ta gọi là “ soupe inflammatoire ”, làm khuếch đại cảm giác đau một cách quá mức.
Hỏi : Làm sao ta đảm bảo chẩn đoán một cách chính xác ?
GS Alain Serrie : Sau một vấn chẩn dài và một thăm khám lâm sàng, ta sử dụng một công cụ phát hiện (outil de dépistage) rất có hiệu quả, DN4 : bệnh nhân phải trả lời 4 câu hỏi rất đặc hiệu. 4 “ vâng ” cũng đủ để xác lập chẩn đoán trong 2 phút.
Hỏi : Với bảng câu hỏi này, những triệu chứng báo động là gì ?
GS Alain Serrie : Những bệnh nhân bị bệnh thần kinh ngoại biên (neuropathie périphérique) có thể cảm thấy, tùy theo các trường hợp, những cảm giác kiến bò (fourmillements), những cảm giác châm chích (picotements) mạnh, những phóng điện, một nền đau loại rát bỏng (un fond douloureux type brulure), một cảm giác bị đè ép với tê cóng vùng bị thương tổn. Những triệu chứng này có những ảnh hưởng quan trọng lên chất lượng của đời sống : mệt nhọc, lo âu, rối loạn giấc ngủ và trầm cảm.
Hỏi : Những nguyên nhân khả dĩ của đau thần kinh ngoại biên là gì ?
GS Alain Serrie : Có nhiều nguyên nhân : đau hậu phẫu, sau một tai biến mạch máu não, một bại liệt hai chi, một chấn thương do một tai nạn, một zona…
Hỏi : Hiện tai những điều trị là gì ?
GS Alain Serrie : Phương pháp thứ nhất, thông thường nhất, là kê đơn những thuốc chống trầm cảm hay những thuốc chống động kinh, với những liều trung bình. Phương pháp thứ hai không phải là dược lý, như phương pháp kích thích thần kinh ngoài (neurostimulation externe) nhờ một máy nhỏ mang theo người từ 4 đến 6 giờ mỗi ngày.
Hỏi : Những kết quả thu được với điều trị quy ước này là gì ?
GS Alain Serrie : Các loại thuốc có những tác dụng phụ khác nhau tùy theo cá thể, và việc mang một máy kích thích (appareil stimulateur) có thể tỏ ra rất gò bó. Với những phương pháp này, cường độ của đau có thể giảm một nửa ở 30 đến 40% các bệnh nhân.
Hỏi : Phương pháp mới được áp dụng trong những centre antidouleur là gì ?
GS Alain Serrie : Đó là một điều trị thuốc được cho trong trường hợp những liệu pháp cổ điển thất bại, trich chất của ot đỏ (piment rouge), capsaicine. Vì cảm giác đau được truyền bởi các chất dẫn truyền thần kinh, nên việc đặt một patch tẩm chất capsaicine giải phóng những sợi thần kinh dẫn truyền bị viêm do histamine và sérotonine bi tiết quá nhiều. Kết quả, sự đau đớn có thể giảm rất nhiều.
Hỏi : Ta đặt patch này như thế nào ?
GS Alain Serrie : Thầy thuốc mang những chiếc gant đặc biệt, và trước hết định vị trí vùng đau bằng một chỉ dấu trên da rồi ông phủ lên một thuốc gây tê tại chỗ. Một giờ sau ông có thể đặt patch.
Hỏi : Hiệu quả như thế nào ?
GS Alain Serrie : Tính hiệu qua đã được đánh giá bởi 5 công trình nghiên cứu, tất cả đã phát hien một sự giảm rõ rệt triệu chứng dau trong nhiều tháng và it nhiều quan trọng tùy theo bệnh nhân. Trong những trường hợp tốt nhất, tỷ lệ hiệu quả là 40%.
Hỏi : Nói tóm lại, những lợi điểm của patch này là gì ?
GS Alain Serrie : 1. Không bị bó buộc dùng thuốc mỗi ngày hay phải mang một cái máy. 2.Không có những tác dụng phụ. 3. Hiệu quả trên vài trường hợp đau khó trị. 4. Bệnh nhân thoải mái tinh thần bởi vì chỉ điều trị nơi gây đau.
(LE FIGARO 8/12 – 14/12/2011)
10/ MỘT XÉT NGHIỆM XÁC ĐỊNH TỐT GIỚI TÍNH CỦA EM BÉ LÚC ĐƯỢC 7 TUẦN
Gái hay trai ? Xác định sớm giới tính của con mình bắt đầu từ những vết của ADN của thai nhi trong một mẫu nghiệm máu của người mẹ là một thực hành đang được thực hiện từ nhiều năm qua trong các bệnh viện châu Âu. Sau cùng, thực hành này vừa được đánh giá nghiêm túc.Kết quả xác nhận rằng đó là một trắc nghiệm đáng tin cậy, và điều này ngay ở tuần thứ 7 của thai nghén : 94,8% chẩn đoán tốt đối với con trai, 98,9% ở con gái.
(SCIENCE ET VIE 10/2011)
BS NGUYỄN VĂN THỊNH
(29/12/2011)