Dublin (tiếp theo)

GRAFTON STREET
Con đường bộ hành này rất nhộn nhịp, nối liền Trinity College với trung tâm thương mãi lộng lẫy St Stephen’s Green. Ở ngã tư với Nassau Street, ngay lối vào Grafton Street, dựng lên bức tượng của Jean Rynhrt, biểu hiện Molly Malone (1988), cô bán hàng rong trẻ và mũm mĩm, nhân vật nữ chính của một bài hát dân gian. Molly Malone, biểu tượng của thành phố, chủ yếu nhắc lại sự khốn cùng của dân chúng, buộc phải đi ăn xin vài đồng xu trong các con đường. Thân hình tròn trịa và ngực vai hở nở nang của bức tượng điêu khắc không tương ứng bao nhiêu với thực tế đáng buồn này. Dân Dublin đã đặt lại tên là “ the tart with the cart ” (la poule à la carriole)… Và nhiều người đã nhét tiền vào giữa đôi vú… Trong khi các những người làm trò tung hứng (jongleur) và các nhạc sĩ (musicien) giải trí các khách qua đường, thì vài người vào cửa hàng Brown Thomas, một trong những cửa hàng xa hoa nhất của thành phố. Cửa hàng Brown Thomas là một trong những lực hấp dẫn chính của con đường bộ hành này. Grafton Street là con đường được thường xuyên lui tới bởi Robert Emmet, lừng danh trong cuộc nổi dậy 1803 và Duc de Wellington.
Grafton Street, con đường thanh lịch nhất của Dublin đối với những ai muốn mua sắm hàng hóa, lúc nhúc người qua kẻ lại, những người mua hàng cũng như những người bán rong, những người bán hoa. Các pub victorien như Mc Daids, trong những con đường nhỏ kế cận, là một lời mời gọi hãy ngồi xuống đây để nhìn những người dạo bộ đi qua. Ở đây cũng có cửa hiệu Brown Thomas cũng như nhiều cửa hàng, đặc biệt là Marks & Spencers, Brewley’s Café, một nơi truyền thống ở Dublin với những ly cà phê thơm phức và những chiếc bánh mì nhỏ nhiều sữa nhiều đường.
Grafton Sreet không những chỉ là khu phố của những cửa tiệm đẹp, đó cũng là một trong lối đi dạo được ưa thích của dân Dublin vào cuối tuần. Người ta vào các cửa hàng và nhìn các nghệ nhân đường phố, hiện diện rất nhiều ngay khi trời không mưa. Các diễn viên kịch câm, những họa sĩ vẽ chân dung, các nhạc sĩ, những người làm trò nhào lộn vặn vẹo mua vui cho khách qua đường.
Sau đây là những cửa hàng và những pub nổi tiếng dọc theo Grafton Street và những con đường phụ cận :
– Brown Thomas
– Marks& Spencer’s
– Apollo Gallery
– The Duke
– Powerscourt Centre
– Bruxelles (7-8 Harry Street) : chính mặt trước đẹp kiểu kiến trúc gothique mới lôi kéo mắt nhìn vào cái pub được xây dựng vào năm 1886 này. Nội thất không làm thất vọng và vào giờ cao điểm đó là một nơi hợp thời trang để ngồi giữa một đám đông dân tứ xứ và rất dày đặc, tràn lấn ra lề đường. Vào những ngày đẹp trời, ngồi ở sân hiện thật dễ chịu, nhìn dòng người qua lại đổ dồn đến từ đường Grafton kế cận.

ST ANN’S CHURCH
Ngôi nhà thờ này được thành lập năm 1707. Mặt tiền néo-romane được thêm vào năm 1868. St Ann từ lâu đồng nghĩa với việc từ thiện. Vào năm 1723, Lord Newton để lại một tặng vật cho nhà thờ nhằm giúp cho các người nghèo. Cái giá ở đó những người nghèo đến lấy bánh mì vẫn luôn luôn ở cạnh bàn thờ. Trong số những giáo dân nổi tiếng có Wolfe Tone, Douglas Hyde và Bram Stoker (tác giả của Dracula).

ST STEPHEN’S GREENS
Nơi ưa thích của dân Dublin để đi dạo nghỉ ngơi, cách trung tâm thành phố không xa. Vào năm 1880, những mảnh đất thuộc thành phố Dublin đã được biến thành một công viên tuyệt đẹp 9 hectare, với một cái hồ và nhiều khu vườn. Nếu không có sự hỗ trợ tài chánh của Arthur Edward Guinness, việc quy hoạch này đã không có thể thực hiện được. St Stephen’s Greens, công viên nổi tiếng nhất trong số các công viên victorien của Ireland, nơi hẹn hò của các sinh viên của Trinity College. Trong lúc đi dạo trong công viên nổi tiếng yên tĩnh này, bạn sẽ gặp ở đó nhiều hình điêu khắc tưởng niệm những nhân vật lớn của Ái Nhĩ Lan, như tượng bản thân của James Joyces, một tấm bia để tưởng nhớ Yeats được thực hiện năm 1967 bởi Henry Moore, một đài tưởng niệm để vinh danh Wolfe Tone, và còn có một đài kỷ niệm trận đói lớn 1845-1845 (mémorial de la Grande Famine). Bạn chắc chắn thích thú tạm nghỉ bên cạnh hồ, được bọc quanh bởi nhiều cây tuyệt đẹp và những bồn hoa và trong đó luôn luôn có những con vịt đáng yêu vùng vẫy. Vào mùa hè những buổi hòa nhạc được tổ chức dưới kiosque.
Ở phía tây Stephen’s Greens vào năm 1806 trường đại học y khoa được xây dựng (Royal College of Surgeons). Tòa nhà này vào năm 1916 bị trưng dụng bởi quân nổi dậy (trong đó có Constance Markievicz. Những chiếc cột của tòa nhà vẫn còn mang những dấu đạn.
Ở phía nam công viên là đại học công giáo Ái Nhĩ lan (université catholique d’Irlande), Newman House.Trường mở năm 1854 và vị chủ tịch đầu tiên là nhà thần học người Anh John Henry Newman. Vài sinh viên như James Joyce, Patrick Pearse (lãnh đạo cuộc nổi dậy năm 1916) và Eamon De Valera (được bầu làm tổng thống của nước Cọng Hòa Ái Nhĩ Lan) đã đi vào hậu thế.

JAMES JOYCE (1882-1941) : Mặc dầu sinh ở Dublin nhưng ông đã trải qua phần lớn cuộc đời ông ngoài đất nước Ái Nhĩ Lan. Tuy vậy, Dublin duoc dùng làm bối cảnh cho phần lớn các tác phẩm của ông. Gens du Dublin, Portrait de l’artiste en jeune homme hay Ulysse. Theo ông, giả sử nếu như thành phố Dublin này có bị phá hủy, ta vẫn có thể xây dựng lại nó bằng cách đọc Ulysse. Nhưng cuốn sách này được đánh giá là pornographique và đã bị cấm phát hành ở Ái Nhĩ Lan cho đến những năm 1960.

Đại Linh
(3/3/2011)

Bài này đã được đăng trong Ảnh hải ngoại, Du lịch đó đây, Tập ảnh kỷ niệm. Đánh dấu đường dẫn tĩnh.

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s