Lisbonne: Place de Pierre IV

PLACE DE PIERRE- IV (Praça do Rossio hay Praça de Dom Pedro IV)

Một trong những trung tâm náo nhiệt của thành phố. Từ thời Trung cổ đến thế kỷ thứ XVIII, dân Lisbonne tham dự ở đây những cuộc đua bò mộng, lễ lạc hội hè… Những hình phạt hỏa thiêu cũng được diễn ra ở Praça do Rossio, nơi chân của Tòa án dị giáo (Palais de L’Inquisition). Ở trung tâm quảng trường, bức tượng được gọi là “ của Dom Pedro ”, vị vua cổ của Portugal và Brésil, thật ra đó là một điều phỉnh phờ. Đó là tượng của Maximilien du Mexique.
Đây chính là trung tâm của Lisbonne. Praça do Rossio, được gọi một cách chính thức là Praça de Dom Pedro, là một trong những nơi biểu hiện và lịch sử nhất của khu phố Baixa. Các đài nước, các quán bán sách, các tiệm cà phê, các cửa hàng buôn bán làm cho quảng trường này trở thành địa điểm gặp gỡ được ưa thích của dân Lisbonne và các khách du lịch. Ở đây mọi người đến để chiêm ngưỡng và để được chiêm ngưỡng và mức độ chuyển động của con người là thước đo sinh lực của thành phố.
Praça do Rossio ngày xưa là khung cảnh của các hội chợ và của các cuộc đua ngựa. Quảng trường cũng là nơi tọa lạc của Tòa án dị giáo (Palais de l’inquisition) và là nơi hội họp của các nhà quý tộc Bồ Đào Nha, nổi lên chống lại Tây Ban Nha nhằm giành lại nền độc lập của đất nước. Điều đáng ngạc nhiên là quảng trường này đã ít bị trận động đất năm 1.755 đụng đến và do đó đã không được trùng tu. Chính vì lẽ đó mà quảng trường có thể tự hào là một trong những nơi công cọng hiếm hoi đã bảo tồn được diện mạo ngày xưa.
Quảng trường được chế ngự bởi công trình kỷ niệm dành cho Pedro IV, vị vua hợp hiến đầu tiên của đất nước Bồ Đào Nha. Công trình được thực hiện năm 1870. Dinh thự quan trọng nhất của quảng trường Rossio có lẽ là Théatre National Dona Maria II, style néoclassique. Teatro nacional được xây dựng vào năm 1846, trên mảnh đất của Tòa án dị giáo cổ, là công trình của kiến trúc sư người Ý Lodi. Nội thất của nhà hát đã phải được trùng tu lại bởi vì hầu như bị tiêu hủy bởi một đám cháy năm 1965. Bên cạnh nhà hát là Gare du Rossia. Đây là một bản mẫu rất đẹp của nghệ thuật néomanuélin, luôn luôn hiện diện trong nghệ thuật kiến trúc Lisbonne của cuối thế kỷ thứ XIX.
Nhà thờ Santo Domingo (Saint Domingue) là một công trình lịch sử to lớn khác của quảng trường. Đó là một nhà thờ chất chứa đầy dấu ấn lịch sử, đã chịu nhiều đợt trùng tu quan trọng. Hình dáng của nhà thờ hiện nay ít có liên quan với thời kỳ mà nhà thờ đã được xây dựng. Ở nội thất, rộng rãi, với các cột được làm bằng cẩm thạch hồng, Tòa Án dị giáo đã ký ở đây rất nhiều bản án. Nhà thờ cũng là chứng nhân, vào ngày 15/1/ 1506, của một cuộc cãi cọ dữ dội, kết thúc với hơn 2.000 người chết. Nguồn gốc của cuộc xung đột này là do những lời giải thích khác nhau về một sự việc kỳ cục. Chiếc thập tự giá của điện thờ đã sáng rực lên, có vẻ như với một sức mạnh khác thường. Người thì nói rằng đó là một phép nhiệm màu. Những người khác thì nói là do ánh phản chiếu của mặt trời.

Đại Linh
(27/3/2011)

Bài này đã được đăng trong Ảnh hải ngoại, Du lịch đó đây. Đánh dấu đường dẫn tĩnh.

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s