Viết bằng ý nghĩ

Một bộ vi xử lý hiện đại có khả năng đọc được những ký tự mà chúng ta nghĩ đến nhờ những điện cực gắn trên hộp sọ của ta.

Chắc hẵn chúng ta còn nhớ đến nhà báo Jean-Dominique Bauby, người đã mắc phải chứng bệnh nan y vào năm 1995, chứng bệnh có tên gọi là “Locked-in-syndrome” (LIS). Căn bệnh này đã khiến cho nhà báo không nói được và bị liệt toàn thân, tuy vậy bằng nghực phi thường nhà báo vẫn có thể viết được một cuốn sách mang tên “Le Scaphandre et le Papillon”. Tuy nhiên, để có thể thực hiện được kỳ công này, nhà báo phải nhờ đến một nữ trợ thủ đắc lực. Khi trợ thủ đưa cho nhà báo xem những từ hoặc những chữ thì ông ta chỉ có thể trả lời đồng ý bằng cách chớp mắt.
Bây giờ, những bệnh nhân của chứng bệnh LIS có thể “viết” được nhờ phần mềm “P300 Speller”, đây là một hệ thống viết bằng ý nghĩ mang tính đột phá. Thực ra đây là một giao diện não-máy tính không mang tính xâm hại. Có nghĩa là không cần phải gắn các điện cực vào trong não bộ mà người sử dụng chỉ cần đội cái nón có gắn các điện cực để thu nhận các sóng phát ra từ não. Giao diện không mang tính xâm hại này đã được chế tạo từ thập niên 1990 và P300 Speller là một trong những giao diện đầu tiên được đưa ra thử nghiệm.

NGUYÊN LÝ
Hệ thống này dựa trên sự phát hiện một dạng sóng đặc biệt phát ra từ não khi não bị kích thích, mà các nhà thần kinh học không hề xa lạ gì, đó là sóng P300. Sở dĩ được gọi là P300 vì sóng sẽ được phóng ra khoảng 300 milli-giây sau khi bị kích thích. Như vậy, trong trường hợp P300 Speller, các ký tự và các con số hiển thị trên màn hình, sắp xếp trong một ma trận. Các đường ngang và cột dọc được chiếu sáng theo thứ tự bằng cách chớp chớp. Người dùng máy phải tập trung ý nghĩ vào ký tự mà họ muốn viết. Khi hàng ngang hay cột dọc có chứa ký tự đó bật sáng tức là khi đó sóng P300 được phóng ra từ não và được các điện cực trên nón thu nhận. Bằng cách chấm toạ độ giữa đường ngang cột dọc, máy sẽ xác định được ký tự và chuyển ký tự đó lên phía trên màn hình.
5 KÝ TỰ, 1 PHÚT
Như vậy, lần lượt từ chữ này sang chữ khác, bộ xử lý này không cần đến bàn phím sẽ viết được những chữ mà người dùng suy nghĩ. Vạn sự khởi đầu nan, lúc đầu phải cần đến 15 lần để viết mỗi từ để tránh sai sót, nhưng về sau nhờ cải thiện thuật toán, nên chỉ cần 3 lần là đủ. Người thành thạo có thể viết được một chữ gồm 5 ký tự trong một phút.
Thực ra, máy P300 Speller được vận hành rất tốt đối với các sinh viên thử nghiệm máy, chứ vẫn còn xa vời đối với những bệnh nhân bị chứng LIS. Những bệnh nhân này cũng có thể sử dụng được máy nhưng do sóng não quá yếu cũng như khả năng tập trung của họ còn kém. Tuy vậy, các nhà nghiên cứu vẫn tin rằng họ sẽ cải thiện được trong thời gian đến.

(Theo La Recherche, 11/2010)
BS NGUYỄN VĂN THÔNG
DrThong007@gmail.com

Bài này đã được đăng trong Chuyên đề Y Khoa. Đánh dấu đường dẫn tĩnh.

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s