1/ NHỮNG THỦ TỤC ĐƠN GIẢN HÓA CHỐNG LẠI SỎI THẬN
Các cơn đau quặn thận (colique néphrétique), trong số những cơn gây đau đớn nhất, cần một xử trí cấp cứu.
REIN. Rất có thể ta đã bị những sỏi thận mà không hay biết. Vả lại đó là trường hợp của rất nhiều viên sỏi nhỏ có kích thước dưới 5 mm và được thải ra một cách ngẫu nhiên mà ta không bao giờ hay biết gì cả. “ Đối với những viên sỏi lớn hơn thì là chuyện khác : chúng có thể đến làm tắc nghẽn các đường tiểu, gây nên một áp lực hầu như không chịu nổi, đến độ nhiều người gọi sự đau đớn này là “ suicidaire ”, GS Christophe Mariat, thầy thuốc chuyên khoa bệnh thận (CHU-Saint-Etienne) đã giải thích như vậy.
Trong thời kỳ đầu ưu tiên là làm giảm đau. Chính vì thế những thuốc giảm đau mạnh như morphine được cho tức thời. “ Sau đó, ta có thời gian để xem viên sỏi sẽ được thải ra tự nhiên hay không, bằng cách đánh giá kích thước của nó và vị trí của viên sỏi nhờ những phim chụp X quang hay xem có cần phải can thiệp trong những ngày tiếp theo sau đó hay không ”, GS Maurice Laville, thầy thuốc chuyên khoa bệnh thận (CHU Lyon) đã xác nhận như vậy.
“ Những tình huống duy nhất mà ta phải can thiệp, không phải chờ đợi rồi mới dẫn lưu thận (sỏi thận được điều trị ở thì hai), đó là đứng trước sốt hay run lạnh bởi vì khi đó có nguy cơ thật sự nhiễm trùng thận và nhiễm trùng huyết rất nặng. Hay nếu như bilan X quang cho thấy rằng sỏi gây tắc các đường tiểu và dẫn đến thương tổn thận ở thượng nguồn ”, BS Eric Fontaine, thầy thuốc chuyên niệu học (Bệnh viện châu Âu Georges-Pompidou) đã nói tiếp như vậy.
LITHOTRIPSIE, KHÔNG GÂY MÊ.
Khả năng đầu tiên can thiệp lên sỏi, lithotripsie extracorporelle (nghiền sỏi ngoài cơ thể), đáng lưu ý bởi vì không đòi hỏi gây mê tổng quát : chỉ cần cho thuốc giảm đau là đủ và sau can thiệp thường đơn giản. Máy được cải thiện tốt : không còn cần phải “ phóng ” vào trong một loại bồn tắm đầy dịch để nhận ở đó những onde de choc và như thế làm vỡ từng mảnh các hòn sỏi. Ngày nay, chỉ cần nằm dài, máy sẽ đi đến đối diện với các viên sỏi, sau khi xác định vị trí nhờ X quang, phóng ra những onde de choc. Một buổi nghiền sỏi kéo dài 30 đến 45 phút. Điều thận trọng duy nhất : khi ta dùng thuốc chống ngưng kết (Aspirine, Plavix) hay một thuốc kháng đông, phải báo cáo điều đó bởi vì những thuốc này, nếu không được tạm thời ngừng lại, có thể gây sự tạo thành máu tụ bên trong. “ Với kỹ thuật này, phần lớn các sỏi có đường kính dưới 10mm, thậm chí đến 20mm, có thể được làm vụn một cách an toàn, sự bó buộc duy nhất là phải khám lại thầy thuốc chuyên khoa niệu sau 3 tuần để kiểm tra rằng những mảnh vụn ấy đúng là đã được thải ra và do đó khong cần phải một buổi nghiền sỏi thứ hai ”, BS Fontaine đã nhấn mạnh như vậy.
Trong trường hợp thất bại hay khi sỏi ở vị trí không tốt (thí dụ, trong phần dưới và thấp của thận, như thế sẽ khó mà lấy được) hay khi ta không thể không điều trị chống đông hay chống ngưng kết, ngay cả trong 24 giờ, khi đó thầy thuốc niệu khoa có thể chuyển qua soi niệu quản (urétéroscopie). Kỹ thuật này nhằm đưa một ống nội soi vào ống niệu quản (uretère), ống nối thận với bàng quang, bằng cách đi ngược lên các đường tiểu tự nhiên “ Soi niệu quản cứng (urétéroscopie rigide) chủ yếu hữu ích để tấn công các sỏi lớn nằm thấp nhất trong ống niệu quản này. Nếu không, từ 4 đến 5 năm nay, thủ thuật dùng ống nội soi mềm (endoscope souple), có đường kinh nhỏ hơn, đã được thật sự phát triển. Điều này cho phép tìm kiếm sỏi cho đến tận trong thận, để làm vỡ vụn chúng bằng laser, siêu âm trong (ultrasons internes) hay những onde de choc tại chỗ. Chỉ có điều soi niệu quản là thủ thuật xâm nhập hơn nghiền sỏi (lithotripsie), bởi vì cần phải một gây mê tổng quát, thậm chí hai nếu trước đây phải đặt một ống thông để bài xuất nước tiểu. Sau đó bởi vì tính chất xâm nhập của thủ thuật này kèm theo một nguy cơ nhỏ bị biến chứng nhiễm khuẩn ”, BS Fontaine đã phát biểu như vậy.
HIỂU NGUYÊN NHÂN
Trên khoảng 75.000 can thiệp hàng năm để lấy sỏi, ngoại khoa chỉ còn chiếm 4000 động tác, so với hơn 40.000 đối với nghiền sỏi (lithotripsie) và 30.000 đối với soi niệu quản (urétéroscomie). “ Từ nay ta dành ngoại khoa cho những trường hợp thất bại hiếm hoi của hai kỹ thuật kia hay cho các sỏi rất lớn mà ta biết rằng chúng không có một cơ may nào được thải ra bằng những kỹ thuật khác. Tóm lại là những tình huống khá hiếm ”, BS Fontaine đã đảm bảo như vậy.
Mặc dầu điều trị cơn đau quặn thận đã tiến triển tốt, tuy vậy việc loại bỏ các viên sỏi gây đau tự nó không phải là mục tiêu. Phải hiểu tại sao điều đó đã xảy ra và nhất là làm gì để tránh phải sống lại một thử thách như thế. Thật vậy, “ khi ta đã từng bị một đợt sỏi thận đầu tiên, thì nguy cơ tái phát trong 3 đến 5 năm tiếp theo sau là trên 50% ! Nói một cách khác, xác suất để biến cố này sẽ tái diễn lớn hơn xác suất được yên ổn ”, GS Bertrand Knebelmann, thầy thuốc chuyên khoa thận thuộc bệnh viện Necker Paris) đã cảnh cáo như vậy.
(LE FIGARO 3/10/2011)
2/ SỎI THẬN : LÀM SAO NGĂN NGỪA NHỮNG TÁI PHÁT
Các nạn nhân của cơn đau quặn thận chỉ có một thèm muốn, đó là một khi cơn đau cấp tính đã được giải quyết : quên đi điều đã xảy đến đối với họ ! “ Nhưng nếu ta không tác động vào điều đã cho phép tạo thành những viên sỏi đầu tiên, thì không có một lý do gì để những viên sỏi khác sẽ không được tạo nên sau đó ”, GS Laville đã nhấn mạnh như vậy.
Ý kiến này được chia sẻ bởi GS Knebelmann : ông cảnh cáo các bệnh nhân của mình: “ Hãy luôn luôn thu hồi viên sỏi đã gây cho bạn biết bao âu lo, hay những mảnh vụn của nó bằng cách lọc nước tiểu của bạn với một miếng gaze, và mang chúng đến phòng xét nghiệp để nhờ phân tích. Sau đó, hãy đi khám thầy thuốc chuyên khoa trong vòng 3 tháng. Đó là điều thiết yếu để biết phải có thái độ xử trí như thế nào và như thế tránh cho bạn một tái phát.” Cũng phải cần thực hiện “ một phim X quang hay một siêu âm đường tiểu mỗi năm, để xem những viên sỏi mới có đang được tạo thành hay không, GS Laville đã xác nhận như vậy.
MUỐI VÀ PROTEINE ĐỘNG VẬT.
Khi kết quả phân tích sỏi gây bệnh cho thấy rằng đó là oxalate de calcium, điều này xảy đến trong khoảng 80% các trường hợp, một chế độ ăn uống quá dồi dào protéine động vật và muối thường là nguyên nhân. Vậy phải thay đổi vài thói quen ăn uống xấu và hướng về một chế độ ăn uống loại Địa Trung hải, với nhiều cá, trái cây và rau hơn, nhưng ít thịt và friture hơn.“ Trái lại, giảm tiêu thụ calcium (chủ yếu các sản phẩm sữa) chẳng lợi ích gì. Thật vậy, dưới 1 g calcium mỗi ngày, sự bài tiết của oxalate trong nước tiểu gia tăng. Ngoài ra điều đó kèm theo một nguy cơ thật sự bị mất chất khoáng xương (déminéralisation osseuse) ”, GS Knebelmann đã cảnh cáo như vậy.
Những biện pháp phòng ngừa hữu ích khác : tránh lạm dụng những thức ăn giàu oxalate (chocolat đen, trà, rhubarbe). Đừng dùng vitamine C liều cao dưới dạng những chất bổ sung thức ăn (compléments alimentaires), điều này làm gia tăng sự bài tiết oxalate trong nước tiểu, cũng như sự việc uống nước bưởi ép.
UỐNG TRONG NGÀY.
Và nhất là, uống ít nhất 2,5 lít nước mỗi ngày, được phân đều ra trong ngày, gồm cả lúc đi ngủ. Không phải là chất lượng nước uống, mà chính lượng nuớc và sự phân chia trong ngày mới là đáng kể. Vậy không nên ưu tiên nước rất ít được khoáng hóa. “ Trái lại, khi đó là sỏi acide urique, uống nước giàu bicarbonate de sodium (loại Vichy) để nâng pH nước tiểu lên là cần thiết ”, GS Mariat đã xác nhận như vậy.
Những biện pháp tiết thực này làm giảm một cách đáng kể nguy cơ tái phát. Mặc dầu vậy, khi các đợt tái phát kế tiếp nhau, thường bởi vì những điều dặn dò về tiết thực không được tuân thủ đúng đắn, các thầy thuốc chuyên về bệnh thận hay niệu học còn có thể hành động : cho một thuốc lợi tiểu thiazide cho phép làm giảm nồng độ calcium trong nước tiểu (nếu theo chế độ ăn ít muối) và như thế làm giảm sự tạo thành các sỏi oxalte de calcium. Trong trường hợp quá nhiều acide urique, ta kê đơn thuốc làm giảm axit uric trong máu (hypouricémiant), như allopurinol.
Đọc thêm :
http://www.yduocngaynay.com/1-1NgVThinh_News_nr237.htm (TSYH số 237, bài số 7)
3/ SỎI THẬN : CÓ NHỮNG ĐỐI TƯỢNG CÓ NGUY CƠ BỊ BỆNH ?
“ Các sỏi thận thường xảy ra : cứ khoảng 10 người lớn thì sỏi thận gây bệnh cho một và ở đàn ông 2 lần nhiều hơn ở phụ nữ, GS Mariat đã nhắc lại như vậy. Nếu ta là một người đàn ông, nếu ta ở lứa tuổi từ 30 đến 40, nếu ta đã từng ăn uống quá mức với một chế độ ăn kiểu Mỹ, nếu ta bị tăng thể trọng và ta thường uống nước quá ít trong ngày, khi đó ta thật sự có một profil điển hình với nguy cơ bị sỏi thận. ”
Nhưng những đặc điểm khác cũng có thể góp phần. Thí dụ, có nước tiểu quá axit (điều này được trắc nghiệm dễ dàng chỉ nhờ một bandelette nước tiểu) cũng là một yếu tố nguy cơ, cũng như sự việc bị nhiễm trùng đường tiểu tái diễn. Sau cùng, những tiền sử gia đình bị sỏi đường tiểu có thể thể hiện một khuynh hướng trong gia đình bài tiết quá nhiều calcium trong nước tiểu, mà ta không biết rõ tại sao.
“ Hiện nay, sự nghiên cứu đã không cho phép nhận diện một gène của sỏi đường tiểu, GS Knebelmann đã giải thích như vậy. Tuy nhiên có nhiều căn bệnh hiếm nguồn gốc di truyền, nói chung do một thiếu sót trong việc vận chuyển các muối khoáng trong thận và kèm theo các sỏi hay tệ hơn, “ néphrocalcinose ” (nhiễm canxi thận), nghĩa là những lớp lắng đọng calcium trong chính quả thận. Thế mà những ứ đọng này có thể làm biến đổi chức năng thận. Như thế, ở đa số các nạn nhân bị sỏi, chúng ta nghĩ rằng có thể có nhiều gène liên hệ ở những mức khác nhau : trong trường hợp quá trình tiêu xương (résorption osseuse) quá quan trọng, trong những rối loạn tái hấp thụ calcium và oxalate của thận hay trong những bất thường hấp thụ của những chất khoáng ở ruột, toàn bộ dẫn đến những thay đổi trong thành phần của nước tiểu. Chúng ta thực hiện những nghiên cứu bằng spectrophotométrie infrarouge, một kỹ thuật tương tự với kỹ thuật được sử dụng trong địa chất để khảo sát những lớp khác nhau cấu thành đất. Chính như thế mà ta nhận thấy rằng không phải tất cả các viện sỏi đều được tạo bởi một cấu trúc đồng nhất duy nhất. Chúng gồm có một nhân (noyau), được cấu tạo bởi nhiều tinh thể và những lớp trung bình và nông, lại được cấu tạo bởi những tinh thể khác, thí dụ oxalate de calcium. Hiểu rõ hơn những lớp này được cấu tạo như thế nào là một thách thức tầm cỡ đối với những năm đến.”
Trong khi chờ đợi nghiên cứu cho phép nhận diện một cách chính xác hơn những người có nguy cơ cao là gì, những người đã từng bị sỏi có thể cố gắng tác động lên thành phần nước tiểu của mình để hạn chế những nguy cơ tạo thành các tinh thể. “ Không cần thiết làm một bilan và một phân tích nước tiểu nếu ta đã không bao giờ bị sỏi đường tiểu, điều đó tuyệt đối không phải là một trong những khuyến nghị hiện nay. Tuy nhiên dầu sao ta cũng có thể hạn chế những nguy cơ bị một viên sỏi vào một ngày nào đó, nhờ một chế độ ăn uống lành mạnh hơn và nhờ uống nhiều nước hơn trong ngày. Việc cải thiện vệ sinh đời sống này được khuyến nghị đối với thận, nhưng cũng có lợi đối với tim ! Và một công trình nghiên cứu được thực hiện năm 2007 bởi một nhóm nghiên cứu của Đại học Duke, Bắc Carolina Hoa Kỳ, đã cho thấy rằng sự việc uống nước hơi pha chanh làm giảm sự tạo thành các tinh thể trong nước tiểu, có lẽ nhờ citrate mà nó chứa. Thế mà biện pháp này không tạo nguy cơ : một ít nước chanh ép trong nước uống là một phương tiện tốt để mang lại một ít vitamine C tự nhiên trong khi ăn ”, GS Mariat đã kết luận như vậy.
(LE FIGARO 3/10/2011)
4/ LIỆU PHÁP GENE ĐÃ CÓ THỂ ĐIỀU TRỊ CÁC UNG THƯ BẠCH CẦU.
Manipuler những tế bào miễn dịch bằng liệu pháp gène (thérapie génique), để huấn luyện chúng loại bỏ những tế bào ung thư : đó là ý tưởng được thực hiện bởi các thầy thuốc của đại học Pensylvanie để chống lại ung thư máu thường xảy ra nhất ở những người trên 50 tuổi, leucémie lymphoide chronique. Công trình nghiên cứu này đã được thực hiện trên 3 bệnh nhân, không đáp ứng với mọi điều trị. Một tháng sau khi can thiệp, bệnh bạch của những bệnh nhân này đã thoái biến : hai bệnh nhân đã thuyên giảm hoàn toàn sau 10 tháng. Trong loại bệnh bạch cầu này, những tế bào miễn dịch, những tế bào lympho B, tăng sinh một cách vô tổ chức. Những “ cousin ” của chúng, những tế bào lympho T, đã được phân lập từ máu của các bệnh nhân, được tái lập chương trình (reprogrammé) để tấn công vào những tế bào ác tính rồi được tiêm trở lại vào trong máu. Sự biến đổi nhằm đưa vào, nhờ một virus, gène của một thụ thể có khả năng nhận biết một protéine nằm ở bề mặt của các tế bào lympho B (kháng nguyên Cd19), cũng như gène của một protéine được gọi là protéine de signalisation. Một khi được tiêm vào trở lại, những tế bào lympho T được biến đổi này đã tăng sinh một cách lạ thường, tạo thành một đội quân các clone tấn công vào những tế bào lympho B. Một liệu pháp được thực hiện trước đã phá hủy những lymphocyte T, điều này có lẽ làm dễ sự tăng sinh của những tế bào lympho T được biến đổi về mặt di truyền, David Porter, một trong những tác giả đã nêu ra giả thuyết như vậy. Các thầy thuốc hy vọng lập lại những kết quả này với những ung thư khác. Những thử nghiệm lâm sàng đang được tiến hành.
(SCIENCE ET VIE 10/2011)
5/ NHÃN KHOA CỦA FUCHS
Trong số tất cả các thầy thuốc đã để lại tên mình cho một đặc điểm bệnh lý, Ernst Fuchs là người để lại nhiều nhất. Dystrophie (loạn dưỡng), điểm vàng (tache jaune), teo (atrophie), viêm giác mạc, hiện tượng, hội chứng, viêm thể mi mống mắt khác màu (cyclite hétérochromique), tật khuyết của mắt (colobome), các xoang (cavité) và grille, tất cả được gọi là “ de Fuchs ”. Đó là nói về vị trí của người đàn ông này trong nhãn khoa.
Ernst Fuchs là người Áo, sinh năm 1851 ở Vienne. Ông nhận một nền giáo dục tuyệt vời, nói tiếng Đức, tiếng Pháp, tiếng Anh và Ý, đọc rất nhiều nhưng cũng rất thể thao. Ông học y khoa đồng thời ông làm việc với tư cách trợ giáo ở Viện sinh lý học Insbruck. Tốt nghiệp năm 23 tuổi, ông bắt đầu tập sự ngoại khoa dưới sự chỉ đạo của Christian Billroth nổi tiếng nhưng rất nhanh chóng ông vừa thực tập ngoại khoa vừa theo học nhãn khoa ở một giáo sư của thành phố Vienne, Carl Ferdinand von Arlt, vị giáo sư này đã đào tạo ông cho đến năm ông được 29 tuổi. Ông trở thành nổi tiếng nhờ một công bố 259 bệnh nhân bị sarcome uvéal và đến lượt mình ông đã trở thành giáo sư ngay năm 1880. Chính ở đại học Liège là nơi ông đã tìm được chức vụ giảng dạy đầu tiên trước khi trở lại Vienne, ở đây ông được bổ nhiệm trưởng bộ môn nhãn khoa uy tín vào năm 1885. Sau đó, ông phát hành một tập giản yếu (précis) về cơ thể học của mống mắt, rồi năm 1889, cho ra đời ấn bản đầu tiên của cuốn sách giáo khoa về nhãn khoa dành cho các sinh viên. Ông là một trong các giáo sư đầu tiên thích cho cours đã được in trước. Để được như thế ông đặt hàng một kỹ thuật mới in những chữ lớn dễ đọc. Sách cổ điển này đã được xuất bản bằng các thứ tiếng châu Âu nhưng cũng bằng chữ Trung Hoa và Nhật bản.
LIEGE VÀ VIENNE.
Khi người thầy thuốc chuyên khoa mắt 32 tuổi được bổ nhiệm làm trưởng bộ môn vừa mới được thành lập của đại học Liège, ông rất đổi ngạc nhiên gặp ở đó người mang một tên nổi tiếng, Théodore Schwann, được nêu tên ở trang đầu trong tất cả các traité d’histologie. Ersnt ở lại Liège 4 năm trước khi trở lại Vienne. Chính ở Bỉ mà ông đã thai nghén một cuốn sách nổi tiếng về sự phòng ngừa chứng mù lòa từng đã được đề cập cập đến lúc ông còn đi học. Trở lại Vienne, Fuchs khám bệnh và chiếm giữ ghế trưởng khoa trong 30 năm. Ông từ giả nhiệm sở này năm 1915 khi ông 64 tuổi. Sự nổi tiếng của Vienne khi đó đã rất lan rộng nhờ người tiền nhiệm của Fuchs, nhưng sự rạng rỡ do ảnh hưởng của chính ông thật là khác thường. Theo một bài báo được công bố năm 1897 về bệnh rétinite circinée, ông giải thích những trường hợp của 11 bệnh nhân bị bệnh, được khám phá ở khoảng 70.000 người mà ông đã khám trong chỉ 7 năm rưỡi! Nếu ta tính đến các bệnh nhân của ông lúc ông 30 tuổi, ta có thể ước tính rằng ông đã khám khoảng nửa triệu đôi mắt khác nhau !
THẦY THUỐC NGOẠI KHOA RỒI VỀ HƯU TRẺ
Fuchs mô tả một cách cẩn thận cơ thể học của mắt nhưng ông cũng quan tâm những bệnh lý khác nhau của võng mạc trên bình diện cơ thể bệnh lý và ông là một thầy thuốc ngoại khoa khéo léo. Ông nổi tiếng với can thiệp phẫu thuật lên bệnh đục thủy tinh thể bởi vì ông đoạn tuyệt với thói quen giữ bệnh nhân nằm trong vài tuần sau khi mổ, cặp mắt được che bởi một bandeau. Trái lại, sau khi mổ ông khám họ rất nhanh và như thế khám phá rằng biến chứng bong màng mạch (décollement choroide) thường xảy ra hơn dự kiến. Do đó ông nổi tiếng nhanh chóng và từ khắp nơi bệnh nhân đến để khám ông. Vua Ba Tư, Nasr-ed-Din, gởi đến ông người vợ được sủng ái của mình, được những thầy thuốc sở tại chẩn đoán là bị đục thủy tinh thể. Nàng đến kèm theo nhiều phụ nữ khác cũng bị bệnh đục thủy tinh thể, để được mổ bởi vị giáo sư nổi tiếng này. Bất hạnh thay, mặc dầu những phụ nữ đi theo đúng được mổ rất tốt, nhưng Fuchs chứng thực rằng bà vợ vua thật ra bị bệnh glaucome và thị giác của nàng không thể phục hồi lại được. Nhà vua sẽ không bao giờ hiểu được tại sao các thị tì có thể phục hồi lại thị giác còn quý phi của mình thì lại không ! Ở tuổi 64, Fuchs là người rất giàu có khi từ giã nhãn khoa của Vienne. Nhưng đệ nhất thế chiến và tình trạng lạm pháp tiếp theo sau làm ông gần như bị khánh kiệt. Các người bạn của ông và những người hâm mộ ông sung sướng được giúp ông và tài trợ cho ông một vòng qua Hoa Kỳ thuyết giảng. Là người rất ham thích du lịch, ông còn viếng thăm Tây Ban Nha, Ai cập và Tiểu Á. Là người đàn ông trầm tĩnh , nhẫn nại, cao lớn và hơi còm, ông nói tiếng Anh thành thạo, và giữ một tính ham hiểu biết không hạn độ. Ông còn xuất bản khoảng 100 bài báo trước khi về hưu và mất ở Vienne vào lúc gần 80 tuổi vì bệnh nhồi máu cơ tim.
(GENERALISTE 22/9/2011)
6/ MỘT VIRUS NGUỒN GỐC CỦA BỆNH CAO HUYẾT ÁP
Những dạng thông thường nhất của cao huyết áp thật ra là do một virus ! Lý thuyết, mặc dầu gây ngạc nhiên, nhưng lại không kém phần nghiêm túc. Ta có được lý thuyết này là nhờ những thầy thuốc chuyên khoa tim của bệnh viện Chaoyang (Bắc Kinh). Thủ phạm có thể là cytomégalovirus, một virus nguồn gốc của những nhiễm trùng thường nhất là không gây triệu chứng, thuộc họ những virus của herpès và thủy đậu. Những người bị cao huyết áp thường mang những virus này. Trong số khoảng 200 bệnh nhân được theo dõi trong công trình nghiên cứu, 52,7% những người bị cao huyết áp đã bị nhiễm bởi cytomégalovirus, so với 30,9% những người khác. Với sự hiện diện của virus, nguy cơ bị cao huyết được nhân lên 2,5 lần. “ Đây là lần đầu tiên một mối liên hệ giữa cao huyết áp và cytomégalovirus được phát hiện ”, các tác giả đã viết như vậy. Họ nghi ngờ sự can dự của một mảnh ARN được sản xuất bởi virus và được phát hiện trong huyết thanh của những người bị nhiễm trùng. Phân tử này hoạt hóa một phân tử khác (IFR1), can dự trong quá trình miễn dịch và viêm, góp phần vào sự xuất hiện của cao huyết áp.
(SCIENCE ET VIE 10/2011)
7/ ALZHEIMER : NHỮNG TRIỂN VỌNG ĐIỀU TRỊ ĐÁNG PHẤN KHỞI.
GS Bruno Dubois, thầy thuốc chuyên khoa thần kinh, Giám đốc của Viện trí nhớ và bệnh Alzheimer của bệnh viện Pitié-Salpetrière, bình luận những hy vọng được mang lại bởi những kết quả đầy hứa hẹn của công trình nghiên cứu.
Hỏi : Ông hãy nhắc lại cho chúng tôi những đặc điểm của bệnh Alzheimer ở não bộ.
GS Bruno Dubois. Ở Pháp ngày nay, khoảng 850.000 người bị bệnh này. Bệnh Alzheimer là do những thương tổn tế bào nằm trong một vùng chính xác của não bộ, đặc biệt là hồi hải mã (hippocampe). Những protéine bất thường (amyloides) kết tụ để tạo thành những mảng được gọi là “ lão suy ” (plaques séniles). Những mảng này gây nên sự thóai biến của các sợi thần kinh, với sự tích tụ của một loại protéine khác, các protéine tau.
Hỏi : Những triệu chứng đặc hiệu nào khiến ta nghi ngờ sự khởi đầu của bệnh lý não bộ này ?
GS Bruno Dubois. Dấu hiệu đầu tiên : những rối loạn trí nhớ về những sự kiện mới xảy ra, nhưng những nguyên nhân khác cũng có thể chịu trách nhiệm, như sự làm việc quá sức, sự trầm cảm. Điều khiến nghĩ đến bệnh Alzheimer ở giai đoạn khởi đầu, đó là sự quên hoàn toàn một biến cố quan trọng mới xảy ra như đám tang của một người thân. Những triệu chứng khác liên kết với vị trí của những thương tổn não bộ cũng có thể phát hiện bệnh, thí dụ, sự mất định hướng trong không gian hay thời gian.
Hỏi : Ta chưa biết những nguyên nhân chính xác của sự thoái hóa này, nhưng những giả thuyết là gì ?
GS Bruno Dubois. Trong những dạng rất hiếm hoi, nguồn gốc có thể do sự biến hóa của một gène biến dị (trở nên bất thường). Những dạng này xảy ra ở những người trẻ, truớc 60 tuổi. Ở những người lớn tuổi hơn, từ nay ta biết rằng vài đặc điểm di truyền làm gia tăng các nguy cơ bằng cách làm các neurone dễ bị thương tổn hơn đối với các tấn công khác nhau.
Hỏi : Tiến triển phải chăng như nhau đối với tất cả các người bệnh ?
GS Bruno Dubois. Có một sự không đồng đều rõ rệt : ta quan sát thấy những thể suy sụp nhanh chóng và những thể khác cho thấy một mức độ ổn định nào đó. Những rối loạn trí nhớ nghiêm trọng có thể vẫn riêng rẻ trong nhiều năm trời. Trong đại đa số các trường hợp, những thương tổn các chức năng nhận thức liên kết một cách nhanh chóng ít hay nhiều với những vấn đề về trí nhớ này,
Hỏi : Những kỹ thuật chẩn đoán đã tiến bộ phải không ?
GS Bruno Dubois. Ta đã tiến bộ một cách đáng kể ! Từ nay, chẩn đoán dựa vào một tổng hợp các dữ kiện. 1. Dựa trên những dấu hiệu lâm sàng. 2. Dựa trên những kết quả của thăm khám chụp hình ảnh (IRM) cho thấy một cách chính xác sự teo lại của vài vùng não bộ, trong đó có hồi hải mã. 3. Dựa trên sự bất thường của dịch não tủy. 4. Pet Scan cũng được sử dụng để phân tích chuyển hóa não.
Hỏi : Trong khi chưa có điều trị, sự ích lợi của những chẩn đoán sớm này đối với các bệnh nhân là gì ?
GS Bruno Dubois. Các bệnh nhân có thể có vài quyết định quan trọng hay mong muốn tham gia những thử nghiệm điều trị được tiến hành với những loại thuốc đang được phát triển, trong đó vì loại rất có hứa hẹn.
Hỏi : Về việc điều trị những bệnh nhân này, những cải thiện mới nhất là gì ?
GS Bruno Dubois. Nhờ Plan Alzheimer, ta đã có thể thiết đặt những trung tâm tiếp đón ban ngày (centre d’accueil de jour) trong thành phố, những hospitalisation “ de répit ” để soulager thân nhân, và gia tăng số những auxilliaires de vie. Những nơi thông tin vùng đã được xây dựng cho các gia đình để cho phép họ tìm ra những giải pháp xã hội cho những vấn đề điều trị.
Hỏi : Về mặt nghiên cứu, hướng nào mang nhiều hy vọng nhất ?
GS Bruno Dubois. Lần đầu tiên, một công trình nghiên cứu được lèo lái bởi viện nghiên cứu của chúng tôi đã cho thấy một lợi ích thật sự của một loại thuốc mới lên tiến triển của bệnh lý. Với một năm nhìn lại, ta đã thu được, ở những bệnh nhân được điều trị vào giai đoạn đầu của bệnh, một sự giảm 45% sự teo của hồi hải mã, so với nhóm chứng được điều trị với placebo. Đó là một bước tiến quan trọng, đã được trình bày nhân hội nghị thế giới vừa qua về bệnh Alzheimer. Những công trình nghiên cứu khác đang được tiến hành ở người, đặc biệt với một kỹ thuật miễn dịch liệu pháp cải tiến.
Hỏi : Có những phương tiện phòng ngừa để làm chậm sự xuất hiện của bệnh Alzheimer không ?
GS Bruno Dubois. Những công trình nghiên cứu đã cho thấy rằng một vệ sinh đời sống nào đó làm chậm lại các triệu chứng, nhờ tác động lên những yếu tố làm dễ như bệnh đái đường, cao huyết áp, sự nhàn rỗi không hoạt động, chứng béo phì. Một chế độ ăn uống lành mạnh, những hoạt động vật lý và não bộ đều đặn cho phép làm lùi lại một ít sự xuất hiện của các triệu chứng.
(PARIS MATCH 6/10-12/10/2011)
8/ NHỮNG THUỐC CHỐNG ĐÔNG MÁU MỚI HIỆU QUẢ HƠN.
Các chất ức chế thrombine dần dần sẽ thay thế các antivitamine K để phòng ngừa sự tạo thành các cục máu đông. Các antivitamine K tác dụng bằng cách ức chế vitamine K, một chất hoạt hóa sự đông máu. Điều bất tiện của loại thuốc kháng đông này là buộc phải thích ứng một cách đều đặn liều lượng của thuốc nhờ những kết quả của một xét nghiệm được thực hiện mỗi tháng. Các chất ức chế thrombine không có sự bó buộc này. Một công trình nghiên cứu quốc tế đã được tiến hành ở 18.000 bệnh nhân bị rung nhĩ, rối loạn nhịp thường xảy ra nhất. Ở những bệnh nhân này nguy hiểm chủ yếu là sự tạo thành các cục máu đông trong tim và di chuyển lên não, gây nên những tai biến mạch máu não. Một chất ức chế thrombine đã tỏ ra ưu việt hơn về mặt hiệu quả so với antivitamine K. Ta đã liệt kê 21% tai biến mạch máu não ít hơn, 30% những biến cố xuất huyết ít hơn và 11% tỷ lệ tử vong ít hơn.
(PARIS MATCH 6/10 – 12/10/2011)
9/ 11 RỐI LOẠN TÂM THẦN : STRESS POST TRAUMATIQUE
Cựu chiến binh Việt nam, nạn nhân bị hãm hiếp, nạn nhân của một vụ mưu sát, của một vụ bắt làm con tin hay thoát chết sau một tai họa thiên nhiên, tất cả đều có một điểm chung : biến cố bi thảm mà họ đã trải qua có thể dẫn đến một tình trạng stress sau chấn thương. Ngay thế kỷ XIX, rối loạn tâm thần này đã được nêu lên bởi vài thầy thuốc thần kinh. Nhưng thật sự chính sự khủng khiếp của các cuộc đại chiến của thế kỷ XIX đã thúc đẩy các thầy thuốc tâm thần và chuyên khoa thần kinh nghiên cứu bệnh lý liên quan đến sự sợ hãi và trí nhớ này. Và mô tả những triệu chứng của nó, đôi khi ly kỳ.
+ Stress sau chấn thương là gì ?
Các triệu chứng của stress sau chấn thương được xếp thành 3 loại lớn, rõ ràng nhất là triệu chứng xâm nhập (symptôme d’intrusion). Ở đây các ký ức về biên cố gây chấn thương tái xuất hiện một cách không kiểm soát được. Dưới dạng các cơn ác mộng, nhưng chủ yếu khi flash-back. “ Đó không phải là một sự nhớ lại có ý thức (rappel conscient), như khi ta nhớ lại một biến cố đã xảy ra, Aline Desmedt, nhà nghiên cứu thuộc Neurocentre Magendie của Inserm đã giải thích như vậy. Người bệnh sống lại một cách vật lý, trên bình diện cảm giác và tình cảm, đợt chấn thương vừa qua. Những flash-back dữ dội, mà não bộ muốn thoát khỏi với bất cứ giá nào : đó là triệu chứng lẩn tránh (symptôme d’évitement). Người bị bệnh cố tránh để khỏi phải bị đối đầu với tất cả loại kích thích (đồ vật, âm thanh, những tình huống,…) có thể gợi lại cảnh tượng chấn thương (scène traumatique).“ Đối với bệnh nhân, trước mắt, đó là một cách để tự bảo vệ lấy mình, Aline Desmedt đã phân tích như vậy. Nhưng khi từ chối phải đối đầu với chấn thương, bệnh nhân cũng làm kéo dài bệnh lý của mình.” Một triệu chứng khiến bệnh nhân khép mình lại để tránh mọi yếu tố có thể gây nên những kỹ niệm đau đớn. Ngoài ra việc tránh né này thường kèm theo một sự cùn mòn các cảm xúc : các cảm giác lạc thú hay đau đớn bị giảm đi, bệnh nhân trở nên thờ ơ hay hững hờ tình cảm. Ta hiểu tại sao stress posttraumatique thường kèm theo một trạng thái trầm cảm. Sau cùng, đối với loại triệu chứng lớn thứ ba, các thầy thuốc tâm thần gọi là sự gia tăng tính phản ứng sinh lý (réactivité physiologique) : người bệnh nhạy cảm hơn nhiều đối với vài kích thích, như một tiếng ồn đột ngột gây mất ngủ, dễ bị kích thích hay những vấn đề tập trung trí nhớ.
+ Những ai bị liên hệ ?
Cứ 4 người đã từng trải qua một biến cố gây chấn thương tâm thần thì có một phát triển bệnh lý này. Trong dân chúng nói chung, tác động khó đánh giá hơn, vì lẽ tất cả tùy thuộc vào những biến cố gây chấn thương có thể xảy ra. Ở Hoa Kỳ, các công trình nghiên cứu đã đánh giá rằng 7 đến 8% những người Mỹ có thể bị stress sau chấn thương trong suốt cuộc đời họ.
+ Những nguyên nhân là gì ?
Xác định những nguyên nhân của rối loạn này là một công việc gay go, nhưng được làm dễ bởi những tiến bộ kỹ thuật của những thập niên qua, nhất là trong lãnh vực chụp hình ảnh não bộ. Để giải mã những bất thường não bộ đặc điểm của stress sau chấn thương, phải hiểu những cấu trúc của não bộ chúng ta tương tác như thế nào. Hạnh nhân (amygdale) trước hết là trung tâm của sự sợ hãi (centre de la peur), cho phép một phản ứng nhanh đứng trước một kích thích đơn giản nhưng có tiềm năng gây nguy hiểm. Ở động vật, các công trình nghiên cứu đã cho thấy một cách rõ ràng quá trình này. Khi bắt một con chuột chịu một kích thích trung tính (stimulus neutre), thí dụ một tiếng còi, liên kết với một kích thích ghê sợ (stimulus aversif), thí dụ một phóng điện nhẹ, con vật sẽ học một cách nhanh chóng để phản ứng lại, ngay cả khi nó chỉ nghe một kích thích trung tính. Phản ứng này sẽ không xảy ra nếu hạnh nhân bị thương tổn. Nh ư ng đứng trước một tình huống nguy hiểm, hạnh nhân (amygdale) không phải là cơ quan duy nhất xử lý các thông tin. Thí dụ, vỏ não trước trán (précortex frontal) phân tích thông tin này để có một quyến định tốt.
Một cấu trúc quan trọng khác của não bộ, đó là hồi hải mã (hippocampe). Hồi hải mã cho phép xử lý tập hợp các kích thích, đặt tình huống nguy hiểm trong một bối cảnh chính xác. Trong trường hợp những bệnh nhân bị stress sau chấn thương, chụp hình ảnh não bộ đã cho phép nhận diện nhiều bất thường trong sự vận hành chức năng của các cấu trúc này. Thí dụ hạnh nhân tỏ rất đặc biệt hoạt động, trong khi vỏ não trước trán và thùy hải mã dường như bị biến đổi. Còn kỳ lạ hơn, những trường hợp nghiêm trọng nhất của stress sau chấn thương cho thấy một sự giảm thể tích của thùy hải mả. Những biến đổi này giải thích vài triệu chứng : sự tăng hoạt động (hyperactivité) của hạnh nhân làm dễ những phản ứng sợ hãi đứng trước một kích thích nhắc lại biến cố gây chấn thương, nhưng hoạt động thấp của hồi hải mã và vỏ não trước trán ngăn cản, một mặt, contextualiser kích thích, mặt khác, “ raisonner ” sự sợ hãi. “ Tất cả xảy ra như thể bệnh nhân tập trung vào một điểm nổi bật của chấn thương, mặc cho những yếu tố tình huống (élément contextuel) khác ”. Aline Desmedt đã tóm tắt như vậy. Nhưng một câu hỏi vẫn không có câu trả lời : những loạn năng này phát xuất từ đâu và tại sao chúng xuất hiện ở những người này hơn là những người kia ? Có nhiều giả thuyết (hormone de stress, thể địa tâm lý thuận lợi…), nhưng vẫn còn không chắc chắn.
+ Điều trị như thế nào ?
Theo truyền thống, stress posttraumatique được điều trị nhờ những liệu pháp hành vi và nhận thức : bằng đối thoại và làm cho bệnh nhân chịu chấn thương đã từng gây nên trong quá khứ (qua các hình ảnh, vidéo..), bệnh nhân như thế học cách tương đối hóa kinh nghiệm chấn thương của mình. Nhưng những liệu pháp khác ít quy ước hơn cũng có vai trò. Thí dụ EDMR (Eye Movement Desensitization and Reprocessing) nhằm đối thoại về chấn thương đồng thời lần lượt kích thích các bán cầu đại não (khiến bệnh nhân đưa mắt theo dõi một điểm sáng, nghe những tiếng ồn…). Những kích thích như thế giúp một tái lập chương trình của trí nhớ (une reprogrammation de la mémoire). Mặc dầu đang còn bị tranh cãi, nhưng ngày nay vài thầy thuốc chuyên khoa tâm thần chứng thực những kết quả dương tính của phương pháp này. Sau cùng, vài nhà sinh học nghiên cứu về vai trò của corticostérone, một hormone có can dự trong sự tạo thành những kỹ niệm của chúng ta. Và, tùy theo nồng độ được cho, corticostérone có khả năng tác động lên sự quên hay trái lại lên sự củng cố những ký ức. Một hướng điều trị đang còn ở giai đoạn thử nghiệm.
(SCIENCE ET VIE HORS SERIE, 6/2011)
10/ PROGERIA : KỀM CHẾ SỰ LÃO HÓA.
Là căn bệnh di truyền hiếm, progeria là nguyên nhân của sự lão hóa tăng nhanh. Các trẻ em bị bệnh này có dạng vẻ của những người già và progeria ít xảy ra sau tuổi thiếu niên.
Căn bệnh này là do một bất thường của một gène sản xuất một protéine độc hại : progérine tích tụ rất nhiều trong các tế bào, ngăn cản sự đổi mới và làm thời gian sống của các tế bào bị ngắn lại. Các tế bào bình thường khi lão hóa cũng sản xuất progérine, nhưng lượng rất nhỏ. Một chất làm suy giảm miễn dịch, rapamycine, đã tỏ ra có khả năng kéo dài đời sống của các nấm men (levure) và ngay cả của chuột. Loại thuốc này phá hủy progérine tế bào cũng như những chất phế thải tương tự khác. Các nhà nghiên cứu Hoa Kỳ (các BS Dimitri Krainc và Francis Collins) vừa trắc nghiệm ripamycine một cách thành công trên các tế bào của những người bị bệnh progeria, được cấy ở phòng thí nghiệm. Tuổi thọ của các tế bào đã gia tăng nhiều. Một hướng đầy hứa hẹn chống lại sự lão hóa.
(PARIS MATCH 15/9 – 21/9/2011)
BS NGUYỄN VĂN THỊNH
(19/10/2011)